Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễn thường gặp ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả

đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/2019 đến 07/2020. Nghiên cứu bằng phương pháp mô

tả cắt ngang đã theo dõi 120 trẻ từ 02 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán xác định bệnh tay chân

miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam/ nữ là 1,9/1.

Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là dưới 3 tuổi. Các triệu chứng hay gặp: sốt cao, đau miệng, giật

mình, nôn ói. Bạch cầu tăng chiếm 55%. Tiểu cầu > 400.000/mm3 chiếm 19,2%. CRP tăng chiếm

77,5%, EV71 dương tính chiếm 5,8%. Các yếu tố có liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân

miệng: sốt cao >39oC, nôn ói, thở nhanh, mạch nhanh > 150 lần/ phút, giật mình, run chi, yếu chi,

sang thương niêm mạc, tiểu cầu > 350.000/mm3, test EV71 dương tính.

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 16280
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
 TNU Journal of Science and Technology 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 143 
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH 
TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Vi Ngọc Linh*, Khổng Thị Ngọc Mai 
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễn thường gặp ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả 
đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại 
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/2019 đến 07/2020. Nghiên cứu bằng phương pháp mô 
tả cắt ngang đã theo dõi 120 trẻ từ 02 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán xác định bệnh tay chân 
miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nam/ nữ là 1,9/1. 
Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là dưới 3 tuổi. Các triệu chứng hay gặp: sốt cao, đau miệng, giật 
mình, nôn ói. Bạch cầu tăng chiếm 55%. Tiểu cầu > 400.000/mm3 chiếm 19,2%. CRP tăng chiếm 
77,5%, EV71 dương tính chiếm 5,8%. Các yếu tố có liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân 
miệng: sốt cao >39oC, nôn ói, thở nhanh, mạch nhanh > 150 lần/ phút, giật mình, run chi, yếu chi, 
sang thương niêm mạc, tiểu cầu > 350.000/mm3, test EV71 dương tính. 
Từ khóa: Tay chân miệng; yếu tố liên quan đến mức độ nặng; truyền nhiễm; trẻ em; lâm sàng 
Ngày nhận bài: 29/9/2020; Ngày hoàn thiện: 28/10/2020; Ngày đăng: 31/10/2020 
CHARACTERISTICS AND SOME FACTORS RELATED TO SEVEREHAND, FOOT 
AND MOUTH DISEASE IN CHILDREN IN THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL 
Vi Ngoc Linh*, Khong Thi Ngoc Mai 
TNU – University of Medicine and Pharmacy 
ABSTRACT 
Hand, foot and mouth disease is a common infectious disease in young children. Our study aims to 
describe the characteristics and some factors related to the severity of patients with hand, foot and 
mouth disease at Thai Nguyen Central Hospital from January 2019 to July 2020. The study by 
cross-sectional descriptive method followed 120 children from 02 months to 5 years old who were 
diagnosed with the guidance of the Ministry of Health of Vietnam. Research results show that the 
male/ female ratio was 1.9/ 1. Age group most affected was under 3 years old. Common symptoms 
included high fever, mouth pain, startling, and vomiting. Leukocytes increased by 55%. Platelets > 
400,000/ mm3 accounted for 19.2%. CRP increased by 77.5%, positive EV71 accounted for 5.8%. 
Factors related to the severity of hand, foot and mouth disease consisted of high fever > 39oC, 
vomiting, tachypnea, tachycardia > 150 beats/ min, startle, limb tremor, limb weakness, mucosal 
lesions, platelets 350,000/ mm3, and positive EV71 test. 
Keywords: Hand, foot and mouth; risk factors; infectious; children; clinical. 
Received: 29/9/2020; Revised: 28/10/2020; Published: 31/10/2020 
* Corresponding author. Email: vingoclinhytn@gmail.com
Vi Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 144 
1. Đặt vấn đề 
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm 
trùng do virus đường ruột gây ra, thường gặp 
ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra thành những đợt dịch 
lớn. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh 
truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả 
nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc TCM 
tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 
trường hợp nhập viện, không có tử vong [1]. 
Virus gây bệnh chủ yếu là Coxackie A16 và 
Enterovirus 71 với các đặc điểm lâm sàng: 
phát ban dạng bóng nước ở tay, chân, mông, 
gối, khuỷu, và/ hoặc loét miệng. Bệnh có thể 
diễn tiến nặng với các tổn thương ở não, đặc 
biệt là thân não, ảnh hưởng lên tim, phổi 
gây nên bệnh cảnh sốc, suy hô hấp, phù phổi 
và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều 
trị kịp thời. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu “Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến 
bệnh TCM nặng ở trẻ em tại Bệnh viện Trung 
ương Thái Nguyên” để giúp các bác sĩ lâm 
sàng có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán, 
tiên lượng và kết quả điều trị tốt hơn. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Tiêu chuẩn chọn lựa: Trẻ từ 02 tháng đến 5 
tuổi được chẩn đoán xác định bệnh TCM dựa 
theo lâm sàng và cận lâm sàng theo hướng 
dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (2012) [2]. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân chuyển bệnh 
viện khác, hoặc bỏ điều trị, không theo dõi 
đến khi bệnh ổn định. 
- Địa điểm và thời gian: Bệnh viện Trung ương 
Thái Nguyên, tháng 01/2019 – 07/2020. 
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
2.3. Cỡ mẫu 
- Cỡ mẫu được ước tính theo công thức tính 
cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: 
n = Z2(1-α/2) . 
p. (1 – p) 
d2 
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần có 
α=0.05: Mức ý nghĩa thống kê 
Z(1-α/2) = 1.96: Hệ số giới hạn tin cậy 
d= 0.05: Độ chính xác mong muốn 
p = 0.915: tỉ lệ trẻ mắc tay chân miệng có 
phát ban dạng bóng nước ở da theo nghiên 
cứu của Nguyễn Kim Thư [3]. 
Thay vào công thức, ta có cỡ mẫu tối thiểu là 120. 
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: 
Tiến hành thu thập số liệu bằng bệnh án mẫu 
đã thiết kế sẵn. 
2.5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống 
kê y học. Phần mềm SPSS 20.0 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Bệnh TCM xuất hiện ở hầu hết các quý trong 
năm. Bệnh bùng phát vào các tháng 7, 8, 9, 10. 
Cao nhất vào tháng 9 có 36 ca chiếm 30%. 
Thời gian nằm viện trung bình của các bệnh 
nhi là 5,23 ngày. Số ngày nằm viện ngắn nhất 
là 3 ngày, số ngày nằm viện lâu nhất là 13 
ngày. Trong đó, thời gian nằm từ 3 – 7 ngày 
chiếm tỉ lệ cao nhất là 69,2%, số ngày nằm 
viện 7 
ngày chiếm 11,7%. 
Bảng 1. Đặc điểm chung bệnh nhân mắc TCM trong nghiên cứu 
Giới 
Tuổi (tháng) 
Nam Nữ Tổng % 
≥ 2 – <12 tháng 25 11 36 30,0 
≥ 12 – <24 tháng 37 20 57 47,5 
≥ 24 – <36 tháng 12 7 19 15,8 
≥ 36 – < 48 tháng 5 2 7 5,8 
≥ 48 – < 60 tháng 0 1 1 0,8 
Tổng 79 41 120 100,0 
% 65,8 34,2 100 
Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy có 79 trẻ nam (65,8%) và 41 trẻ nữ (34,2%), tỷ lệ nam/nữ là 
1,9/1. Nhóm tuổi từ ≥ 12 đến < 24 tháng mắc nhiều nhất chiếm 47,5%, trong 3 năm đầu tỉ lệ mắc 
cao (93,3%). 
Vi Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 145 
3.2. Đặc điểm lâm sàng 
Bảng 2. Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng 
Bệnh nhân 
Đặc điểm 
n % 
Đau miệng 95 79,2 
Giật mình 91 75,8 
Sốt cao 85 70,8 
Nôn ói 56 46,7 
Sang thương niêm mạc (loét miệng) 55 45,8 
Sang thương da + niêm mạc miệng 44 36,7 
Sang thương da đơn thuần 21 17,5 
Tiêu chảy 31 25,8 
Mạch nhanh >150 lần/phút 30 25,0 
Run chi 21 17,5 
Co giật 4 3,3 
Thở nhanh theo tuổi 11 9,2 
Li bì 05 4,2 
Yếu chi 1 0,8 
Bảng 3. Phân độ lâm sàng 
Mức độ n % 
Độ 1 1 0,8 
Độ 2a 90 75,0 
Độ 2b 27 22,5 
Độ 3 2 1,7 
Độ 4 0 0 
Tổng 120 100 
Kết quả bảng 2 cho thấy các triệu chứng 
thường gặp gồm: đau miệng, giật mình, sốt 
cao, nôn ói. Sang thương niêm mạc (loét 
miệng) gặp nhiều nhất (45,8%). Sang thương 
da đơn thuần ít gặp nhất (17,5%). 
Kết quả bảng 3 cho thấy hầu hết bệnh nhân ở độ 
2a (75%). Độ 3 chỉ có 1,7% và không có độ 4. 
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 
Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân 
lúc nhập viện 
Bệnh nhân 
Kết quả 
n % 
Số lượng bạch cầu ≥ 12.000/ mm3 66 55 
Số lượng bạch cầu ≥ 16.000/ mm3 54 45,0 
Số lượng tiểu cầu 
≤ 150.000/ mm3 5 4,2 
>150.000 - ≤ 300.000/ mm3 42 35 
>300.000 - ≤ 350.000/ mm3 29 24,2 
>350.000 - ≤ 400.000/ mm3 21 17,5 
> 400.000/ mm3 23 19,2 
CRP tăng 93 77,5 
Glucose tăng 22 18,3 
EV71 dương tính 7 5,8 
Kết quả bảng 4 cho thấy có 55% bệnh nhân 
có bạch cầu tăng > 12.000/mm3. Số lượng 
bạch cầu từ > 16.000/mm3, chiếm 45%. Có 
19,2% bệnh nhi có số lượng tiểu cầu tăng > 
400.000/mm3. CRP tăng (77,5%), test EV71 
dương tính (5,8%). 
Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ nặng của bệnh 
Mức độ 
Đặc điểm 
Độ nặng (n = 29) Độ nhẹ (n= 91) 
p 
n % n % 
Sốt cao 27 31,8 58 68,2 0,02 
Giới nam 20 25,3 59 74,7 0,683 
Giật mình 27 29,7 64 70,3 0,013 
Mạch nhanh 16 53,3 14 46,7 <0,001 
Thở nhanh 6 54,5 5 45,5 0,023 
Nôn ói 19 33,9 37 66,1 0,019 
Tiêu chảy 11 35,5 20 64,5 0,087 
Co giật 4 100 0 0 0,03 
Li bì 4 80 1 20 0,012 
Run chi 12 57,1 9 42,9 <0,001 
Yếu chi 1 100 0 0 0,242 
Sang thương da 4 19 17 81 0,546 
Sang thương da + loét miệng 6 13,6 38 86.4 0,040 
Loét miệng đơn thuần 19 34,5 36 65.5 0,015 
Bạch cầu ≥ 16000/mm3 17 31,5 37 68.5 0,09 
Tiểu cầu >400.000/mm3 17 73,9 6 26.1 <0,001 
Tiểu cầu >350.000/mm3 20 45,5 24 54.5 <0,001 
Glucose tăng 8 36,4 14 63.6 0,139 
EV71 6 85,7 1 14.3 0,001 
Vi Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 146 
Nhận xét: Các yếu tố sốt cao, giật mình, mạch 
nhanh, thở nhanh, nôn ói, co giật, li bì, run 
chi, sang thương da + loét miệng, loét miệng 
đơn thuần, tiểu cầu > 350.000/mm3, EV71 
dương tính có mối liên quan đến mức độ nặng 
của bệnh TCM. 
4. Bàn luận 
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 
Qua nghiên cứu 120 bệnh nhi mắc bệnh TCM 
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, 
chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ nam/nữ là 1,9/1. 
Bệnh TCM xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ 
giới. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Nguyễn Kim Thư năm 2016, tỉ lệ nam/nữ 
1,7/1 [3]. Bệnh nhân chủ yếu là nhóm tuổi 
dưới 3 tuổi. Trong đó nhóm tuổi từ ≥ 12 – 24 
tháng mắc nhiều nhất chiếm 47,5%. Nhóm từ 
49 đến 60 tháng tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất 
(0,8%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu 
về bệnh TCM ở miền Bắc nước ta của Ngũ 
Duy Nghĩa và cộng sự [4]. Trẻ nhỏ hơn 24 
tháng thường mắc bệnh nhiều hơn có thể vì 
trẻ chưa có khả năng vệ sinh và có thói quen 
đưa tay vào miệng. 
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 
đối tượng nghiên cứu 
Đa số bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu 
chứng sốt, sốt cao gặp ở 70,8%. Đây là biểu 
hiện đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm 
virus. Đau miệng là triệu chứng hay gặp nhất 
(79,2%) và là dấu hiệu sớm cảnh báo mắc 
bệnh TCM. Mặc dù bệnh TCM lây qua đường 
tiêu hóa, nhưng tiêu chảy chỉ gặp ở 31 bệnh 
nhân, chiếm 25,8%. Nôn ói chiếm 46,7 %. 
Nôn ói không chỉ là triệu chứng của đường 
tiêu hóa mà còn là triệu chứng thần kinh 
không đặc hiệu trong bệnh TCM [5]. 
Biểu hiện rối loạn thần kinh ở bệnh nhân 
TCM đa dạng. Các triệu chứng thần kinh như 
co giật (3,3%), li bì (4,2%), run chi (17,5%), 
yếu chi (0,8%), và triệu chứng giật mình hay 
gặp nhất (75,8%). Trong nghiên cứu của 
Nguyễn Bạch Huệ năm 2013 tại bệnh viện 
Nhi Đồng 1 thì giật mình chiếm 83,8% [6]. 
Triệu chứng tuần hoàn và hô hấp gồm mạch 
nhanh (25%), thở nhanh (9,2%). Tác giả 
Phạm Thị Thu Thủy và cộng sự (2014) ghi 
nhận 45,9% bệnh nhân có rối loạn hô hấp, 
thường là thở nhanh [5]. Nghiên cứu của 
chúng tôi có tỉ lệ gặp rối loạn ít hơn có thể vì 
ít bệnh nhân độ nặng. 
Nghiên cứu có 55 trẻ (45,8%) chỉ có sang 
thương ở niêm mạc (loét miệng). Vừa có sang 
thương da và vừa loét miệng có 44 trường 
hợp (36,7%). Sang thương đơn thuần có 21 
trường hợp, chiếm 17,5%. 
Phân độ 2a chiếm tỉ lệ cao nhất 75,0%. Độ 
nặng có 2b chiếm tỉ lệ cao (22,5%), độ 3 
chiếm 1,7% và không có bệnh nhân độ 4. Các 
nghiên cứu trước đây tại khu vực phía Bắc 
cũng cho thấy kết quả tương tự với phân độ 
nhẹ chiếm tỉ lệ cao (trên 90%) [3], [4]. 
Các xét nghiệm về công thức máu, sinh hóa 
được theo dõi ngay từ lúc nhập viện. Có 45 
bệnh nhận mắc bệnh TCM có bạch cầu tăng 
theo tuổi (chiếm 37,5%). Giá trị bạch cầu 
trung bình là 15.050/mm3. Thấp nhất là 
3.700/mm3, cao nhất là 26.300/mm3. Số lượng 
tiểu cầu trung bình là 320.000/mm3. Có 23 
bệnh nhân có tiểu cầu tăng > 400.000/mm3 
(chiếm 19,2%). Nghiên cứu cho thấy glucose 
máu tăng chiếm 18,3%, giá trị glucose trung 
bình là 4,98 mmol/l. Tỷ lệ CRP tăng chiếm 
77,5%, đây là một tỷ lệ khá cao với bệnh 
truyền nhiễm virus. Tỷ lệ EV71 dương tính là 
5,8%, tỷ lệ này thấp có thể do tác nhân gây 
bệnh TCM ở khu vực phía Bắc khá đa dạng 
bao gồm cả virus Coxsakie A6 (33%), EV71 
(24,9%), Enterovirus (21,7%) và thấp hơn là 
CA16 và CA10 với tỷ lệ lần lượt là 10,2% và 
9,7% [4]. 
4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố và mức 
độ nặng của bệnh 
Nghiên cứu ghi nhận giới tính nam không có 
mối liên quan với mức độ nặng của bệnh với 
p = 0,683 mặc dù tỉ lệ nam/nữ là 1,9/1. 
Nguyên nhân của sự khác biệt này chưa được 
làm sáng tỏ, tuy nhiên người ta nghi ngờ có 
liên quan đến khả năng mẫn cảm ở mức độ 
gen của ký chủ [3]. 
Vi Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 147 
Bệnh nhân mắc TCM sốt cao trên 39oC có 
mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh 
TCM, p = 0,02. Tỷ lệ này giống với nghiên 
cứu của Nguyễn Kim Thư, sốt cao trên 
38,5ºC có liên quan đến bệnh nặng với OR = 
2,7 và p < 0,05 [3]. 
Phân tích mối liên quan giữa các triệu chứng 
thần kinh với mức độ nặng của bệnh cho thấy: 
giật mình, run chi, yếu chi, co giật có liên 
quan có ý nghĩa thống kê với mức độ nặng 
của bệnh. Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim 
Thư, tỷ lệ trẻ có triệu chứng giật mình chiếm 
đến 51,4% và có liên quan đến bệnh nặng với 
OR = 4,4 [3]. Giật mình gặp ở các bệnh nhân 
độ nhẹ và độ nặng, mặc dù không phải bệnh 
nhân nào có triệu chứng giật mình cũng diễn 
biến nặng nhưng cần theo dõi sát tần số giật 
mình để phát hiện biến chứng thần kinh để xử 
lý kịp thời. Ghi nhận mối liên quan giữa nôn 
ói với mức độ nặng của bệnh TCM, với p = 
0,019. Như vậy nôn ói là một dấu hiệu dự báo 
bệnh nặng. 
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa 
loét miệng đơn thuần với mức độ nặng của 
bệnh TCM với p = 0.015. Kết quả này tương 
tự với nghiên cứu của Tăng Chí Thượng và 
cộng sự khi phân tích các yếu tố nguy cơ gây 
biến chứng [7]. Vừa có sang thương da, vừa 
có loét miệng cũng có mối liên quan với mức 
độ nặng của bệnh, có ý nghĩa thống kê với p = 
0.04. Hạn chế của nghiên cứu là không mô tả 
được số lượng sang thương, hình ảnh cụ thể 
của vết loét. 
Mạch nhanh và thở nhanh mặc dù trong 
nghiên cứu xuất hiện ít nhưng lại có liên quan 
đến độ nặng của bệnh với lần lượt p = <0,001 
và p = 0,023. Đây là các biểu hiện của rối 
loạn hệ thần kinh tự động, chúng được tạo 
nên bởi vai trò đáp ứng viêm của cytokin, do 
phóng thích quá mức các catecholamin cũng 
như tác động trực tiếp đến trung tâm tuần 
hoàn, hô hấp ở thân não [3]. 
Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa 
tiểu cầu > 350.000/mm3 với mức độ nặng của 
bệnh, p <0,001. Một số nghiên cứu chọn điểm 
cắt tiểu cầu > 400.000/mm3 có ý nghĩa thống 
kê [3], tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi với 
tiểu cầu cầu > 350.000/mm3 đã có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của 
Bùi Quốc Thắng cũng ghi nhận điểm cắt tiểu 
cầu >350.000/mm3 có liên quan đến chuyển 
độ nặng với OR là 3,6 (95% CI: 3,1 – 6,3) [8]. 
Tiểu cầu tăng có lẽ do giữ vai trò quan trọng 
trong phản ứng của cơ thể đối với nhiễm 
trùng, đặc biệt là siêu vi. Vì vậy, tăng tiểu cầu 
giải thích phản ứng viêm mạnh làm tăng nguy 
cơ mắc bệnh nặng. Trẻ nhiễm EV71 có liên 
quan đến mức độ nặng của bệnh với p = 
0,001. Nhiều nghiên cứu ghi nhận EV71 là 
tác nhân gây bệnh có liên quan đến mức độ 
nặng của bệnh [3], [6]. 
Trong nghiên cứu này, bạch cầu > 
16.000/mm3 không có liên quan với mức độ 
nặng của bệnh. Tác giả Tăng Chí Thượng 
cũng cho kết quả tương tự [7]. Mặc dù đây là 
một bệnh do virus nhưng có thể do bệnh 
TCM gây nên các tổn thương bội nhiễm. Do 
đó khi tiến trình viêm xảy ra bạch cầu sẽ được 
phóng thích và tăng nhanh trong máu. Chúng 
tôi không ghi nhận mối liên quan giữa tăng 
đường huyết với mức độ nặng của bệnh. 
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Thủy lại 
thấy đường huyết tăng có ý nghĩa ở bệnh 
nhân độ 4 và bệnh nhân tử vong [5]. Có thể 
do trong nghiên cứu của chúng tôi không có 
bệnh nhân độ 4, tỉ lệ bệnh nhân độ 3 thấp. 
5. Kết luận 
- Bệnh TCM xảy ra chủ yếu ở nhóm tuổi từ 1 
đến < 3 tuổi. Trẻ nam mắc cao hơn ở trẻ nữ 
với tỷ lệ 1,9/1. 
- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp như sốt cao 
(70,8%), đau miệng (79,2%), giật mình 
(75,8%), nôn ói (46,7%), bạch cầu tăng (55%), 
tiểu cầu > 400.000/mm3 (19,2%), CRP tăng 
(77,5%), EV71 dương tính (5,8%). 
- Triệu chứng có liên quan đến mức độ nặng 
của bệnh TCM bao gồm sốt cao >39oC, nôn 
ói, thở nhanh, mạch nhanh > 150 lần/phút, 
giật mình, run chi, yếu chi, sang thương ở 
niêm mạc. Tiểu cầu > 350.000/mm3, test 
EV71 dương tính. 
Vi Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 143 - 148 
 Email: jst@tnu.edu.vn 148 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. M. T. V. Hoang et al., "Clinical and 
aetiological study of hand, foot and mouth 
disease in southern Vietnam, 2013-2015: 
Inpatients and outpatients," Int J Infect Dis, 
vol. 80, pp. 1-9, 2019. 
 [2]. The Ministry of Health, Decision No. 1003/ 
QD-BYT dated 30 March 2012 guiding the 
diagnosis and treatment of Hand, Foot and 
Mouth disease, 2012. 
[3]. N. K. Thu, "Research on clinical and 
subclinical characteristics and the etiology of 
the virus in hand, foot and mouth disease 
patients in Vietnam (2011 - 2012)," Doctor of 
Medicine Thesis, Hanoi Medical University, 
pp. 108 - 143, 2016. 
[4]. N. D. Nghia et al., "Results of sentinel 
surveillance of hand, foot and mouth disease 
in North Vietnam, 2016 - 2018," Journal of 
Preventive Medicine, vol. 29, no. 12, pp. 63-
69, 2019. 
[5]. P. T. T. Thuy, and B. Q. Thang, 
"Epidemiological - clinical - subclinical 
characteristics and treatment results of hand, 
foot and mouth disease at Dong Nai 
Children's Hospital resuscitation department 
01/2012 - 12/2013," Ho Chi Minh City 
Medical Journal, vol. 18, no. 1, pp. 346-352, 
2014. 
[6]. N. B. Hue, "Epidemiological, clinical, and 
subclinical characteristics related to death of 
severe hand, foot and mouth disease (Grades 
III and IV) treated at Children's Hospital 1 in 
2011," Ho Chi Minh City Medical Journal, 
vol. 17, no. 3, pp. 246-255, 2013. 
[7]. T. C. Thuong et al., "Prognostic factors for 
hand, foot and mouth disease caused by 
enterovirus," Ho Chi Minh City Medical 
Journal, vol. 15, no. 3, pp. 102-108, 2011. 
[8]. B. Q. Thang, B. Q. Vinh, and V. B. Nga, 
"Relationship between the number of 
leukocytes, platelets and fast blood sugar at 
admission with the transition in pediatric 
patients, hand, foot, mouth and mouth at level 
2A in Children's Hospital from September 
2012 to January 2013," Ho Chi Minh City 
Medical Journal, vol. 18, no. 1, pp. 353-358, 
2014. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_muc_do_nang_cua_benh.pdf