Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố quan đến nghe kém tiếp nhận-thần kinh trước ngôn ngữ mức độ

nặng đến sâu ở trẻ khám thính lực tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập dữ liệu từ bệnh án của trẻ nghe kém được chẩn đoán nghe

kém tiếp nhận - thần kinh trước ngôn ngữ từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2017. Phân tích hồi qui đa biến được sử

dụng để xác định các yếu tố liên quan với nghe kém từ nặng đến sâu.

Kết quả: Tỷ lệ nghe kém nặng đến sâu là 84% (≥71 dB) ở 382 trẻ được thu dung (tuổi trung bình: 4,8; 7,6%

mẹ mắc rubella và 22,3% mắc sốt phát ban thai kỳ). Gần như toàn bộ 32 trẻ có mẹ mắc rubella thai kỳ bị nghe

kém nặng 28% đến sâu 69%. Phân tích đa biến cho thấy mẹ mắc rubella hay sốt phát ban trong thai kỳ có tỷ lệ

nghe kém nặng đến sâu cao hơn.

Kết luận: Tình trạng nghe kém tiếp nhận - thần kinh trước ngôn ngữ được chẩn đoán trễ, mức độ nặng sâu

chiếm tỷ lệ cao ở trẻ đến khám thính lực. Tăng cường tiêm ngừa rubella cho phụ nữ trước khi mang thai và tầm

soát rubella thai kỳ; tầm soát nghe kém cho trẻ có nguy cơ và tiến đến tầm soát nghe kém cho mọi trẻ sinh ra là

vấn đề bức thiết.

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 1

Trang 1

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 2

Trang 2

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 3

Trang 3

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 4

Trang 4

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 5

Trang 5

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 14421
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1

Đặc điểm trẻ nghe kém tiếp nhận - Thần kinh mức độ từ nặng đến sâu và các yếu tố liên quan ở trẻ khám thính lực tại bệnh viện Nhi đồng 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 173
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NGHE KÉM TIẾP NHẬN - THẦN KINH MỨC ĐỘ TỪ 
NẶNG ĐẾN SÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở TRẺ KHÁM THÍNH LỰC TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 
Phạm Đoàn Tấn Tài*, Phạm Duy Quang**, Nguyễn Tuấn Như*, Đặng Xuân Hùng*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố quan đến nghe kém tiếp nhận-thần kinh trước ngôn ngữ mức độ 
nặng đến sâu ở trẻ khám thính lực tại Bệnh viện Nhi đồng 1. 
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập dữ liệu từ bệnh án của trẻ nghe kém được chẩn đoán nghe 
kém tiếp nhận - thần kinh trước ngôn ngữ từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2017. Phân tích hồi qui đa biến được sử 
dụng để xác định các yếu tố liên quan với nghe kém từ nặng đến sâu. 
Kết quả: Tỷ lệ nghe kém nặng đến sâu là 84% (≥71 dB) ở 382 trẻ được thu dung (tuổi trung bình: 4,8; 7,6% 
mẹ mắc rubella và 22,3% mắc sốt phát ban thai kỳ). Gần như toàn bộ 32 trẻ có mẹ mắc rubella thai kỳ bị nghe 
kém nặng 28% đến sâu 69%. Phân tích đa biến cho thấy mẹ mắc rubella hay sốt phát ban trong thai kỳ có tỷ lệ 
nghe kém nặng đến sâu cao hơn. 
Kết luận: Tình trạng nghe kém tiếp nhận - thần kinh trước ngôn ngữ được chẩn đoán trễ, mức độ nặng sâu 
chiếm tỷ lệ cao ở trẻ đến khám thính lực. Tăng cường tiêm ngừa rubella cho phụ nữ trước khi mang thai và tầm 
soát rubella thai kỳ; tầm soát nghe kém cho trẻ có nguy cơ và tiến đến tầm soát nghe kém cho mọi trẻ sinh ra là 
vấn đề bức thiết. 
Từ khoá: nghe kém, trẻ em 
ABSTRACT 
SEVERE-TO-PROFOUND SENSORINEURAL HEARING LOSS AMONG CHILDREN ATTENDING 
AUDIOLOGY UNIT AT THE CHILDREN HOSPITAL 1: CHARACTERISTICS AND ASSOCIATED FACTORS 
Pham Doan Tan Tai, Pham Duy Quang, Nguyen Tuan Nhu, Dang Xuan Hung 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 173 - 178 
Objectives: To determine the prevalence of and factors associated with severe-to-profound prelingual 
sensorineural hearing loss among children presenting for evaluation of hearing loss problems at the Audiology 
Unit at the Children Hospital 1 in Ho Chi Minh city. 
Methods: We collected data from the medical records of children with a diagnosis of prelingual sensorineural 
hearing loss during June 2014 - April 2017. Multivariate Regression analysis was used to determine factors 
associated with severe-to-profound prelingual sensorineural hearing loss. 
Results: Of 382 children enrolled (mean age: 4.8 years; 7.6% and 22.3% were born to mothers acquired 
rubella and reporting a presence of rash and fever during pregnancy, respectively), the prevalence of severe-to-
profound hearing loss (≥71 dB) was 84%. Almost all 32 children born to mothers who reported an acquisition of 
rubella during pregnancy had severe (28%) to profound (69%) difficulty in hearing. Multivariable analysis 
showed that children with mother acquired rubella or rash-fever during pregnancy were associated with the 
greater prevalence of severe-to-profound hearing loss. 
Conclusion: The was a delay in diagnosis of prelingual sensorineural hearing loss, with a high proportion of 
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 **Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh ***Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phạm Đoàn Tấn Tài ĐT: 0908626670 Email: tantaipd.entdr@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 174
severe-to-profound hearing loss, among children presenting for a diagnosis of hearing problems. Enhancement of 
rubella immunisation for women before pregnancy and hearing screening programs for ai-risk children towards a 
universal newborn hearing screening are urgently needed. 
Keywords: hearing loss, children 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghe kém là vấn đề sức khỏe quan trọng ở 
trẻ em. Ở 1.000 trẻ sinh sống, khoảng 1,2 đến 1,7 
trẻ mắc nghe kém bẩm sinh(4). Chương trình tầm 
soát nghe kém cho trẻ sơ sinh đã được triển khai 
tại nhiều nước trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, 94,8% 
trẻ sơ sinh vào năm 2016 được sàng lọc sức nghe 
trong vòng 1 tháng sau sanh(8). Việc phát hiện 
sớm trước 3 tháng tuổi và can thiệp trước 6 
tháng tuổi là hết sức quan trọng, giúp trẻ bệnh 
học từ, phát âm, phát triển ngôn ngữ, hành vi, 
biểu cảm và hoà nhập xã hội(2). 
Giống như các nước đang phát triển khác, 
Việt Nam cũng xây dựng và triển khai chương 
trình tầm soát nghe kém nhưng chỉ giới hạn cho 
trẻ có yếu tố nguy cơ ở một số cơ sở y tế chuyên 
khoa tại các đô thị do thiếu nhân lực và cơ sở vật 
chất(7). Phần đông trẻ được chẩn đoán nghe kém 
khá trễ và không còn nhiều cơ hội can thiệp, 
phục hồi chức năng và do đó trẻ bị giới hạn về 
phát triển ngôn ngữ hoặc bị câm, khó tiếp thu, 
học tập kém. Các vấn đề này ảnh hưởng đến tâm 
lý, sự phát triển của chính đứa trẻ cũng như tạo 
gánh nặng, áp lực không nhỏ cho gia đình và 
toàn xã hội. 
Đơn vị Thính học, Bệnh viện Nhi Đồng 1 
được thiết lập từ năm 2004, tiếp nhận, chẩn 
đoán, chăm sóc và điều trị cho trẻ nghe kém 
tại khu vực phía Nam. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi phân tích đặc điểm của trẻ nghe kém 
chăm sóc tại Đơn vị Thính học và các yếu tố 
liên quan gây nghe kém, đặc biệt ở nhóm trẻ 
nghe kém nặng đến sâu, nhóm chịu ảnh 
hưởng nặng nề nhất, nhằm góp phần xây 
dựng chương trình phòng ngừa, tầm soát và 
can thiệp nghe kém phù hợp với điều kiện 
kinh tế và y tế của Việt Nam. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán nghe kém 
tiếp nhận - thần kinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 
tháng 6/2014 đến tháng 4/2017. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân được chẩn đoán nghe kém tiếp 
nhận - thần kinh tại đơn vị thính lực của bệnh 
viện Nhi đồng 1 được lấy liên tục từ tháng 
6/2014 cho đến khi đủ cỡ mẫu, mục tiêu là 350 
bệnh án được tính theo phương pháp của tác giả 
Kelsey và cộng sự, 1996(3). 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Thân nhân không nắm rõ tiền sử sản khoa, 
tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật của trẻ và mẹ. 
Nghe kém sau ngôn ngữ. Thân nhân không 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang phân tích. 
Với phương pháp thiết kế cắt ngang phân 
tích, nghiên cứu ghi nhận các thông tin cần thiết 
trong nhóm bệnh nhân có sẵn. 
Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện 
Nhi đồng 1, nơi được trang bị đầy đủ các thiết bị 
khảo sát thính học được kiểm chuẩn phù hợp 
với việc nghiên cứu. 
Các bước tiến hành 
Khám tai mũi họng tổng quát. 
Tầm soát sức nghe: Đo nhĩ lượng, đo âm ốc 
tai, đo thính lực trường tự do (Bảng 1). 
Đo xác định ngưỡng nghe: ABR, ASSR, thính 
lực đơn âm cho trường hợp tầm soát REFER 
hoặc không đáp ứng âm thanh, tuỳ theo lứa tuổi 
phát triển tâm thần – vận động. 
Bảng 1. Phân độ nghe kém sử dụng trong nghiên cứu 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 175
Mức độ Cường độ (dB) 
Không nghe kém 0-20 dB 
Nhẹ 21-40 dB 
Trung bình 41-70 dB 
Nặng 71- 90 dB 
Sâu >90 dB 
Thực hiện bệnh án lâm sàng, thu thập dữ 
liệu về tuổi, giới, địa chỉ thường trú, tiền sử 
mang thai của mẹ, nơi và thông tin về cuộc sinh, 
tình trạng sau sinh của trẻ sự phát triển vận 
động của trẻ, tiền sử bệnh, khả năng nghe, ngôn 
ngữ và tiền sử nghe kém trong gia đình. Thông 
tin về khám lâm sàng, kết quả khám tai và thính 
học cũng được thu thập. 
Xử lý số liệu – Phân tích số liệu 
Số liệu được nhập kép, độc lập vào phần 
mềm Epi data 3.0.1. Hai bản nhập được so sánh 
để tìm ra các khác biệt. 
Các khác biệt được đối chiếu với dữ liệu 
gốc của bộ câu hỏi giấy và làm sạch trước khi 
đưa vào phân tích thống kê với phần mềm 
STATA 14. 
Kiểm định χ2 hay Fisher’exact test được sử 
dụng để xem xét sự khác biệt trong các nhóm. 
Chúng tôi tiến hành các phân tích hồi qui 
Poissson đa biến hiệu chỉnh với phương sai 
nghiêm ngặt để ước tính tỷ số hiện nhiễm (PR) 
của các yếu tố liên quan đến tình trạng nghe kém 
nặng và sâu với tỷ lệ cao ở quần thể khảo sát. 
Y đức 
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng 
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch số 
2922/QĐ-TĐHYKPNT. 
KẾT QUẢ 
Bảng 2 trình bày đặc điểm dân số xã hội, tiền 
sử bệnh và lâm sàng của 382 trẻ nghe kém được 
thu dung từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2017. 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Độ tuổi trung bình là 4,82 (độ lệnh chuẩn: 
2,75). Hơn ½ các trường hợp nghe kém là nữ. 
Phần lớn trẻ thu dung đã sinh tại bệnh viện hay 
trung tâm y tế (94,5%) và sinh sống ở tỉnh thuần 
nông thôn hay bán đô thị (80,3%). 
Tiền sử gia đình, mang thai và sinh của trẻ 
nghe kém 
Có 4,2% có người thân trong gia đình mắc 
nghe kém bẩm sinh; 7,6% trẻ có mẹ mắc bệnh 
rubella và 22,3% trẻ có mẹ mắc sốt phát ban 
trong quá trình mang thai. Chỉ 3,7% mẹ cho biết 
có sử dụng thuốc lúc mang thai. 
Có 24,9% trường hợp sinh thiếu tháng và 
22% cho biết trẻ đã được giúp sinh. Cân nặng 
trung bình lúc sinh của trẻ là 2.563 gram, với 
95,7% trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 1500 gram. 
Nhiễm trùng ối ghi nhận ở 2,1% các trường 
hợp và 4,5% trẻ có nằm viện vì các bệnh lý 
khác nhau. 
Bảng 2. Đặc điểm dân số xã hội, tiền sử bệnh và lâm 
sàng của trẻ nghe kém 
Đặc điểm 
Tần số 
(n) 
Phần trăm 
(%) 
Dân số xã hội 
Tuổi chẩn đoán (N = 382) 
<1 8 2,1 
1-<2 14 3,7 
2-<3 96 25,1 
3-<6 172 45,0 
≥ 6 92 24,1 
Nơi sinh (N = 382) 
Bệnh viện 320 83,8 
Trung tâm Y tế 41 10,7 
Bảo sanh 4 1,1 
Nhà 8 2,1 
Khác 9 2,4 
Thường trú tại TP HCM, Cần Thơ 
(N = 376) 
74 19,7 
Tiền sử gia đình, mang thai và sinh 
Gia đình có người nghe kém bẩm sinh 16 4,2 
Mẹ bệnh hay chấn thương lúc mang thai (N = 381) 
Sốt phát ban 85 22,3 
Mắc rubella lâm sàng 29 7,6 
Bệnh khác 55 14,4 
Thời điểm mẹ bệnh (N = 147) 
Dưới 12 tuần 48 32,7 
12 -< 24 tuần 75 51,0 
≥ 24 tuần 24 16,3 
Mẹ sử dụng thuốc khi mang thai 
(N = 382) 
14 3,7 
Sanh giúp (N = 382) 84 22,0 
Nhiễm trùng ối trong quá trình chuyển 
dạ (N = 373) 
8 2,1 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 176
Đặc điểm 
Tần số 
(n) 
Phần trăm 
(%) 
Trẻ khóc ngay sau sinh (N = 368) 334 90,8 
Tuổi thai khi sinh (N = 382) 
≥ 37 tuần (đủ tháng) 287 75,1 
28 - < 37 tuần 91 23,8 
< 28 tuần 4 1,1 
Cân nặng lúc sinh (N = 376) 
> 3000 gram 74 19,7 
1500-3000 gram 286 76,1 
<1500 gram 16 4,3 
Nằm dưỡng nhi sau sinh (N = 380) 84 22,1 
Trẻ bệnh phải nằm viện (N = 374) 17 4,5 
Lâm sàng 
Tự đến khám (N = 381) 381 100 
Tuổi phát hiện nghe kém (N = 297) 
<1 26 8,8 
1-<2 73 24,5 
2-<3 77 25,9 
3-<6 93 31,3 
≥ 6 28 9,4 
Tuổi phát âm (N = 340) 
<1 103 31,2 
1-<2 35 10,3 
2-<3 16 4,7 
3-<6 8 2,4 
≥ 6 0 0 
Không phát âm 178 52,4 
Yếu tố nguy cơ (N = 382) 
0 55 14,4 
1 154 40,3 
≥2 173 45,3 
Phân độ (N = 382) 
Độ 1 (21-40 dB): Nghe kém nhẹ 8 2,1 
Độ 2 (41-70 dB): Nghe kém trung bình 53 13,9 
Độ 3 (71-90 dB): Nghe kém nặng 65 17,0 
Độ 4 (>91dB): Nghe kém sâu (điếc) 256 67,0 
Đặc điểm lâm sàng của trẻ nghe kém 
Có 33,3% các trường hợp nghe kém được 
phát hiện trước 2 tuổi và không có trường hợp 
nào được phát hiện ở tuyến trước và được 
chuyển đến Đơn vị Thính học, Bệnh viện Nhi 
Đồng 1. 
Phát hiện sau 6 tuổi ghi nhận ở 9,4% số 
trường hợp. 
Có 31,2% trẻ nghe kém trong nghiên cứu có 
những phát âm ê a từ trước 1 tuổi. 
Có 02 trường hợp dị tật các cơ quan khác và 
01 trường hợp dị tật sọ mặt được ghi nhận trong 
số các trẻ được khảo sát. 
Tỷ lệ bệnh nhi có một và hai yếu tố nguy cơ 
theo Hiệp hội Nghe trẻ em 2007 lần lượt là 40,3% 
và 45,3%. Không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào 
được ghi nhận ở 14,4% các trường hợp. 
Nghe kém mức độ từ nặng đến sâu chiếm 
84% các ca bệnh, trong đó nhóm nghe kém sâu 
chiếm 67%. 
Tất cả các trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh rubella 
trong thai kỳ đều mắc nghe kém từ mức độ 
trung bình đến nặng và sâu, trong đó 69% là 
nghe kém sâu. 
Trẻ càng có nhiều yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 
nghe kém sâu càng cao hơn (12,1%, 37,9% và 
50% ở trẻ không có, có một và hai yếu tố nguy 
cơ, giá trị p khuynh hướng <0,001). 
Các yếu tố liên quan đến nghe kém mức độ từ 
nặng đến sâu 
Phân tích đa biến cho thấy cha/mẹ khai trẻ 
chưa từng phát âm khi đến khám có nguy cơ 
nghe kém mức độ từ nặng đến sâu cao hơn 
nhóm trẻ có phát âm khi dưới 12 tháng tuổi là 
15% (PR = 1,15 [KTC 95%: 1,04 – 1,27], p = 0,008). 
Mẹ mắc bệnh rubella (PR = 1,15 [KTC 95%: 
1,02 – 1,29], p = 0,018) hay sốt phát ban thai kỳ 
(PR = 1,20 [KTC 95%: 1,11 – 1,30], p <0,001) có 
nguy cơ nghe kém mức độ từ nặng đến sâu cao 
hơn mẹ không mắc bệnh trong lúc mang thai là 
15 - 20%. 
So với nhóm tham chiếu, bệnh nhi nữ sống ở 
tỉnh thuần nông thôn hay khu bán đô thị có tỷ lệ 
nghe kém nặng đến sâu cao hơn (Hình 1). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 177
Hình 1. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến nghe kém nặng đến sâu 
BÀN LUẬN 
Tóm tắt kết quả chính 
Nghiên cứu hồi cứu này với mẫu tương đối 
lớn bệnh nhi nghe kém cho thấy tình trạng nghe 
kém tiếp nhận – thần kinh trước ngôn ngữ được 
chẩn đoán trễ, mức độ nặng sâu chiếm tỷ lệ cao 
ở hầu hết các trẻ đến khám thính lực. Ở trẻ có 
biểu hiện nghe kém, nghe kém từ nặng đến sâu 
hay gặp hơn ở bệnh nhi đến từ tỉnh thuần nông / 
bán đô thị, không phát âm trước 12 tháng tuổi và 
đặc biệt ở mẹ bị mắc bệnh rubella hay sốt phát 
ban trong quá trình mang thai. 
Ý nghĩa của kết quả 
Việc phát hiện và chẩn đoán trễ với tình 
trạng nghe kém từ nặng đến sâu cao đã hạn chế 
kết quả phục hồi sức nghe cho trẻ nghe kém. 
Nâng cao hiệu quả chương trình tầm soát cho trẻ 
nguy cơ cao, cải thiện chất lượng phục hồi chức 
năng nghe cho trẻ nghe kém và mở rộng chương 
trình sàng lọc sức nghe cho tất cả trẻ sơ sinh là 
hết sức cần thiết. Song song đó, cần nâng cao tỷ 
lệ được can thiệp trợ thính với công nghệ phù 
hợp, vì dưới 2% trẻ em khiếm thính tại nước ta 
có sử dụng máy trợ thính(5). 
Chúng tôi ghi nhận gần 30% trẻ khảo sát có 
mẹ mắc bệnh rubella hay sốt phát ban trong quá 
trình mang thai, thấp hơn kết quả khảo sát trẻ 
nghe kém tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật 
Thuận An tại tỉnh Bình Dương vào năm 2011 - 
2012 (32% có mẹ mắc rubella thai kỳ xác định và 
13% nghi ngờ mắc bệnh rubella(5). Như y văn đã 
báo cáo, trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh rubella hay 
sốt phát ban thai kỳ trong khảo sát này cũng có 
tỷ lệ bị nghe kém từ nặng đến sâu cao hơn. Các 
phát hiện này cho thấy việc không chích ngừa 
rubella và nhiễm rubella trong thai kỳ hiện vẫn 
là vấn đề y tế tại Việt Nam và tình trạng này sẽ 
tiếp tục làm xuất hiện thêm các trẻ nghe kém 
bẩm sinh. Tác giả Miyakawa và cộng sự ước tính 
tỷ lệ nhiễm rubella bẩm sinh lên đến 151/100.000 
trẻ sinh sống và hàng năm có 3.788 trường hợp 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 178
mắc rubella bẩm sinh tại Việt Nam(6). Trước bối 
cảnh đó, việc truyền thông về tác hại của bệnh 
rubella và cách phòng tránh bằng tiêm ngừa 
vắcxin rubella cho phụ nữ trước mang thai, bên 
cạnh việc tầm soát bằng huyết thanh chẩn đoán 
các trường hợp có triệu chứng hoặc tiếp xúc với 
người bị nhiễm bệnh rubella cần được quan tâm 
và thực hiện đúng mức. 
Phân tích cũng phát hiện mối liên quan giữa 
trẻ sống ở nông thôn hoặc khu bán đô thị có liên 
quan đến mức độ nghe kém từ nặng đến sâu 
cao. Lý do đằng sau mối liên quan này có thể là 
sự kém tiếp cận vắc xin ngừa rubella ở phụ nữ 
mang thai ở vùng nông thôn hay bán đô thị. 
Không ai trong số 1998 phụ nữ mang thai tại 
Nha Trang, 2009-2010 có chích vắcxin ngừa bệnh 
rubella khi mang thai(6) và tỷ lệ này chỉ 4% ở 2 xã 
của huyện Ba Vì, Hà Nội vào năm 2016(1). 
Khảo sát của chúng tôi ghi nhận bệnh nhi nữ 
có tỷ lệ kém mức độ nặng đến sâu cao hơn bệnh 
nhi nam. Cần thêm các nghiên cứu trong tương 
lai để xác định mối liên quan này. 
Giới hạn nghiên cứu 
Khảo sát này có nhiều giới hạn trong thiết kế 
và cách thu thập số. Vì đây là thiết kế nghiên 
cứu cắt ngang nên chúng tôi không thể làm rõ 
tuần tự thời gian của các mối liên quan với tình 
trạng nghe kém mức độ nặng đến sâu. Thêm 
vào đó, thông tin được hồi cứu từ bệnh án của 
bệnh nhi nên các thông tin chi tiết giải thích về 
tiêm chủng, tiền sử bệnh, hành vi và lối sống của 
mẹ giải thích cho mối liên quan giữa giới tính và 
nơi cư trú với tình trạng nghe kém từ nặng đến 
sâu đã không thể thu thập được trong khảo sát. 
Các mối tương quan này cần được làm rõ ở các 
nghiên cứu trong tương lai, từ đó có các chiến 
lược can thiệp phù hợp và tập trung cho các 
quần thể có nguy cơ với nghe kém nặng đến sâu. 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận và 
chẩn đoán muộn tình trạng nghe kém tiếp nhận 
- thần kinh trước ngôn ngữ ở trẻ đến khám thính 
lực. Tình trạng nghe kém nặng sâu chiếm tỷ lệ 
cao. Tăng cường tiêm ngừa rubella cho phụ nữ 
trước khi mang thai và tầm soát rubella thai kỳ; 
tầm soát nghe kém cho trẻ có nguy cơ và tiến 
đến tầm soát nghe kém cho mọi trẻ sinh ra là vấn 
đề bức thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Minh Trí, Vũ Thị Thu Nga, Đỗ Thị Thanh Toàn (2017). 
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm phòng vắcxin 
rubella của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 2 xã thuộc huyện Ba Vì, Hà 
Nội năm 2016”. Tạp chí Y học Dự phòng, 27:86-92. 
2. Itano Y (2014). “Principles and guidelines for early intervention 
after confirmation that a child is deaf or hard of hearing”. 
Journal of Deaf Studies and Deaf Education, 19:143–175. 
3. Kelsey JL, Whittemore AS, Evans AS, et al (1996). “Methods of 
sampling and estimation of sample size”, in: Kelsey JL, 
Whittemore AS, Evans AS, et al, Methods in observational 
epidemiology, 2nd, pp. 311-340. Oxford University Press, New 
York. 
4. Korver AM, Konings S, Dekker FW (2010). “Newborn hearing 
screening vs later hearing screening and developmental 
outcomes in children with permanent childhood hearing 
impairment”. JAMA, 304:1701–1708. 
5. Lam AMK, Stringer P, Toizumi M (2016). “An international 
partnership analysis of a cohort of Vietnamese children with 
hearing impairment”. Speech, Language and Hearing, 19:27–35. 
6. Miyakawa M, Yoshino H, Yoshida LM (2013). “Seroprevalence 
of rubella in the cord blood of pregnant women and congenital 
rubella incidence in Nha Trang, Vietnam”. Vaccine, 32:1192–
1198. 
7. Olusanya BO, Swanepoel DW, Chapchap MJ (2007). “Progress 
towards early detection services for infants with hearing loss in 
developing countries”. BMC Health Services Research, 7:14–28. 
8. US Centers for Disease Control and Prevention (2016). “Hearing 
screening summary”. CDC, URL: 
https://www.cdc.gov/ncbddd/hearingloss/2016-data/01-data-
summary.html. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_tre_nghe_kem_tiep_nhan_than_kinh_muc_do_tu_nang_den.pdf