Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam

Đánh giá và quản lý rủi ro trong hệ thống cấp nước sinh hoạt là bước quan trọng

trong việc thiết lập kế hoạch quản lý an toàn cấp nước. Vấn đề rủi ro vi sinh trong nước cấp

sinh hoạt đặc biệt được quan tâm để phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu đã sử dụng phương

pháp thực nghiệm bằng cách thu thập và kiểm tra mẫu nước cấp sinh hoạt, và đồng thời sử

dụng phương pháp bán định lượng để đánh giá cấp độ rủi ro đối với các mối nguy liên quan

quá trình cấp nước sinh hoạt vùng ven đô thị Pleiku, tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên

của Việt Nam. Kết quả kiểm tra mẫu nước trong phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng chất

lượng nước cấp sinh hoạt tại các xã vùng ven khá tốt và phù hợp với việc sử dụng cấp nước.

Tuy nhiên, mẫu nước tại vị trí G1–01 (Làng Nhao 1, xã Ia Kênh) có hàm lượng coliform

vượt quá quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01–1:2018/BYT (> 3 CFU/100mL). Đồng thời,

kết quả đã xác định được một số mối nguy quan trọng liên quan đến quá trình cấp nước sinh

hoạt, trong đó gồm hai mối nguy có cấp độ rủi ro cao liên quan đến các hoạt động nông

nghiệp (chăn nuôi) và sáu mối nguy với cấp độ rủi ro trung bình. Các mối nguy này đã được

xem xét ưu tiên đề xuất các biện pháp để giải thiểu cấp độ rủi ro.

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 7

Trang 7

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 8

Trang 8

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 9

Trang 9

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 15860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam

Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam
 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24  
Bài báo khoa học 
Đánh giá hiện trạng và rủi ro do vi sinh vật trong nước sinh hoạt 
khu vực ven đô thị: Nghiên cứu điển hình ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, 
Việt Nam 
Nguyễn Tuấn Anh1, Nguyễn Minh Kỳ1*, Nguyễn Ninh Hải1, Bạch Quang Dũng2 
1 Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Phân hiệu Gia Lai; ngtuananh@hcmuaf.edu.vn; 
nnhai@hcmuaf.edu.vn; nmky@hcmuaf.edu.vn. 
2 Tổng Cục Khí Tượng Thuỷ Văn; dungmmu05@gmail.com. 
*Tác giả liên hệ: nmky@hcmuaf.edu.vn; Tel.: +84–384321415 
Ban Biên tập nhận bài: 14/4/2021; Ngày phản biện xong: 5/5/2021; Ngày đăng bài: 
25/6/2021 
Tóm tắt: Đánh giá và quản lý rủi ro trong hệ thống cấp nước sinh hoạt là bước quan trọng 
trong việc thiết lập kế hoạch quản lý an toàn cấp nước. Vấn đề rủi ro vi sinh trong nước cấp 
sinh hoạt đặc biệt được quan tâm để phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu đã sử dụng phương 
pháp thực nghiệm bằng cách thu thập và kiểm tra mẫu nước cấp sinh hoạt, và đồng thời sử 
dụng phương pháp bán định lượng để đánh giá cấp độ rủi ro đối với các mối nguy liên quan 
quá trình cấp nước sinh hoạt vùng ven đô thị Pleiku, tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên 
của Việt Nam. Kết quả kiểm tra mẫu nước trong phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng chất 
lượng nước cấp sinh hoạt tại các xã vùng ven khá tốt và phù hợp với việc sử dụng cấp nước. 
Tuy nhiên, mẫu nước tại vị trí G1–01 (Làng Nhao 1, xã Ia Kênh) có hàm lượng coliform 
vượt quá quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01–1:2018/BYT (> 3 CFU/100mL). Đồng thời, 
kết quả đã xác định được một số mối nguy quan trọng liên quan đến quá trình cấp nước sinh 
hoạt, trong đó gồm hai mối nguy có cấp độ rủi ro cao liên quan đến các hoạt động nông 
nghiệp (chăn nuôi) và sáu mối nguy với cấp độ rủi ro trung bình. Các mối nguy này đã được 
xem xét ưu tiên đề xuất các biện pháp để giải thiểu cấp độ rủi ro. 
Từ khóa: Đánh giá rủi ro; Rủi ro vi sinh; Cấp nước sinh hoạt; Vùng ven đô thị. 
1. Mở đầu 
Nước cấp và vệ sinh là các dịch vụ cơ bản, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng 
ngày bởi vì nó giúp duy trì cuộc sống của con người. Trong đó, quá trình tiếp cận nguồn nước 
sạch cho các mục đích sinh hoạt và ăn uống ngày càng được quan tâm [1]. Việc đáp ứng nước 
sạch và vệ sinh cơ bản phải đảm bảo một cách đầy đủ, an toàn và tiện lợi, điều này giúp cải 
thiện chất lượng cuộc sống. Mọi nỗ lực nên được thực hiện để đạt được mục tiêu cung cấp 
nước an toàn trong thực tế [2–3] Ngược lại, việc không được đáp ứng về nước hợp vệ sinh 
và vệ sinh môi trường sẽ gây ra các loại bệnh liên quan tới nước cho cộng đồng dân cư, và 
đặc biệt là những người nghèo. Theo các số liệu thống kê, những bệnh tiêu chảy liên quan 
tới điều kiện vệ sinh kém, chất lượng nước không đảm bảo đã gây ra 1,73 triệu người chết 
mỗi năm trên thế giới [4]. Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ 
nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) hiện có khoảng 663 triệu người không được tiếp cận các 
nguồn nước uống [5]. 
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình công bố bệnh tật bị gây ra bởi nguồn nước ô nhiễm 
và kém chất lượng. Nghiên cứu của dự án sáng kiến vệ sinh cho thấy rằng những bệnh liên 
quan tới nước cấp và vệ sinh gây tổn hại, tác động kinh tế hàng năm khoảng 265 triệu USD 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24 13 
ở Việt Nam [6]. Việc giảm nhẹ tình trạng bệnh tiêu chảy có thể đạt được thông qua việc sử 
dụng các công trình vệ sinh hoặc nước cấp được cải thiện, chẳng hạn như giếng nước được 
bảo vệ hoặc nhà vệ sinh được cải thiện. Lợi ích sức khỏe bị hạn chế vì những nguồn nước 
uống này có thể bị nhiễm bẩn vi khuẩn và điều kiện vệ sinh cơ bản không đảm bảo cho cộng 
đồng [7]. Thêm vào đó, sức khỏe cộng đồng chủ yếu đạt được thông qua việc cung cấp nguồn 
nước được bảo vệ, thúc đẩy thực hành vệ sinh và xử lý nước cấp an toàn [2]. Tất cả các vấn 
đề trên đặt ra câu hỏi “Những gì chúng ta có thể thực hiện để ngăn ngừa chúng?”. Trong bối 
cảnh đó, kế hoạch cấp nước an toàn (WSP) được giới thiệu đầu tiên bởi WHO trong báo cáo 
hướng dẫn chất lượng nước uống [8] và kế hoạch an toàn vệ sinh (SSP), hướng dẫn sử dụng 
an toàn và xử lý nước thải–đã được WHO công bố năm 2015 để áp dụng vào thực tế [9]. 
Đồng thời, SSP có thể được áp dụng cho tất cả các hệ thống vệ sinh nhằm đảm bảo các hệ 
thống được quản lý và đáp ứng các mục tiêu sức khỏe. Nhìn chung, mức độ an toàn nước cấp 
dựa trên cơ sở của sự đánh giá và kiểm soát rủi ro từ các nguồn cấp cho tới người sử dụng 
nước [10]. Kế hoạch an toàn cấp nước ngày càng được chú trọng, mở rộng và tiếp cận theo 
hướng tổng hợp nhằm cải thiện các cấp độ an toàn về sức khỏe [11]. Tổ chức WHO đã đề ra 
khuyến cáo giải pháp tiếp cận kế hoạch cấp nước an toàn và được sử dụng ở nhiều quốc gia 
khác nhau. Xuất phát từ đó, có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp ma trận đánh giá rủi 
ro trong quá trình đảm bảo an toàn cấp nước cho các khu vực nông thôn [11]. Có thể thấy,  ... ễm bẩn vi sinh. Điều này sẽ 
gây ra nguy cơ tăng rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân (mối nguy số 1,4,8). 
Ngoài ra các hoạt động trồng trọt xung quanh cũng có thể tác động tới nguồn nước ngầm 
nông vì dư lượng của phân bón, thuốc trừ sâu chảy thấm xuống mạch nước ngầm [26]. Mối 
nguy này đặc biệt có thể xảy ra vào mùa mưa hoặc sau những đợt mưa lớn tạo dòng chảy 
ngấm xuống mạch nước ngầm (mối nguy số 3). 
Bảng 9. Các biện pháp kiểm soát rủi ro. 
Các mối nguy Đề xuất giải pháp Các bên tham gia 
Tất cả các mối 
nguy 
Tập huấn cách thức vệ sinh môi trường và bảo vệ 
nguồn nước, sử dụng nước an toàn hợp; xử lý nước 
đúng cách, thực hành đun sôi trước khi sử dụng 
Hộ dân; Cán bộ môi trường xã; 
Phòng Tài nguyên & Môi trường 
thành phố 
3,4 
Tập huấn cách thức sử dụng phân bón hiệu quả gắn 
liền bảo vệ môi trường (lựa chọn phù hợp chủng loại, 
liều lượng, thời gian, khoảng cách...) 
Hộ dân; Cán bộ nông nghiệp xã; 
Phòng Nông nghiệp & PTNT 
thành phố 
1,8 
Ngăn ngừa chăn thả gia súc, động vật gần khu vực 
nguồn nước sinh hoạt bằng việc sử dụng các biện pháp 
để rào, chắn khu vực giếng nước sử dụng, đảm bảo 
không để các nguồn nước thải, chất thải từ động vật, 
hoặc các nguồn khác xâm nhập 
Hộ dân; Trung tâm Y tế dự 
phòng xã; Cán bộ nông nghiệp 
xã 
2 
Đảm bảo khoảng cách về nhà vệ sinh với nguồn nước, 
đồng thời sửa chữa, hoặc thải bỏ đúng quy định 
Hộ dân; Trung tâm Y tế dự 
phòng xã; Phòng Nông nghiệp & 
PTNT thành phố 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24 21 
Các mối nguy Đề xuất giải pháp Các bên tham gia 
5,6,10 
Vệ sinh thường xuyên đường ống, bồn, bể chứa, dụng 
cụ đun nấu bếp 
Hộ dân; Trung tâm Y tế dự 
phòng xã 
5,6 
Kiểm tra, sửa chữa nếu gặp sự cố rò rỉ, bể đường ống 
dẫn nước 
Hộ dân; Trung tâm Y tế dự 
phòng xã 
Tất cả các mối 
nguy 
Tăng cường các quy định về công tác bảo vệ nguồn 
nước, vệ sinh môi trường quanh khu vực sống, đặc biệt 
khu vực nguồn nước sử dụng 
Hộ dân; Cán bộ môi trường xã; 
Phòng Tài nguyên & Môi trường 
thành phố 
Có thể thấy, nguồn nước ngầm từ giếng đào các khu vực vùng ven đô thị thường quan 
tâm đến các vấn đề nhiễm bẩn kim loại (sắt, mangan, asen) và vi sinh [27–28]. Theo kết quả 
kiểm tra chất lượng nước, rủi ro vi sinh (sinh học) cần được quan tâm trong các khu vực ven 
đô thị Pleiku. Vì vậy, nghiên cứu xem xét chú trọng công tác đánh giá và quản lý rủi ro một 
số khía cạnh vi sinh quan trọng nguồn nước cấp (Bảng 9). Cụ thể, với các mối nguy có mức 
độ rủi ro cao cần được ưu tiên đề xuất giải pháp quản lý kịp thời (mối nguy 1,8). Các mối 
nguy có cấp độ rủi ro trung bình cần thực hiện cải tiến các biện pháp hiện hữu và đề xuất các 
giải pháp mới để đảm bảo cấp độ rủi ro được kiểm soát mức thấp nhất (ví dụ: mối nguy 
2,3,4,7). Đối với các mối nguy có mức độ rủi ro thấp chỉ thực hiện việc nhận diện để quản lý 
rủi ro trong các bước cấp nước (mối nguy 6,10,11). Như vậy, việc nhận diện các mối nguy 
và đánh giá rủi ro liên quan đến cấp nước rất quan trọng, giúp cải thiện và bảo vệ sức khoẻ 
cộng đồng [29]. Tuy nhiên để người dân nhận diện, hiểu rõ các mối nguy và cấp độ rủi ro, 
việc tập huấn vệ sinh, an toàn cấp nước cần được thực hiện định kỳ bởi các cơ quan như: Sở 
Y tế, Trung tâm nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn và Sở Tài nguyên & Môi trường, 
v.v.. [14]. Đồng thời việc tập huấn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp cần 
được tiến hành cũng như thải bỏ các loại bao bì, chất thải đúng quy định. Để đạt hiệu quả, 
các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ban hành các quy định hoặc hướng dẫn về công tác 
bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường. Thêm vào đó, cần ngăn ngừa động vật nuôi tiếp xúc 
nguồn nước bằng việc thiết lập hàng rào an toàn, che chắn tránh tình trạng chất thải đi vào 
nguồn nước và đảm bảo khoảng cách nhà vệ sinh hợp lý để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. 
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra sửa chữa đường ống, thiết bị dẫn nước, dụng cụ lưu trữ nước và 
sự chung tay các bên liên quan đến giải pháp bảo vệ hệ thống cấp nước sinh hoạt cũng cần 
được chú trọng [12, 14]. 
4. Kết luận 
Cấp nước sinh hoạt an toàn là quan trọng trong việc duy trì cuộc sống, vì vậy kết quả 
đánh giá và quản lý rủi ro do vi sinh liên quan đến cấp nước sinh hoạt để phòng ngừa bệnh 
tật và đảm bảo sức khoẻ cộng đồng dân cư rất cần thiết. Về kết quả chất lượng mẫu nước cấp 
sinh hoạt tại vùng ven đô thị thành phố Pleiku khá tốt, tuy nhiên trong quá trình cấp nước có 
nhiều mối nguy có thể tác động đến chất lượng nước, đặc biệt là các hoạt động chăn nuôi và 
trồng trọt xung quanh khu vực nguồn nước. Kết quả nghiên cứu đã xác định và phân hạng 
được các nhóm cấp độ rủi ro liên quan đến nước sinh hoạt với đặc thù khu vực ven đô thị ở 
thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), khu vực Tây Nguyên. Trong đó, bao gồm 2 mối nguy có cấp 
độ rủi ro cao, 6 mối nguy trung bình và 3 mối nguy rủi ro thấp. Do đó, cần thực hiện việc 
tăng cường nhận thức của người dân về các mối nguy liên quan, thực hiện tốt công tác vệ 
sinh môi trường quanh khu vực nguồn nước. Công tác bảo trì bảo dưỡng và vệ sinh đường 
ống, bồn trữ nước cần thực hiện thường xuyên để ngăn ngừa các mối nguy tiềm tàng. Điều 
này giúp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư và an toàn trong sử dụng nước cấp vùng ven đô 
thị tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng: N.T.A., N.M.K.; Lựa chọn phương pháp nghiên 
cứu: N.T.A., N.M.K., N.N.H.; Khảo sát, lấy mẫu và phân tích: N.T.A., N.M.K.; Xử lý dữ 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24 22 
liệu: N.M.K., N.T.A., N.N.H., B.Q.D.; Viết bản thảo bài báo: N.T.A., N.M.K.; Chỉnh sửa bài 
báo: N.T.A., N.M.K, N.N.H., B.Q.D. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được thực hiện bởi sự tài trợ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
cơ sở Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (CS–CB20–PHGL–01). Ngoài ra, tập thể 
tác giả chân thành cảm ơn ThS. Trần Nguyễn Lâm Khương (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí 
Minh) đã hỗ trợ nhóm tác giả trong quá trình khảo sát thực hiện nghiên cứu này. 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể 
tác giả, không sao chép từ những nghiên cứu đã công bố trước đây, không có sự tranh chấp 
lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bain, R.; Johnston, R.; Slaymaker, T. Drinking water quality and the SDGs. NPJ Clean 
Water 2020, 3, 37. https://doi.org/10.1038/s41545–020–00085–z. 
2. Howard, G.; Bartram, J. Domestic Water Quantity, Service Level and Health. WHO 
Document Production Services, Geneva, 2003. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/diseases/WSH03.02.pdf (accessed on 
date March 17, 2021). 
3. Prüss–Üstün, A.; Wolf, J.; Corvalán, C.; Bos, R.; Neira, M. Preventing disease through 
healthy environments: a global assessment of the burden of disease from 
environmental risks. World Health Organization, Geneva, 2016. 
4. Hunter, P.R.; Chalmers, R.M.; Hughes, S.; Syed, Q. Self–reported diarrhea in a control 
group: a strong association with reporting of low–pressure events in tap water. Clin. 
Infect. Dis. 2005, 40, 32–34. 
5. WHO, United Nations’ Children’s Fund. Water, sanitation and hygiene in health care 
facilities – Status in low – and middle–income countries and way forward. World 
Health Organization, Geneva, 2015. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/wash–health–care–
facilities/en/ (accessed on date March 13, 2021). 
6. WB. Economic Assessment of sanitation interventions in Vietnam. World Bank, 2012. 
Available online: https://www.wsp.org/sites/wsp/files/publications/WSP–ESI–
assessment–Vietnam.pdf (accessed on date March 11, 2021). 
7. WHO. Preventing diarrhoea through better water, sanitaiton and hygiene: exposures 
and impacts in low – and middle–income countries. World Health Organization, 
Geneva, 2014. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/diseases–risks/gbd_poor_water/en/ 
(accessed on date March 13, 2021). 
8. WHO. Guidelines for drinking–water quality. World Health Organization, Geneva, 
2004. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/dwq/GDWQ2004web.pdf (accessed 
on date March 11, 2021). 
9. WHO. Sanitation safety planning: manual for safe use and disposal of wastewater, 
greywater and excreta. World Health Organization, Geneva, 2015. Available online: 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24 23 
https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/ssp–manual/en/ 
(accessed on date March 11, 2021). 
10. Ricket, B.; Schmoil, O.; Renehold, A.; Barrenberg, E. Water Safety Plan: A Field 
Guide to Improve Drinking Water Safety in Small Communities. World Health 
Organization, Geneva, Switzerland, 2004, pp. 1–16. 
11. Lutendo, S.M.; Murembiwa S.M.; Paul R.H. Systematic risk management approach 
of household drinking water from the source to point of use. J. Water Sanit. Hyg. 
Dev. 2017, 7(2), 290–299. doi: https://doi.org/10.2166/washdev.2017.029. 
12. WHO. Water safety in distribution systems. World Health Organization, 2014. 
Available online: https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/water–
safety–in–distribution–system/en/ (accessed on date March 21, 2021). 
13. Anh, N.A.; Ky, N.M.; Hai, N.N. Risk assessment and management in domestic water 
supply system in Pleiku city – Gia Lai province. JST–UD 2019, 17, 50–55. doi: 
10.31130/JST–UD2018–366. 
14. Anh, N.A.; Hai, N.N.; Trang, T.T.T; Dung, B.Q.; Ky, N.M. Analyzing stakeholder 
involvement in urban domestic water supply system – case study in Central Highland 
of Vietnam. VN J. Hydrometeorol. 2019, 2–1, 56–65. https://doi.org/ 
10.36335/VNJHM.2019(2–1).56–65. 
15. Bartram, J. (Eds.). Water safety plan manual: step–by–step risk management for 
drinking–water suppliers. World Health Organization and International Water 
Association, Geneva, 2009. 
16. WHO. Guidelines for drinking–water quality. World Health Organization, Geneva, 
2011. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/2011/dwq_guidelines/en/ 
(accessed on date March 14, 2021). 
17. Hưng, N.T.Q.; Danh, Đ.H.; Vũ, T.P.; Kỳ, N.M.; Tuấn, H.N.A. Nghiên cứu đánh giá 
hiện trạng sử dụng và chất lượng nước cấp sinh hoạt tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây 
Ninh. JS: ESS 2018, 34, 10–21. https://doi.org/10.25073/2588–1094/vnuees.4251. 
18. Bartram, J.; Cairncross, S. Hygiene, Sanitation, and Water: Forgotten Foundations of 
Health. PLoS Med. 2010, 7, 1000367. 
https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1000367. 
19. Zhang, J. The impact of water quality on health: Evidence from the drinking water 
infrastructure program in rural China. J. Health Econ. 2012, 31, 22–134. 
20. Zhang, Y.; Han, X.; Niu, Z. Health risk assessment of haloacetonitriles in drinking 
water based on internal dose. Environ. Pollut. 2018, 236, 899–906. 
21. Kỳ, N.M. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư dân 
đảo Cù Lao Chàm. HU JOS 2013, 87, 81–91. 
22. Yang, C.Y.; Cheng, M.F.; Tsai, S.S.; Hsieh, Y.L. Calcium, magnesium, and nitrate in 
drinking water and gastric cancer mortality. Jpn. J. Cancer Res. 1998, 89, 124–130. 
23. WHO. Water safety plan: Managing drinking–water quality from catchment to 
consumer. World Health Organization, Geneva, 2005. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/wsp0506/en/ (accessed 
on date January 25, 2021). 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 12-24; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).12-24 24 
24. WHO. Water safety planning for small community water supplies: Step–by–step risk 
management guidance for drinking–water supplies in small communities. World 
Health Organization, Geneva, 2012. Available online: 
https://www.who.int/water_sanitation_health/publications/small–comm–
water_supplies/en/ (accessed on date January 25, 2021). 
25. Kỳ, N.M.; Hưng, N.T.Q.; Trâm, Đ.T.Q.; Dũng, B.Q. Nghiên cứu mối liên hệ giữa 
yếu tố lượng mưa và sự gia tăng trực khuẩn đường ruột (Fecal coliform) ở một số hồ 
Kinh thành Huế. VN J. Hydrometeorol. 2019, 703, 69–77. 
26. Nouri, J.; Mahvi, A.H.; Jahed, G.R.; Babaei, A.A. Regional distribution pattern of 
groundwater heavy metals resulting from agricultural activities. Environ. Geol. 2008, 
55, 1337–1343. https://doi.org/10.1007/s00254–007–1081–3. 
27. Cam, P.D.; Lan, N.T.P.; Smith, G.D.; Verma, N. Nitrate and bacterial contamination 
in well waters in Vinh Phuc province, Vietnam. J. Water Health 2008, 6, 275–279. 
https://doi.org/10.2166/wh.2008.027. 
28. Hoang, T.H.; Bang, S.; Kim, K.W.; Nguyen, M.H.; Dang, D.M. 2010. Arsenic in 
groundwater and sediment in the Mekong River delta, Vietnam. Environ. Pollut. 
2010, 158, 2648–2658. https://doi.org/10.1016/j.envpol.20–10.05.001. 
29. Vieira, J.M.P. Water safety plans: methodologies for risk assessment and risk 
management in drinking–water systems. The fourth inter–celtic colloquium on 
hydrology and management of water resources, 2005. Available online: 
https://aprh.pt/celtico/PAPERS/RT2P3.PDF (accessed on date December 14, 2020). 
Assessing the current situation and microbiological risks in 
domestic water supply in peri–urban areas: A case study in 
Pleiku, Gia Lai Province, Vietnam 
Nguyen Tuan Anh1, Nguyen Minh Ky1*, Nguyen Ninh Hai1, Bach Quang Dung2 
1 Nong Lam University of Ho Chi Minh City, Gia Lai Campus; 
ngtuananh@hcmuaf.edu.vn; nnhai@hcmuaf.edu.vn; nmky@hcmuaf.edu.vn 
2 Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration; dungmmu05@gmail.com 
Abstract: Assessing and managing risks in domestic water supply systems is an important 
step in establishing a water safety plan. The issue of microbiological risks in domestic water 
supply is of particular concern to prevent water–borne diseases. This study used an 
experimental method of collecting and examining domestic water samples, and also using 
a semi–quantitative method to assess the level of risk to hazards associated with the water 
supply system in the peri–urban areas in Pleiku city, Gia Lai Province, Central Highlands 
of Vietnam. The results of testing water samples in the laboratory showed that the water 
quality of domestic water is quite good and suitable for domestic water use. However, the 
water sample of G1–01 at Nhao 1 village – Ia Kenh commune had coliform content 
exceeding the standard of domestic water QCVN 01–1:2018/BYT (>3 CFU/100mL). Also, 
the results identified a number of important hazards associated with domestic water supply, 
including two hazards with high levels of risk related to agricultural (livestock) activities 
and six hazards with medium level. These hazards have been determined and given the 
priority to propose measures to mitigate the level of risks. 
Keywords: Risk assessment; Microbiological risks; Domestic water supply; Peri–urban 
areas. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_va_rui_ro_do_vi_sinh_vat_trong_nuoc_sinh.pdf