Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018

Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030” mã số: CTDT.23.17/16-

20 đã cho thấy đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ 2-5 tuổi dân

tộc thiểu số (DTTS): Chiều cao tăng dần theo tuổi, đạt mức tăng trung bình là 6.3cm/năm, giá trị

trung bình ở cả 4 độ tuổi đều thấp hơn và có xu hướng tốc độ tăng trưởng ngày càng thụt giảm

so với chuẩn trung bình toàn quốc (trẻ 2 tuổi chỉ thấp hơn 1cm, đến 5 tuổi là 5cm); Tỷ lệ suy dinh

dưỡng (SDD) thể thấp còi ở mức vừa và nặng là 16,34%, SDD thể nhẹ cân là 9,51%; tỷ lệ SDD

cũng có xu hướng gia tăng từ 2 đến 5 tuổi ở cả nam và nữ; Tỷ lệ trẻ thừa cân chiếm 1,60%. Thể

chất trẻ DTTS 2-5 tuổi phát triển tốt nhất ở vùng TD&MNPB và ĐBSCL, tiếp đến là vùng Bắc

TB&DHMT, thấp nhất là vùng Tây Nguyên.

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018 trang 1

Trang 1

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018 trang 2

Trang 2

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018 trang 3

Trang 3

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018 trang 4

Trang 4

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10040
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018

Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018
32
BµI B¸O KHOA HäC
ÑAËC ÑIEÅM PHAÙT TRIEÅN THEÅ CHAÁT VAØ TÌNH TRAÏNG DINH DÖÔÕNG 
CUÛA TREÛ 2 ÑEÁN 5 TUOÅI DAÂN TOÄC THIEÅU SOÁ VIEÄT NAM, THÔØI ÑIEÅM 2018
Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thể lực, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2030” mã số: CTDT.23.17/16-
20 đã cho thấy đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ 2-5 tuổi dân
tộc thiểu số (DTTS): Chiều cao tăng dần theo tuổi, đạt mức tăng trung bình là 6.3cm/năm, giá trị
trung bình ở cả 4 độ tuổi đều thấp hơn và có xu hướng tốc độ tăng trưởng ngày càng thụt giảm
so với chuẩn trung bình toàn quốc (trẻ 2 tuổi chỉ thấp hơn 1cm, đến 5 tuổi là 5cm); Tỷ lệ suy dinh
dưỡng (SDD) thể thấp còi ở mức vừa và nặng là 16,34%, SDD thể nhẹ cân là 9,51%; tỷ lệ SDD
cũng có xu hướng gia tăng từ 2 đến 5 tuổi ở cả nam và nữ; Tỷ lệ trẻ thừa cân chiếm 1,60%. Thể
chất trẻ DTTS 2-5 tuổi phát triển tốt nhất ở vùng TD&MNPB và ĐBSCL, tiếp đến là vùng Bắc
TB&DHMT, thấp nhất là vùng Tây Nguyên. 
Từ khóa: Phát triển thể chất, tình trạng dinh dưỡng, trẻ 2-5 tuổi DTTS. 
Characteristics of physical development and nutrious situation of children 
aged 2-5 years old in Vietnamese ethnic minorities in 2018
Summary: 
Research results of the project "Researching solutions and policies on physical development,
contributing to improving the quality of human resources for ethnic minorities until 2030" Code
CTDT.23.17 / 16-20 have shown that the physical development and nutritional status of ethnic
minority children aged 2-5. According to the results, the height increases gradually with age and
reaches an average increase of 6.3cm / year. The average value in all 4 age groups is lower and
tends to decrease more and more than the national average (2-year-old children are only shorter
about 1cm, but at 5 years old is shorter 5cm. In terms of malnutrition, the rate of moderate-and-
severe stunting is 16.34%, the rate of underweight is 9.51%; Malnutrition rate also tend to increase
from 2 to 5 years of age in both female and male. The rate of overweight children accounts for
1.60%. The physical condition of ethnic minority children aged 2 to 5 years old is best developed in
the Northern midland and mountainous and Cuu Long Delta, followed by the North Central Coast,
the lowest is the Central Highlands.
Keywords: Physical development, nutritional status, ethnic minority children 2-5 years old.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: vuchungthuy@gmail.com
Vũ Chung Thủy*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Phát triển tầm vóc và thể lực là yếu tố quan
trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng
giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người
Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù thể
lực của người Việt Nam nói chung và của người
DTTS nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích
cực, song tầm vóc và tố chất thể lực của người
Việt Nam còn hạn chế so với chuẩn quốc tế.
Phát triển thể lực và tầm vóc con người là vấn
đề rất lớn, cần thời gian dài và cần có sự phối
kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Những nhân
tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc và thể
lực của con người là: Dinh dưỡng, di truyền,
TDTT, môi trường và tâm lý xã hội.
Thông tư số 17/2009/TT–BGDĐT của Bộ
Giáo dục & Đào tạo ngày 25/7/2009 đề ra mục
tiêu của chương trình giáo dục mầm non: Giáo
dục mầm non nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển
toàn diện cả về thể chất, trí tuệ (nhận thức, ngôn
ngữ), tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, bước
đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào
lớp một. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất
được cụ thể hóa: cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển
cân đối, cân nặng và chiều cao nằm trong kênh
A, trẻ thực hiện các vận động cơ bản một cách
vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các
giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng,
định hướng trong không gian...
Với đặc điểm vùng DTTS đã và đang là “lõi
nghèo của cả nước”, đồng bào các DTTS được
tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản
33
- Sè 1/2020
ở mức rất thấp so với bình quân chung cả nước
đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất
của đồng bào DTTS, đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo.
Suy dinh dưỡng (SDD) trong những năm đầu đời
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường
của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên
quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi còn nhỏ đến
sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao
động và nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm
như tim mạch, huyết áp, ung thư sau này. Tại Việt
Nam, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm nhanh
và bền vững trong những năm qua, tuy vậy vẫn
còn ở mức cao, đặc biệt là trẻ độ tuổi mẫu giáo
vùng DTTS. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính
sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực các DTTS ở Việt Nam.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình đánh giá phát triển thể chất, đề tài
sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng hợp
tài liệu, Quan sát sư phạm, Kiểm tra sư phạm,
Kiểm tra y học và Toán học thống kê.
Nội dung kiểm tra:
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát
triển thể lực, hình thái của trẻ được lựa chọn từ
Bộ chuẩn phát triển cho trẻ mẫu giáo do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành (2010), cụ thể:
Nhóm trẻ 2 tuổi: Chiều cao (cm), Cân nặng
(kg), BMI và chu vi vòng đầu.
Nhóm trẻ 2–5 tuổi: Chiều cao (cm), Cân nặng
(kg), BMI, Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 18m (s),
Ném túi cát tay thuận (m), Ném túi cát 2 tay (m).
Ngoài ra, bằng phương pháp quan sát đánh giá
các chỉ số: Đi đúng tư thế (chân bước đều, phối
hợp chân tay nhịp nhàng, người ngay ngắn, đầu
không cúi); Đập và bắt bóng bằng 2 tay; Đi thăng
bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m);
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đề
tài căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại theo Z-Score
(QĐ số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm
2016) của Bộ Y tế.
Đối tượng kiểm tra: Gồm 967 trẻ 2-5 tuổi
của 14 tỉnh thuộc 4 vùng kinh tế - xã hội trên toàn
quốc, trong đó có 471 trẻ nam và 496 trẻ nữ.
Chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên trong phân tầng. Tuổi được xác
định theo tuổi thập phân.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
Quá trình đánh giá đặc điểm phát triển thể
chất và tình trạng dinh dưỡng được xử lý và
phân tích theo các nội dung: Đặc điểm hình thái,
thể lực; Tình trạng dinh dưỡng và sự khác biệt
giữa các vùng.
1. Đặc điểm hình thái, thể lực của trẻ dân
tộc thiểu số 2-5 tuổi
Kết quả khảo sát sau xử lý thống kê được
trình bày trong bảng 1.
Chiều cao đứng
- Về qui luật phát triển: Chiều cao tăng dần
theo sự gia tăng của tuổi, đạt mức tăng trung bình
giai đoạn 2- 5 tuổi là 6.3cm/năm. Đây là mức
tăng trưởng tương đương mức tăng ở trẻ toàn
quốc, phù hợp với qui luật phát triển sinh học.
- Về mức độ tăng trưởng: Giá trị trung bình
ở cả 4 độ tuổi đều thấp hơn mức chuẩn trung
bình toàn quốc (năm 2018) ở cả trẻ nam và nữ
và mức độ sút giảm so với chuẩn trung bình toàn
quốc tăng dần theo tuổi. Cụ thể:
Với trẻ 2 tuổi, thấp hơn mức chuẩn trung
bình toàn quốc 01cm;
Với trẻ 3 tuổi, thấp hơn mức chuẩn trung
bình toàn quốc 02cm;
Với trẻ 4 tuổi, thấp hơn mức chuẩn trung
bình toàn quốc 03cm;
Với trẻ 5 tuổi, thấp hơn mức chuẩn trung
bình toàn quốc 05cm.
Kết quả khảo sát cho thấy, chiều cao của
nhóm trẻ dưới 5 tuổi DTTS tuy đạt được mức
trung bình toàn quốc nhưng ở ngưỡng thấp. Kết
quả này được phản ánh rõ khi so sánh giá trị
tuyệt đối ở các độ tuổi đều thấp hơn mức trung
bình toàn quốc. Vấn đề cần quan tâm là xu
hướng phát triển ngày càng sút giảm so với mức
trung bình toàn quốc. Đặc điểm tăng trưởng này
đã phản ánh rõ sự ảnh hưởng, chi phối của các
yếu tố xã hội đến sự phát triển của trẻ như chế
độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vận động và
môi trường sống của trẻ DTTS mà không phải
là di truyền.
Cân nặng
- Về qui luật phát triển: Cân nặng tăng dần
theo sự gia tăng của tuổi, đạt mức trung bình
nhưng ở ngưỡng thấp. Mức tăng trung bình giai
đoạn 2-5 tuổi là ~ 2kg/năm, thấp hơn mức tăng
ở trẻ toàn quốc từ 0.5 đến 1.0kg/năm. 
34
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 1. Thực trạng hình thái, thể lực của trẻ dân tộc thiểu số 2-5 tuổi
Chỉ số Giớitính
Trẻ 2 tuổi
(nam n=123; nữ n=88)
Trẻ 3 tuổi 
(nam n=103; nữ n=104)
Trẻ 4 tuổi
(nam n=117; nữ n=107)
Trẻ 5 tuổi 
(nam n=128; nữ n=107)
x ±d Cv x ±d Cv x ±d Cv x ±d Cv
Chiều cao
(cm)
Nam 86.78 5.09 5.87 94.48 5.62 5.94 98.7 5.11 5.18 105.1 6.47 6.15
Nữ 85.38 8.6 10.07 93.64 5.46 5.83 98.99 4.28 4.32 104.7 6.78 6.47
Cân nặng
(kg)
Nam 12.25 2.05 16.7 14.02 1.87 13.35 14.93 2.2 14.75 16.6 2.62 15.76
Nữ 11.53 1.38 12.01 13.42 1.71 12.77 14.59 1.64 11.22 16.39 1.92 11.71
BMI
Nam 16.25 2.11 13.01 15.69 1.5 9.54 15.28 1.38 9.02 14.97 1.48 9.9
Nữ 18.25 24.99 136.9 15.31 1.49 9.75 14.86 1.15 7.71 14.96 1.71 11.45
Chu vi vòng
đầu
Nam 48.41 4.04 8.35
Nữ 47.32 1.82 3.86
Bật xa tại
chỗ (cm)
Nam 41.71 26.11 62.61 41.11 27.98 68.07 87.35 18.61 21.3
Nữ 43.75 23.67 54.11 41.6 30.07 72.28 80.51 18.99 23.59
Chạy 18m
(s)
Nam 4.34 2.78 64.09 9.9 2.2 22.23 3.92 1.15 29.24
Nữ 4.16 2.67 64.13 4.29 2.22 51.73 4.23 1.69 39.91
Ném túi cát
tay thuận (m)
Nam 2.32 1.37 59.1 3.36 1.42 42.34 4.03 1.75 43.41
Nữ 2.03 1.18 58.13 2.66 0.91 34.17 3.48 1.42 40.95
Ném túi cát
2 tay (m)
Nam 1.88 1.3 69.01 2.75 0.9 32.93 3.25 1.17 36.09
Nữ 1.86 0.95 51.11 2.33 0.71 30.63 3.09 0.92 29.8
- Về mức độ tăng trưởng: Giá trị trung bình
ở các độ tuổi đầu đời 2-3 tuổi đạt mức chuẩn
trung bình toàn quốc, song ở các độ tuổi 4 và 5
tuổi đều thấp hơn mức chuẩn trung bình toàn
quốc (năm 2018), tương ứng là 1.5kg và 1.8kg.
Kết quả khảo sát sự phát triển cân nặng cũng
cho thấy qui luật này đã diễn ra tương đồng với
qui luật phát triển chiều cao của trẻ DTTS. 
Chu vi vòng đầu 
Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá sự
phát triển thể chất của trẻ 2 tuổi. Kết quả đo
lường đạt mức chuẩn trung bình toàn quốc. Do
mẫu nhỏ và chỉ đo được ở trẻ 2 tuổi nên tiêu chí
này chưa phản ánh rõ đặc điểm phát triển của
trẻ ở các tháng tuổi.
Như vậy, kết quả nghiên cứu nhân trắc về
hình thái đã phản ánh rõ sự ảnh hưởng của các
yếu tố xã hội đến sự phát triển của trẻ như chế
độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vận động và
môi trường sống của trẻ DTTS. Ở tuổi sau sinh
đến 2 tuổi trẻ được bú sữa mẹ và đây là nguồn
dinh dưỡng chính, vì vậy trong độ tuổi này tốc
độ phát triển hình thái của trẻ DTTS thấp hơn
không nhiều so với mức trung bình toàn quốc.
Tuy nhiên, sau 2 tuổi dinh dưỡng của trẻ phụ
thuộc vào nguồn thức ăn do cha mẹ nuôi dưỡng
và khi nguồn dinh dưỡng không đảm bảo cả về
số lượng và đặc biệt là chất lượng đã ảnh hưởng
trực tiếp đến mức độ phát triển thể chất của trẻ.
Vì vậy, tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm từ 2
đến 5 tuổi ở cả chỉ tiêu chiều cao và cân nặng
của trẻ DTTS trong nghiên cứu này so với mức
trung bình toàn quốc đã phản ánh chế dộ dinh
dưỡng và các chế độ chăm sóc trẻ DTTS không
được đảm bảo, thiếu khoa học.
Thể lực
Kết quả kiểm tra các tố chất sức nhanh (chạy
18m), sức mạnh (bật xa) và khả năng phối hợp
vận động (ném túi cát) của trẻ DTTS ở tất cả các
độ tuổi đều đạt và cao hơn mức chuẩn qui định
của Bộ GD&ĐT ban hành (2010). Tuy vậy, khi
so sánh với kết quả nghiên cứu của Lâm thị
Tuyết Thúy tại khu vực miền Trung thời điểm
2007 thì chỉ tương đương hoặc thấp hơn.
Về lý thuyết, sự phát triển hình thái và thể
lực có mối tương quan dương tính và cùng chịu
sự chi phối của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng
và TDTT, tuy nhiên sự phát triển các tố chất thể
lực lại chịu ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT
hay hoạt động thể chất lớn hơn. Vì vậy, với đặc
điểm điều kiện địa lý và môi trường sống, trẻ
DTTS tham gia các hoạt động vận động sớm và
nhiều hơn đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển các tố chất thể lực của trẻ.
35
- Sè 1/2020
2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dân tộc
thiểu số 2-5 tuổi
Kết quả khảo sát thống kê được trình bày
trong bảng 2.
Kết quả phân loại tình trạng dinh dưỡng
Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dân tộc thiểu số 2-5 tuổi (tỷ lệ %)
Chỉ số Giớitính
Trẻ 2 tuổi (nam n=123;
nữ n=88)
Trẻ 3 tuổi (nam n=103;
nữ n=104)
Trẻ 4 tuổi (nam n=117;
nữ n=107)
Trẻ 5 tuổi (nam n=128;
nữ n=107)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
Chiều
cao
(cm)
Nam 8.13 83.74 8.13 13.59 80.58 5.83 23.93 73.5 2.56 21.26 78.74 0.79
Nữ 10.23 84.09 5.68 11.54 81.73 6.73 19.63 79.44 0.93 22.43 76.64 0.93
∑ 9.18 83.91 7.68 12.56 81.15 6.28 21.78 76.47 1.74 21.84 77.69 0.86
Tỷ lệ SDD thể thấp còi trung bình của trẻ DTTS 2-5 tuổi: 16.34%
Cân
nặng
(kg)
Nam 6.5 88.62 4.88 7.77 92.23 0 15.38 82.05 2.56 18.11 80.31 2.36
Nữ 6.82 92.05 1.14 1.92 96.15 1.92 11.21 88.79 0 8.41 91.59 0
∑ 6.66 90.33 3.01 4.84 94.19 0.96 13.29 85.42 1.28 13.26 93.59 1.18
SDD thể nhẹ cân trẻ DTTS 2-5 tuổi: 9.51%; Trẻ thừa cân DTTS 2-5 tuổi: 1.60%
theo chiều cao:
Về qui luật: Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi ở mức
vừa và nặng (< -2SD) có xu hướng gia tăng từ 2
đến 5 tuổi của cả nam và nữ: từ 9.18% ở trẻ 2
tuổi lên 21.84 % khi 5 tuổi; Tỷ lệ trẻ SDD thể
thấp còi ở trẻ nam cao hơn ở trẻ nữ.
Về mức độ SDD thể thấp còi (%): Tỷ lệ trung
bình SDD thể thấp còi ở mức vừa và nặng của
trẻ 2 đến 5 tuổi của cả nam và nữ là 16.34%. 
Kết quả phân loại tình trạng dinh dưỡng
theo cân nặng:
SDD thể nhẹ cân: Trẻ DTTS 2-5 tuổi SDD
thể nhẹ cân có tỷ lệ trung bình là 9,51%; Tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân ở nam cao hơn ở nữ; Xu
hướng SDD thể nhẹ cân ở cả 2 giới tăng dần
theo tuổi: từ 6.66% ở trẻ 2 tuổi lên 13,26% khi
5 tuổi.
Về mức độ thừa cân: Trẻ DTTS 2-5 tuổi thừa
cân có tỷ lệ trung bình là 1.6%; Tỷ lệ thừa cân
ở nam cao hơn ở nữ; Xu hướng thừa cân ở cả 2
giới giảm dần theo tuổi: từ 3.01% ở trẻ 2 tuổi
giảm còn 1.18 % khi 5 tuổi.
Kết quả khảo sát thống kê, tỷ lệ SDD của
trẻ DTTS Việt nam ở cả thể thấp còi và nhẹ cân
đều thấp hơn mức trung bình toàn quốc. Tỷ lệ
trung bình SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân của
trẻ DTTS Việt nam tương ứng là 16.34% và
9,51% so với 24.3% và 13.8% của toàn quốc
(năm 2017).
Tuy vậy, khi so sánh với trẻ em người Kinh, tỷ
lệ trẻ em là người DTTS thiếu cân lớn hơn gấp 2,5
lần (2,1% so với 8,5). Nếu so sánh với kết quả ở
công bố này thì số liệu trong nghiên cứu của chúng
tôi có tỷ lệ SDD thể thấp còi thấp hơn (24.3% so
với 31,4%), nhưng vẫn cao hơn so với nhóm trẻ em
người Kinh (24.3% so với 15%).
So sánh kết quả thu được với kết quả được
công bố của WHO thì tỷ lệ SDD của trẻ DTTS
Việt nam cũng thấp hơn ở nhiều khu vực trên
thế giới. SDD thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, theo
Tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO, tỉ lệ thấp còi
ở các nước đang phát triển là 32%, trong đó:
Các khu vực của Châu Phi từ 25% đến 50%;
Các khu vực của Châu Á từ 15% đến 41%;
Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê từ 8% đến 37%. 
Trẻ SDD hay thừa cân đều ảnh hưởng rất lớn
sự phát triển thể chất của trẻ sau này, kể cả nguy
cơ gia tăng bệnh do sức đề kháng suy giảm. Kết
quả nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể lực
DTTS ở trẻ ở độ tuổi 2-5 tuổi cũng cho thấy,
chính yếu tố dinh dưỡng kết hợp với môi trường
và lối sống quyết định đến sự cải thiện về chiều
cao, cân nặng chứ không phải yếu tố di truyền.
Vì vậy, cần phải có các giải pháp đầu tư và ngăn
chặn tình trạng SDD ở trẻ em DTTS ngay từ độ
tuổi này.
3. Đặc điểm phát triển hình thái, thể lực
của trẻ 2-5 tuổi giữa các vùng
Để so sánh mức độ phát triển thể chất giữa
các vùng kinh tế - xã hội, đề tài đã tiến hành
BµI B¸O KHOA HäC
36
đánh giá dựa trên phân tích các số liệu phản ánh
đặc điểm phát triển hình thái, mức độ phát triển
thể lực tương ứng với các độ tuổi, giới tính theo
4 vùng: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
(TD&MNPB), Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải
miền Trung (Bắc TB&DHMT), Vùng Tây
Nguyên và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Kết quả phân tích cho thấy sự khác
nhau và đa dạng của kết quả thu được ở mỗi
nhóm chỉ tiêu đã đặt ra nhiệm vụ cho đề tài khi
so sánh và đánh giá mức độ phát triển thể chất
giữa các vùng miền phải căn cứ vào mức độ xếp
hạng tổng thể của tất cả các yếu tố chi phối.
Bằng phương pháp so sánh và xếp thứ hạng đạt
được ở từng chỉ tiêu đánh giá tương ứng với
tuổi, giới tính giữa 4 vùng, đề tài đã tính tổng
xếp hạng của tất cả các chỉ tiêu làm căn cứ để
đánh giá thứ hạng chung về mức độ phát triển.
Kết quả phân tích cho thấy:
Trẻ 2 tuổi, thể chất phát triển tốt nhất ở vùng
Bảng 3. Đặc điểm phát triển hình thái, thể lực của trẻ 2-5 tuổi giữa các vùng
Tuổi Thứ hạng VùngTD&MNPB
Vùng Bắc
TB&DHMT
Vùng Tây
Nguyên Vùng ĐBSCL
2
Nam (tổng thứ hạng các chỉ tiêu) 12 12 12 4
Nữ (tổng thứ hạng các chỉ tiêu) 10 10 10 10
Tổng sắp 2 2 2 1
3 đến 5
Nam (tổng thứ hạng các chỉ tiêu) 53 46 62 50
Nữ (tổng thứ hạng các chỉ tiêu) 43 53 65 48
Tổng sắp 1 3 4 2
2 đến 5 Thứ hạng chung 1 3 4 1
ĐBSCL, các vùng còn lại là tương đương. Trẻ 3-
5 tuổi, thể chất phát triển tốt nhất ở vùng
TD&MNPB, tiếp đến là các vùng ĐBSCL và Bắc
TB&DHMT, thấp nhất là vùng Tây Nguyên.
Tổng hợp các độ tuổi cho thấy, thể chất phát
triển tốt nhất ở vùng TD&MNPB và ĐBSCL,
tiếp đến là vùng Bắc TB&DHMT, thấp nhất là
vùng Tây Nguyên.
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đã cho nhận xét: 
1. Tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân
nặng của trẻ DTTS đạt mức trung bình toàn quốc,
nhưng ở ngưỡng thấp; Tốc độ tăng trưởng ngày
càng giảm so với mức trung bình toàn quốc (trẻ
2 tuổi thấp hơn 1cm, đến 5 tuổi là 5cm).
2. Tỷ lệ trung bình SDD thể thấp còi ở mức
vừa và nặng của trẻ 2 đến 5 tuổi DTTS thấp hơn
kết quả trung bình toàn quốc, nhưng vẫn cao
hơn so với nhóm trẻ em người Kinh (24.3% so
với 15%); Tỷ lệ trung bình SDD thể nhẹ cân ở
mức vừa và nặng của trẻ 2-5 tuổi DTTS cũng
thấp hơn kết quả trung bình toàn quốc. Tỷ lệ
SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân đều có xu
hướng gia tăng từ 2 đến 5 tuổi ở cả nam và nữ.
3. Trẻ DTTS 2-5 tuổi thừa cân có tỷ lệ trung
bình là 1.6%; Tỷ lệ thừa cân ở nam cao hơn nữ;
Xu hướng thừa cân giảm dần theo tuổi.
4. Thể chất trẻ DTTS 2-5 tuổi phát triển tốt nhất
ở vùng TD&MNPB và ĐBSCL, tiếp đến là vùng
Bắc TB&DHMT, thấp nhất là vùng Tây Nguyên.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư
Số: 23/2010/TT-BGDĐT Ban hành qui định về
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. 
2. Nguyễn Cao Thịnh, Nguyễn Việt Cường,
Báo cáo “Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu
số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
3. Ủy ban Dân tộc (2009), Đổi mới chính
sách dân tộc đến năm 2015 và 2020, Kỷ yếu đề
tài khoa học cấp Bộ năm 2009, Hà Nội.
4. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo “Hội thảo đề
xuất các chính sách dân tộc giai đoạn 2016 -
2020” tháng 9/2015, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 13/1/2020, Phản biện ngày
15/1/2020, duyệt in ngày 20/1/2020)

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_phat_trien_the_chat_va_tinh_trang_dinh_duong_cua_tr.pdf