Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang

Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang theo định hướng chiến lược thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu để ước lượng hiệu quả canh tác thay đổi theo quy mô và hiệu quả canh tác không thay đổi theo quy mô. Đối với hiệu quả canh tác thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật trung bình bằng 87,05%, hiệu quả phân bổ trung

bình bằng 78,37%, hiệu quả chi phí trung bình bằng 67,99%. Đối với hiệu quả canh tác không thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật trung bình bằng 80,91%, hiệu quả phân bổ trung bình bằng 63,80%, hiệu quả chi phí trung bình bằng 58,32%. Mô hình Tobit có biến phụ thuộc là hiệu quả thay đổi theo quy mô canh tác với biến độc lập đề xuất được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác. Kết quả,

nghiên cứu xác định có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác gồm trình độ, thâm niên, hợp đồng, lượng giống.

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 7

Trang 7

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 8

Trang 8

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 10/01/2024 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang

Đánh giá hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018
1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH TÁC LÚA PHẨM CẤP CAO
TẠI AN GIANG
Trương Văn Tấn1
EVALUTING FARMING EFFICIENCY TO HIGH QUALITY RICE
IN AN GIANG
Truong Van Tan1
Tóm tắt – Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá
hiệu quả canh tác lúa phẩm cấp cao tại An Giang
theo định hướng chiến lược thị trường xuất khẩu
gạo Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
màng bao dữ liệu để ước lượng hiệu quả canh
tác thay đổi theo quy mô và hiệu quả canh tác
không thay đổi theo quy mô. Đối với hiệu quả
canh tác thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật
trung bình bằng 87,05%, hiệu quả phân bổ trung
bình bằng 78,37%, hiệu quả chi phí trung bình
bằng 67,99%. Đối với hiệu quả canh tác không
thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật trung
bình bằng 80,91%, hiệu quả phân bổ trung bình
bằng 63,80%, hiệu quả chi phí trung bình bằng
58,32%. Mô hình Tobit có biến phụ thuộc là hiệu
quả thay đổi theo quy mô canh tác với biến độc
lập đề xuất được sử dụng để xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác. Kết quả,
nghiên cứu xác định có bốn yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả canh tác gồm trình độ, thâm niên,
hợp đồng, lượng giống.
Từ khóa: hiệu quả canh tác, màng bao dữ
liệu, mô hình Tobit, lúa phẩm cấp cao.
Abstract – The research is conducted in order
to evaluate the efficiency in farming of high qual-
ity rice in An Giang province, associated with the
strategic orientation of rice export market in Viet
1Cục Thống kê tỉnh An Giang
Ngày nhận bài: 04/4/2018; Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 19/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 28/8/2018
Email: truongvantantk@gmail.com
1Statistical Office Of An Giang Province
Received date: 04th April 2018; Revised date: 19th July
2018; Accepted date: 28th August 2018
Nam. Data envelopment analysis (DEA) was used
to estimate efficient farming with size variable
return to scale and efficiency farming without
size in variable returns to scale. On variable
return to scale, the average of technical efficiency
was 87,05%, the average of allocating efficiency
was 78,37%, the average of cost efficiency was
67,99%. On invariable returns to scale, the aver-
age of technical efficiency was 80,91%, the aver-
age of allocating efficiency was 63,80%, the av-
erage of cost efficiency was 58,32%. Tobit model
appeared dependent variable to efficient farming
returns to scale and independent variable offered
to define factors that affected farming efficiency.
As a result, the research identified 04 influential
factors to farming efficiency including profession,
experiences, farming agreement, and quantity of
seed.
Keywords: farming efficiency, data envelop-
ment analysis, Tobit model, high quality rice.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo
Việt Nam [1] đặt mục tiêu phải ổn định lượng gạo
xuất khẩu vào khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm giai
đoạn 2017 - 2020, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
từ gạo phẩm cấp thấp sang gạo phẩm cấp cao (gạo
thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica, gạo nếp) khoảng
75% lượng gạo xuất khẩu, điều chỉnh thị trường
xuất khẩu cho phù hợp với mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu và xu hướng tiêu thụ gạo của thế giới
(60% thị trường châu Á, 22% thị trường châu
Phi, 8% thị trường châu Mĩ).
Phát huy lợi thế sản xuất, năm 2017 Việt Nam
tiếp tục nằm trong danh sách các nước có sản
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thống
kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam [2], lượng
gạo xuất năm 2017 đạt gần 5,78 triệu tấn, tăng
18,05% (tương đương 882 ngàn tấn) so với năm
2016. Đứng đầu là thị trường châu Á (chiếm
68,41%), tiếp đến thị trường châu Phi (chiếm
14,93%), thị trường châu Mĩ (chiếm 6,54%). Về
cơ cấu, chất lượng gạo xuất khẩu cũng có nhiều
chuyển biến tích cực theo chiến lược phát triển thị
trường xuất khẩu gạo Việt Nam. Trong đó, gạo
phẩm cấp cao chiếm 81,51% (29,22% gạo thơm,
24,33% gạo cao cấp, 23,53% gạo nếp, 4,43% gạo
Japonica), tăng 29,59% so với năm 2016.
Theo định hướng chiến lược phát triển thị
trường xuất khẩu gạo Việt Nam, tỉnh An Giang
tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá
trị chất lượng hạt gạo, tăng thu nhập cho nông
dân [3]. An Giang đặt mục tiêu tăng diện tích
canh tác lúa phẩm cấp cao (lúa thơm, lúa chất
lượng cao, lúa Japonica) và giảm dần diện tích
canh tác lúa phẩm cấp thấp. Theo số liệu của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An
Giang [3], diện tích canh tác lúa phẩm cấp cao
toàn tỉnh là 184,17 ha. Trong tổng số diện tích,
lúa chất lượng cao là 168,25 ha (chiếm 91,36%),
lúa thơm đặc sản là 11,46 ha (chiếm 6,22%), lúa
Japonica là 4,46 ha (chiếm 2,42%).
Trước bối cảnh xu hướng tiêu thụ gạo thế giới
có nhiều chuyển dịch, việc canh tác lúa phẩm
cấp cao sẽ là hướng đi bền vững lâu dài. Do đó,
chúng ta cần phải nghiên cứu đánh giá hiệu quả
canh tác lúa phẩm cấp cao để có giải pháp hỗ
trợ góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập
cho người trồng lúa. Ngoài ... 300
Chi phí
thuê ngoài
147 21.703 25.993 0 176.470
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Bảng 5: Phân phối hiệu quả thay đổi theo quy
mô canh tác
Khoảng
hiệu quả
Hiệu quả
kĩ thuật
Hiệu quả
phân bố
Hiệu quả
chi phí
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
100 73 49,66 57 38,78 20 13,61
80 - <100 37 25,17 21 14,29 31 21,09
60 - <80 23 15,65 30 20,41 45 30,61
40 - <60 10 6,80 27 18,37 28 19,05
20 - <40 2 1,36 12 8,15 21 14,29
0 - <20 2 1,36 - - 2 1,35
Trung bình 87,05 78,37 67,99
Nhỏ nhất 51,50 27,10 27,10
<Mức
trung bình
100 68,03 86 58,50 80 54,42
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
thuật 0 - 20% có 2,72% hộ. Điều này chứng tỏ
một số ít hộ chưa có kĩ thuật canh tác, chưa đáp
ứng yêu cầu.
Tuy hiệu quả phân bổ thay đổi theo quy mô
canh tác trung bình bằng 78,37% (phân bổ chưa
hợp lí 21,63% nguồn lực đầu vào) nhưng hiệu
quả phân bổ dưới mức trung bình lại có 41,50%
hộ. Tuy canh tác lúa chi phí vật chất (giống, phân
bón, thuốc BVTV) chiếm cơ cấu lớn trong tổng
chi phí nhưng phân bổ chưa hợp lí (dư thừa, thiếu
hụt). Điều này vừa làm tăng chi phí sản xuất
vừa làm giảm sản lượng thu hoạch. Trong khoảng
hiệu quả phân bổ tối ưu có 38,78% hộ, cận tối ưu
còn 14,29%, tuy nhiên có đến 46,93% hộ có hiệu
quả phân bổ trong khoảng hiệu quả 20 - 80%.
Điều này chứng tỏ do hộ canh tác lúa phẩm cấp
cao chưa phân bổ hiệu quả nguồn lực nên chi phí
sản xuất còn cao. Mức chênh lệch hiệu quả phân
bổ giữa trung bình với nhỏ còn cao 51,27%. Điều
này cho thấy hiệu quả phân bổ còn chưa đồng đều
giữa các hộ canh tác.
Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ chưa
cao dẫn đến hiệu quả chi phí canh tác lúa còn
thấp. Hiệu quả chi phí thay đổi theo quy mô canh
tác trung bình bằng 67,9% (canh tác hiệu quả sẽ
giảm 32,01% chi phí) nhưng có hiệu quả chi phí
dưới mức trung bình lên đến 45,58% hộ. Tỉ lệ hộ
canh tác có hiệu quả chi phí tối ưu thấp (chiếm
13,61%), hiệu quả chi phí tập trung trong khoảng
hiệu quả từ 40 - 100% (chiếm 70,75%), đặc biệt,
khoảng hiệu quả 0 - 40% có đến 15,64% hộ. Do
hiệu quả chi phí thấp nên giá thành sản xuất còn
cao, điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh
trên thị trường xuất khẩu.
Bảng 6: Phân phối hiệu quả không thay đổi theo
quy mô canh tác
Khoảng
hiệu quả
Hiệu quả
kĩ thuật
Hiệu quả
phân bố
Hiệu quả
chi phí
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
100 69 46,94 18 12,24 18 12,24
80 - <100 37 25,17 23 15,65 21 14,29
60 - <80 27 18,36 36 24,49 24 16,32
40 - <60 14 9,53 43 29,25 35 23,81
20 - <40 - - 23 15,65 44 29,93
0 - <20 - - 4 2,72 5 3,41
Trung bình 80,91 63,80 58,32
Nhỏ nhất 40,40 19,90 17,20
<Mức
trung bình
89 64,15 71 48,30 64 43,54
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hiệu quả kĩ thuật không thay đổi theo quy mô
canh tác trung bình bằng 80,91%, giảm 6,14%
nhưng có mức hiệu quả dưới trung bình tăng lên
35,85% hộ. Chênh lệch khoảng hiệu quả kĩ thuật
giữa trung bình và nhỏ nhất bằng 40,51%, tăng
lên 4,96% so với hiệu quả biến đổi theo quy mô.
Ngoài ra, khoảng hiệu quả kĩ thuật tối ưu cũng
chỉ có 47,17% hộ, khoảng hiệu quả 40 - 100%
chiếm 53,06% hộ canh tác. Điều này cho thấy,
6
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
canh tác quy mô chưa hợp lí sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả kĩ thuật canh tác của hộ.
Tương tự, hiệu quả phân bổ không thay đổi
theo quy mô trung bình bằng 63,80%, giảm
14,57% so với hiệu quả thay đổi theo quy mô
canh tác. Hiệu quả phân bổ dưới trung bình có
51,7% hộ, tăng thêm 10,2% hộ; hiệu quả phân
bổ tối ưu có 12,24% hộ, giảm 26,54% hộ so với
hiệu quả thay đổi theo quy mô canh tác. Khoảng
chênh lệch hiệu quả phân bổ giữa trung bình với
nhỏ nhất bằng 43,9%, tăng 7,37% so với hiệu
quả thay đổi theo quy mô.
Hiệu quả chi phí không thay đổi theo quy mô
trung bình bằng 58,32% (canh tác hiệu quả giảm
đến 41,68%), tăng 9,67% so hiệu quả chi phí
theo quy mô biến đổi. Hiệu quả chi phí dưới mức
trung bình có 56,46% hộ, tăng 10,88% hộ so với
hiệu quả thay đổi theo quy mô canh tác. Khoảng
hiệu quả kĩ thuật tối ưu có 12,24% (giảm 1,37%
hộ), cận tối ưu (khoảng 80 - 100%) có 14,29%
hộ (giảm 6,8% hộ) nhưng khoảng hiệu quả 20 -
80% có 70,06%, tăng 6,11% hộ so với hiệu quả
thay đổi theo quy mô canh tác.
Bảng 7: Hiệu quả canh tác theo quy mô
Loại
Scale
irs drs crs
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
Số
hộ
Tỉ lệ
Chung 56 38,09 37 25,17 54 36,74
Lúa chất
lượng cao
22 40,0 11 20,0 22 40,0
Lúa Japonica 28 35,44 23 29,11 28 35,45
Lúa thơm 6 46,15 3 23,08 4 30,77
Ghi chú: irs = Tăng dần theo quy mô;
drs = Giảm dần theo quy mô;
crs = Không đổi theo quy mô;
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Nếu chúng ta đánh giá hiệu quả canh tác theo
quy mô thì canh tác quy mô tối ưu có 36,74% hộ,
tăng quy mô để có hiệu quả canh tác có 38,09%
hộ, giảm quy mô để có hiệu quả 25,17% hộ. Đối
với lúa chất lượng cao, canh tác hiệu quả tối ưu
40% hộ, giảm quy mô cần canh tác để có hiệu
quả 20% hộ, tăng quy mô để có hiệu quả canh
tác có 40% hộ. Tương tự, lúa Japonica có hiệu
quả tối ưu chiếm 35,455 hộ, tăng quy mô để có
hiệu quả 35,44% hộ, giảm quy mô để có hiệu quả
29,11% hộ. Tuy nhiên, đối với lúa thơm, tăng quy
mô để có hiệu quả canh tác có 46,15% hộ, giảm
quy mô để hiệu quả canh tác có 23,08% hộ, canh
tác có quy mô tối ưu chỉ có 30,77% hộ.
Bảng 8. Mô hình Tobit yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả canh tác
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Kết quả ước lượng, mô hình Tobit có một kiểm
duyệt trái nhưng không quan sát bị kiểm duyệt
phải. Giá trị hàm hợp lí (log-likelihood) thể hiện
mô hình ước lượng phù hợp với dữ liệu quan sát.
Với mức ý nghĩa 10%, mô hình Tobit có bốn yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác gồm trình
độ, thâm niên, hợp đồng, lượng giống.
Bảng 9. Phân tích ảnh hưởng cận biên
của biến độc lập
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
B. Thảo luận
Để khuyến khích nông dân canh tác lúa phẩm
cấp cao theo định hướng chiến lược thị trường
gạo xuất khẩu Việt Nam, nghiên cứu thực hiện
đánh giá hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả chi phí và
hiệu quả phân bổ. Nhìn chung, hiệu quả canh
tác chưa cao nên cần phải thực hiện giải pháp
để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người
nông dân. Sử dụng mô hình Tobit (hồi quy kiểm
duyệt), chúng tôi xác định được bốn yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả canh tác gồm trình độ, thâm
niên, hợp đồng và lượng giống. Tương quan giữa
biến phụ thuộc với biến độc lập như sau:
Trình độ: Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào canh
tác phụ thuộc nhiều vào trình độ của chủ hộ.
7
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
Thông thường, trình độ chủ hộ càng cao thì việc
áp dụng kiến thức, kĩ thuật canh tác tiến bộ vào
sản xuất sẽ tăng lên. Ngoài ra, trình độ chủ hộ
càng cao thì canh tác sẽ theo khuynh hướng nâng
cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường hơn
tăng số lượng. Do đó, biến độc lập trình độ tỉ lệ
nghịch với hiệu quả sản xuất. Kết quả tương đồng
với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, YuYu
Tun et al., Le Truc Linh.
Thâm niên: Do kinh nghiệm được tích lũy
trong quá trình canh tác nên chủ hộ có thâm niên
càng lâu thì kinh nghiệm càng nhiều. Cùng với
trình độ, kinh nghiệm canh tác giúp sử dụng hợp
lí nguồn lực đầu vào cho sản xuất để tối đa sản
lượng thu hoạch. Do đó, biến độc lập thâm niên
tỉ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật. Tuy nhiên, thâm
niên càng nhiều thì khuynh hướng canh tác của
chủ hộ sẽ chú trọng kinh nghiệm hơn kĩ thuật
canh tác mới. Từ đó, canh tác sẽ chú trọng tăng
sản lượng thu hoạch hơn là giảm nguồn lực đầu
vào để tăng hiệu quả chi phí. Vì vậy, biến độc
lập thâm niên lại tỉ lệ nghịch với hiệu quả phân
bổ và hiệu quả chi phí. Kết quả cũng tương đồng
với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi.
Hợp đồng: Canh tác có hợp đồng tiêu thụ giúp
nông dân yên tâm canh tác, không phải lo đầu
ra, giá bán sản phẩm sau thu hoạch. Tuy nhiên,
hợp đồng tiêu thụ sẽ có ràng buộc về tiêu chuẩn,
kĩ thuật để chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu. Canh tác đúng
yêu cầu tiêu chuẩn, kĩ thuật chất lượng tăng lên
nhưng sản lượng thu hoạch sẽ không cao. Do đó,
biến độc lập hợp đồng tiêu thụ tỉ lệ nghịch với
hiệu quả canh tác.
Lượng giống: Mật độ gieo sạ sẽ ảnh hưởng đến
sản lượng thu hoạch, mật độ dầy có sản lượng
cao nhưng chất lượng hạt lúa thu hoạch bị giảm.
Do đó, lượng giống gieo sạ tỉ lệ thuận với biến
hiệu quả kĩ thuật canh tác. Tuy nhiên, do mật độ
gieo sạ dày sẽ làm tăng chi phí canh tác (thuốc,
phân bón, thuốc BVTV) nên hiệu quả canh tác
sẽ không cao. Kết quả, lượng giống gieo sạ tỉ lệ
nghịch với hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận
Để nâng cao giá trị sản xuất hạt lúa, sản phẩm
làm ra đáp ứng yêu cầu thị trường, việc canh tác
lúa phẩm cấp cao chính là hướng phát triển bền
vững. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả canh tác lúa
phẩm cấp cao được thực hiện thành hai bước.
(1) Đánh giá hiệu quả canh tác bằng phương
pháp màng bao dữ liệu thay đổi theo quy mô và
không thay đổi theo quy mô. Đối với hiệu quả
canh tác thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật
trung bình bằng 87,05%, hiệu quả phân bổ trung
bình bằng 78,37%, hiệu quả chi phí trung bình
bằng 67,99%. Đối với hiệu quả canh tác không
thay đổi theo quy mô, hiệu quả kĩ thuật trung
bình bằng 80,91%, hiệu quả phân bổ trung bình
bằng 63,80%, hiệu quả chi phí trung bình bằng
58,32%. (2) Mô hình Tobit có biến độc lập đề
xuất với hiệu quả canh tác được ước lượng được
nghiên cứu sử dụng để xác định yếu tố có ảnh
hưởng đến hiệu quả canh tác. Kết quả với mức ý
nghĩa 10%, mô hình Tobit cho thấy có bốn yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác gồm trình
độ, thâm niên, hợp đồng và lượng giống.
B. Khuyến nghị
1) Nâng cao trình độ chuyên môn: Nhà nước
cần trang bị cho các nông hộ kiến thức nền tảng
về sản xuất bằng cách hướng dẫn kĩ năng, kĩ thuật
sản xuất mới nhất, hướng dẫn xây dựng mô hình
hợp lí để sản xuất có hiệu quả; bồi dưỡng kiến
thức kinh doanh cơ bản cho các nông hộ như
tiếp cận thị trường, định hướng sản xuất đáp ứng
yêu cầu thị trường, kiến thức marketing, tiếp thị
sản phẩm, đăng kí thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn
địa lí sản phẩm. Do trình độ không đồng đều nên
quá trình đào tạo cần phối hợp nhiều hình thức
khác nhau theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người tham gia. Đặc biệt, chú
trọng phương pháp trực quan để làm sinh động
nội dung tập huấn, thu hút sự chú ý nhưng dễ
tiếp thu để vận dụng vào thực tế sản xuất.
2) Tăng cường trao đổi kinh nghiệm: Do kinh
nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
nên việc trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ sản
xuất với nhau cần được thực hiện thường xuyên.
Mục đích giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi
kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất thông qua thành
lập tổ, nhóm liên kết trong sản xuất. Từ đó, các
địa phương tạo điều kiện cho các thành viên trong
tổ nhóm trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất
mới, hỗ trợ kĩ thuật, trao đổi công lao động vào
8
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
vụ thu hoạch tập trung. Ngoài ra, việc hợp tác
giữa các thành viên trong tổ, nhóm sẽ giúp phối
hợp hiệu quả trong bảo vệ, phòng chống dịch
bệnh, dịch hại nếu có phát sinh.
3) Canh tác theo hợp đồng: Hợp đồng tiêu
thụ giúp nông dân yên tâm canh tác, tập trung
nâng cao chất lượng hạt lúa đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn đã kí kết. Đối với doanh nghiệp, hợp
động tiêu thụ giúp ổn định nguồn cung nguyên
liệu chế biến, đáp ứng yêu cầu chất lượng của
thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, hình thức hợp
đồng miệng hoặc hợp đồng có điều kiện ràng
buộc còn lỏng lẻo, thiếu tính pháp lí dẫn đến việc
phá vỡ hợp đồng, tranh chấp hợp đồng còn phát
sinh nhiều. Do đó, các bên cần phải thực hiện
hợp đồng bằng văn bản để tăng cơ sở pháp lí,
tính ràng buộc, cam kết thực hiện giữa nông dân
và doanh nghiệp. Trong hợp đồng kí kết, ngoài
điều khoản số lượng, thanh toán, giao hàng, các
bên cần phải có thêm điều khoản giải quyết tranh
chấp nếu phát sinh.
4) Gieo sạ mật độ thưa: Nhà nước cần tăng
cường công tác khuyến nông, xây dựng mô hình
trình diễn đối chứng giúp nông dân nhận thức
được lợi ích gieo mật độ thưa. So sánh chi phí
canh tác giữa hai hình thức gieo sạ để làm rõ
hiệu quả chi phí (phân bón, thuốc BVTV, chăm
sóc) khi gieo sạ mật độ thưa; khuyến khích nông
dân áp dụng 3G3T vào canh tác để cây lúa có
điều kiện phát triển tốt nhất, nâng cao chất lượng
hạt lúa. Từ đó, người nông dân có thể nâng
cao giá bán, góp phần tăng thu nhập, hiệu quả
kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến
năm 2030. Hà Nội: Văn phòng Chính phủ; 2017. Số
942/QĐ-TTg.
[2] Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Kết quả xuất
khẩu gạo đến ngày 31/12/2017; 2017. Truy cập từ:
ket-qua-xuat-khau-gao-den-ngay-31122017.html
[Ngày truy cập: 1/2/2018].
[3] Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang. Kế hoạch phát triển
ngành lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến
năm 2020. An Giang: Văn phòng Uỷ ban Nhân dân;
2017. Số 3878/QĐ-UBND.
[4] Bradley Watkins K, Tatjana Hristovka, Ralph Maz-
zanti, Charles E Wilson, Lance Schmidt Jr. Measure-
ment of Technical, Allocative, Economic and Scale
efficiency of rice production in Arkansas Using Data
evenlopment analysis. Journal of Agricultural and
Applied Economics. 2014;46(1):89–106.
[5] Sahubar Ali Bin Mohamed Nadhar Khan, Md Az-
izul Baten, Razamin Ramli. Technical, Alloca-
tive, Cost, Profit and Scale efficiencies in Kedad,
Malaysia production: Data evenlopment analysis.
ARPN Journal of Agricultural and Biological Sci-
ence. 2016;11(8):322–335.
[6] By Daniel C Okeke, Christopher O Chukwuji, O’ raye
D Ogisi. Data evenlopment analyis approach Ef-
ficiency among rice farmers in Anambra state -
Nigeria. Global Journal of science Frontier research
Agriculture and Biology. 2012;12(5):37–42.
[7] Yu Yu Tun, Hye-Jung Kang. Analysis on the
Factors Affecting Rice Production Efficiency Myan-
mar. Journal of East Asian Economic Integation.
2015;19(2):167–188.
[8] Le Truc Linh, Pai Po Lee, Ke Chung Peng, Rebeca
H Chung. Factors Influencing Technical Efficiency
of Rice Farms in Dong Thap province, Viet Nam:
An appication of Two-Stage DEA. Armerican -
Eurasian Journal Agricultural and Environmental
Science. 2017;17(3):245–249.
[9] Nguyễn Quốc Nghi. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả canh tác lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp.
2016;22:166–171.
[10] Coelli T, Rao P, Battese G. An introduction to Ef-
ficiency and Productivity Analysis, Kluwer Academic
Publishers. Astralia: School of economic University
of Quensland; 1998: p.161 - 181.
[11] Tobin James. Estimation of relationship for limited
dependent variables. Econometrica. 1958;26:24–36.
[12] Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà
Nội: Văn phòng Chính phủ; 2015. Số 706/QĐ-TTg.
9

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_canh_tac_lua_pham_cap_cao_tai_an_giang.pdf