Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo sự nghiệp phát triển thể dục thể thao trong những năm cả nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Bối cảnh lịch sử: Từ đầu năm 1945, để cứu
vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng
hòa và sự phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”, đế quốc Mỹ đã đưa quân Mỹ và quân các
nước chư hầu vào Miền Nam Việt Nam tiến
hành cuộc “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời dùng
không quân và hải quân gây chiến tranh phá
hoại rất dã man Miền Bắc nhằm thống trị cả
nước ta. Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả
nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa: Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị
tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không
sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!”. Tình
hình diễn ra như vậy, Đảng đã quyết định phát
động cuộc kháng chiến toàn quốc chống đế
quốc Mỹ, cứu nước. Miền Bắc vừa chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện sức
người, sức của cho cách mạng Miền Nam bằng
đường bộ và đường biển. Để tăng cường sức
mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ ở Miền Bắc và chi viện cho cách
mạng Miền Nam chiến thắng quân Mỹ xâm
lược, một trong những lĩnh vực được Đảng quan
tâm chỉ đạo, đó là sự nghiệp phát triển TDTT từ
năm 1965 đến giữa năm 1975.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo sự nghiệp phát triển thể dục thể thao trong những năm cả nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 2 ÑAÛNG COÄNG SAÛN VIEÄT NAM CHÆ ÑAÏO SÖÏ NGHIEÄP PHAÙT TRIEÅN THEÅ DUÏC THEÅ THAO TRONG NHÖÕNG NAÊM CAÛ NÖÔÙC TA KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG ÑEÁ QUOÁC MYÕ *ThS, Nhà nghiên cứu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Trương Quốc Uyên* Bối cảnh lịch sử và nhu cầu phát triển TDTT trong những năm cả nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ Bối cảnh lịch sử: Từ đầu năm 1945, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hòa và sự phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào Miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời dùng không quân và hải quân gây chiến tranh phá hoại rất dã man Miền Bắc nhằm thống trị cả nước ta. Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa: Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!”. Tình hình diễn ra như vậy, Đảng đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống đế quốc Mỹ, cứu nước. Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện sức người, sức của cho cách mạng Miền Nam bằng đường bộ và đường biển. Để tăng cường sức mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc và chi viện cho cách mạng Miền Nam chiến thắng quân Mỹ xâm lược, một trong những lĩnh vực được Đảng quan tâm chỉ đạo, đó là sự nghiệp phát triển TDTT từ năm 1965 đến giữa năm 1975. Nhu cầu phát triển TDTT: Tình hình sức khoẻ của cán bộ, nhân dân ta ở Miền Bắc thời kỳ cả nước tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ hạn chế, giảm sút nhiều. Bởi vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng, Nhà nước về điều kiện sống cả vật chất và tinh thần, phòng bệnh và chữa bệnh đối với cán bộ, nhân dân. Theo quan điểm của Bác Hồ, phòng bệnh là chính. Từ đó trở thành phương châm của ngành Y tế Việt Nam. Chỉ thị số 140 – CT/TW ngày 11 tháng 1 năm 1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân ta trước tình hình mới, nhận định: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hiện nay, nhiệm vụ to lớn và cấp bách của toàn Đảng và toàn dân là phải ra sức bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của cán bộ và nhân dân một cách toàn diện để sản xuất và chiến đấu thắng lợi”. Gần một năm sau, Chỉ thị số 156- CT/TW ngày 20 tháng 11 năm 1967 về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức, Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Trong tình hình sản xuất, chiến đấu và công tác khẩn trương hiện nay, công tác bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức càng trở thành yêu cầu cấp bách, là một trong những khâu trọng yếu để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Nhu cầu về sức khoẻ cho mọi người cấp bách như vậy thì nhu cầu về phát triển TDTT càng bức thiết. Từ đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng trong Chỉ thị số 180-CT/TW, ngày 26 tháng 8 năm 1970 đề cập: “Thể dục thể thao là một biện pháp tích cực để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của con người. Chúng ta cần ra sức Thời kỳ cả nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo sáng tạo tất cả các lĩnh vực phục vụ tích cực cuộc kháng chiến này đi tới thắng lợi vẻ vang, trong đó có lĩnh vực Thể dục thể thao (TDTT). Đảng chỉ đạo sự nghiệp phát triển TDTT bằng phương thức đề ra đường lối TDTT. Từ đó Nhà nước thể chế hóa đường lối này thực hiện trong hoạt động thực tiễn. 3 Sè §ÆC BIÖT / 2020 phát triển thể dục thể thao, đưa phong trào thể dục thể thao tiến lên mạnh mẽ, vững chắc”. Nội dung cơ bản Đường lối thể dục thể thao của Đảng những năm cả nước ta chống đế quốc Mỹ Quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo chung sự nghiệp phát triển TDTT: “Nước ta trong hoàn cảnh có chiến tranh, việc tăng cường sức khoẻ của nhân dân nhằm phục vụ kinh tế và quốc phòng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước. Với nhận thức sâu sắc rằng, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người là vốn quý nhất, việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ con người là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng con người mới. Thể dục thể thao là một biện pháp tích cực bảo vệ và tăng cường sức khoẻ con người” (Chỉ thị số 180-CT/TW - 1970). Cũng trong chỉ thị này, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trương: “Chúng ta cần ra sức phát triển thể dục thể thao, đưa phong trào thể dục thể thao tiến lên mạnh mẽ vững chắc”. Để thực hiện tốt chủ trương này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đề ra các chủ trương cụ thể hoặc những nhiệm vụ quan trọng như sau: Tăng cường năng lực công tác của các cơ quan TDTT các cấp, các ngành liên quan; tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền đối với công tác TDTT trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ TDTT, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt phải phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải quán triệt Đường lối TDTT của Đảng, vận dụng Đường lối này có hiệu quả trong công tác, tích cực và gương mẫu trong các hoạt động TDTT; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT đảm bảo về các mặt chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ TDTT để nâng cao hiệu quả, chất lượng của các hoạt động TDTT. Quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo phát triển các bộ phận TDTT quần chúng Quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo phát triển TDTT ở các cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các cơ quan: Phát triển phong trào TDTT ở cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khoẻ nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc phòng, phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội, phục vụ xây dựng con người mới. Từ quan điểm này Đảng chủ trương phát triển phong trào TDTT rộng khắp, lấy thể dục, rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và 5 môn “chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” làm trọng tâm, phù hợp với các đối tượng, các lứa tuổi với ngành nghề. Quan điểm, chủ trương định hướng chỉ đạo phát triển TDTT trường học: Trong những năm cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ Đảng đã đề cập tới các quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo TDTT trường học như sau: TDTT trường học là một trong những mặt cơ bản giáo dục thế hệ trẻ học sinh, sinh viên, phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Các hoạt động TDTT trong trường học phải phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh học tập của học sinh và sinh viên trong tình hình đất nước diễn ra chiến tranh. Từ những quan điểm đó, Đảng đề ra những chủ trương chỉ đạo TDTT trường học: Tiến hành cải tiến nội dung, phương pháp và tổ chức việc dạy thể dục một cách hợp lý, khoa học nhằm nâng cao sức khoẻ và chữa một số bệnh cho học sinh và sinh viên; phát động phong trào rèn luyện thân thể thường xuyên trong học sinh, sinh viên nhằm tăng cường thể lực cho tuổi trẻ, tổ chức các hoạt động thể thao phù hợp với lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên. Các hoạt động thể thao được tiến hành từ nhu cầu và tự nguyện của học sinh, sinh viên, của môi trường, địa bàn trong tình hình thuận lợi. Quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo tăng cường TDTT trong lực lượng vũ trang: Chỉ thị số 180-CT/TW - 1970 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Trong các lực lượng vũ trang, việc tập luyện thể dục thể thao phải cải tiến (nội dung và phương pháp) cho phù hợp với từng quân chủng, binh chủng, thiết thực phục vụ việc rèn luyện quân sự”. Quan điểm này của Đảng đề cập tới hoạt động TDTT trong quân đội thuộc các binh chủng như bộ binh, pháo binh, hải quân, không quân, đáp ứng với yêu cầu tăng cường thể lực và các kỹ năng chiến thuật, tác chiến cho cán bộ, chiến sĩ, chuẩn bị tinh thần chiến đấu và chiến đấu có hiệu quả tích cực. Đảng chủ trương đối với quân đội và công an nhân dân: Tổ chức thực hiện rèn Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 4 luyện thân thể theo tiêu chuẩn một cách thường xuyên đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an nhân dân. Tiến hành luyện tập chu đáo 5 môn “chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” trong các binh chủng quân đội và trong lực lượng công an nhân dân, nhất là đối với công an vũ trang. Quan điểm, chủ trương định hướng, chỉ đạo phát triển thể thao thành tích cao: Quan điểm định hướng, chỉ đạo của Đảng: Phát triển lực lượng vận động viên (VĐV) thể thao thành tích cao trên cơ sở phát triển mạnh mẽ TDTT quần chúng, nhất là thể thao trường học, thể thao trong lực lượng vũ trang. Chủ trương chỉ đạo của Đảng: Tăng cường tuyển chọn đào tạo lực lượng VĐV năng khiếu có đạo đức tốt, có triển vọng đạt thành tích cao, chú trọng cả chất và lượng. Xây dựng lực lượng vận động viên của các tỉnh, thành phố, các ngành có tiềm năng, đông đảo, mạnh mẽ nhằm cung cấp nguồn nhân tài cho các đội tuyển quốc gia các môn thể thao trọng điểm. Lực lượng VĐV thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được xây dựng và tăng cường trên nền tảng thể thao thành tích cao của các ngành quân đội, công an, giáo dục và đào tạo, của các tỉnh, thành phố. Trên đây là nội dung cơ bản Đường lối TDTT của Đảng trong những năm cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đường lối TDTT của Đảng trong những năm này có sự sáng tạo phù hợp với điều kiện, tình hình chiến tranh và đáp ứng với nhu cầu phát triển TDTT vì dân, vì nước. Để quản lý, chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp phát triển TDTT có hiệu quả tích cực trong những năm cả nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Nhà nước đã thể chế hóa đường lối TDTT của Đảng. Nội dung thể chế hóa bao hàm nhiều nhiệm vụ, biện pháp quan trọng trong những văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ như Chỉ thị số 05-TTg/VP, ngày 07/01/1966 về công tác TDTT trong những năm tới; Chỉ thị số 187-TTg/VP, ngày 28/01/1972 về việc chuyển hướng công tác TDTT trong tình hình mới. Kết quả thực hiện đường lối TDTT của Đảng những năm cả nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ Thực hiện đường lối TDTT của Đảng với sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, ngành TDTT đã phối hợp với các ngành có liên quan điều hành các hoạt động TDTT đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong những năm cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Những kết quả đó góp phần tích cực vào thắng lợi của dân tộc ta chống Khẳng định tầm quan trọng của Thể dục thể thao với sức khỏe nhân dân và việc đào tạo nguồn nhân lực TDTT, chỉ 2 năm sau khi thành lập, Trường Trung cấp TDTT Trung ương đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 5 Sè §ÆC BIÖT / 2020 đế quốc Mỹ xâm lược. Sau đây là những kết quả chủ yếu. Những hoạt động chủ yếu phát triển TDTT ở các cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các cơ quan Năm 1966, phong trào TDTT trên địa bàn cấp huyện được khởi xướng. Từ đó, phong trào TDTT cấp huyện ngày càng được phát triển lan tỏa trên miền Bắc nước ta. Tính đến cuối năm 1974 đầu năm 1975 có hơn 100 huyện có phong trào TDTT trong hầu hết các cơ sở xã. Đầu năm 1969, Ủy ban TDTT phát động phong trào “Mùa xuân thượng võ”, đẩy mạnh các hoạt động thể thao dân tộc, thể thao quốc phòng, trọng tâm là 5 môn “chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” và các phong trào “Vai trăm cân, chân ngàn dặm”, “Chân đồng vai sắt”, “Chạy về thăm quê Bác”, có hàng triệu người trên miền Bắc hưởng ứng tham gia. Năm 1970, Ủy ban TDTT phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên chỉ đạo tổ chức trên toàn Miền Bắc nước ta phát động phong trào “Khỏe để sản xuất và chiến đấu”. Đầu năm 1970, Tổng công đoàn Việt Nam phát động phong trào “Rèn luyện thân thể thao tấm gương sáng ngời của Bác Hồ”, đông đảo cán bộ viên chức, công nhân của các cơ quan, xí nghiệp, công trường, lâm trường, nông trường hưởng ứng tập luyện. Vào tháng 3 năm 1973, mở đầu phong trào “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tổng cục TDTT phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Chạy nối liền Bắc – Nam” và đến đầu năm 1974, phát động phong trào “Toàn xã biết bơi” và “Toàn đơn vị biết bơi”. Những hoạt động chủ yếu phát triển TDTT ở trường học: Từ tháng 2 năm 1965, các trường học phải sơ tán ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn và các đầu mối giao thông, cầu đường quan trọng, chương trình dạy môn Thể dục trong những năm cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ được cải tiến để phù hợp với tình hình chiến tranh và điều kiện địa bàn sơ tán. Đầu tháng 3 năm 1966, Hội nghị cán bộ chỉ đạo phong trào TDTT trường học toàn miền Bắc nước ta được tổ chức, tiến hành tổng kết và xây dựng kế hoạch phát triển các trường học điển hình tiên tiến về TDTT, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm dạy thể dục trong tình hình thời chiến. Từ năm học 1966 - 1967, nhiều trường học đã hưởng ứng, luyện tập trong học sinh, sinh viên phong trào 5 môn “Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ”. Phong trào này phát triển mạnh trong đoàn viên thanh niên, học sinh cấp III (Trung học phổ thông), sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp và đại học. Năm 1971 tiến hành cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với học sinh, sinh viên. Đến ngày 08 tháng 4 năm 1973, Bộ Giáo dục và Tổng cục TDTT ra Chỉ thị liên tịch về thực hiện chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn trong học sinh, sinh viên. Trong những năm từ 1970 đến 1975, hầu hết các trường trung học phổ thông ở miền Bắc nước ta tổ chức Đại hội TDTT. Nhiều địa phương tổ chức thi đấu và tuyển chọn đội thể thao của Trường tham dự các Đại hội TDTT học sinh toàn miền Bắc vào năm 1974 và 1975. Qua đó chọn đội thể thao giỏi nhất để tham dự Đại hội điền kinh 4 môn phối hợp thiếu niên thế giới. Ngày 02 tháng 5 năm 1965, Đại hội điền kinh học sinh, sinh viên toàn miền Bắc được tổ chức tại Trường Đại học Nông nghiệp I (Hà Nội). Năm 1969, giải Điền kinh học sinh và sinh viên Đại học, Trung học chuyên nghiệp được tổ chức thành công tốt đẹp ở các khu vực sơ tán. Những hoạt động chủ yếu phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang: TDTT trong quân đội, từ năm 1965, toàn quân đã có phong trào tập luyện đi bộ mang vác nặng, chạy dai sức, chạy mang vác vũ khí, tất cả để rèn luyện “Chân đồng, vai sắt” nhằm đáp ứng yêu cầu “Sẵn sàng có lệnh là đi, có địch là đánh, đánh là phải thắng”. Trong tình hình cả nước có chiến tranh, Phòng TDTT Quân đội đề ra một số biện pháp huấn luyện thể lực trong điều kiện mới như tận dụng vật liệu và địa hình tại chỗ, kết hợp huấn luyện thể lực với huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và sẵn sàng chiến đấu. Các cuộc thi 3 môn thể dục quân sự (Bắn súng, Ném lựu đạn, Chạy vũ trang) được tổ chức thường xuyên trong quân đội những năm từ 1971 - 1975. Hội thao “Quyết thắng” toàn quốc chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức vào ngày 22/12/1974. Nội dung Hội thao gồm có 3 bài thể dục, 16 động tác, chạy vũ trang 3km, chạy vượt chướng ngại vật, bơi vũ trang, chạy 100m, nhảy cao, nhảy xa, chống đẩy tay xà kép, cử tạTất cả 7 tiêu chuẩn rèn luyện thể Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 6 lực. Thể thao thành tích cao của quân đội tương đối phát triển. Các môn Bắn súng, Điền kinh, Bóng đá, Bóng chuyền được chú ý đầu tư phát triển trong những năm từ 1965 - 1975. TDTT trong lực lượng công an nhân dân: Năm 1972 ngành Công an đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT ở các đơn vị. Nội dung hoạt động của phong trào là các môn: Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ, đi bộ làm trọng tâm, đồng thời phát triển các môn Bóng đá, Bóng bàn. Năm 1974, ngành Công an đã tổ chức được Hội thao “Vì an ninh Tổ quốc”. Về thể thao thành tích cao, lực lượng VĐV Bắn súng được rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nhiều VĐV đã tham gia thi đấu tại các giải Bắn súng toàn miền Bắc giành được những thành tích tốt. Các hoạt động và thành tích của thể thao thành tích cao: Năm 1965, tuy rằng cả nước ta đang diễn ra chiến tranh, nhưng ngành TDTT vẫn tiến hành các hoạt động về thể thao thành tích cao, chủ yếu là huấn luyện nâng cao kỹ năng và thành tích cho lực lượng VĐV các môn. Đầu năm 1966, việc chuẩn bị tham dự Đại hội GANEFO Châu Á lần thứ nhất được tiến hành rất khẩn trương, phấn đấu để giành được những thành tích cao ở những môn thể thao trọng điểm. Giữa tháng 12 năm 1966, Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội GANEFO Châu Á lần thứ I ở Phnôm Pênh (Campuchia) đã giành được thành tích đáng trân trọng: 4 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 13 huy chương đồng, trong đó 2 huy chương vàng môn Bắn súng, môn Bơi 1 huy chương vàng, môn Điền kinh 1 huy chương vàng. Ngay sau khi hoàn thành tốt đẹp những ngày tham dự Đại hội GANEFO Châu Á lần thứ I tổ chức ở Campuchia trở về nước, Đoàn Thể thao Việt Nam rất vinh dự được Bác Hồ tiếp, khen ngợi và căn dặn tiếp tục cố gắng hơn nữa trong tập luyện cũng như thi đấu đem vinh quang về cho dân tộc anh hùng. Phát triển TDTT ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam những năm cả nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ: Tháng 6 năm 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra đời. Từ sau ngày Chính phủ được thành lập, vùng giải phóng ngày càng mở rộng TDTT ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam do vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về TDTT trong hoạt động với những kinh nghiệm phát triển TDTT ở Miền Bắc cho nên trong một thời gian ngắn đã có sự phát triển tích cực. Để tăng cường hoạt động TDTT cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, tháng 2 năm 1974, Tổng cục TDTT đã thành lập và cử một tổ cán bộ TDTT vào giúp phát triển TDTT mạnh mẽ hơn. Tổ cán bộ này đã tiến hành các hoạt động như: Mở các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên TDTT (1 lớp ở Ban Giáo dục có 27 học viên, trong đó 10 nữ, 1 lớp cho cán bộ cơ quan Dân - Chính - Đảng hàng chục học viên, 1 lớp cho Đoàn thanh niên có 30 học viên). Tổ chức các hoạt động TDTT ở vùng giải phóng tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh là nơi tập trung các cơ quan xung phong Trung ương Cục miền Nam Việt Nam như: Thể dục sáng, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá. Tổ chức được các giải thể thao quần chúng, nhất là tổ chức thành công ngày Hội TDTT vùng giải phóng từ ngày 1 - 3 tháng 9 năm 1974, có trên 100 người tham gia các nội dung như biểu diễn võ thuật, thi đấu Bóng đá, Bóng chuyền, Chạy bền. Các hoạt động thể thao thành tích cao, nổi bật của Chính phủ cách mạng lâm thời ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, đó là: Thành lập được Đoàn thể thao tham gia giải bóng đá Châu Á - Phi - Mỹ La tinh vào tháng 7/1973 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), tham dự giải thể thao Châu Á năm 1974 tại Nhật Bản, tham dự giải thể thao Châu Á - Phi - Mỹ La Tinh đầu năm 1975 tại Nigeria (Châu Phi). Các đoàn thể thao của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tuy không giành được huy chương nhưng có ý nghĩa lớn về tinh thần đoàn kết với các nước ủng hộ nhân dân ta chống đế quốc Mỹ. Toàn bộ hoạt động và kết quả về TDTT trên đây từ việc quán triệt và thực hiện Đường lối TDTT của Đảng trong những năm cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Những hoạt động và kết quả đó về TDTT góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ xâm lược đi tới thành công.
File đính kèm:
- dang_cong_san_viet_nam_chi_dao_su_nghiep_phat_trien_the_duc.pdf