Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Đặt vấn đề: Mãn kinh là thời kỳ của sự rối loạn

hoạt động nội tiết trong cơ thể gây ra nhiều biến đổi

về thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng

cuộc sống của người phụ nữ. Mục tiêu: (1) Đánh giá

chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành

phố Cần Thơ năm 2020. (2) Tìm hiểu một số yếu tố

liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn

kinh tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 259

phụ nữ mãn kinh (từ 45-60 tuổi) có hộ khẩu thường

trú tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9

năm 2020. Đánh giá chất lượng cuộc sống phụ nữ

mãn kinh bằng bộ công cụ The Women’s Health

Questionaire (WHQ). Kết quả: Trung bình điểm chất

lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi là

75,8 ± 9,0 điểm. Phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc

sống tốt chiếm 60,6%. Phân tích đa biến ghi nhận 3

yếu tố thật sự liên quan đến chất lượng cuộc sống của

phụ nữ mãn kinh (45-60 tuổi), trong đó, chất lượng

cuộc sống của phụ nữ mãn kinh tốt hơn ở nhóm cư

trú sống ở nông thôn, không mắc bệnh mãn tính và

không tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh

với p<0,05. Kết luận: chất lượng cuộc sống ở phụ nữ

mãn kinh từ 45-60 tuổi chưa cao, hơn 1/3 phụ nữ

mãn kinh có chất lượng cuộc sống chưa tốt. Cần tăng

cường truyền thông can thiệp nâng cao chất lượng

cuộc sống đối với phụ nữ mãn kinh.

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 18480
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2020
vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 
132 
deformation?". J Am Soc Hypertens, 10 (9), pp. 
694-701. 
7. Tientcheu D, Ayers C, Das SR, McGuire DK, 
de Lemos JA, Khera A, Kaplan N, Victor R, 
Vongpatanasin W (2015) "Target Organ 
Complications and Cardiovascular Events 
Associated With Masked Hypertension and White-
Coat Hypertension: Analysis From the Dallas Heart 
Study". Journal of the American College of 
Cardiology, 66 (20), pp. 2159-2169. 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH 
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 
Nguyễn Minh Phương1, Lê Thị Kim Định2 
TÓM TẮT33 
Đặt vấn đề: Mãn kinh là thời kỳ của sự rối loạn 
hoạt động nội tiết trong cơ thể gây ra nhiều biến đổi 
về thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng 
cuộc sống của người phụ nữ. Mục tiêu: (1) Đánh giá 
chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành 
phố Cần Thơ năm 2020. (2) Tìm hiểu một số yếu tố 
liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn 
kinh tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 259 
phụ nữ mãn kinh (từ 45-60 tuổi) có hộ khẩu thường 
trú tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 
năm 2020. Đánh giá chất lượng cuộc sống phụ nữ 
mãn kinh bằng bộ công cụ The Women’s Health 
Questionaire (WHQ). Kết quả: Trung bình điểm chất 
lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi là 
75,8 ± 9,0 điểm. Phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc 
sống tốt chiếm 60,6%. Phân tích đa biến ghi nhận 3 
yếu tố thật sự liên quan đến chất lượng cuộc sống của 
phụ nữ mãn kinh (45-60 tuổi), trong đó, chất lượng 
cuộc sống của phụ nữ mãn kinh tốt hơn ở nhóm cư 
trú sống ở nông thôn, không mắc bệnh mãn tính và 
không tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh 
với p<0,05. Kết luận: chất lượng cuộc sống ở phụ nữ 
mãn kinh từ 45-60 tuổi chưa cao, hơn 1/3 phụ nữ 
mãn kinh có chất lượng cuộc sống chưa tốt. Cần tăng 
cường truyền thông can thiệp nâng cao chất lượng 
cuộc sống đối với phụ nữ mãn kinh. 
Từ khóa: mãn kinh, chất lượng cuộc sống, yếu tố 
liên quan 
SUMMARY 
THE QUALITY OF LIFE AND ASSOCIATED 
FACTORS AMONG MENOPAUSAL WOMEN 
IN CAN THO CITY, 2020 
Background: During menopausal period, there 
are a lot of fluctuation in hormone levels making 
various mental and physical disorders, affecting to 
quality of life (QOL) for women. Objectives: (1) To 
assess the quality of life among menopausal women in 
Can Tho city, 2020. (2) To define some factors 
1Trường Đại học Y dược Cần Thơ 
2Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Minh Phương 
Email: nmphuong@ctump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 22.12.2020 
Ngày phản biện khoa học: 25.01.2021 
Ngày duyệt bài: 8.2.2021 
associated to quality of life among menopausal 
women in Can Tho city. Subjects and research 
methods: A cross-sectional study was conducted on 
259 menopausal women (from 45-60 years) who have 
been permanent residence in Can Tho city from May 
to September 2020. The Women’s Health Questionaire 
(WHQ) was used to assess the quality of life among 
menopausal women. Results: The mean QOL score 
among menopausal women from 45-60 years was 
75,8 ± 9,0. The QOL with good level among 
menopausal women was accounted for 60,6%. There 
were three associated factors to QOL among 
menopausal women, in which, QOL was better for 
women in rural area, without chronic desiases and not 
approaching menopausal health care information (p 
<0,05). Conclusions: The quality of life among 
menopausal women is not high and more than one 
third of them poor QOL. Communication interventions 
of QOL should be strengthened for menopausal women. 
Keywords: menopausal women, quality of life, 
associated factors 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mãn kinh là giai đoạn cuối cùng của kinh kỳ 
trong cuộc đời người phụ nữ, là một hiện tượng 
sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi 
45-55; tuổi mãn kinh trung bình phụ nữ Việt 
Nam là 52 ± 3,27 [2]. Do điều kiện sống và việc 
chăm sóc sức khỏe được cải thiện nên tuổi thọ 
trung bình của người dân đã tăng. Tuổi thọ càng 
cao thời kỳ mãn kinh càng kéo dài. Như vậy 
người phụ nữ phải trải qua một phần ba cuộc 
đời trong tình trạng thiếu hụt estrogen, do đó, 
không thể tránh khỏi những rối loạn tiền mãn 
kinh, mãn kinh. Đây là thời kỳ biểu hiện ngừng 
kinh nguyệt vĩnh viễn một cách tự nhiên do 
buồng trứng không còn hoạt động, nồng độ các 
hormon giảm thấp. Sự biến đổi này kéo theo 
những thay đổi về tâm sinh lý và sức khỏe người 
phụ nữ [1], như rối loạn về vận mạch, bệnh lý 
niệu sinh dục và những bệnh lý lâu dài khác 
(loãng xương, các bệnh về tim mạch). Các rối 
loạn có thể xảy ra một cách êm đềm hay phối 
hợp nhiều rối loạn như bốc hỏa, vã mồ hôi đêm, 
rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo, giảm ham muốn 
tình dục,[9]. Chính các rối loạn này ảnh hưởng 
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống (CLCS) cũng 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
133 
như hiệu quả lao động ... HÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
135 
TCBP (Không/có) 1,921 (1,152-3,201) 0,012 1,563 (0,871-2,804) 0,135 
Béo bụng (Không/có) 1,771 (1,070-2,930) 0,026 1,16 (0,624-2,158) 0,639 
Bệnh mãn tính (Không/có) 2,513 (1,505-4,196) <0,001 1,843 (1,021-3,326) 0,043 
Thể dục (Có/không) 1,902 (1,138-3,180) 0,014 1,25 (0,668-2,34) 0,486 
Tham gia sinh hoạt tập thể 
(Có/không) 
1,322 (0,682-2,566) 0,408 1,196 (0,547-2,615) 0,654 
Uống sữa (Có/không) 0,783 (0,450-1,363) 0,386 1,135 (0,582-2,213) 0,709 
Tiếp cận thông tin chăm sóc 
sức khỏe mãn kinh(Không/có) 
3,126 (1,853-5,274) <0,001 2,698 (1,497-4,864) 0,001 
Phân tích đơn biến cho thấy có 7 yếu tố liên quan đến CLCS phụ nữ mãn kinh là địa dư, tôn giáo, 
TCBP, béo bụng, bệnh mãn tính, thể dục và tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh với 
p<0,05. Phân tích đa biến, ghi nhận 3 yếu tố thật sự liên quan đến CLCS của phụ nữ mãn kinh (45-
60 tuổi) là địa dư, bệnh mãn tính và tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh với p<0,05. 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung. Tuổi trung bình ở 
nghiên cứu là 56,3 ± 4,6. The Women’s Health 
Questionaire là một bộ công cụ đo lường chất 
lượng cuộc sống cho phụ nữ trong độ tuổi 45-65 
và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên 
cứu cắt ngang và nghiên cứu tiền cứu nhằm 
đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ 
quanh tuổi mãn kinh/mãn kinh. Tham khảo các y 
văn về đánh giá chất lượng cuộc sống bằng công 
cụ Women’ Health Questionair ở phụ nữ 45-65 
tuổi, bộ công cụ này phân tích các nhóm từ 45-
54, 55-60 và 60-65 [8], do đó, để phù hợp với 
bộ công cụ, nghiên cứu phân thành 2 nhóm tuổi 
là 45-54, 55-60. Kết quả ghi nhận tỷ lệ nhóm 45-
54 và 55-60 lần lượt là 28,2% và 71,8%. 
Trong 259 phụ nữ mãn kinh tham gia nghiên 
cứu; có hơn 1/2 đối tượng sống ở thành thị; 
chiếm 55,6%; do đó, tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo 
cũng chiếm tỷ lệ thấp là 5,4%. Do nghiên cứu 
thực hiện tại trên các hộ gia đình có hộ khẩu 
thường trú tại Cần Thơ nên đối tượng chủ yếu là 
dân tộc Kinh, chiếm 98,5% cũng như nghiên cứu 
trên phụ nữ, nên đa số nghề nghiệp là nội trợ 
chiếm 56,4%; buôn bán cũng là nghề mưu sinh 
chủ yếu của phụ nữ (25,1%); tỷ lệ nông dân 
chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,7%); trình độ học vấn 
từ THPT trở lên chiếm gần 1/3 các đối tượng với 
29,7%. Khảo sát tình trạng hôn nhân của đối 
tượng, kết quả cho thấy, số phụ nữ đang sống 
cùng vợ chồng và con cái chiếm 78%; còn lại là 
sống độc thân/góa/ly thân chiếm 22,0%; đa số 
thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình có 1-2 con 
chiếm 61,4%; >2 con chiếm 26,6%; tỷ lệ không 
sinh con chiếm khá cao (12,0%). 
4.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống phụ 
nữ mãn kinh từ 45-60 tuổi. Trung bình điểm 
chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh 45-
60 tuổi là 75,8 ± 9,0 điểm. Phạm Thị Vân Như 
[7] đánh giá chất lượng cuộc sống phụ nữ sau 
mãn kinh có điểm trung bình là 62,9 ± 13,1; giá 
trị này ở nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nhàn là 
53,92 ± 11,98 [6]; nghiên cứu của Hoàng Thị 
Liên [4] là 55,39 ± 13,6; Nguyễn Thị Hòa [3] ghi 
nhận điểm trung bình CLCS là 65,4 ± 7,8. Nhìn 
chung, điểm trung bình CLCS ở nghiên cứu của 
chúng tôi cao hơn. Do thang đo đánh giá chất 
lượng cuộc sống của nghiên cứu chúng tôi là 
The Women’s Health Questionaire với 23 câu 
hỏi, trên 6 lĩnh vực. Trong khi đó, nghiên cứu 
của Phạm Thị Vân Như sử dụng thang đo The 
Utian Menopause Quality of Life Score (23 câu; 4 
lĩnh vực); Hoàng Thị Liên, Trần Thị Thanh Nhàn 
và Nguyễn Thị Hòa đánh giá trên thang đo WHO 
QoL – BREF (26 câu, 4 lĩnh vực). Như vậy, nhóm 
đối tượng 45-60 tuổi thật sự có nhiều thang đo 
đánh giá chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, thực 
tế, thang đo của chúng tôi có nhiều ưu điểm hơn 
và phù hợp hơn nếu đánh giá trên đối tượng là 
phụ nữ mãn kinh từ 45-60 tuổi. Mặc khác, các 
nghiên cứu này đã thực hiện vài năm trước đây 
(từ năm 2013-2018), yếu tố thời gian cũng là 
một vấn đề quan trọng trong cải thiện chất 
lượng cuộc sống vì dịch vụ y tế cũng như các 
vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh 
sản ở nước ta ngày càng cải thiện. 
Đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống của 
phụ nữ mãn kinh từ 45-60 tuổi cho thấy mức độ 
CLCS thấp, trung bình và cao lần lượt là 4,2%; 
35,1% và 60,6%. Phân loại CLCS thành 2 nhóm 
là tốt và chưa tốt, trong đó, CLCS tốt chiếm 
60,6%. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy hơn 1/3 phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi có 
chất lượng cuộc sống chưa tốt (39,4%). Điều 
này có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc 
sức khỏe sinh sản, vì nghiên cứu cho thấy hiện 
tại trong cộng đồng phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi, 
cụ thể là tại thành phố Cần Thơ, cứ 3 người 
thuộc nhóm đối tượng này thì có ít nhất 1 người 
có chất lượng cuộc sống chưa tốt. Tuy nhiên, 
vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 
136 
thực trạng này vẫn có thể được xem là khả quan 
hơn so với các địa phương khác. Tỷ lệ chất 
lượng cuộc sống tốt ở nghiên cứu của chúng tôi 
cao hơn nhiều so với các nghiên cứu của tác giả 
khác. Hoàng Thị Liên (năm 2013) [4] và Trần 
Thị Thanh Nhàn [6] (năm 2016) nghiên cứu tại 
Huế, chất lượng cuộc sống tốt ở phụ nữ mãn 
kinh 50-60 tuổi tương ứng 14% và 11,5%. 
Nguyễn Thị Hòa (năm 2018)[3], chất lượng cuộc 
sống tốt của phụ nữ mãn kinh tại Hải Phòng 
chiếm 41,9%. Như đã lý giải ở trên, thang đo 
CLCS có sự khác biệt; đặc điểm của đối tượng 
nghiên cứu khác nhau từng vùng địa phương 
cũng như tác động của yếu tố thời gian nên tình 
trạng CLCS ở nghiên cứu không giống nhau. 
4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất 
lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh từ 45-60 
tuổi. Phân tích đơn biến cho thấy có 7 yếu tố 
liên quan đến CLCS phụ nữ mãn kinh là địa dư, 
tôn giáo, TCBP, béo bụng, bệnh mãn tính, thể 
dục và tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe 
mãn kinh với p<0,05. Trong đó, nhóm phụ nữ 
mãn kinh có CLCS tốt hơn ở nhóm sống ở vùng 
nông thôn; không tôn giáo; không TCBP; không 
béo bụng; không bệnh mãn tính; có tập thể dục; 
không tiếp cận với thông tin chăm sóc sức khỏe 
mãn kinh. Áp dụng phương pháp phân tích hồi 
quy đa biến để loại trừ các biến số không thật sự 
ảnh hưởng đến CLCS của phụ nữ mãn kinh, kết 
quả ghi nhận còn 3/7 yếu tố thật sự liên quan là 
nơi cư trú, tình trạng bệnh mãn tính, tình hình 
tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh. 
Trong đó, nhóm phụ nữ sống ở nông thôn có 
CLCS tốt hơn nhóm sống ở thành thị 2,278 (KTC 
95% 1,262-4,11) lần với p=0,006. Thực tế, 
nhóm phụ nữ sống ở nông thôn có môi trường 
yên tĩnh và ít ồn ào, áp lực hơn so với phụ nữ 
thành thị. Phụ nữ mắc bệnh mãn tính có nguy cơ 
CLCS kém hơn nhóm không mắc bệnh 1,843 
(KTC 95% 1,021-3,326) lần với p=0,043. Khi 
phụ nữ không mắc bệnh thì trạng thái sức khỏe 
cũng như tinh thần tốt hơn so với nhóm mắc 
bệnh. Khi mắc các bệnh mãn tính, người bệnh 
phải điều trị và cần sự can thiệp y tế hàng ngày 
và kéo dài suốt đời. Thời gian bệnh càng kéo 
dài, uống thuốc điều trị lâu ngày cũng gây các 
tác dụng phụ không mong muốn, kèm thêm các 
biến chứng do bệnh mang lại, ảnh hưởng đến 
thể trạng của người bệnh, tăng sự mệt mỏi, lo 
âu, thậm chí trầm cảm. Chính điều này gây giảm 
sút chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. 
Kết quả phù hợp với một số nghiên cứu khác. 
Trần Thị Thanh Nhàn ghi nhận yếu tố liên quan 
đến chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh là 
bệnh mãn tính, trong đó, mắc bệnh mãn tính có 
CLCS kém hơn 2,22 lần so với không mắc bệnh 
(KTC 95% 1,4-3,54) với p=0,001 [6]. Tình trạng 
bệnh tật ảnh hưởng xấu đến CLCS của phụ nữ 
mãn kinh cũng được ghi nhận ở nhiều nghiên 
cứu trước đây[9]. 
Nhóm không tiếp cận thông tin chăm sóc sức 
khỏe mãn kinh có tỷ lệ CLCS tốt cao hơn nhóm 
còn lại 2,698 (KTC 95% 1,497-4,864) với 
p=0,001. Qua quá trình khảo sát ghi nhận, lý do 
đối tượng tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe 
mãn kinh vì chịu ảnh hưởng nhiều bởi các triệu 
chứng của mãn kinh hoặc các vấn đề sức khỏe 
khác. Do đó, trong quá trình tìm đến các dịch vụ 
y tế, được các cán bộ y tế tư vấn rõ hơn về 
nguyên nhân cũng như các thông tin liên quan 
chăm sóc sức khỏe thời kỳ mãn kinh. Điều này 
cho thấy nhiều phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi đối 
mặt với vấn đề rối loạn do mãn kinh và nhu cầu 
tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe mãn 
kinh khá cao. Để CLCS của phụ nữ càng được 
nâng cao hơn, ngành y tế cần xem xét ưu tiên 
giải pháp truyền thông chăm sóc sức khỏe về 
mãn kinh cho phụ nữ trước, trong và sau mãn 
kinh (40-65 tuổi), để họ có kiến thức, kỹ năng 
phòng các rối loạn thời kỳ trước mãn kinh và biết 
cách xử trí giảm các triệu chứng do rối loạn sau 
mãn kinh. 
V. KẾT LUẬN 
Trung bình điểm chất lượng cuộc sống của 
phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi là 75,8 ± 9,0 điểm; 
tỷ lệ chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh mức 
tốt chiếm 60,6%. Phân tích hồi quy đa biến ghi 
nhận 3 yếu tố thật sự liên quan đến CLCS của 
phụ nữ mãn kinh, trong đó, nhóm phụ nữ sống 
ở nông thôn có CLCS tốt hơn nhóm sống ở thành 
thị 2,278 (KTC 95% 1,262-4,11) lần với p = 
0,006; phụ nữ mắc bệnh mãn tính có nguy cơ 
CLCS kém hơn nhóm không mắc bệnh 1,843 
(KTC 95% 1,021-3,326) lần với p=0,043; nhóm 
không tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn 
kinh có tỷ lệ CLCS tốt cao hơn nhóm còn lại 
2,698 (KTC 95% 1,497-4,864) với p=0,001. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Phụ sản Trường Đai học Y Dược Huế 
(2007), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
2. Phạm Minh Đức và cộng sự (2004), Nghiên 
cứu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt 
Nam mãn kinh và đề xuất các giải pháp can thiệp 
nhằm nâng cao chất lượng sống của phụ nữ lứa 
tuổi này, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà 
Nước, Bộ Khoa học-Công nghệ, Hà Nội, tr.53. 
3. Nguyễn Thị Hòa (2018), “Đánh giá chất lượng 
cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại huyện Kiến Thụy, 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
137 
Hải Phòng”, Tạp chí nghiên cứu khoa học, tập 2 
(1), tr. 62-66 
4. Hoàng Thị Liên, Lương Thanh Bảo Yến, Võ 
Văn Thắng (2014), “Chất lượng cuộc sống và 
các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành 
phố Huế”, Tạp chí y tế công cộng, số 6, tr.33-37. 
5. Trịnh Hoài Ngọc (2013), Hiệu quả của đi bộ và 
tư vấn về rối loạn quanh mãn kinh tại bệnh viện 
Từ Dũ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học 
Y dược Hồ Chí Minh. 
6. Trần Thị Thanh Nhàn (2016), “Nghiên cứu chất 
lương cuộc sống và yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn 
kinh thành phố Huế”, Tạp chí y tế công cộng, Tập 
6 (42), tr. 42-47. 
7. Phạm Thị Vân Như (2016), “Đánh giá chất 
lượng cuộc sống của phụ nữ sau mãn kinh và các 
yếu tố liên quan tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm 
Đồng”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 
20 (1), tr. 241-246. 
8. Hunter MS (2000), "The Women's Health 
Questionnaire (WHQ): the development, 
standardization and application of a measure of 
mid-aged women's emotional and physical health". 
Quality of Life Res, 9, 733-738. 
9. Sudhaa Shama, Neha Mahajan (2015), 
“Menopausal symptoms and its effect on quality of 
life in urban versus rural women: A cross-sectional 
study”, Journal Midlife Health, Vol 6 (1); pp. 16-20. 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI BỆNH 
TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH THỂ THIẾU 21-HYDROXYLASE 
Vũ Chí Dũng*,**, Trần Huy Thịnh*, Trần Vân Khánh* 
TÓM TẮT34 
Tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu 21-
hydroxylase là bệnh gây nên do đột biến gen 
CYP21A2 làm mất hoặc thiếu hụt enzym 21-
hydroxylase, một enzym then chốt tham gia vào quá 
trình tổng hợp cortisol, dẫn đến hậu quả là không 
tổng hợp hoặc giảm tổng hợp cortisol, tăng tổng hợp 
testosterone đưa đến hình ảnh lâm sàng suy thượng 
thận cấp, nam hóa đơn thuần ở trẻ gái và dậy thì sớm 
ở trẻ trai. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và 
được phân loại thành 3 thể bệnh chính: mất muối, 
nam hóa đơn thuần, không cổ điển. Việc phân loại thể 
bệnh và theo dõi đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân 
tăng sản thượng thận bẩm sinh có ý nghĩa quan trọng 
trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nghiên cứu thực 
hiện với mục tiêu: Xác định tỉ lệ các thể bệnh và đặc 
điểm lâm sàng của bệnh nhân tăng sản thượng thận 
bẩm sinh do thiếu hụt enzym 21-hydroxylase. 209 
bệnh nhân được phân tích và đánh giá đặc điểm lâm 
sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả cho thấy, 
đã phát hiện được 77% bệnh nhân thể mất muối, 
21% thể nam hóa đơn thuần chiếm và 2% mắc thể 
không cổ điển. Bệnh nhân thể mất muối và thể không 
cổ điển được chẩn đoán sớm hơn (32 ngày và 18,5 
ngày) so với bệnh nhân thể nam hóa đơn thuần (1590 
ngày) (p<0.001). Thể bệnh mất muối có tỉ lệ nam/nữ 
gần tương đương nhau (nam 46,6% và nữ 54,4%). 
Thể nam hóa đơn thuần có tỉ lệ bệnh nhân nữ cao 
hơn (81,8% nữ và 18,2% nam). Mơ hồ giới tính ở 
bệnh nhân nữ ở cả ba thể mất muối, nam hóa đơn 
thuần và không cổ điển là tương đương nhau (lần lượt 
96%, 97%, và 100%). Cơn suy thượng thận cấp chỉ 
*Trường Đại học Y Hà Nội 
**Bệnh viện Nhi Trung ương 
Chịu trách nhiệm chính: Trần Vân Khánh 
Email: tranvankhanh@hmu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 14.12.2020 
Ngày phản biện khoa học: 25.01.2021 
Ngày duyệt bài: 8.2.2021 
xuất hiện ở bệnh nhân thể mất muối với tỉ lệ ở nam là 
91,8%, ở nữ là 78,6%. 
Từ khóa: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, 21 
Hydroxylase, Đặc điểm lâm sàng, thể bệnh 
SUMMARY 
CLINICAL CHARACTERISTICS AND 
CLASSIFICATION OF 21-HYDROXYLASE 
DEFICIENT – CONGENITAL ADRENAL 
HYPERPLASIA 
21-hydroxylase deficient – congenital adrenal 
hyperplasiais a disease caused by a mutation in the 
CYP21A2 gene, resulting loss of function of the 21-
hydroxylase enzyme, a key enzyme involved in the 
synthesis of cortisol, resulting in reduced cortisol 
synthesis, increased testosterone synthesis which lead 
to the clinical manifestations of acute adrenal failure, 
virilizing in girls and early puberty in boys. The disease 
vary in term of clinical manifestations and is classified 
into three major disease categories: salt wasting, 
simple virilizing, and non-classical. Classification of 
disease and clinical characteristics in patients with 
congenital adrenal hyperplasia is important in the 
diagnosis and treatment of the disease. Objective: To 
determine the incidence and clinical characteristics of 
patients with congenital hyperplasia due to 21-
hydroxylase deficiency. 209 patients admited to the 
National Children Hospital were analyzed and 
evaluated clinically. Results showed that 77% of 
patients were classified as salt wasting, 21% as simple 
virilizing and 2% as non-classical. Patients in the salt 
wasting and non-classical group were diagnosed 
earlier (32 days and 18.5 days) than those in the 
simple virilizing group (1590 days) (p <0.001). The 
proportion of males / females were nearly equal in salt 
wasting group (46.6% males and 54.4% females). 
Simple virilizing group has a higher proportion of 
female patients (81.8% female and 18.2% male). The 
incident of gender ambiguity in female patients in all 
three categories of salt loss, male and female, were 
similar (96%, 97%, and 100%, respectively). Acute 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_o_phu_nu_man_kinh_va_yeu_to_li.pdf