Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Nghiên cứu minh họa phương pháp tiếp cận mối liên kết giữa Nước–Năng lượng–

Lương thực (WEFN) để xem xét hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho cây lúa nước

ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chỉ số WEFNI được sử dụng để tính toán

hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho trồng lúa ở khu vực nghiên cứu. Giá trị WEFNI

của xã khoảng 0,33 chứng tỏ mối liên kết WEFN khá thấp, hiệu quả sử dụng nước và năng

lượng cho sản xuất lúa ở xã không cao. Phân tích mối liên hệ của WEFN về sản xuất và tiêu

thụ cây lúa trong năm 2019–2020 cho thấy năng suất cây lúa khoảng 18,8 tấn/ha.năm, mức

tiêu thụ nước là 10 nghìn m3/ha.năm và năng lượng là 323 nghìn MJ/ha.năm tương ứng để

canh tác. Năng lượng tiêu thụ cho việc tưới tiêu là khoảng 1,5 nghìn MJ/ha đối với cây lúa

chiếm khoảng 1% tổng năng lượng phục vụ sản xuất ở khu vực nghiên cứu. Từ đó, nghiên

cứu cũng đã đề xuất các biện pháp canh tác tối ưu hóa năng suất nước và năng lượng cho

cây trồng này.

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 1

Trang 1

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 2

Trang 2

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 3

Trang 3

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 4

Trang 4

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 5

Trang 5

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 6

Trang 6

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 7

Trang 7

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 8

Trang 8

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 9

Trang 9

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 10860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91  
Bài báo khoa học 
Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất 
lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 
Hoàng Trang Thư1*, Phạm Thị Thảo Nhi2, Nguyễn Văn Thịnh3, Đào Nguyên Khôi1 
1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM, TP.HCM, Việt 
Nam; thuhoang190496@gmail.com; dnkhoi@hcmus.edu.vn 
2 Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán, TP.HCM, Việt Nam; nhi.ptt@icst.org.vn 
3 ĐH Quốc Gia Seoul, TP. Seoul, Hàn Quốc; vnguyen@snu.ac.kr 
*Tác giả liên hệ: thuhoang190496@gmail.com; Tel: +84–383201057 
Ban Biên tập nhận bài: 26/3/2021; Ngày phản biện xong: 02/5/2021; Ngày đăng bài: 
25/5/2021 
Tóm tắt: Nghiên cứu minh họa phương pháp tiếp cận mối liên kết giữa Nước–Năng lượng–
Lương thực (WEFN) để xem xét hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho cây lúa nước 
ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chỉ số WEFNI được sử dụng để tính toán 
hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho trồng lúa ở khu vực nghiên cứu. Giá trị WEFNI 
của xã khoảng 0,33 chứng tỏ mối liên kết WEFN khá thấp, hiệu quả sử dụng nước và năng 
lượng cho sản xuất lúa ở xã không cao. Phân tích mối liên hệ của WEFN về sản xuất và tiêu 
thụ cây lúa trong năm 2019–2020 cho thấy năng suất cây lúa khoảng 18,8 tấn/ha.năm, mức 
tiêu thụ nước là 10 nghìn m3/ha.năm và năng lượng là 323 nghìn MJ/ha.năm tương ứng để 
canh tác. Năng lượng tiêu thụ cho việc tưới tiêu là khoảng 1,5 nghìn MJ/ha đối với cây lúa 
chiếm khoảng 1% tổng năng lượng phục vụ sản xuất ở khu vực nghiên cứu. Từ đó, nghiên 
cứu cũng đã đề xuất các biện pháp canh tác tối ưu hóa năng suất nước và năng lượng cho 
cây trồng này. 
Từ khóa: Mối liên kết Nước–Năng lượng–Lương thực; Nước; Năng lượng; Lúa; Xã Tân 
An. 
1. Mở đầu 
Theo nghiên cứu [1], con người được dự đoán sẽ cần thêm 50% nhu cầu về năng lượng, 
35% nhu cầu thực phẩm và 40% nhu cầu nước sạch trước áp lực của bùng nổ dân số và đô 
thị hóa. Với nguồn tài nguyên hạn chế, cung cấp năng lượng không đủ, và căng thẳng về 
nước ngày càng gia tăng, thách thức về cung cấp đủ nước và năng lượng để trồng đủ lương 
thực cho dân số ngày càng tăng. Mối liên hệ giữa các thành phần này trở nên ngày càng quan 
trọng, đặc biệt đối với sức khỏe của con người, giảm nghèo đói và phát triển bền vững [2]. 
Vì vậy, trước hết để đảm bảo sự phát triển đủ của xã hội, các nhà quản lý cần xem xét 3 yếu 
tố nước, năng lượng, lương thực, tuy nhiên khi xét đến mối liên kết giữa nước–năng lượng–
lương thực không thể chỉ xét đơn lẻ từng thành phần mà phải xem xét một cách hệ thống, 
tích hợp các thành phần. 
Các nguồn tài nguyên nước và năng lượng liên quan mật thiết với lương thực sản xuất. 
Nước được sử dụng tưới cây và chế biến thực phẩm. Nước còn được sử dụng làm mát nhà 
máy nhiệt điện và là đầu vào cho nhà máy thủy điện. Năng lượng được sử dụng trong toàn 
bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến tiêu thụ và là nguyên liệu đầu vào cho nông 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91 81 
nghiệp, chẳng hạn như phân bón và tưới tiêu, chế biến và phân phối. Năng lượng còn được 
sử dụng để sản xuất phân bón, vận hành máy móc. Năng lượng được sử dụng để cung cấp 
nước (bơm và khai thác nước, xử lý nước và khử muối). Vì sự tương tác mật thiết giữa 3 lĩnh 
vực này mà khi một chính sách được áp dụng vào một lĩnh vực nhưng không xét tới ảnh 
hưởng đến những lĩnh vực khác có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. 
Sử dụng phương pháp tiếp cận mối liên kết để quản lý bền vững nguồn nước và năng lượng 
trong chuỗi cung ứng lương thực và thực phẩm được coi là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn 
cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Cách tiếp cận mối liên kết này hỗ trợ tái chế và tái sử 
dụng các sản phẩm thải và sản phẩm phụ giữa các ngành và tạo ra nền kinh tế tuần hoàn. Sản 
xuất nhiều hơn, đảm bảo phát triển kinh tế và con người nhiều hơn trong khi sử dụng ít tài 
nguyên thiên nhiên hơn và giảm áp lực môi trường [3]. 
Một số chỉ số được áp dụng để đánh giá tính bền vững nguồn nước, trong đó có chỉ số 
có sẵn của nước [4], chỉ số khan hiếm nước [5], chỉ số dễ bị tổn thương về tài nguyên nước 
[6], chỉ số căng thẳng về nước xã hội [7], chỉ số căng thẳng về nước (WSI) [8] và chỉ số 
nghèo về nước (WPI) [9]. Bên cạnh đó, cũng có một số chỉ số được áp dụng để đánh giá tính 
bền vững nguồn năng lượng như chỉ số năng lượng bền vững (ESI) [10], chỉ số bền vững 
công nghệ năng lượng (ETSI) [11]. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ xem xét một khía cạnh sử 
dụng tài nguyên nước hoặc năng lượng đối với hoạt động nhân sinh. Do đó, cần thiết phải có 
một chỉ số tổng hợp xem xét cả khía cạnh nước và năng lượng, chứ không chỉ tập trung một 
khía cạnh như trước đây. Gần đây nhất, chỉ số WEFNI (chỉ số Nước–Năng lượng–Lương 
thực) được phát triển để khắc phục hạn chế này [12]. Chỉ số này tập trung vào các vấn đề về 
an ninh liên quan đến các thành phần nước, năng lượng, v ... VNĐ/ MJ. Tương tự như 
hiệu quả sử dụng, quan sát các khoảng dao động giá trị tính toán dữ liệu thu thập, cho thấy 
hiệu quả về kinh tế nguồn nước khá ổn định so với nguồn năng lượng. Tuy nhiên để so sánh 
một cách cụ thể các giá trị này cần đưa về một thang giá trị và rút ra kết luận. 
3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng nước – năng lượng cho sản xuất lúa 
Tất cả các chỉ số trong bộ chỉ số đều được chuẩn hóa có giá trị từ 0 đến 1, từ không tốt 
nhất đến tốt nhất. Nước và năng lượng có giá trị chuẩn hóa đều là 0,29, cho thấy tiêu thụ các 
nguồn tài nguyên này cho cây lúa là tương đương nhau. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn 
nước lại cao hơn năng lượng (0,43 > 0,27), điều này có nghĩa rằng năng lượng tiêu thụ lớn 
nhưng không đem lại năng suất cao. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng năng lượng còn có giá trị 
thấp hơn lượng tiêu thụ (0,27 < 0,29). Phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng quá nhiều nhưng 
hiệu quả lại không tối ưu, lạm dụng các chất này còn gây ảnh hưởng tới môi trường xung 
quanh. Qua quá trình điều khảo sát, xã Tân An bên cạnh nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi, 
xã còn có hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn thiện và thông suốt đẩy mạnh hiệu quả sử dụng 
nguồn nước nơi đây. 
 Mối tương quan nghịch giữa tiêu thụ và hiệu quả sử dụng đang được thiết lập trong 
canh tác cây lúa, khi tiêu thụ cao nhưng hiệu quả sử dụng không đạt yêu cầu, điều này trái 
ngược với nguyên tắc đảm bảo phát triển toàn diện và tối ưu nguồn tài nguyên sử dụng. Từ 
đây, bài toán kinh tế càng được chú trọng nếu tiêu thụ tương quan nghịch với hiệu quả kinh 
tế. Hiệu quả kinh tế năng lượng lại tiếp tục thấp hơn hiệu quả nguồn nước (0,33 < 0,38), tuy 
nhiên giá trị vẫn cao hơn năng lượng tiêu thụ ban đầu. Tài nguyên nước được sử dụng đem 
lại hiệu quả cả về năng suất cây trồng lẫn hiệu quả cao trong kinh tế tuy nhiên vẫn nằm ở 
mức trung bình hoặc thấp. 
Theo El–Gafy đánh giá mọi chỉ số quan tâm trong nghiên cứu đều giữ giá trị trọng số là 
1 và điều này có nghĩa rằng tất cả các chỉ số đều quan trọng như nhau đối với đánh giá. Chỉ 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91 88 
số WEFNI được tính cho cây lúa là 0,33, nhìn chung xã Tân An có mức độ liên kết giữa các 
thành phần trung bình nhưng vẫn chưa tối ưu hóa sử dụng tài nguyên so với nghiên cứu của 
El–Gafy. Xét về tính cân đối của biểu đồ radar Hình 4 về hiện trạng sử dụng nước và năng 
lượng cho trồng lúa, có thể thấy mối liên kết không cân đối giữa lượng nước, năng lượng và 
năng suất lúa thu được thời gian hiện tại. Sự mất cân bằng diễn ra ở đây, đó là cây lúa nước 
là loại cây trồng sử dụng nhiều nước và tốn nhiều công chăm sóc cả về người lẫn phân bón 
và thuốc trừ sâu. Một mặt để đảm bảo sản lượng lúa thu hoạch cao, không bị mất mùa hoặc 
sâu bệnh, một mặt lại không sử dụng tiết kiệm nguồn nước và năng lượng. Hiệu quả nguồn 
tài nguyên ở mức thấp và kết quả mang lại chỉ ở mức trung bình, có thể thấy góc nhọn của 
radar hướng về lương thực nhiều hơn. 
Chỉ số WEFNI có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình phát triển các chiến lược trồng trọt 
tối ưu nhằm giảm thiểu tiêu thụ nước và năng lượng và tối đa hóa năng suất của chúng. Qua 
đó, còn có thể thấy việc ra một chính sách quản lý để đảm bảo phát triển bền vững cần xem 
xét nhiều yếu tố không thể nào chỉ dựa vào một đến hai yếu tố nào quyết định đến cơ cấu, 
thành phần của hệ thống cũng sẽ bị thay đổi theo. 
Hình 4. Hiện trạng sử dụng nước và năng lượng trong sản xuất cây lúa. 
Các hoạt động sản xuất lúa tiêu hao nhiều nước do vậy áp dụng các phương pháp tưới 
tiết kiệm nhằm đảm bảo tính bền vững của mối liên kết. Hiện nay, nhà nông đã và đang áp 
dụng thành công kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ [33] tương đối phức tạp. Người nông dân cần 
phải biết lượng nước tối ưu ở từng giai đoạn trong vòng đời của cây lúa, tùy theo điều kiện 
của đất và giống lúa. Để đảm bảo lượng nước và căn thời gian chuẩn, cần phải đo mực nước 
thường xuyên và thực hiện tưới, tiêu khi cần. Điều kiện lý tưởng nhất là các ruộng lúa có địa 
hình bằng phẳng, khi đó các cây lúa sẽ ngập nước đều trong giai đoạn tưới nước. Cần thay 
thế phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vì nồng độ nitơ thấp do đó 
việc thải ra đất cũng ít hơn. Bên cạnh đó phân hữu cơ vi sinh cũng cần ít năng lượng hóa 
thạch để sản xuất mà vẫn cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng, giúp cải tạo, nâng cao độ phì 
nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp, không bị bạc màu. 
Trên đây là những lưu ý trong sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là phù hợp đối với 
cây lúa. Mặt khác, nhằm đảm bảo tính bền vững cho liên kết cũng như tối ưu hóa được năng 
suất cây trồng, cần đảm bảo thực hiện một số biện pháp quản lý cơ bản như tuyên truyền, vận 
động, hỗ trợ về chuyên môn của các cơ quan quản lý và tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn 
người nông dân về những công nghệ tiến mới được áp dụng hiện nay nhằm giảm thiểu nguồn 
tài nguyên sử dụng cho sản xuất nhưng vẫn có năng suất cao; thực hiện chuyển đổi cơ cấu 
cây trồng theo phân vùng tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, hình thành các vùng chuyên 
canh cây chủ lực, hoặc phối hợp trồng xen canh thâm canh; đầu tư giống mới có năng suất 
cao, kháng sâu bệnh; ngoài ra, ứng dụng các tiến bộ về cơ giới hóa phục vụ sản xuất. 
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, việc điều tra khảo sát với số lượng mẫu ít và thể 
hiện tính tổng thể chưa cao, dẫn đến tính bền vững của giá trị bộ chỉ số chưa được đảm bảo. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91 89 
Vì vậy, nhằm mục đích cho các nhà quản lý địa phương hoàn toàn có thể áp dụng được 
phương pháp này trong đánh giá và quản lý cần có lượng dữ liệu về nông nghiệp lớn, đặc 
biệt là các dữ liệu có sẵn về các nguồn tài nguyên cũng như các số liệu trong canh tác. Cần 
tiếp cận với các tổ chức VietGap, hội nông dân hay hợp tác xã tại địa phương để theo trong 
quá trình trồng trọt. Nghiên cứu nên được thực hiện đánh giá hàng tháng, hàng năm để có thể 
đánh giá một cách chính xác về mối liên kết WEFN cũng như đánh giá được hiện trạng sử 
dụng nước và năng lượng. 
4. Kết luận 
Trong nghiên cứu này, chỉ số WEFNI được phát triển bởi El–Gafy được sử dụng để đánh 
giá hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho canh tác lúa ở xã Tân An. Kết quả tính toán 
cho thấy hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa vào vụ Hè Thu ở khu vực 
nghiên cứu là trung bình thấp (WFENI = 0,33) không cao. Về từng khía cạnh trong mối liên 
kết WEFN, để đạt được năng suất khoảng 18,8 tấn/ha.năm, mức tiêu thụ nước là 10 nghìn 
m3/ha.năm và năng lượng là 323 nghìn MJ/ha.năm tương ứng để canh tác. Năng lượng tiêu 
thụ cho việc tưới tiêu là khoảng 1,5 nghìn MJ/ha đối với cây lúa chiếm khoảng 1% tổng năng 
lượng phục vụ sản xuất ở khu vực nghiên cứu vào vụ Hè Thu. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: D.N.K., N.V.T.; Lựa chọn phương 
pháp nghiên cứu: H.T.T., D.N.K.; Xử lý số liệu: P.T.T.N., H.T.T.; Viết bản thảo bài báo: 
H.T.T, P.T.T.N.; Chỉnh sửa bài báo: D.N.K., N.V.T. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và được thực 
hiện bởi Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) thông qua Hợp đồng số 
05/2019/HĐ–KHCNTT. 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể 
tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; 
không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Reinhard, S.; Verhagen, J.; Wolters, W.; Ruben, R. Water–food–energy nexus: A 
quick scan. Wageningen Economic Research, Wageningen, 2017, pp.23. 
2. FAO. The Water–Energy–Food Nexus A new approach in support of food security 
and sustainable agriculture. Food and Agriculture Organization of the United 
Nations, Rome, 2014, pp. 20. 
3. GIZ. Mainstreaming the Water–Energy–Food Security Nexus into Sectoral Policies 
and Institutions in the Arab Region. National Guidelines, GFA Consulting Group 
GmbH, 2017, pp. 9. 
4. Xu, H.; Wu, M. Water Availability Indices – A Literature Review. Argonne, IL 
(United States), 2017, pp. 33. 
5. Nepomilueva, D. Water scarcity indexes: Water availability to satisfy human needs, 
Helsinki Metropolia University of Applied Sciences, Finland, 2017, pp.33. 
6. Kanakoudis, V.; Tsitsifli, S.; Papadopoulou, A.; Curk, B.C.; Karleusa, B. Estimating 
the Water Resources Vulnerability Index in the Adriatic Sea Region. Procedia Eng. 
2016, 162, 476–485. 
7. Jemmali, H.; Sullivan, C.A. Multidimensional Analysis of Water Poverty in MENA 
Region: An Empirical Comparison with Physical Indicators. Social Indic. Res. 2014, 
115, 253–277. 
8. Ridoutt, B.G.; Pfister, S. Water footprinting using a water stress index (WSI) that 
integrates stress on humans and ecosystems. Proceedings of 4th International 
Conference on Green and Sustainable Innovation (ICGSI), 2014, 1–4. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91 90 
9. Cho, D.I.; Ogwang, T. Water Poverty Index, Encyclopedia of Quality of Life and 
Well–Being Research. Springer Netherlands 2014, 7003–7008. 
10. Brown, M.A.; Sovacool, B.K. Developing an “energy sustainability index” to 
evaluate energy policy. Interdiscip. Sci. Rev. 2007, 32, 335–349. 
11. Mainali, B.; Silveira, S. Using a sustainability index to assess energy technologies 
for rural electrification. Renewable Sustainable Energy Rev. 2015, 41, 1351–1365. 
12. El–Gafy, I. (2017). Water–food–energy nexus index: analysis of water–energy–
food nexus of crop’s production system applying the indicators approach. Appl. 
Water Sci. 2017, 7(6), 2857–2868. 
13. Giupponi, C.; Gain, A.K. Integrated spatial assessment of the water, energy and food 
dimensions of the Sustainable Development Goals. Reg. Environ. Change 2017, 17, 
1881–1893. 
14. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Tổng quan kinh tế – xã hội. 
–dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 28/04/2021. 
15. Phòng Tài nguyên Môi Trường. Báo cáo thuyết minh Kết quả thống kê đất đai huyện 
Vĩnh Cửu năm 2013, Đồng Nai, 2013, tr. 162. 
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai. Báo cáo chuyên đề Kết quả điều tra hiện 
trạng khai thác nước dưới đất, Đồng Nai, 2016, tr. 49. 
17. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản thống 
kê, Đồng Nai, 2019, tr. 562. 
18. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Tình hình kinh tế tháng 10/2019. 
–dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 23/06/2020. 
19. Willis, H.H.; Groves, D.G.; Ringel, J.S.; Mao, Z.; Efron, S.; Abbott, M. Developing 
the Pardee RAND Food–Energy–Water Security Index, Toward a Global 
Standardized, Quantitative, and Transparent Resource Assessment. The RAND 
Corporation, Santa Monica, California, 2016, pp. 72. 
20. Laso, J.; Margallo, M.; García–Herrero, I.; Fullana, P.; Bala, A.; Gazulla, C.; 
Polettini, A.; Kahhat, R.; Vázquez-Rowe, I.; Irabien, A.; Aldaco, R. Combined 
application of Life Cycle Assessment and linear programming to evaluate food 
waste–to–food strategies: Seeking for answers in the nexus approach. Waste 
Manage. 2018, 80, 186–197. 
21. Hailemariam, W.G.; Silalertruksa, T.; Gheewala, S.H.; Jakrawatana, N. Water–
Energy–Food Nexus of Sugarcane Production in Ethiopia. Environ. Eng. Sci. 2019, 
36(7), 798–807. 
22. Jaroenkietkajorn, U.; Gheewala, S.H. Interlinkage between water–energy–food for 
oil palm cultivation in Thailand. Sustainable Prod. Consumption 2020, 22, 205–
217. 
23. Zahedi, M.; Mondani, F.; Eshghizadeh, H.R. Analyzing the energy balances of 
double–cropped cereals in an arid region. Energy Rep. 2015, 1, 43–49. 
24. Hạnh, N.T.M.; Tỷ, T.V.; Minh, H.V.T.; Trí, V.P.Đ.; Trung, N.H. Đánh giá ảnh 
hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn và sản xuất nông nghiệp đến năng suất lúa 
vùng đê bao lửng tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2012, 
24a, 187–197. 
25. Dũng, V.N.; Hương, H.T.L.; Hương, C.T.T. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 
đến nhu cầu nước cho canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khí tượng 
Thủy văn 2014, 639, 43–48. 
26. Quyên, N.T.N. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các loại hình sử dụng đất trên lưu 
vực sông SREPOK trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp 
Việt Nam 2019, 17(2), 126–136. 
27. FAO. The state of Food and Agriculture, Food and Agriculture Organization of the 
United Nations, Rome, 1998, pp. 389. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 725, 80-91; doi:10.36335/VNJHM.2021(725)80-91 91 
28. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Xã Tân An tập trung gieo sạ vụ 
Đông Xuân. –dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 28/04/2021. 
29. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Hoạt động hội Nông dân tháng 
8/2020. –dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 28/04/2021. 
30. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Lĩnh vực kinh tế tháng 7/2020. 
–dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 28/04/2021. 
31. Cổng thông tin điện tử xã Tân An, tỉnh Đồng Nai: Hội nghị tổng kết vụ mùa 2020. 
–dongnai.gov.vn/tanan/, truy cập ngày 28/04/2021. 
32. Kassam, A.H.; Molden, D.; Fereres, E.; Doorenbos, J. Water productivity: Science 
and practice – Introduction. Irrig. Sci. 2007, 25(3), 185–188. 
33. Trang thông tin điện tử đổi mới sáng tạo: Tiết kiệm nước trồng lúa bằng giải pháp 
IoT, 2020. https://doimoisangtao.vn/, truy cập ngày 03/03/2021. 
Assessment of current water and energy use for rice paddy, case 
study of Tan An Commune, Vinh Cuu District, Dong Nai 
Province 
Hoang Trang Thu1, Pham Thi Thao Nhi2, Nguyen Van Thinh3, Dao Nguyen Khoi1* 
1 Faculty of Environment, University of Science, VNU-HCM, Ho Chi Minh City,Vietnam; 
thuhoang190496@gmail.com; dnkhoi@hcmus.edu.vn 
2 Institute for Computational Science and Technology, Ho Chi Minh City, Vietnam; 
nhi.ptt@icst.org.vn 
3 Seoul National University, Seoul, Korea; vnguyen@snu.ac.kr 
Abstract: The study used the water–food–energy nexus (WEFN) approach to examine the 
water and energy use for paddy fields in the Tan An commune in Vinh Cuu district in Dong 
Nai province. WEFN index was used to estimate the efficiency of water and energy use for 
paddy cultivation in the study area. The WEFNI value for the study area was estimated to 
be approximately 0.33 indicating low nexus of WEF that means the low efficiency of water 
and energy use. Results of WEFN in the period 2019-2020 indicated that rice yield is about 
18.8 tons/ha.year, water consumption is 10 thousand m3/ha.year, and the energy 
consumption is 323 thousand MJ/ha.year for the paddy cultivation. Energy consumption for 
irrigation is about 1.5 thousand MJ/ha, accounting for around 1% of the total energy used 
for production in the study area. Based on the obtained results, the study proposed farming 
practices that optimize the efficiency of water and energy use for this crop. 
Keywords: Water–Energy–Food Nexus; water; energy; paddy field; Tan An commune. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_su_dung_nuoc_va_nang_luong_cho_san_xuat.pdf