Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày

Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, hát

quan lang là một loại dân ca đặc sắc, được sử dụng trong lễ cưới của

người Tày. Với mục đích tìm hiểu một số đặc điểm hình thức của văn

bản hát quan lang xét theo hệ dọc (cấp bậc), hệ ngang (lượt lời), chúng

tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp

tiếp cận liên ngành; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp

phân tích; phương pháp miêu tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xét

theo hệ dọc (cấp bậc), cuộc hát quan lang có hai chặng hát: hát thử

thách, hát đón dâu. Mỗi chặng hát gồm những lời hát gắn với các nghi

lễ trong đám cưới. Trong số 59 lời hát được khảo sát, cấu trúc ba đoạn

có 53/59 lời hát (89,8%), cấu trúc hai đoạn có 6/59 lời hát (10,2%). Xét

theo hệ ngang (lượt lời), kết cấu một chiều có 19/59 lời hát (32,2%),

kết cấu đối đáp có 40/59 lời hát (67,8%). Chính nhờ sự đa dạng trong

sử dụng cấu trúc, kết cấu mà hát quan lang trở lên sinh động khi diễn

xướng, khiến cho khán thính giả chăm chú theo dõi cuộc hát từ đầu

đến cuối, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân,

góp phần làm phong phú thêm vốn dân ca đám cưới Tày

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 1

Trang 1

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 2

Trang 2

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 3

Trang 3

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 4

Trang 4

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 5

Trang 5

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 6

Trang 6

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 7

Trang 7

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 8

Trang 8

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 9

Trang 9

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 5980
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày

Đặc điểm văn bản hát “Quan lang” trong dân ca Tày
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
TEXT FEATURES OF "QUAN LANG" SINGING IN TAY FOLK SONGS 
Le Thi Nhu Nguyet * 
TNU Publishing House 
 ARTICLE INFO ABSTRACT 
 Received: 16/3/2021 In the folklore of Vietnamese ethnic minorities, quan lang singing is a 
 unique folk song, used in the Tay people's weddings. The study aims to 
 Revised: 29/4/2021 learn some formal features of quan lang singing text in terms of vertical 
 Published: 11/5/2021 system (hierarchy) and horizontal system (lyrics). The main methods 
 include interdisciplinary method, statistics, classification, analytical and 
KEYWORDS descriptive methods. Research results show that in terms of vertical 
 system (hierarchy), quan lang singing has two stages, namely challenge 
Quan lang singing and welcoming singing. Each stage includes lyrics associated 
Lyrics with wedding rituals. Out of 59 texts surveyed, the three-paragraph 
Structure structure has 53/59 texts (89.8%), the two-paragraph structure has 6/59 
 ones (10.2%). In terms of horizontal system (lyrics), the one-way 
Traditional culture structure has 19/59 texts (32.2%), the reciprocal structure has 40/59 
Tay people texts (67.8%). Thanks to the diversity in using structures, singing quan 
 lang becomes lively when performing, attracting the audience's 
 attention during the whole performance, and at the same time, 
 stimulating the singers' ability of improvisation, which contribute to 
 enriching Tay wedding folk songs. 
 ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN HÁT “QUAN LANG” TRONG DÂN CA TÀY 
 Lê Thị Như Nguyệt 
 Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 
 THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
 Ngày nhận bài: 16/3/2021 Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, hát 
 quan lang là một loại dân ca đặc sắc, được sử dụng trong lễ cưới của 
 Ngày hoàn thiện: 29/4/2021 người Tày. Với mục đích tìm hiểu một số đặc điểm hình thức của văn 
 Ngày đăng: 11/5/2021 bản hát quan lang xét theo hệ dọc (cấp bậc), hệ ngang (lượt lời), chúng 
 tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp 
 TỪ KHÓA tiếp cận liên ngành; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp 
 phân tích; phương pháp miêu tả... Kết quả nghiên cứu cho thấy, xét 
 Quan lang theo hệ dọc (cấp bậc), cuộc hát quan lang có hai chặng hát: hát thử 
 Lời hát thách, hát đón dâu. Mỗi chặng hát gồm những lời hát gắn với các nghi 
 Kết cấu lễ trong đám cưới. Trong số 59 lời hát được khảo sát, cấu trúc ba đoạn 
 có 53/59 lời hát (89,8%), cấu trúc hai đoạn có 6/59 lời hát (10,2%). Xét 
 Văn hóa cổ truyền theo hệ ngang (lượt lời), kết cấu một chiều có 19/59 lời hát (32,2%), 
 Người Tày kết cấu đối đáp có 40/59 lời hát (67,8%). Chính nhờ sự đa dạng trong 
 sử dụng cấu trúc, kết cấu mà hát quan lang trở lên sinh động khi diễn 
 xướng, khiến cho khán thính giả chăm chú theo dõi cuộc hát từ đầu 
 đến cuối, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân, 
 góp phần làm phong phú thêm vốn dân ca đám cưới Tày. 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4177 
Email: lenguyet@tnu.edu.vn 
  102 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
1. Giới thiệu 
 Hát quan lang là một loại dân ca đặc sắc của người Tày, gồm các bài ca sử dụng trong đám 
cưới, được nhà trai và nhà gái hát lên như một nghi thức khi thực hiện các thủ tục theo phong tục 
cưới xin cổ truyền. Quan lang (đại diện nhà trai) là người có vai trò chính nên tên loại hát (quan 
lang) bắt nguồn từ tên chủ thể diễn xướng này. 
 Hệ thống những bài quan lang có thể kéo dài tới hàng ngàn câu, hàng trăm bài, chia thành các 
phần mục cụ thể. Các phần mục tương ứng với từng hành động - lễ thức trong đám cưới (có thể 
xem đây là một thể tài riêng dân ca nghi lễ đám cưới). Ngôn ngữ trong hát quan lang mang một 
phong vị đặc biệt, mang tính thể loại, cả hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng, đồng thời hàm chứa 
chất văn hóa Tày. 
 Ở nước ta, hát quan lang đã trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. 
Nhiều bài ca quan lang được các trí thức, nghệ nhân dân gian bản tộc sưu tầm, giới thiệu, biên 
dịch ở dạng song ngữ Tày - Việt như Nguyễn Duy Bắc [1], Nguyễn Thiên Tứ [2], Lục Văn Pảo 
[3]... Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu hát quan lang trên các phương diện văn 
hóa, văn học, dân tộc học... của các học giả Triều Ân, Hoàng Quyết [4], Nguyễn Thị Thoa [5], 
[6], Lương Thị Hạnh [7], Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải [8], Nguyễn Hằng Phương, Phạm Văn Vũ 
[9], Việt Hoàn [10], Văn Long [11], Lưu Đình Tăng [12]... Tuy nhiên cho đến nay, ngôn ngữ 
trong hát quan lang vẫn là một vấn đề khoa học chưa được quan tâm, bàn luận một cách đầy đủ, 
sâu sắc, chưa có công trình nào lựa chọn đặc điểm văn bản hát quan lang trong dân ca Tày làm 
đối tượng nghiên cứu. Đây là hướng gợi mở tích cực để chúng tôi tiếp cận hát quan lang dưới 
lăng kính ngôn ngữ học, góp phần đáng kể vào việc xóa dần đi khoảng trống trên. 
 Bài viết nghiên cứu về lời ca quan lang theo hệ dọc (cấp bậc), hệ ngang  ... i đáp ở đây chỉ bảo cho chúng ta lối ứng xử 
tinh tế, tao nhã của người Tày trong đời sống nói chung, trong đám cưới nói riêng. Lời hát đối 
đáp nào cũng rất đầy đủ, có đầu có cuối, lịch sự và lễ độ. Sự quý trọng con người được thể hiện 
rõ qua những nghi lễ đón tiếp và thái độ cư xử giữa hai họ. Vẫn biết rằng việc đi đón dâu là công 
việc chính của lễ cưới, là trách nhiệm của hai họ, nhưng họ vẫn trao cho nhau những lời cảm tạ 
chân thành, mở đầu câu nói bao giờ cũng là sự thưa gửi đầy trân trọng. Xin được dẫn ra một thử 
thách để thấy rõ điều này. 
 Thử thách bắt đầu từ khi họ nhà trai đến cổng nhà gái. Lẽ thường, theo phép lịch sự của người 
Tày, khi khách đến nhà thì có tục “vấn danh” (hỏi tên khách). Vì vậy, ngay từ khi thấy phái đoàn 
đón dâu từ xa tới đầu ngõ, các cô gái bên gái đã chăng dây chặn lối, lấy cớ kéo lại hỏi han. Điều 
đáng chú ý, thay cho việc “vấn danh” bằng lời nói thông thường, thì đại diện nhà gái (pả mẻ) lại 
dùng tiếng hát để chào hỏi khách: 
 Xo chiềng thâng khéc lạ táng mường (Xin trình đến khách lạ khác mường 
 Pây tàng tầư mà thâng đin nẩy Đi đâu mà lạc đường qua đấy 
 Sao báo hăn thay thảy rủng roàng Gái trai đều thay thảy thanh tân 
 Vần nhịnh cần khao bang miảc nả Người người mặt trắng ngần xinh đẹp 
 Chắc tàng khỏi lèo xử phép quan Chặn đường tôi giữ phép nhà quan 
 Gần đây xỉnh quá tàng khảu bản Người ngay được vào làng vào bản 
 Cần giày là bố chảng pây mà Người gian là phải tránh qua đây 
 Pang khéc chử cần rầu cần lạ Bọn khách này người ngay người lạ 
 Khỏi xo xam thật thá thuổn căn Tôi xin hỏi cho rõ ngọn ngành) [1, tr. 140] 
 Muốn nhà gái mở cổng cho vào, quan lang phải hát đối lại nêu rõ lí do và xin phép nhà gái cất 
dây chăng cho nhà trai vào nhà: 
 Xo chiềng thâng noọng á rườn luông (Xin trình đến nàng á nhà sang 
 Càm kha ón mà thâng đin nẩy Đi đến đây đường trường mệt mỏi 
 Hăn mì toản phải quý tỏn tàng Thấy có tấm lụa mới đón đường 
 Hăn mì toản lụa loàn khoang soóc Thấy có tấm lụa loan màu sắc 
 Bấu hẩư cần vằng noỏc khẩu pây Cấm vào làng, những khách không quen 
 Khỏi dú táng mường quây bấu rụ Tôi là người khác mường không rõ 
 Bố chắc tầư duyên cớ cón lăng Không biết được duyên cớ trước sau 
 Xo noọng nàng giò lần khay ảng Xin cô nàng cất dây mở cổng 
 Rẳp khươi mấư khảu bản khảu rườn Đón rể mới vào bản vào nhà) [1, tr. 140] 
 Lời hát dường như quá ngắn, bên họ nhà gái vẫn muốn nghe hát và muốn thấy được tài đối 
ứng thơ của họ nhà trai nên không chịu mở cổng, nên nhà gái lại cất lên tiếng hát: 
 Xo chiềng thâng pan cần puôn pản (Xin trình đến bọn người buôn bán 
 Chắc lượn xỉnh khảu bản duổi căn Biết hát mời vào bản với nhau 
 Khỏi rèo lệnh cúa quan dú nẩy Tôi theo lệnh các quan các chức 
 Dửc cần lạ bố dảy quá pây Cấm người lạ không được qua đây 
  107 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
 Rổp cần tại cần đây xam xẩư Gặp người lạ người ngay phải hỏi 
 Xừ quan lang khươi mấư rẳp lùa Là quan lang rể mới đón dâu 
 Cạ chăn gỏi khảu mừa thâng táng Nói thật sẽ mời vào đến chốn 
 Cạ ngày khỏi khay ảng khay tu Nói thật tôi mở cổng đón chào) [1, tr. 142] 
 Trước những câu hát như vậy, quan lang phải nhanh trí đáp lại bằng những lời thấu tình đạt lí 
để nhà gái mở cổng cho vào: 
 Kính thưa các ả tỏn chang tàng (Kính thưa các ả đón giữa đường 
 Rườn cần mì sao nàng bjóoc quý Nhà người có cô nàng hoa quý 
 Noọng khỏi nhằng dú lế đan thân Em tôi còn ở lẻ đơn thân 
 Bjóoc cần đang thì xuân phú phí Hoa người đang mùa xuân chúm chím 
 Bjóoc cần đang rổp thí phông hom Hoa người đang gặp lúc nở thơm 
 Choi chỏi bặng đao bân, slíp hả Choi chói tựa trăng rằm giữa tháng 
 Soong họ sén rổp nả thuận lòng Hai họ đã gặp mặt thuận lòng 
 Pỏ mẻ cáp họ hàng thuận ý Cha mẹ cùng họ hàng thuận ý 
 Vằn nẩy vằn dại lệ rẳp lùa Ngày nay ngày đại lễ đón dâu 
 Boong khỏi tái khươi mà lạy bán Chúng tôi đưa rể về lễ tổ 
 Lệ vật mì lai đoạn tháp tham Lễ vật có nhiều gánh nhiều gồng 
 Luc khươi xo pjá ơn pỏ mẻ Con rể gọi đáp ơn cha mẹ 
 Đảy pjom bái noọng á khay tàng Đư ợc ơn các cô ả mở đường) [1, tr. 142] 
 Như vậy, qua tiếng hát những lời giới thiệu sơ lược nhất đã được nhà trai trả lời. Sau lời chào 
hỏi, tình cảm giữa hai bên gia đình lần lượt được thể hiện, tăng tiến qua các lời hát. 
 Theo lệ thường chân cầu thang có máng nước rửa chân. Muốn lên nhà sàn phải rửa chân cho 
sạch, nhưng hôm nay máng nước cạn khô. Nhà trai được các cô gái mời chén rượu rửa chân. Hơn 
hết gia chủ cũng muốn thử thách xem nhà trai sẽ ứng xử ra sao. Ví dụ: 
 Tục tởi xưa mì lệ dào kha (Tục ngày xưa có lệ rửa chân 
 Thanh khiết chậư lẩu dà chính ngám Thanh khiết lòng thực tâm một chén 
 Lệ hôn nhân Tần Thấn giao hòa Lễ hôn nhân Tần Tấn giao hoan 
 Thúc mì lẩu dào kha chắng đảy Chẻn Phải có rượu rửa chân mới đúng 
lẩu slâư lẩu nẩy Lưu Lư Chén rượu này chén rượu lưu ly 
 Lẩu nẩy lẩu Dao Trì thượng đáng Rượu này rượu Dao Trì thượng đế 
 Suối kha sle rọ rảng thêm duyên Rửa chân rồi ta để thêm duyên 
 Mọi sự đảy chu tuyền thong thả Mọi sự đều chu toàn thông thả 
 Y như cằm pí cạ bấư sai Y như lời ví bảo không sai 
 Giại mừa khéc táng nơi còi liệu Mời tới khách khác nơi hãy liệu) 
 [1, tr. 147 – 148] 
 Rượu là thức uống, là thứ cao lương dùng trong các dịp quan trọng của người Tày, đặc biệt 
trong lễ cưới nó là đồ lễ không thể thiếu. Có được rượu phải đổi bằng mồ hôi, sức lao động, 
không thể lấy rượu thay nước rửa chân, làm như vậy là trái với lẽ thường. Vì lẽ đó, quan lang đáp 
lời xin chối rượu rửa chân. Ví dụ: 
 Bân đin dảo nặm tả dào kha (Tạo hóa đặt lấy nước rửa chân 
 Bân bấu tẳt lẩu mà sle suối Trời không đặt rượu ngon để rửa 
 Lẩu hom sle tiếp đại lồng bâm Rượu ngon tiếp khách khứa mâm sang 
 Bách vật của kim ngần tắt tẩư Của bách vật bạc vàng đặt dưới 
 Lệ vật thêm khẩu lẩu tắt nưa Lễ vật và cơm rượu đặt trên 
 Khẩu lẩu sle tiến vùa ngai vàng Rượu ngon để tiến lên vua chúa 
 Bấu au mà lồng lảng dào kha Ai đem chân về rửa phí hoài 
 Tẳ t lệ hại hẩư rà khỏ phuối Bằng làm phí trong ngoài người nói 
 Lẩu dào kha là lội bân đin Lại rửa là có tội đạo trời 
 Sự nẩy khỏi giường cần xo chổi Sự này tôi trình người xin chối) [1, tr. 148] 
  108 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
 Lời đối đáp của quan lang không chỉ nói về nghi thức ngoại giao đơn thuần, mà chủ yếu nêu 
lên một quan điểm về giá trị của sức lao động. Gạo, rượu là sản phẩm của một quá trình lao động 
cần cù, sáng tạo, là thứ nuôi sống con người, nên không được lãng phí. Bài ca là lời giáo dục con 
người phải yêu quý lao động, có ý thức quý trọng của cải do mình làm ra. 
 Ở những thử thách khác nhà gái đặt ra cho đoàn nhà trai: chổi ngăn đường, đó đơm cá ngăn 
cản cửa vào nhà, túi đựng mèo treo ở cửa ra vào như những bức tường thành sừng sững mà 
nhà trai cần vượt qua. Với những chướng ngại vật ấy người ta dễ dàng bước qua hoặc len lách mà 
đi, nhưng không ai làm như vậy, vì bên nhà gái sẽ đánh giá thiếu lịch sự, kém ứng xử đối đáp. 
Gặp cảnh tượng nào quan lang phải lần lượt cất tiếng hát đầy lí lẽ để nhà gái cất bỏ hoặc tạo 
thuận lợi cho nhà trai đi. Khi quan lang xin cất từng thứ ở cửa thì bên nhà gái phải đáp lại bằng 
lời thanh minh đầy sức thuyết phục và sai các chị em thu dọn để có lối đi. Ví dụ: 
 Quan lang xin cất chổi: 
 Nhục quét hất chủa rườn tẳng tởi (Làm chúa nhà suốt đời là chổi 
 Quét thuổn tằng cung nội rườn chương Quét trong nhà cung nội trung gia 
 Quét thuổn nhác tu rườn slâư sloỏng Quét hết rác của nhà sạch sẽ 
 Dú dặm dẹ sỉnh sloáng slíp phăn Để mọi người mắt mẻ mười phân 
 Quét rườn vúa rườn dân cung sóa Quét cung vua nhà dân tất cả 
 Hẩư chủa rườn mì cúa đàng hoàng Người chủ nhà giữ của không hay 
 Răng tả sle hơn tàng vặn nẩy Cớ sao lại bỏ đây của ấy 
 Hẩư boong khỏi nẳm nghị bấu thông Làm chúng tôi suy nghĩ không thông 
 Khỏi xo thâng gia tung các á Tôi trình lên gia trung các ả 
 Củ pây boong khỏi quá khảu rườn Cất chổi đi mở cửa vào nhà) [1, tr. 150] 
 Pả mẻ đáp lời thanh minh: 
 Nhục quét nẩy ăn vằn quét lảng (Cái chổi này sớm hôm dùng nó 
 Bấư vửa rầư luổn quẻng xảng tàng Có bao giờ lại bỏ nới đây 
 Nạy ngám quét vảng chang náo giá Nãy vùa quét buồng trong sách sẽ 
 Đếch tầư quẩy mà tả hơn tàng Đứa trẻ nào đem bỏ lung tung 
 Noọng ơi củ rườn chang tỉ quẹng Em ơi! Hãy cất ngay giấu kĩ 
 Nhục quét giá luổn phẻng xảng tàng Chổi quét nhà sao để khắp nới 
 Củ pây khoái lủc lan cỏi chứ Cất ngay đi mọi người hãy nhớ 
 Mởi khéc khửn hất lệ rườn chương Mời khách vào hành lễ nhà trong) [1, tr. 150] 
 Nhận xét: Các vật cản đem ra thử thách: chổi, đó đơm cá, túi nhốt mèo là những đồ vật rất 
bình dị. Người Tày đem những vật dụng thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày ấy để cản lối nhà 
trai, một mặt muốn thử tài ứng đối, thăm dò sự khôn khéo của quan lang, đồng thời nó cũng là 
bài ca ca ngợi những gì xung quanh con người lao động. Vật dụng nhỏ bé nhưng không tầm 
thường mà luôn thân thiết, có ích trong cuộc sống. Tưởng như cản lối mà hóa ra dẫn lối. 
 Có lúc kết cấu đối đáp là lời mời đáp chân thành, khiêm tốn, giản dị, nhưng chất chứa lòng 
mến khách. Ví dụ: 
 Sau khi vượt qua các thử thách, đoàn nhà trai đã vào được gian chính của ngôi nhà, các cô gái 
bưng chén nước chè đến mời với lời lẽ thật khiêm tốn. Ví dụ: 
 Chẻn nẩy dú đông luông khuổi lẩc (Chén trà này đáy lòng có lễ 
 Ẩm ché lài phoi phóc đản đăm Trà này trà hái ở rừng sâu 
 Ngòi mà bấu thúc slim quý khách Ấm chén lại bạc màu nhơ bẩn 
 Slương căn là bấu trách đảy piom Xem ra không được thuận khách sang 
 Xo dường thâng chẻn nưng noọng phác Thương nhau hãy trăm phần nhận cả) [2, tr. 44] 
 Trước tâm chân tình, khiêm tốn, chu đáo của nhà gái, nhà trai vui mừng đón nhận, quan lang 
đáp lời cảm ơn, khen ngợi hết lời. Những thứ nhà gái mang ra mời toàn là loại hảo hạng, sang 
trọng, mặc dù chưa uống nhưng đã đượm ngon trong miệng: 
  109 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
 Rườn cần pây nặm háng lai pan (Nhà người đi ra chợ nhiều phiên 
 Khéo rự đảy ché van hom bjoóc Khéo mua được chè hương thơm ngát 
 Ổm chẻn viền ngụ sắc lài đo Ấm chén viền ngũ sắc hoa văn 
 Páy kin đạ đâư gò sỉnh soáng Chưa uống đã đượm ngon trong miệng 
 Kin lồng gò gần táng khôn ngoan Uống chè này nên hạng khôn ngoan 
 Pjom bái noọng táng mường thiết đại Cảm ơn nàng khác mường thiết đãi 
 Chứ đâư châư vạn tởi bấu lùm Nhớ trong lòng mãi mãi không quên) [1, tr. 160] 
 Như vậy, những bài hát có kết cấu đối đáp trong quan lang thường là những lời chào, mời, 
trình thưa, thanh minh đầy tinh tế của hai bên gia đình nhà trai, nhà gái trước những thử thách 
được đặt ra; là lời ca về tình yêu lao động, phải biết trân quý thành quả lao động do mình làm ra, 
trân trọng những vật dụng gắn liền với cuộc sống lao động hằng ngày; còn là lời ngợi ca đức tính 
khiêm nhường, lòng mến khách - một nét đẹp đặc trưng trong tính cách đồng bào Tày... Có thể 
thấy, những khúc hát này đã làm tăng thêm không khí “đối kháng” vui nhộn và ý tứ, thu hút mọi 
người vào cuộc, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân, góp phần làm phong 
phú thêm vốn dân ca đám cưới Tày. 
4. Kết luận 
 Hát quan lang là những bài hát dành riêng cho đám cưới, là hình thức sinh hoạt văn hóa độc 
đáo của người Tày, gắn với hôn lễ và phục vụ cho hôn lễ. Chủ đề của những bài ca này là đón 
dâu, mừng đám cưới gắn với các thử thách và trình tự của từng nghi lễ. Nội dung chính của các 
lời hát là chỉ bảo, kể về lối ứng xử tinh tế và tao nhã của con người, đồng thời thay cho lời chào 
xã giao, lịch sự thể hiện tình cảm trân trọng của hai bên gia đình nhà trai, nhà gái. Hát quan lang 
vừa mang chức năng trao đổi tình cảm, vừa thể hiện chức năng nghi lễ trong hình thức truyền 
thống nên cũng không nằm ngoài nhu cầu về tinh thần trí tuệ, thẩm mỹ của người Tày. Thông 
qua tục hát quan lang, mối quan hệ cộng đồng, làng bản, dòng họ đôi lứa ngày càng gắn kết. Vì 
vậy, ngôn ngữ trong hát quan lang mang một phong vị đặc biệt, mang tính thể loại, cả hình thức, 
ngữ nghĩa và ngữ dụng, đồng thời hàm chứa chất văn hóa Tày. 
 Xét theo hệ dọc (cấp bậc) các cuộc hát, chặng hát, lời hát được tiến hành theo một trình tự 
nhất định, trong một chu trình khép kín các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng. Vì vậy, văn bản quan 
lang thường theo những quy định chặt chẽ, theo khuôn thức. Tuy nhiên, các khuôn thức này vẫn 
có chỗ cho sự ứng tác sáng tạo. Các bài hát thường sử dụng hai dạng cấu trúc: hai đoạn và ba 
đoạn. Trong đó, nhiều nhất là cấu trúc ba đoạn. Qua đó, thấy rõ được sự tương thích, phù hợp 
giữa tính chất, đặc trưng của dân ca đám cưới với cấu trúc của từng bài hát. 
 Xét theo hệ ngang (lượt lời), các bài hát sử dụng hai dạng kết cấu: một chiều, đối đáp. Trong 
đó, được ưa dùng nhất là kết cấu đối đáp. Cuộc hát quan lang khá dài vì đi qua nhiều chặng, do 
hai bên hát trao đi đổi lại, khi khẽ khàng khi sôi nổi, khi co kéo thử thách lúc ân cần mời chào, 
lúc ý tứ khép nép khi giãi bày cởi mở tha thiết. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] D. B. Nguyen, Folk poetry in Lang Son. National Cultural Publishing House, (in Vietnamese), Hanoi, 
 2001. 
[2] T. T. Nguyen, Poetry of quan lang. National Cultural Publishing House, (in Vietnamese), Hanoi, 2008. 
[3] V. P. Luc, Tay wedding poetry. Social Science Publishing House, (in Vietnamese), Hanoi, 1985. 
[4] A. Trieu and Q. Hoang, The Tay people's marriage customs. National Culture Publishing House, (in 
 Vietnamese), Hanoi, 1995. 
[5] T. T. Nguyen, “Traditional weddings of Tay people,” (in Vietnamese), Journal of Culture and Art, vol. 
 290, pp. 106-109, 2008. 
[6] T. T. Nguyen, “Quan lang singing in Tay people’s weddings in Cao Bang,” (in Vietnamese), Journal of 
 Culture and Art, vol. 358, pp. 15-18,24, 2014. 
[7] T. H. Luong, Wedding customs of the Tay people in Bac Kan. Thai Nguyen University Publishing 
 House, (in Vietnamese), 2020. 
  110 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 102 - 111 
[8] V. P. Hoang and T. H. Cao, Tay folk festival. National Cultural Publishing House, (in Vietnamese), 
 Hanoi, 2012. 
[9] H. P. Nguyen and V. V. Pham, Some types of folk arts in the northern mountainous areas. Thai Nguyen 
 University Publishing House, (in Vietnamese), 2016. 
[10] V. Hoan, “Beauty in Tay people’s weddings in Cao Bang,” Photo magazines of Ethnics and 
 Mountainous areas, 05/12/2015. [Online]. Available: https://dantocmiennui.vn/net-dep-trong-dam-cuoi-
 cua-nguoi-tay-cao-bang/25957.html .[Accessed Jan 02, 2021]. 
[11] V. Long, “Quan lang singing, cultural beauty in Tay people’s weddings in Tung Ba commune,” Ha 
 Giang Magazine Online, 05/5/2018. [Online]. Available: 
 quan-lang-net-dep-van-hoa-trong-le-cuoi-cua-nguoi-tay-xa-tung-ba-724682. [Accessed Mar. 09, 2021]. 
[12] D. T. Luu, “Repartee poems in the ceremony welcoming the bride of the Tay people,” Announcement 
 of Sino-Nom studies, Institute of Sino-Nom studies, 2010, pp. 318-325. 
  111 Email: jst@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_van_ban_hat_quan_lang_trong_dan_ca_tay.pdf