Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam

Tóm tắt:

Tiến hành khảo sát thực trạng đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao

(TDTT) thường xuyên tại khu vực niền núi miền Nam (đại diện là Tây Ninh và Bình Phước) trên các

mặt: Đặc điểm thông tin cá nhân, đặc điểm thói quen tập luyện TDTT làm cơ sở đề xuất giải pháp

và xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở khu vực miền núi miền Nam Việt Nam.

Từ khóa: TDTT quần chúng, tập luyện TDTT thường xuyên, khu vực miền núi miền Nam, Tây

Ninh, Bình Phước.

Demographic characteristics of people who exercise regularly

in the Southern mountainous region

Summary:

The topic has done a survey about the current situation of demographic characteristics of people

who regularly practice physical exercises and sports in the Southern mountainous area (represented

by Tay Ninh and Binh Phuoc) on the following aspects: Individual information characteristics,

practice habit characteristics. It was served as the basis for proposing solutions and developing a

model to spread – widen public sports movement in the mountainous region of South Vietnam.

Keywords: Public sport, regular exercise, Southern mountainous area, Tay Ninh, Binh Phuoc.

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam trang 1

Trang 1

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam trang 2

Trang 2

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam trang 3

Trang 3

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam trang 4

Trang 4

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam

Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam
BµI B¸O KHOA HäC
110
ÑAËC ÑIEÅM NHAÂN KHAÅU HOÏC CUÛA NGÖÔØI DAÂN TAÄP LUYEÄN THEÅ DUÏC
THEÅ THAO THÖÔØNG XUYEÂN TAÏI KHU VÖÏC MIEÀN NUÙI MIEÀN NAM
Tóm tắt:
Tiến hành khảo sát thực trạng đặc điểm nhân khẩu học của người dân tập luyện thể dục thể thao
(TDTT) thường xuyên tại khu vực niền núi miền Nam (đại diện là Tây Ninh và Bình Phước) trên các
mặt: Đặc điểm thông tin cá nhân, đặc điểm thói quen tập luyện TDTT làm cơ sở đề xuất giải pháp
và xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở khu vực miền núi miền Nam Việt Nam.
Từ khóa: TDTT quần chúng, tập luyện TDTT thường xuyên, khu vực miền núi miền Nam, Tây
Ninh, Bình Phước.
Demographic characteristics of people who exercise regularly 
in the Southern mountainous region
Summary:
The topic has done a survey about the current situation of demographic characteristics of people
who regularly practice physical exercises and sports in the Southern mountainous area (represented
by Tay Ninh and Binh Phuoc) on the following aspects: Individual information characteristics,
practice habit characteristics. It was served as the basis for proposing solutions and developing a
model to spread – widen public sports movement in the mountainous region of South Vietnam.
Keywords: Public sport, regular exercise, Southern mountainous area, Tay Ninh, Binh Phuoc.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
***ThS, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
Đỗ Hữu Trường*
Mai Thị Bích Ngọc**
Nghiêm Việt Hùng***
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Nam
Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía nam Tây Nguyên
và phía tây tỉnh Ninh Thuận. Khu vực miền
Nam gồm 19 tỉnh, thành phố bao gồm 17 tỉnh
từ Bình Phước trở xuống phía Nam, Thành phố
Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực
miền Nam có nền kinh tế phát triển so với cả
nước nhưng lại có sự chênh lệch lớn giữa các
vùng. Khu vực niềm núi miền Nam tập trung
nhiều ở khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên, miền
Tây tỉnh Kiên Giang và tiếp giáp Campuchia.
Đây là vùng còn nhiều khó khăn về phát triển
kinh tế so với các vùng khác trong cả nước, có
đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đặc
điểm dân tộc và văn hóa cũng như đặc điểm địa
lý và khí hậu khác hẳn so với vùng đồng bằng
nên việc phát triển TDTT quần chúng ở miền
Nam nói chung và khu vực miền núi thuộc miền
Nam nói riêng cũng như đặc điểm người dân tập
luyện TDTT thường xuyên cũng sẽ có nhiều
điểm khác so với các vùng đồng bằng, miền
biển Chính vì vậy, để có căn cứ đề xuất giải
pháp và xây dựng mô hình phát triển TDTT
quần chúng khu vực miền núi tại Việt Nam,
chúng tôi tiến hành khảo sát: Đặc điểm người
dân tập luyện TDTT thường xuyên tại khu vực
miền núi miền Nam.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư
phạm, phương pháp điều tra xã hội học và
phương pháp toán học thống kê.
Khảo sát được tiến thành tại khu vực miền
núi thuộc 2 tỉnh: Tây Ninh và Bình Phước.
Số lượng mẫu khảo sát: Khảo sát 579 người
dân khu vực miền núi miền Nam, trong đó có
111
Sè §ÆC BIÖT / 2020
219 người thuộc khu vực miền núi tỉnh Tây
Ninh, và 360 người thuộc khu vực miền núi tỉnh
Bình Phước.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Đặc điểm nhân khẩu đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát 579 người dân thuộc khu
vực miền núi tỉnh Tây Ninh và Bình Phước về
thói quen tập luyện TDTT, trong đó có 219
người thuộc khu vực miền núi tỉnh Tây Ninh,
và 360 người thuộc khu vực miền núi tỉnh Bình
Phước. Đặc điểm đối tượng khảo sát được trình
bày tại bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng khảo sát (n=579)
Đặc điểm Phân loại
Tây Ninh
(n=219)
Bình Phước
(n=360)
Tổng
(n=579) Thứ
tự
mi Tỷ lệ% mi
Tỷ lệ
% mi
Tỷ lệ
%
Giới tính
Nam 116 52.97 196 54.44 312 53.89 1
Nữ 103 47.03 164 45.56 267 46.11 2
Tình trạng hôn
nhân
Độc thân 57 26.03 89 24.79 146 25.22 2
Có gia đình 162 73.97 270 75.21 432 74.61 1
Lứa tuổi
6-24 tuổi 62 28.31 85 23.61 147 25.39 1
25-34 tuổi 41 18.72 71 19.72 112 19.34 4
35-54 tuổi 47 21.46 82 22.78 129 22.28 2
55-64 tuổi 41 18.72 74 20.56 115 19.86 3
Từ 65 tuổi trở lên 28 12.79 48 13.33 76 13.13 5
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 43 19.63 68 18.94 111 19.17 2
Nông nghiệp 55 25.11 96 26.74 151 26.08 1
Công nhân viên chức nhà nước 35 15.98 53 14.76 88 15.20 3
Kinh doanh 32 14.61 52 14.48 84 14.51 4
Lao động tự do 31 14.16 49 13.65 80 13.82 5
Hưu trí, mất sức lao động 23 10.50 41 11.42 64 11.05 6
Thu nhập bình
quân/ tháng
Phụ thuộc (không có thu nhập) 38 17.35 43 11.94 81 13.99 3
Dưới 1 triệu đồng/tháng 13 5.94 16 4.44 29 5.01 6
Từ 1-2 triệu đồng/tháng 12 5.48 46 12.78 58 10.02 5
Từ 2-3 triệu đồng/tháng 36 16.44 62 17.22 98 16.93 2
Từ 3-5 triệu đồng/tháng 75 34.25 151 41.94 226 39.03 1
Từ 5-10 triệu đồng/tháng 37 16.89 32 8.89 69 11.92 4
Trên 10 triệu đồng/tháng 8 3.65 9 2.50 17 2.94 7
BµI B¸O KHOA HäC
112
Qua bảng 1 cho thấy: Đặc điểm đối tượng
khảo sát là tương đối đồng đều và đảm bảo tính
chất mẫu. Cụ thể:
Về giới tính: Đối khảo sát phân bổ tương đối
cân đối về giới tính (gần 46.11% là nữ)
Về tình trạng hôn nhân: 25.22% số người độc
thân (bao gồm chưa lập gia đình, ly hôn, góa...).
Con số này tương đương với đặc điểm lứa tuổi
với tổng số 25.39% số người 6-24 tuổi và
13.13% số người trên tuổi 65.
Về lứa tuổi khảo sát: Độ tuổi của đối tượng
khảo sát tương đối đồng đều, trừ lứa tuổi trên
65 với 13.13% (những người cao tuổi), các
nhóm tuổi còn lại đảm bảo cân đối và dao động
từ 19.34-25.39%. Đông nhất là lứa tuổi từ 6-24
với 25.39% tổng số người khảo sát (có khoảng
dao động tuổi lớn nhất và đối tượng có cùng tính
chất – học sinh, sinh viên).
Về đặc điểm nghề nghiệp: Tương tự như độ
tuổi, đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng khảo
sát phản ánh tương đối sát thực trạng phân bổ
nghề nghiệp ở khu vực khảo sát với nghề nông
nghiệp chiếm đa số (26.08% tổng đối tượng
khảo sát); tiếp đó là học sinh, sinh viên (chiếm
19.17% tổng số đối tượng khảo sát). Các nhóm
khác chiếm tỷ lệ tương đối cân đối.
Về đặc điểm thu nhập bình quân/ tháng:
Nhóm chiếm đa số là thu nhập từ 3-5 triệu đồng/
tháng (chiếm 39.03% tổng số lượng khảo sát),
đứng thứ hai là thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng
(chiếm 16.93% tổng số lượng khảo sát), tỷ lệ
người có thu nhập bình quân 5-10 triệu đồng/
tháng chiếm 11.29% và trên 10 triệu đồng/
tháng chiếm 2.94%. Như vậy, so với thu nhập
bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2018 là
2.587USD/năm, tương đương 4.834 triệu
đồng/tháng [2] thì thu nhập của người dân khu
vực miền núi miền Nam thuộc nhóm đối tượng
khảo sát thuộc mức thấp.
2. Đặc điểm nhân khẩu người dân tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên khu
vực miền núi miền Nam
Đánh giá mức độ tập luyện TDTT theo tiêu chí:
Tập luyện TDTT thường xuyên: Tập từ 3
buổi/ tuần trở lên, mỗi buổi từ 30 phút, thời gian
liên tục trong 6 tháng
Thỉnh thoảng (Tập luyện TDTT không
thường xuyên): Mỗi tuần trung bình tập ít nhất
1 buổi, mỗi buổi ít nhất 20 phút
Không tập: Tập luyện ít hơn mức thỉnh thoảng
Kết quả khảo sát tỷ lệ người dân tập luyện
TDTT thường xuyên được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên 
của người dân miền núi khu vực miền Nam (n=579)
Mức độ tập luyện
Tây Ninh (n=219) Bình Phước (n=360) Tổng (n=579)
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
Tập luyện thường xuyên 54 24.66 81 22.50 135 23.32
Thỉnh thoảng 77 35.16 140 38.89 217 37.48
Không tập 88 40.18 139 38.61 227 39.21
Qua bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ người dân tập
luyện TDTT thường xuyên khu vực miền núi
miền Nam đạt được trung bình là 23.32%, trong
đó, tỉnh Tây Ninh là 24.66% và tỉnh Bình Phước
là 22.50%. Tuy nhiên, nếu so sánh chung với tỷ
lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên năm
2018 tại Việt Nam theo báo cáo của Vụ Thể thao
quần chúng, Tổng cục TDTT là 32.53% (tăng
1.15% so với năm 2017) [1] thì tỷ lệ này còn
quá khiêm tốn. 
Khảo sát chi tiết về đặc điểm người dân tập
luyện TDTT thường xuyên tại khu vực miền núi
miền Nam được trình bày tại bảng 3.
113
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 3. Đặc điểm người dân tập luyện TDTT thường xuyên 
khu vực miền núi miền Nam (n=135)
Đặc điểm Phân loại
Tây Ninh
(n=54)
Bình Phước
(n=81)
Tổng
(n=135)
Thứ
tự
mi Tỷ lệ% mi Tỷ lệ % mi
Tỷ lệ
%
Giới tính
Nam 36 66.67 52 64.20 88 65.19 1
Nữ 18 33.33 29 35.80 47 34.81 2
Tình trạng
hôn nhân
Độc thân 15 27.78 24 29.63 39 28.89 2
Có gia đình 39 72.22 57 70.37 96 71.11 1
Lứa tuổi
6-24 tuổi 12 22.22 19 23.46 31 22.96 2
25-34 tuổi 13 24.07 18 22.22 31 22.96 2
35-54 tuổi 8 14.81 11 13.58 19 14.07 4
55-64 tuổi 16 29.63 24 29.63 40 29.63 1
Từ 65 tuổi trở lên 5 9.26 9 11.11 14 10.37 5
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 9 16.67 13 16.05 22 16.30 3
Nông nghiệp 6 11.11 10 12.35 16 11.85 5
Công nhân viên chức nhà nước 12 22.22 14 17.28 26 19.26 2
Kinh doanh 7 12.96 12 14.81 19 14.07 4
Lao động tự do 6 11.11 10 12.35 16 11.85 5
Hưu trí, mất sức lao động 14 25.93 22 27.16 36 26.67 1
Thu nhập
bình quân/
tháng
Phụ thuộc (không có thu nhập) 6 11.11 8 9.88 14 10.37 4
Dưới 1 triệu đồng/tháng 1 1.85 3 3.70 4 2.96 6
Từ 1-2 triệu đồng/tháng 3 5.56 4 4.94 7 5.19 5
Từ 2-3 triệu đồng/tháng 11 20.37 16 19.75 27 20.00 3
Từ 3-5 triệu đồng/tháng 12 22.22 20 24.69 32 23.70 2
Từ 5-10 triệu đồng/tháng 20 37.04 29 35.80 49 36.30 1
Trên 10 triệu đồng/tháng 1 1.85 1 1.23 2 1.48 7
Qua bảng 3 cho thấy:
Về giới tính: Nếu như đối tượng khảo sát
tương đối đồng đều về giới tính thì thực trạng
phân bổ giới tính của người dân tập luyện TDTT
thường xuyên tại khu vực miền núi miền Nam
lại có tỷ lệ nam tới 65.19%. Như vậy, có thể
khẳng định, ở khu vực này, nam giới tập luyện
TDTT thường xuyên hơn và nhiều hơn so với
nữ giới.
Về tình trạng hôn nhân: Nếu như đặc điểm
khảo sát có 74.61% đối tượng có gia đình thì đối
tượng tập luyện TDTT thường xuyên có 71.11%
tổng tỷ lệ có gia đình. Như vậy, ở khu vực miền
núi miền Nam, tỷ lệ người có gia đình và độc
BµI B¸O KHOA HäC
114
thân tập luyện TDTT gần tương đương nhau. 
Về lứa tuổi: Tỷ lệ người dân tập TDTT
thường xuyên ở khu vực này cao nhất là lứa tuổi
55-64 tuổi, sau đó tới 6-24 tuổi và 25-34 tuổi. Ít
nhất là tỷ lệ người trên 65 tuổi (chiếm 10.37%
số người tập thường xuyên), tỷ lệ này tương
đương nếu so sánh với đặc điểm đối tượng khảo
sát với 13.13% số người trên 65 tuổi. 
Về nghề nghiệp: Đối tượng tập luyện TDTT
nhiều nhất là người hưu trí, mất sức lao động,
sau đó tới công nhân viên chức nhà nước, tiếp
đến là người kinh doanh. Đây là nhóm có tỷ lệ
ít trong số đối tượng khảo sát. Nếu như tỷ lệ
khảo sát đông nhất là nông nghiệp với 26.08%
tổng đối tượng khảo sát thì tỷ lệ tập luyện TDTT
thường xuyên thuộc ngành nghề nông nghiệp
chỉ chiếm 11.85%. Như vậy có thể thấy nhóm
đối tượng nghề nông nghiệp này có tỷ lệ tham
gia tập luyện TDTT thường xuyên thấp nhất. 
Về thu nhập bình quân/ tháng: Xu hướng
chung là những người có thu nhập cao hơn tập
luyện TDTT thường xuyên hơn. Có tới 39.03%
số người tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/ tháng
(phần lớn rơi vào đối tượng công nhân viên
chức nhà nước, kinh doanh). Những người có
thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng có tỷ lệ
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên thấp.
KEÁT LUAÄN 
1. Đặc điểm đối tượng khảo sát người dân tập
luyện TDTT thường xuyên là tương đối đồng
đều giữa các nhóm đối tượng và đảm bảo tính
chất mẫu.
2. Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường
xuyên khu vực miền núi miền Nam thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ người dân tập luyện TDTT
thường xuyên của Việt Nam theo thống kê của
Vụ Thể thao quần chúng, Tổng cục TDTT.
3. Người dân tập luyện TDTT thường xuyên
ở khu vực miền núi miền Nam có tỷ lệ nam
nhiều hơn nữ; nhiều nhất là lứa tuổi 55-64 tuổi,
sau đó tới 6-24 tuổi và 25-34 tuổi; Đối tượng tập
luyện TDTT nhiều nhất là người hưu trí, mất
sức, sau đó tới công nhân viên chức nhà nước,
tiếp đến là người kinh doanh; Xu hướng chung
là những người có thu nhập cao hơn tập luyện
TDTT thường xuyên hơn.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1.
24574/Default.aspx?returnUrl=
2. 
dau-nguoi-nam-2018-dat-2587-usd-201812271
5235412.htm.
(Bài nộp ngày 5/11/2020, phản biện ngày 9/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Mai Thị Bích Ngọc, Email: maingoctdtt@gmail.com)
Nghiên cứu đặc điểm của người dân tập luyện TDTT thường xuyên là biện pháp cần thiết để
tác động có hiệu quả các giải pháp phát triển phong trào tâp luyện TDTT quần chúng

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_nhan_khau_hoc_cua_nguoi_dan_tap_luyen_the_duc_the_t.pdf