Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi.

Đối tượng: Có tất cả 113 bệnh nhân STC được lọc máu tại Bệnh viện Thống Nhất và Khoa Nội Thận -

Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2006 đến tháng 10/ 2011.

Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, quan sát, mô tả có đối chứng.

Xử lý số liệu thống kê: Dựa theo các thuật toán thống kê y học thông thường với phần mềm SPSS 13.0.

Kết quả: Tỷ lệ giảm ure trong lọc máu ngắt quãng ở NLT so với người trẻ là: 42,07% (khoảng tứ vị 31,92-

56,33) so với 35,71% (khoảng tứ vị 17,56- 49,91); p > 0,05 và tỷ lệ giảm ure sau siêu lọc 8 giờ ở NLT so với

người trẻ là 32,18% (khoảng tứ vị 19,28- 42,59) so với 26,75% (khoảng tứ vị 13,57- 50,31); p > 0,05. Đối với lọc

máu ngắt quãng: Na  và K  sau lọc (mmol/L) ở NLT so với người trẻ lần lượt là: 139 ± 4,76 so với 137,64 ±

6,00 (p > 0,05) và 3,77 ± 0,57 so với 3,78 ± 0,69; (p > 0,05). Sau 8 giờ siêu lọc: Na  và K  (mmol/L) ở NLT so với

người trẻ lần lượt là: 139,03 ± 4,25 so với 141,08 ± 7,33 (p > 0,05) và 3,87 ± 0,69 so với 3,90 ± 0,53 ( p > 0,05).

Tỷ lệ tử vong ở NLT so với người trẻ: 51,90% so với 32,35% (p < 0,05)

Kết luận: Nghiên cứu 79 bệnh nhân STC lớn tuổi và 34 bệnh nhân trẻ tuổi STC làm chứng được lọc máu

ngắt quãng và siêu lọc tại Bệnh Viện Thống Nhất và Chợ Rẫy. Chúng tôi rút ra được các kết luận sau. Tỷ lệ

giảm ure máu sau lọc ở NLT hoàn toàn tương đương với người trẻ. Đối với lọc máu ngắt quãng, tỷ lệ giảm ure ở

NLT so với người trẻ là 42,07% (31,92-56,33) so với 35,71% (17,56-49,91); p > 0,05. Đối với siêu lọc liên tục, tỷ

lệ giảm ure ở NLT so với người trẻ là: 32,18% (19,28- 42,59) so với 26,75% (13,57- 50,31); p > 0,05. Thay đổi về

điện giải và toan kiềm sau lọc máu cũng không khác nhau ở 2 nhóm tuổi (p > 0,05). Tỷ lệ tử vong chung ở bệnh

nhân lớn tuổi STC lọc máu cao hơn so với người trẻ: 51,90% so với 32,35% (p < 0,05).

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11120
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi

Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 43 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC KỸ THUẬT LỌC MÁU 
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP Ở NGƯỜI LỚN TUỔI 
Nguyễn Bách*, Nguyễn Đức Công*, Vũ Đình Hùng**, Châu Thị Kim Liên*,*** 
 TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở người lớn tuổi. 
Đối tượng: Có tất cả 113 bệnh nhân STC được lọc máu tại Bệnh viện Thống Nhất và Khoa Nội Thận - 
Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2006 đến tháng 10/ 2011. 
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, quan sát, mô tả có đối chứng. 
Xử lý số liệu thống kê: Dựa theo các thuật toán thống kê y học thông thường với phần mềm SPSS 13.0. 
Kết quả: Tỷ lệ giảm ure trong lọc máu ngắt quãng ở NLT so với người trẻ là: 42,07% (khoảng tứ vị 31,92-
56,33) so với 35,71% (khoảng tứ vị 17,56- 49,91); p > 0,05 và tỷ lệ giảm ure sau siêu lọc 8 giờ ở NLT so với 
người trẻ là 32,18% (khoảng tứ vị 19,28- 42,59) so với 26,75% (khoảng tứ vị 13,57- 50,31); p > 0,05. Đối với lọc 
máu ngắt quãng: Na và K sau lọc (mmol/L) ở NLT so với người trẻ lần lượt là: 139 ± 4,76 so với 137,64 ± 
6,00 (p > 0,05) và 3,77 ± 0,57 so với 3,78 ± 0,69; (p > 0,05). Sau 8 giờ siêu lọc: Na và K (mmol/L) ở NLT so với 
người trẻ lần lượt là: 139,03 ± 4,25 so với 141,08 ± 7,33 (p > 0,05) và 3,87 ± 0,69 so với 3,90 ± 0,53 ( p > 0,05). 
Tỷ lệ tử vong ở NLT so với người trẻ: 51,90% so với 32,35% (p < 0,05) 
Kết luận: Nghiên cứu 79 bệnh nhân STC lớn tuổi và 34 bệnh nhân trẻ tuổi STC làm chứng được lọc máu 
ngắt quãng và siêu lọc tại Bệnh Viện Thống Nhất và Chợ Rẫy. Chúng tôi rút ra được các kết luận sau. Tỷ lệ 
giảm ure máu sau lọc ở NLT hoàn toàn tương đương với người trẻ. Đối với lọc máu ngắt quãng, tỷ lệ giảm ure ở 
NLT so với người trẻ là 42,07% (31,92-56,33) so với 35,71% (17,56-49,91); p > 0,05. Đối với siêu lọc liên tục, tỷ 
lệ giảm ure ở NLT so với người trẻ là: 32,18% (19,28- 42,59) so với 26,75% (13,57- 50,31); p > 0,05. Thay đổi về 
điện giải và toan kiềm sau lọc máu cũng không khác nhau ở 2 nhóm tuổi (p > 0,05). Tỷ lệ tử vong chung ở bệnh 
nhân lớn tuổi STC lọc máu cao hơn so với người trẻ: 51,90% so với 32,35% (p < 0,05). 
Từ khoá: suy thận cấp (STC), người lớn tuổi (NLT), lọc máu ngắt quãng, siêu lọc liên tục. 
ABSTRACT 
EFFECTIVESS OF DIALYSIS IN TREATMENT OF ACUTE RENAL FAILURE IN THE ELDERLY 
Nguyen Bach, Nguyen Duc Cong, Vu Dinh Hung, Chau Thi Kim Lien 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 42 - 46 
Objective: Evaluating the effectiveness of hemodialysis and hemofiltration techniques in treatment of acute 
renal failure in the elderly. 
Patients and methods: Patients: 113 ARF patients treated by hemodialysis and hemofiltration in Thong 
Nhat and Cho Ray hospital from Oct, 2006 to Oct, 2011 were enrolled the study. 
Method: prospective and controlled. 
Stastictical analysis was performed by using SPSS version 13.0 with standard analysis. 
Results: Ure reduction rate in intermittent hemodialyis (first section) and continuous hemofiltration (after 8 
* Bệnh Viện Thống Nhất Tp HCM ** Học Viện Quân Y *** Khoa Nội thận- Bệnh Viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: bachnguyen32@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 44 
hours hemofiltration) in the elderly group versus the controll group was 42.07% vs 35.71%; p > 0.05 and 32.18% 
vs 26.75% ; p > 0.05 respectively. In the intermittent hemodialysis: Na và K post dialysis (mmol/L) in the 
elderly group versus the controll group were: 139 ± 4.76 so với 137.64 ± 6.00 (p > 0.05) and 3.77 ± 0.57 so với 
3.78 ± 0.69; p > 0.05 respectively. After 8 hours of hemofilttration: Na và K (mmol/L) in the elderly group 
versus the young group were 139.03 ± 4.25 vs 141.08 ± 7.33 (p > 0.05) and 3.87 ± 0.69 vs 3.90 ± 0.53 ( p > 0.05) 
respectively. Mortality rate in the elderly versus the young group was 51.90% vs 32.35% (p < 0.05) 
Conclusions: Effectiveness of hemodialysis and continuous hemofiltration section in reducing urea in the 
elderly was comparable with the young. Electrolyte changes was not different between two groups. Mortality rate 
in the ARF elderly treated dialysis was higher than the young group: 51.90% vs 32.35% (p < 0.05), espectially in 
the patients treated by continuous hemofiltration. 
Key words: Acute renal failure, elderly, intermittent hemodialysis, continuous hemofiltration 
MỞ ĐẦU 
Hiện tại chưa có hướng dẫn (guidline) nào 
về các kỹ thuật lọc máu dành riêng cho bệnh 
nhân suy thận cấp (STC) lớn tuổi nên điều trị 
vẫn đang áp dụng phác đồ chung của STC. 
Đặc điểm của STC ở người lớn tuổi (NLT) 
là rối loạn chức năng thận xảy ra trong bệnh 
cảnh toàn thân nặng và thận được xem như là 
“nạn nhân” do đó điều trị thường khó khăn 
hơn so v ... ong ở mức 
cao(8). Lọc máu liên tục áp dụng cho bệnh nhân 
lớn tuổi có gì khác biệt về kỹ thuật, biến chứng 
và hiệu quả so với người trẻ không?. Cũng chưa 
có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một số 
nghiên cứu mô tả cho thấy ở NLT lọc máu dễ bị 
hạ huyết áp, loạn nhịp, dễ có biến chứng chảy 
máu, nguy cơ xảy ra hội chứng mất cân bằng, tỷ 
lệ tử vong cao và chi phí cao hơn so với người 
trẻ tuổi(5,3). 
Áp dụng chỉ định và kỷ thuật lọc máu 
chung cho cả 2 nhóm tuổi. Nghiên này được 
thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các kỷ 
thuật lọc máu trong điều trị suy thận cấp ở 
người lớn tuổi. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Có tất cả 113 bệnh nhân STC được lọc máu 
tại Bệnh Viện Thống Nhất và Khoa Nội Thận - 
Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2006 đến tháng 
10/ 2011. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
+ Độ tuổi: 2 nhóm. Nhóm 1 (NLT) ≥ 60 tuổi, 
có 79 bệnh nhân. Nhóm 2 (người trẻ): 18-59 tuổi, 
nhóm chứng, có 34 bệnh nhân. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 45 
+ Chẩn đoán STC: creatinin huyết thanh 
tăng ≥ 176,8 µmol/L (2mg/dl) và xác định được ít 
nhất 1 nguyên nhân gây ra STC(2,9) 
+ Đầy đủ các thông tin, xét nghiệm như 
bệnh án nghiên cứu đề ra. 
+ BN và gia đình đồng ý lọc máu, không bỏ 
dỡ và không chuyển đổi phương pháp lọc máu 
vì lý do kinh tế. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Khi có 1 trong các yếu tố: không xác định 
được nguyên nhân STC, tiền sử suy thận mạn 
(creatinin huyết thanh 3 tháng trước > 176,8 
µmol/L), khi nhập viện đã có các biểu hiện của 
suy thận mạn rõ ràng như thiếu máu mạn nặng, 
siêu âm 2 thận teo hoặc tăng cản âm vùng vỏ 
thận trên siêu âm, tử vong trong vòng 24 giờ sau 
khi nhập viện. 
Phương pháp nghiên cứu 
Tiến cứu, quan sát, mô tả có đối chứng. 
Các tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị sử 
dụng trong nghiên cứu 
- Chỉ định lọc máu cấp cứu 
STC có một trong các biến chứng sau: hội 
chứng nhiễm độc ure huyết; viêm màng ngoài 
tim do STC; qúa tải thể tích tuần hoàn đáp ứng 
kém với thuốc lợi tiểu đặc biệt có biểu hiện phù 
phổi; tăng K máu nặng (K huyết thanh > 6,5 
mEq/l hoặc 5,5-6,5mEq/L và có biểu hiện tăng 
K máu trên ECG); toan chuyển hóa nặng ( pH < 
7,2) không đáp ứng điều trị nội khoa(7). Tuỳ theo 
tình trạng lâm sàng và xét nghiệm của từng 
bệnh nhân sẽ được chỉ định lọc máu hằng ngày, 
cách ngày hoặc chuyển sang lọc máu. 
- Chỉ định siêu lọc liên tục 
STC có HA thấp (HA< 90/60 mmHg có/ 
không sử dụng thuốc vận mạch); STC ở BN có 
suy tim nặng và STC trong bệnh cảnh suy đa cơ 
quan(10). Tuỳ tình trạng của từng BN sẽ quyết 
định thời gian lọc máu, thời điểm chuyển sang 
lọc máu ngắt quãng. 
- Đánh giá hiệu quả lọc máu 
Chỉ số giảm ure trước – sau lọc (lọc máu 
ngắt quãng) và thời điểm bắt đầu lọc máu (T0) 
và sau 8 giờ (T8) đối với siêu lọc liên tục; điều 
chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm sau lọc máu 
và tỷ lệ tử vong do tất cả nguyên nhân. 
- BN sống hay tử vong 
Tử vong được ghi nhận khi BN được xác 
định tử vong tại bệnh viện hoặc bệnh quá nặng 
người nhà xin về và tử vong tại nhà ngay sau 
đó. 
Xử lý số liệu thống kê 
Dựa theo các thuật toán thống kê y học 
thông thường và dùng máy vi tính với phần 
mềm SPSS 13.0. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân suy thận 
cấp lọc máu 
Đặc điểm lâm 
sàng chính 
Nhóm NLT 
n = 79 
Nhóm 
chứng 
n = 34 
2 p 
Tuổi trung bình 76,6 ± 7,65 37,1±12,9 < 0,01 
Nhóm nguyên nhân STC 
Trước thận, n (%) 62 (78,48) 20 (58,82) 
Tại thận, n (%) 12 (15,79) 11 (32,35) 
Sau thận, n (%) 5 (6,33) 3 (8,83) 
4,195 0,09 
STC thể thiểu-vô 
niệu (%) 
48,05 70,59 4,839 0,02 
Suy hệ tạng khác kèm theo 
Hạ huyết áp, n (%) 32 (40,51) 12 (35,29) 0,272 0,380 
Suy hô hấp, n (%) 39 (49,37) 10 (29,41) 3,854 0,038 
RLCN gan, n (%) 30 (37,97) 22 (64,71) 6,837 0,008 
Bảng 2: Các chỉ định lọc máu cấp cứu. 
Chỉ định Nhóm 
NLT 
Nhóm chứng 
Lọc máu cấp cứu 
Số BN 79 34 
Tăng K máu, n (%) 3 (3,79) 3 (8,82) 
Quá tải dịch, n (%) 18 (22,78) 12 (35,29) 
Hội chứng tăng ure huyết, n (%) 17 (21,52) 3 (8,82) 
Toan chuyển hoá mất bù, n (%) 4 (5,06) 2 (5,88) 
Kết hợp ≥ 2 chỉ định trên, n (%) 37 (46,84) 14 (41,18) 
Siêu lọc liên tục 
Số BN 31 13 
STC có huyết áp thấp, n (%) 23 (74,19) 11 (84,62) 
STC có tổn thương cơ quan 
khác, n (%) 
8 (25,81) 2 (15,38) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 46 
Bảng 3: Các kỹ thuật lọc máu được áp dụng điều trị 
suy thận cấp và khảo sát tỷ lệ tử vong theo từng kỹ 
thuật. 
Kỹ thuật lọc máu Nhóm 
NLT 
Nhóm 
chứng 
2 p 
Kỹ thuật lọc máu n = 79 n = 34 
Ngắt quãng, n (%) 48 (60,76) 21 (62,86) 
Siêu lọc liên tục, n (%) 31 (39,24) 13 (37,14) 
0,01 0,546 
Tỷ lệ tử vong chung 
Số BN lọc máu 79 34 
Số BN tử vong 41 11 
Tỷ lệ tử vong 51,90 32,35 3,656 0,043 
Tỷ lệ tử vong theo từng kỹ thuật 
Kỹ thuật ngắt quãng 
Số BN lọc máu ngắt 
quãng 
48 21 
Tử vong, n (%) 17 (35,42) 3 (14,29) 3,169 0,064 
Kỹ thuật siêu lọc liên tục 
Số BN siêu lọc liên tục 31 13 
Tử vong, n (%) 24 (77,42) 8 (61,54) 1,165 0,236 
Bảng 4: Nồng độ ure, creatinin trước-sau lọc máu 
ngắt quãng (lần đầu tiên) 
Chỉ số Nhóm NCT 
n = 48 
Nhóm chứng 
n = 21 
p 
Ure trước lọc (mmol/L) 
Trung vị 28,3 22,75 
Khoảng tứ vị (25%-
75%) 
21,7 – 38,3 14,87 – 30,53 
0,004 
Ure sau lọc (mmol/L) 
Trung vị 15,9 11,4 
Khoảng tứ vị (25%-
75%) 
11,6 – 20,75 8,89 – 18,8 
0,068 
Tỷ lệ giảm ure (%) 
Trung vị 42,07 35,71 
Khoảng tứ vị (25%-
75%) 
31,92 - 
56,33 
17,56 – 49,91 
0,053 
Creatinin trước lọc (µ 
mol/L) 
Trung vị 386 446,92 
Khoảng tứ vị 
0,414 
(25%-75%) 282 – 595 262,5 – 805,30 
Creatinin sau lọc (µ 
mol/L) 
Trung vị 225 267,50 
Khoảng tứ vị 
(25%-75%) 
170 – 331 163,25- 374,50 
0,382 
Bảng 5: Hiệu quả giảm ure, creatinin sau 8 giờ siêu 
lọc đầu tiên 
Chỉ số Nhóm NCT 
n = 31 
Nhóm chứng 
n = 13 
p 
Ure trước siêu lọc 0,002 
Chỉ số Nhóm NCT 
n = 31 
Nhóm chứng 
n = 13 
p 
(mmol/L) 
Trung vị 22,95 13,2 
Khoảng tứ vị(25%-
75%) 
15,1 – 32,95 11,8 – 20,15 
Ure sau 8 giờ siêu 
lọc (mmol/L) 
Trung vị 13,85 10,25 
Khoảng tứ vị (25%-
75%) 
9,65 – 20,45 7,93 – 11,90 
0,028 
Tỷ lệ giảm ure (%) 
Trung vị 
Khoảng tứ vị 
(25%-75%) 
32,18 
19,28- 42,59 
26,75 
13,57 – 50,31 
0,316 
Creatinin trước siêu 
lọc (µ mol/L) 
Trung vị 312 286 
Khoảng tứ vị 
 (25%-75%) 
230,2 - 417,2 221,50 – 438,5 
0,425 
Creatinin sau 8 giờ 
siêu lọc (µ mol/L) 
Trung vị 181 227,50 
Khoảng tứ vị (25%-
75%) 
154,7- 285,5 129,7 - 332,7 
0,9 
Bảng 6: Điện giải và toan kiềm trước - sau lọc máu 
ngắt quãng 
Chỉ số 
(Trị trung bình ± SD) 
Nhóm NCT 
n = 48 
Nhóm chứng 
n = 21 p 
Na trước lọc (mmol/L) 132,8 ± 7,2 131,9 ± 5,8 0,574 
Na sau lọc (mmol/L) 139 ± 4,76 137,6 ± 6,0 0,494 
K trước lọc (mmol/L) 4,69 ± 0,94 4,39 ± 1,11 0,32 
K sau lọc (mmol/L) 3,77 ± 0,57 3,78 ± 0,69 0,96 
Bảng 7: Thay đổi về điện giải (Na , K ) sau 8 giờ 
siêu lọc đầu tiên 
Chỉ số 
(Trị trung bình ± SD) 
Nhóm NCT 
 n = 31 
Nhóm 
chứng 
 n = 13 
p 
Na trước lọc (mmol/L) 139,2 ± 7,2 140,1 ± 4,9 0,639 
Na sau lọc (mmol/L) 139,0 ±4,3 141,1 ± 7,3 0,378 
K trước lọc (mmol/L) 4,66 ± 0,98 4,46 ± 0,74 0,47 
K sau lọc (mmol/L) 3,87 ± 0,69 3,90 ± 0,53 0,87 
BÀN LUẬN 
Bảng 1 mô tả các đặc điểm của bệnh nhân 
STC lọc máu. Không có sự khác biệt về tỷ lệ các 
nhóm nguyên nhân STC và tỷ lệ STC kèm hạ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 47 
HA ở 2 nhóm tuổi. Nhưng ở NLT, tỷ lệ STC 
được lọc máu có kèm theo suy hô hấp cao hơn 
so với nhóm trẻ tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh 
nhân trẻ tuổi STC thể vô niệu – thiểu niệu và có 
rối loạn chức năng gan cao hơn so với bệnh 
nhân lớn tuổi (p < 0,05). Bảng 2 trình bày các chỉ 
định lọc máu, siêu lọc được áp dụng tương tự 
nhau cho 2 nhóm BN. 
Đánh giá hiệu quả lọc máu 
Xét về hiệu suất thanh thải các chất có trọng 
lượng phân tử thấp như ure, creatinin: đối với 
lọc máu ngắt quãng, kết quả ở bảng 4 cho thấy 
nồng độ creatinin huyết thanh trước lọc tương 
đương nhau và nồng độ ure, creatinin huyết 
thanh sau lọc không khác nhau ở 2 nhóm tuổi. 
Tỷ lệ giảm ure ở nhóm BN lớn tuổi có xu hướng 
cao hơn so với nhóm chứng. Nguyên nhân là do 
nồng độ ure trước lọc ở nhóm STC lớn tuổi cao 
hơn so với nhóm trẻ tuổi nên chênh lệch 
gradient nồng độ ure lớn hơn vì vậy hiệu suất 
lọc cao hơn cho dù tất cả các thông số lọc máu 
khác (tốc độ bơm máu, thời gian lọc, màng 
lọc) tương đương nhau. Đối với siêu lọc liên 
tục tỷ lệ giảm ure ở NLT cũng tương đương với 
nhóm chứng (bảng 5). 
Lọc máu giúp điều chỉnh tốt các ion Na , 
K . Kết quả bảng 6,7 cho thấy nồng độ các ion 
Na , K trước và sau lọc ở cả 2 nhóm tuổi 
không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nồng độ 
ion Na , K sau lọc được đưa về giới hạn bình 
thường sau lọc ở cả 2 nhóm tuổi đối với cả 2 kỹ 
thuật lọc. 
Tỷ lệ tử vong chung 
Ở BN lọc máu ở NLT cao hơn người tuổi 
cao hơn so nhóm trẻ tuổi: 51,90% so với 
32,35%; p < 0,05, (bảng 3). Tỷ lệ này thấp hơn 
tác giả Kohli ở Ấn Độ (72,5%) ở BN > 60 tuổi 
tại ICU(9) và tương đương với Dominik (47%) 
với tuổi trung bình là 62,15 ± 15(6) và Haque 
Ammar. Khi phân tích riêng từng kỹ thuật lọc 
máu, kết quả bảng 3 cũng còn cho thấy tỷ lệ 
tử vong đặc biệt cao đối với kỹ thuật siêu lọc. 
Tử vong trong STC bên cạnh do tổn thương 
thận nặng còn do nhiều yếu tố khác như rối 
loạn chức năng các hệ cơ quan khác kèm theo. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu 79 bệnh nhân STC lớn tuổi và 34 
bệnh nhân trẻ tuổi STC làm chứng được lọc máu 
ngắt quãng và siêu lọc tại Bệnh Viện Thống 
Nhất và Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh. 
Chúng tôi rút ra được các kết luận sau 
Tỷ lệ giảm ure máu sau lọc ở NLT hoàn toàn 
tương đương với người trẻ. Đối với lọc máu 
ngắt quãng, tỷ lệ giảm ure ở NLT so với người 
trẻ là 42,07% (31,92-56,33) so với 35,71% (17,56-
49,91); p > 0,05. Đối với siêu lọc liên tục, tỷ lệ 
giảm ure ở NLT so với người trẻ là: 32,18% 
(19,28- 42,59) so với 26,75% (13,57- 50,31); p > 
0,05. Thay đổi về điện giải và toan kiềm sau lọc 
máu cũng không khác nhau ở 2 nhóm tuổi (p > 
0,05). 
Tỷ lệ tử vong chung ở bệnh nhân lớn tuổi 
STC lọc máu cao hơn so với người trẻ: 51,90% so 
với 32,35% (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ammar H et al (2010). Survival of elderly patients with acute 
kidney injury requiring continuous renal replacement therapy. 
Int. J. Gerontology 1, 46-51. 
2. Baraldi A (1998). Acute renal failure of medical type in an elderly 
population. Nephrol Dial Transplant 13 (Suppl 7): 25-29. 
3. Bonello M, Petras D; Ricci Z, Zamperetti N and Ronco C (2009). 
Acute renal failure in the elderly critically ill patient. Critical Care 
Nephrology 1675-1680 (PUBMed serach). 
4. Bouphy PD, Somers MJG, Baum MA (2005). Multicenter 
evaluation of anticoagulation in patient receving continuous 
renal replacement therapy. NDT 20, 1416-1421. 
5. Chronopoulis A, Cruz DN, Ronco C (2010). Hospital- acquired 
acute renal injury in the elderly. Nat Rev Nephrol 6, 141-49. 
6. Dominik EU, Jacob SH, Ferari P et al. (2009). Comparition of 
continuous and intermittent renal replacement theraphy for 
acute renal failure. NDT 20: 1630-1637. 
7. Hà Hoàng Kiệm (2009). “Hội chứng suy thận cấp”. Điều trị nội 
khoa. Trang 13-22. Học viện quân y. NXB Quân đội nhân dân. 
8. Hsieh CW and Chen H (2007). Continuous renal replacement 
therapy for acute renal failure in the elderly. Int. J. Gerontology 
1, 46-51. 
9. Kohli HS (2000). Treatment – related acute renal failure in the 
elderly: a hospital –based prospective study. Nephrol Dial 
Transplant 15, 212-217. 
10. Levy J (2009). Management of acute kidney injury. Oxford 
Handbook of Dialysis 3rd Edition. 
11. Ponikvar R, Buturorie J (1995). Hemodialysis in patients with 
high risk of hemorrhage: prostacyclin vs Citrate vs heparin-free. 
Journal Americal Society of Nephrology 6, 4. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 48 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC 
ĐIỀU TRỊ BỆNH U TRUNG THẤT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 
Trần Văn Sơn* 
TÓM TẮT 
Bệnh u trung thất khá thường gặp, là bệnh lý rât đa dạng. Ngày nay nhờ phát triển kỹ thuật nội soi, một số 
bệnh lý trung thất có thể can thiệp phẫu thuật qua nội soi lồng ngực. 
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét bước đầu về vai trò của nội soi lồng ngực trong điều trị bệnh lý u trung 
thất tại Bệnh viện Thống Nhất. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 4 bệnh nhân u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật 
nội soi lồng ngực từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011. Phân tích các thông số trước mổ, trong và sau 
mổ, kết quả GPB. 
Kết quả nghiên cứu: 4 bệnh nhân được phẫu thuật lấy u trung thất qua ngã nội soi lồng ngực với 1 nam, 3 
nữ, tuổi trung bình 61, triệu chứng lâm sàng khi vào viện là đau ngực, khối u có kích thước trung bình 3 cm, số 
ngày nằm viện trung bình 8 ngày, không có biến chứng sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh lý 4 lành tính. 
Kết luận: Điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, hiệu quả. 
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, u trung thất. 
ABSTRACT 
SOME REMARKS ON THE FIRST IN SURGIAL TREATMENT OF MEDIASTINAL TUMORS BY 
THORACOSCOPY AT THONG NHAT HOPITAL 
Tran Van Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 47 - 50 
Background: Mediastinal tumors are common disease. Most of mediastinal tumors are benign. The aim of 
study was to assess the feasibility, the safety and the effectveness of VATS for removing the mediastinal tumors at 
Thong Nhat hospital. 
Method: A Prespective study on 4 patients (1 man and 3 women) with mediastinal tumors. Patients were 
on lateral position. The camera port was intrduced in middle axilary line. 
Results: There were 4 mediastinal tumors were removed by VATS at Thong Nhat hospital in 2011. the 
mean patient age is 61. The mean operation duration was 90 minutes. There were 3 anterior tumors and 1 
posterior tumor. 3 tumors were thymomas and the othe was teratoma. There was no mortality. 
Conclusion: Removing tumors by VATS are safesty way to treat mediastinal tumors. 
Keyword: mediastinal tumors, thoracoscopy 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U trung thất là một bệnh lý khá thường gặp 
và rất đa dạng. Theo Bradley qua nghiên cứu 
2.399 trường hợp u trung thất cho thấy u có 
nguồn gốc thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 20,7%, 
tiếp đến là u tuyến ức với tỷ lệ 19,1%, các nang 
trung thất chiếm tỷ lệ 13,8%, lymphoma, u tế 
bào mầm, u nội tiết lần lượt chiếm tỷ lệ 12,5%, 
10%, và 6,4% (2). 
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy u trung thất chiếm tỷ 
* Bệnh viện Thống Nhất.TP Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Văn Sơn ĐT: 0913844889 Email: bsson@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_cac_ky_thuat_loc_mau_trong_dieu_tri_su.pdf