Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn huyện
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố lớn của nước ta đã và đang trên đà phát triển
kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP. Hồ Chí Minh 10/05/2019, hiện
nay trên địa bàn TP.HCM mỗi ngày phát 13.000 tấn chất thải rắn, trong tổng số 13.000 tấn chất thải
rắn thải mỗi ngày có 8.300 tấn chất thải rắn thải sinh hoạt, 1.500 - 2.000 tấn công nghiệp, 1.200 -
1.600 tấn chất thải rắn xây dựng, 22 tấn chất thải rắn thải y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại.
Lượng chất thải rắn chưa được xử lý sẽ là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước,
không khí, đất. Huyện Hóc Môn là một huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh, huyện đang tiến hành công
tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ góp phần tăng tỷ lệ tái sinh, tái chế chất thải rắn,
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc này chưa được quan tâm đúng mức. Bài
viết này nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực huyện Hóc
Môn, TP. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiện quả công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn huyện
243 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Hồ Thị Thanh Thảo Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố lớn của nước ta đã và đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP. Hồ Chí Minh 10/05/2019, hiện nay trên địa bàn TP.HCM mỗi ngày phát 13.000 tấn chất thải rắn, trong tổng số 13.000 tấn chất thải rắn thải mỗi ngày có 8.300 tấn chất thải rắn thải sinh hoạt, 1.500 - 2.000 tấn công nghiệp, 1.200 - 1.600 tấn chất thải rắn xây dựng, 22 tấn chất thải rắn thải y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại. Lượng chất thải rắn chưa được xử lý sẽ là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước, không khí, đất. Huyện Hóc Môn là một huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh, huyện đang tiến hành công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ góp phần tăng tỷ lệ tái sinh, tái chế chất thải rắn, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc này chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiện quả công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Từ khóa: Phân loại chất thải rắn tại nguồn, chất thải rắn sinh hoạt, huyện Hóc Môn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới nên có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm ở một số quận, huyện. Huyện Hóc Môn đang trên đà phát triển về công nghiệp với số lượng công ty đông đảo hoạt động. Song song với tốc độ tăng gia tăng dân số và phát triển kinh tế của huyện Hóc Môn, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không ngừng tăng về khối lượng mà còn phức tạp hơn về thành phần và tính chất. Hơn nữa, hiện nay lượng rác thải sinh hoạt này hầu hết được thu gom theo phương thức thủ công không qua phân loại gây ra nhiều vấn đề môi trường. 244 Công tác phân loại rác tại nguồn đang được coi là giải pháp và hướng đi phù hợp hiện nay trên thế giới. Công tác này mang lại nguồn lợi về kinh tế lẫn môi trường. Chính vì vậy, để xử lý hiệu quả vấn đề môi trường ô nhiễm thì việc thực hiện đề tài nghiên cứu ‚Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện hóc môn, tp. hồ chí minh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn huyện‛ là rất cần thiết. 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN HÓC MÔN 2.1 Vị trí địa lý Hóc Môn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20 km. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi. Phía Nam giáp Quận 12. Phía Đông giáp huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương, ranh giới là Sông Sài Gòn. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa là của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Về hành chính, hiện nay huyện bao gồm Thị trấn Hóc Môn và 11 xã khác nhau là: Bà Điểm, Đông thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn. Hình 1: Bản đồ huyện Hóc Môn 2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Huyện Hóc Môn đang dần chuyển mình từ huyện nông thôn lên thành thị với các khu công nghiệp có tiềm năng. Nhiều trường học và bệnh viện đã và đang được huyện hỗ trợ đầy đủ về cơ sở cũng như vật chất. Dân số hiện nay của huyện là 546.066 người theo điều tra dân số tính đến ngày 31/12/2019 của Chi cục thống kê huyện Hóc Môn. 3 HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn huyện Hóc Môn chiếm khoảng 65,5% tổng khối lượng tương đương với 141413,3 kg/năm với tốc độ gia tăng chất thải rắn là 10%. Hoạt động thu gom do các tổ rác dân lập của mỗi phường đảm nhiệm dưới sự quản lý của 245 Công ty Dịch vụ Công ích huyện Hóc Môn, tùy thuộc vào đặc điểm của từng phường mà có sự trang bị phương tiện thu gom phù hợp. Huyện Hóc Môn được chia thành 2 khu vực: 1. Khu vực 1 bao gồm các xã: Thị trấn Hóc môn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Thới Nhì, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn. 2. Khu vực 2 bao gồm các xã: Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Thượng. Tỷ lệ thu gom ở khu vực 1 với lượng chất thải rắn là 81092,31 kg/năm cao hơn nhiều so với khu vực 2 là 60321.04 kg/năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dân cư khu vực 2 phân bố thưa thớt, vị trí xa xôi và mức thu nhập còn thấp. Do đó, họ thường không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoặc vứt chất thải rắn tại các bãi đất trống xung quanh khu vực sống. Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn là đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn, chất thải rắn được thu gom theo từng hộ gia đình và chưa qua công tác phân loại. Trung bình một ngày trên toàn huyện, chất thải rắn thu được 600 tấn/ngày. Sau khi thu gom chất thải rắn được đưa đến trạm trung chuyển gần nhất ở các xã Bà Điểm, Tân Nhì, Xuân Thới Thượng để tập kết. Cuối cùng chất thải được đưa đến bãi rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi để tiến hành chôn lấp. 4 CÔNG TÁC PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn hiện nay gặp nhiều bất cập trong công tác thu gom, với thói quen bỏ chung tất cả các loại chất thải rắn chung lại cùng nhau thì việc nhận diện loại chất thải rắn gây nhiều khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển. Đơn vị thu gom chưa có thùng/xe riêng để phân loại từng chất thải rắn nên quá trình phân loại chất thải rắn bị kéo dài. Hiện nay, tại khu vực huyện Hóc Môn vẫn còn tồn tại nhiều lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập chưa được hướng dẫn nên dẫn tới thời gian thu gom, tần suất thu gom và không tổ chức thu gom riêng biệt chất thải sau khi phân loại. Huyện Hóc Môn đang đi vào khoảng thời gian bắt đầu khởi động lại công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đặt mục tiêu các hộ dân 100% phân loại chất thải rắn tại nguồn, các hộ dân và lực lượng thu gom sẽ có một buổi tập huấn để đạt được hiệu quả phân loại rác tại nguồn tốt hơn. Hình 2: Tình trạng thu gom chất thải rắn không phân loại 246 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chính quyền huyện Hóc Môn cần nhân rộng các mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ dân vứt rác không đúng nơi qui định. Do vậy phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ con người. Từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, tham gia trực tiếp vào việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. – Tuyên truyền cụ thể và yêu cầu người dân thỏa thuận/cam kết sẽ phân loại chất thải rắn tại nguồn. – Xử phạt nghiêm khắc với các hành vi xả rác bừa bãi/không phân loại tại nguồn. – Cung cấp thêm các loại thùng rác, bao bì phân theo màu để nơi công cộng. – Lắp camera theo dõi công tác phân loại rác, đổ rác của người vận chuyển rác. – Triển khai thực hiện chương trình ‚Phân loại rác tại nguồn, môi trường sạch đẹp‛ trên địa bàn huyện Hóc Môn. – Thành lập câu lạc bộ môi trường. Hình 3: Poster hướng dẫn phân loại thùng rác theo màu 6 KẾT LUẬN Hiện nay tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với dân số huyện Hóc Môn ngày càng tăng đã tạo thêm một lượng chất thải rắn ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng chất thải rắn này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng 247 dân cư đang sinh sống tại huyện Hóc Môn. Chất lượng vệ sinh dọc theo các tuyến vận chuyển chất thải rắn nhìn chung đảm bảo vệ sinh. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tạo điều kiện tốt cho việc xử lý chất thải rắn, đây là yếu tố quyết định cho phương pháp xử lý của việc lựa chọn phương pháp xử lý và giảm chi phí cho việc xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng hiệu quả chưa cao vì ý thức người dân vẫn còn kém, việc phân loại thu gom không đồng nhất. Đề tài trình bày khảo sát hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Hóc Môn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, đề tài đi vào phân tích hệ thống quản lý, mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại huyện Hóc Môn để thấy được những mặt tích cực và tiêu cực, những tồn tại của công tác phân loại để từ đó có những giải pháp khắc phục nhằm giúp cho các nhà quản lý, các đối tượng liên quan đến vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Hóc Môn có cách nhìn đúng đắn, chính xác và có hướng phát triển mô hình phân loại rác thải rắn sinh hoạt trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn, ngày đến 06/07/2010. [2] Chi cục thống kê huyện Hóc Môn, ngày đến 29/06/2020. [3] Cổng Thông tin điện tử huyện Hóc Môn, ngày xem 16/04/2020, truy cập từ: . [4] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001). Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. [6] Ngọc Trung (2017). Báo cáo giám sát môi trường tại huyện Hóc Môn. Ngày xem 18/04/2020, truy cập từ: . [7] Nguyễn Văn Phước (2012). Quản lý và xử lý chất thải rắn. Ngày 20/04/2020. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
File đính kèm:
- danh_gia_hien_trang_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoat_cua_huye.pdf