Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang

Viêm dạ dày ruột do rotavirus là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Mục đích của nghiên cứu này nhằm

mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus. Một nghiên

cứu hồi cứu bệnh-chứng được thực hiện tại khoa Nhi Bệnh viện Sản Nhi An Giang, nhóm bệnh gồm 309

trường hợp viêm dạ dày ruột rotavirus (+) và nhóm chứng gồm 295 trường hợp viêm dạ dày ruột rotavirus

(-). Có tất cả 309 trường hợp viêm dạ dày ruột do rotavirus, tuổi trung vị là 11 (2 - 27) tháng, giới nam chiếm

64,4%. Các biểu hiện lâm sàng lần lượt giữa 2 nhóm viêm dạ dày ruột do và không do rotavirus là sốt

(34,3% so với (sv) 25,1%; P = 0,021) , ói (62,1% sv 52,8%; P = 0,021), tiêu chảy (8,4 ± 4,0 sv 7,5 ± 3,6 lần/

ngày; P < 0,001), co giật (5,8% sv 2,4%, P = 0,035) và mất nước (46,8% sv 22,7%; P <0,001). Điểm độ

nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus là 13,1 ± 2,9 cao hơn điểm độ nặng của viêm dạ dày ruột không do

rotavirus là 12,6 ± 2,9 (P = 0,041). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng và điểm độ nặng Vesikari của viêm dạ dày

ruột do rotavirus.của viêm dạ dày ruột do rotavirus ở trẻ em cao hơn viêm dạ dày ruột không do rotavirus.

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9680
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang

Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus tại bệnh viện Sản nhi An Giang
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
48 TCNCYH 140 (4) - 2021
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM DẠ DÀY RUỘT
DO ROTAVIRUS TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG
 Nguyễn Ngọc Rạng1, và Tôn Quang Chánh2
1Đại học Y Dược Cần Thơ
2Bệnh viện Sản Nhi An Giang
Từ khóa: Rotavirus, viêm dạ dày ruột, điểm độ nặng
Viêm dạ dày ruột do rotavirus là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Mục đích của nghiên cứu này nhằm 
mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus. Một nghiên 
cứu hồi cứu bệnh-chứng được thực hiện tại khoa Nhi Bệnh viện Sản Nhi An Giang, nhóm bệnh gồm 309 
trường hợp viêm dạ dày ruột rotavirus (+) và nhóm chứng gồm 295 trường hợp viêm dạ dày ruột rotavirus 
(-). Có tất cả 309 trường hợp viêm dạ dày ruột do rotavirus, tuổi trung vị là 11 (2 - 27) tháng, giới nam chiếm 
64,4%. Các biểu hiện lâm sàng lần lượt giữa 2 nhóm viêm dạ dày ruột do và không do rotavirus là sốt 
(34,3% so với (sv) 25,1%; P = 0,021) , ói (62,1% sv 52,8%; P = 0,021), tiêu chảy (8,4 ± 4,0 sv 7,5 ± 3,6 lần/
ngày; P < 0,001), co giật (5,8% sv 2,4%, P = 0,035) và mất nước (46,8% sv 22,7%; P <0,001). Điểm độ 
nặng của viêm dạ dày ruột do rotavirus là 13,1 ± 2,9 cao hơn điểm độ nặng của viêm dạ dày ruột không do 
rotavirus là 12,6 ± 2,9 (P = 0,041). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng và điểm độ nặng Vesikari của viêm dạ dày 
ruột do rotavirus.của viêm dạ dày ruột do rotavirus ở trẻ em cao hơn viêm dạ dày ruột không do rotavirus.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Rạng
Đại học Y Dược Cần Thơ
Email: nguyenngocrang@gmail.com
Ngày nhận: 12/01/2021
Ngày được chấp nhận: 08/03/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm dạ dày ruột (VDDR) do rotavirus là 
bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi trên 
toàn cầu. Mỗi năm trên toàn thế giới có 199.000 
tử vong trẻ dưới 5 tuổi do rotavirus.1 Tại Việt 
Nam, rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây 
VDDR ở trẻ em, chiếm tỉ lệ từ 46,7- 54,7%. 2-4 
Tại khoa Nhi Bệnh viện Sản Nhi An giang hàng 
năm trung bình có 1.300 trường hợp VDDR 
nhập viện, trong đó có khoảng 300 trường hợp 
VDDR do rotavirus. VDDR do rotavirus thường 
có biểu hiện lâm sàng nặng hơn VDDR do các 
virus khác. Các triệu chứng lâm sàng gồm tiêu 
chảy nhiều lần phân lỏng kèm nôn ói, sốt và 
đưa đến tình trạng mất nước diện giải, rối lọan 
toan kiềm, có thể dẫn đến tử vong nếu không 
diều trị kịp thời. Điểm độ nặng theo thang điểm 
Vesikari của VDDR do rotavirus thường cao 
hơn VDDR do nhiễm các virus khác. 5,6,7 Mục 
đích của nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm 
lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nặng 
của VDDR do rotavirus tại Bệnh viện Sản Nhi 
An Giang. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
 1. Đối tượng
Tất cả các trường hợp VDDR từ 1 tháng 
tuổi đến 72 tháng tuổi có làm xét nghiệm phân 
tìm rotavirus, nhập khoa Nhi Bệnh viện Sản Nhi 
An giang từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. 
Chẩn đoán xác định VDDR do rotavirus bằng 
kỹ thuật sắc ký miễn dịch, dùng bộ sinh phẩm 
chẩn đoán SD Bioline Rotavirus của hãng 
Standard Diagnostics, Inc, Korea để phát hiện 
kháng nguyên của rotavirus nhóm A trong mẫu 
phân. Bộ sinh phẩm này có độ nhạy là 91,49% 
và độ đặc hiệu là 96% trong chẩn đoán VDDR 
do rotavirus. 14
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
49TCNCYH 140 (4) - 2021
2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: 
Hồi cứu bệnh-chứng dựa vào bệnh viện 
Cỡ mẫu: 
Nhóm bệnh gồm tất cả các trường hợp 
VDDR có rotavirus (+) nhập viện trong năm 
2019. Nhóm chứng chọn ngẫu nhiên với đối 
chứng 1:1 các trường hợp VDDR có rotavirus 
(-) và không có tiêu đàm máu. Dùng hàm 
RAND() trong Excel chọn ngẫu nhiên theo 
số nhập viện với số trường hợp tiêu chảy 
rotavirus (-) tương đương với nhóm bệnh, tuy 
nhiên trong nhóm này chỉ có 295 em có làm 
xét nghiệm phân tìm rotavirus vì vậy lấy trọn 
làm nhóm đối chứng. 
3. Xử lý số liệu
Một biểu mẫu soạn sẵn ghi nhận các biến 
giới, tháng tuổi, nhiệt độ (chỉ lấy nhiệt độ cao 
nhất trong thời gian nhập viện), số lần tiêu 
chảy trong một ngày (lấy số lần cao nhất 
trong những ngày nằm viện), số ngày hết tiêu 
chảy, số lần ói trong ngày (lấy số lần cao nhất 
trong những ngày nằm viện), số ngày ói, độ 
mất nước (không, mất nước nhẹ, mất nước 
nặng), triệu chứng hô hấp đi kèm, có sử dụng 
kháng sinh hay không, và số ngày nằm viện. 
Ghi nhận các chỉ số xét nghiệm: hồng cầu và 
bạch cầu trong phân, bạch cầu máu, chỉ số 
CRP (C- reactive protein), ion đồ (Na, Ka, Ca). 
Tính điểm độ nặng dựa vào thang điểm của 
Ruuska và Vesikari.8
Bảng 1. Bảng điểm độ nặng VDDR do 
rotavirus theo Ruuska và Vesikari (1990)
Triệu chứng Điểm
Số ngày TC
 1 - 4
 5
 ≥ 6
1
2
3
Triệu chứng Điềm
Số lần TC/ngày
 1 - 3
 4 - 5
 ≥ 6
1
2
3
Số lần ói mửa
 1
 2 - 4
 ≥ 5
1
2
3
Số ngày ói mửa
 1
 2
 ≥ 3
1
2
3
Sốt
 37,1 - 38,4
 38,5 - 38,9
 ≥ 39
1
2
3
Dấu mất nước
 Không
 Có
2
3
Điều trị
 ORS
 Nằm viện
1
2
Tổng điểm 20
Một số định nghĩa:
- Tiêu chảy là tiêu phân lỏng bất thường 
hoặc toàn nước và lớn hơn 3 lần trong 24 giờ 
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy ít hơn 14 ngày.
- Mất nước được chia làm 3 mức độ: Mất 
nước nặng, nhẹ và không dấu mất nước.
- Sốt khi nhiệt độ nách bằng hoặc lớn hơn 380C.
- Số ngày hết tiêu chảy được tính từ khi bắt 
đầu tiêu chảy đến khi hết tiêu chảy ≤ 2 lần/ngày, 
nếu ngày xuất viện vẫn còn tiêu chảy > 2 lần/
ngày với lượng phân ít, thì cộng thêm một ngày
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
50 TCNCYH 140 (4) - 2021
Trình bày các biến số có phân phối chuẩn 
bằng trung bình và độ lệch chuẩn, hoặc trung vị 
với trị nhỏ nhất và lớn nhất. Các biến định tính 
được trình bày bằng tỉ lệ %. So sánh biến định 
lượng có phân phối chuẩn bẳng phép kiểm T 
hoặc phép kiểm Mann-Whitney nếu không có 
phân phối chuẩn. Dùng phép kiểm X2 hoặc 
Fisher exact cho các biến định tính. Các test 
có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05. Dữ liệu được 
xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
 Quy trình nghiên cứu được phê duyệt bởi 
Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bệnh viện 
Sản Nhi An Giang. 
III. KẾT QUẢ
Kết quả có 614 trường hợp VDDR được đưa vào 2 nhóm nghiên cứu. Đặc điểm nhân khẩu học 
và lâm sàng của 2 nhóm được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng
Rotavirus (+) 
(n = 309)
Rotavirus (-)
(n = 295)
Giá trị P
Giới nam, n (%) 199 (64) 187 (63) 0,700
Tuổi trung vị (tháng),TT-TĐ* 11 (2 - 72) 9 (1 - 27) < 0,001
Sốt, n (%) 106 (34,3) 74 (25,1) 0,021
Ói, n (%) 192 (62,1) 156 (52,8) 0,021
Số lần ói/ngày** 4,0 ± 1,2 3,6 ± 1,1 0,001
Số ngày ói* 1 (1 - 3) 1(1 - 2) 0,009
Số lần tiêu chảy/ngày** 8,4 ± 4,0 7,5 ± 3,6 < 0,001
Số ngày tiêu chảy* 3,2 (1 - 10) 3,1 (1 - 9) 0,430
Mất nước, n (%)
Mất nước nhẹ
Mất nước nặng
125 (40,4)
20 (6,4)
65 (22,1)
2 (0,6)
< 0,001
< 0,001
TC hô hấp, n (%) 73 (23,6) 69 (23,4) 0,566
TC co giật, n (%) 16 (5,8) 7 (2,4) 0,037
Số ngày nằm viện** 5,1 ± 2,0 5,5 ± 2,4 0,035
Nằm viện, n (%) 309 (100%) (100%) > 0,05
Có dùng kháng sinh, n (%) 150 (48,5) 159 (53,8) 0,303
Có uống oresol, n (%) 309 (100%) 295 (100%) > 0,05
Điểm độ nặng** 13,1 ± 2,9 12,6 ± 2,9 0,041
* Trung vị (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất); TT: tối thiểu; TĐ: tối đa
** Trung bình và độ lệch chuẩn ;TC: Triệu chứng
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
51TCNCYH 140 (4) - 2021
Có sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm, nhóm rotavirus (+) có tuổi trung vị cao hơn, sốt ít hơn, ói và 
số lần tiêu chảy nhiều hơn, có dấu mất nước nhẹ và nặng nhiều hơn và có biến chứng co giật cao 
hơn so với nhóm rotavirus (-). Điểm độ nặng của VDDR do rotavirus (+) cao hơn và sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (P = 0,041). 
Đặc điểm cận lâm sàng được trình bày trong bảng 3
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của 2 nhóm.
Rotavirus (+) 
(n = 309)
Rotavirus (-)
(n = 295)
Giá trị P
BC x 109/L* 10,8 (3,1 - 53,0) 11,2 (4,4 - 82,8) 0,366
CRP (mg/L)** 2,3 ± 0,6 7,8 ± 0,2 0,001
Ion đồ
 Na (mmol/L)
 K (mmol/L)
 Ca (mmol/L)
130,0 ± 13,3
4,2 ± 3,0
1,2 ± 0,1
132,0 ± 4,0
3,8 ± 0,7
1,2 ± 0,2
0,143
0,319
0,517
BC phân 12/245 (4,9%) 7/267 (2,5%) 0,180
HC phân 10/245 (4,1%) 7/267 (2,5%) 0,360
*Trị BC trung vị, tối đa và tối thiểu; BC: bạch cầu; HC: hồng cầu 
** Trung bình và độ lệch chuẩn
Không có sự khác biệt về số lượng BC máu, BC và HC trong phân. CRP ở nhóm rotavirus (+) 
thấp hơn so với rotavirus (-). 
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu 614 trường hợp VDDR trong đó 
có 309 trường hợp VDDR do rotavirus và 295 
VDDR không do rotavirus, chúng tôi nhận thấy 
tuổi trung vị trẻ em mắc VDDR do rotavirus 
là 11 tháng (2-72 tháng), giới nam chiếm tỉ lệ 
64%. Các triệu chứng hay gặp gồm tiêu chảy, 
sốt, ói mửa và dấu mất nước. Các triệu chứng 
này có tỉ lệ cao hơn ở nhóm VDDR rotavirus 
(+) so với VDDR rotavirus (-). Tuổi trung bình 
mắc VDDR do rotavirus trong nghiên cứu của 
chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của các tác giả 
khác2,6,7 với đa số các trường hợp VDDR do 
rotavirus nhập viện hay gặp ở trẻ em từ 12-24 
tháng tuổi. Về giới, trẻ em nam có tỉ lệ (64%) 
mắc gần gấp đôi so với nữ (36%) phù hợp với 
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam 2,8 và tại Ấn 
độ trong đó 62,5% trẻ em mắc VDDR rotavirus 
(+) là giới nam.6 Dấu hiệu sốt (34,3%) trong 
nghiên cứu này thấp so với nghiên cứu của 
các tác giả khác có dấu hiệu sốt dao động 
từ 55% đến 74%.2,5,7 Dấu hiệu ói mữa trong 
nghiên cứu của chúng tôi (62,1%) cũng tương 
tự như báo cáo của tác giả Nguyen TV và CS,2 
tuy nhiên thấp hơn của tác giả Karampatsas 
và CS7 có tỉ lệ ói mửa là 74%. Số lần tiêu chảy 
trung bình/ngày trong nghiên cứu của chúng 
tôi (8,4 ± 4,0) cũng tương đương báo cáo của 
Nguyen TV và CS2 nhưng thấp hơn nghiên 
cứu của Jain tại Ấn độ với số lần tiêu chảy 
trung bình là 11,14/ngày.6
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
52 TCNCYH 140 (4) - 2021
Mất nước là biến chứng thường gặp nhất 
trong VDDR do rotavirus ở trẻ em. Tỉ lệ mất 
nước trong nghiên cứu này là 46,8% trong 
đó có 6,4% là mất nước nặng, phù hợp với 
nhiều nghiên cứu trước dây ở Việt nam2 và 
các nước khác.6,7,10 Một phân tích tổng hợp, 
Tapisiz A và CS nhận thấy tỉ lệ VDDR do 
rotavirus ở trẻ em có mất nước là 47%.11 Nói 
chung, triệu chứng mất nước trong VDDR do 
rotavirus thường nặng hơn VDDR do nguyên 
nhân virut khác.5,6,12,13 Biến chứng thần kinh 
(co giật, mê) là biến chứng ngoài ruột hay 
gặp nhất trong VDDR. Trong nghiên cứu này 
chúng tôi nhận thấy VDDR do rotavirus có tỉ lệ 
bị co giật nhiều hơn VDDR không do rotavirus. 
Chúng tôi thường gặp các cơn co giật ngắn, 
một cơn và không lập lại, nguyên nhân co giật 
có thể do sốt cao, rối loạn điện giải hoặc do 
nhiều nguyên nhân khác. Theo nghiên cứu 
của Karampatsas và CS,7 tác giả nhận thấy 
tỉ lệ VDDR do rotavirus có co giật là 24% 
so với 15% ở trẻ VDDR không do rotavirus, 
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê, có thể do cỡ mẫu của nghiên cứu 
này còn nhỏ.
Bảng điểm độ nặng VRDD do rotavirus 
được đề nghị bởi Ruuska và Vesikari từ năm 
1990 và được dùng để đánh giá độ nặng 
VDDR do rotavirus và so sánh với độ năng của 
VDDR không do rotavirus, tác giả nhận thấy 
điểm độ nặng của rotavirus là 11.0 ± 3.7 cao 
hơn so với VDDR không do rotavirus là 5.6 ± 
3.2 trên cùng một quần thể. Một nghiên cứu ở 
Melbourne, Australia trước đây của chúng tôi 
cho thấy điểm độ nặng trung bình Vesikari của 
VDDR do rotavirus là 13,5 (KTC 95%:12,6-
14,4) và số điểm này cao hơn các nguyên 
nhân gây tiêu chảy khác dao động từ 8,4 - 
11,3.5 Nghiên cứu VDDR do rotavirus ở trẻ em 
tại An Giang, Việt nam, chúng tôi nhận thấy 
điểm độ nặng này là 13,0 ± 2,9 cao hơn so với 
VDDR không do rotavirus, tương tự như kết 
quả trước đây ở Australia.5 Jain và CS nghiên 
cứu các trường hợp VDDR nhập viện tại Ấn 
Độ cũng nhận thấy các trường hợp VDDR do 
rotavirus có triệu chứng lâm sàng nặng hơn 
và thang điểm độ nặng Vesikari cao hơn so 
với VDDR không do rotavirus (12,3 ± 2,0 so 
với 11,4 ± 2,7; P < 0.001).6 Một nghiên cứu 
Kim và CS tại Hàn quốc cho thấy chỉ ở nhóm 
trẻ dưới 24 tháng tuổi bị VDDR do rotavirus 
mới có điểm độ nặng Vesikari cao hơn so với 
VDDR không do rotavirus.10 
Mặc dầu có dấu hiệu mất nước, tuy nhiên 
chúng tôi không thấy có rối loạn điện giải 
trong nghiên cứu này. Các chỉ số natri, kali và 
calcium đều trong giới hạn bình thường, tương 
tự như kết quả ghi nhận của Karampatsas và 
CS nghiên cứu tại bệnh viện Nhi ở London, 
Anh Quốc.7
Hạn chế của đề tài này là không xác định 
được tác nhân khác gây VDDR, hơn nữa vì là 
một nghiên cứu hồi cứu bệnh-chứng nên chưa 
đánh giá được các triệu chứng lâm sàng một 
cách chính xác và đầy đủ.
V. KẾT LUẬN
VDDR do rotavirus ở trẻ em có triệu chứng 
sốt, ói mữa, tiêu chảy và mất nước nặng hơn 
so với VDDR không do rotavirus. Điểm độ nặng 
của VDDR do rotavirus cao hơn so với VDDR 
không do rotavirus. Mở rộng chương trình tiêm 
chủng rotavirus là cần thiết để giảm bệnh tật và 
tử vong do rotavirus gây ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GBD Diarrhoeal Diseases Collaborators. 
Estimates of global, regional, and national 
morbidity, mortality, and aetiologies of diarrhoeal 
diseases: a systematic analysis for the Global 
Burden of Disease Study 2015. Lancet Infect 
Dis. 2017 Sep;17(9):909-948.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
53TCNCYH 140 (4) - 2021
2. Nguyen TV, Le Van P, Le Huy C, Weintraub 
A. Diarrhea caused by rotavirus in children less 
than 5 years of age in Hanoi, Vietnam. J Clin 
Microbiol. 2004 Dec;42(12):5745-50.
3. Anders KL, Thompson CN, Thuy NT, 
et al. The epidemiology and aetiology of 
diarrhoeal disease in infancy in southern 
Vietnam: a birth cohort study. Int J Infect Dis. 
2015 Jun;35:3-10.
4. Huyen DTT, Hong DT, Trung NT, et 
al. Epidemiology of acute diarrhea caused 
by rotavirus in sentinel surveillance sites of 
Vietnam, 2012-2015. Vaccine. 2018 Dec 4; 36 
(51):7894-7900.
5. Nguyen RN, Taylor LS, Tauschek M, 
Robins-Browne RM. Atypical enteropathogenic
Escherichia coli infection and prolonged 
diarrhea in children. Emerg Infect Dis. 2006 
Apr;12(4):597-603.
6. Jain P, Varanasi G, Ghuge R, et al. 
Rotavirus Infections in Children Vaccinated 
Against Rotavirus in Pune, Western India. 
Indian Pediatr. 2016 Jul 8;53(7):589-93.
7. Karampatsas K, Osborne L, Seah ML, et 
al. Clinical characteristics and complications 
of rotavirus gastroenteritis in children in east 
London: A retrospective case-control study. 
PLoS One. 2018 Mar 22;13(3):e0194009.
8. Ruuska T, Vesikari T. Rotavirus disease 
in Finnish children: use of numerical scores for 
clinical severity of diarrhoeal episodes. Scand J 
Infect Dis. 1990;22(3):259-67. 
 9. Nguyen VM, Nguyen VT, Huynh PL, et 
al. Vietnam Rotavirus Surveillance Network. The 
epidemiology and disease burden of rotavirus 
in Vietnam: sentinel surveillance at 6 hospitals. 
J Infect Dis. 2001 Jun 15;183(12):1707-12.
10. Kim A, Chang JY, Shin S, et al. 
Epidemiology and Factors Related to 
Clinical Severity of Acute Gastroenteritis in 
Hospitalized Children after the Introduction of 
Rotavirus vaccination. J Korean Med Sci. 2017 
Mar;32(3):465-474.
11. Tapisiz A, Bedir Demirdag T, Cura Yayla 
BC, et al. Rotavirus infections in children in 
Turkey: A systematic review. Rev Med Virol. 
2019 Jan;29(1):e2020.
12. Giaquinto C, Van Damme P, Huet F, et 
al. Clinical Consequences of Rotavirus Acute 
Gastroenteritis in Europe, 2004 2005: The 
REVEAL Study. J Infect Dis. 2007 May 1; 195 
Suppl 1:S26–35.
13. Karadag A, Acikgoz ZC, Avci Z, et 
al. Childhood diarrhoea in Ankara, Turkey: 
Epidemiological and clinical features of 
rotavirus-positive versus rotavirus-negative 
cases. Scand J Infect Dis. 2005; 37(4):269–75.
14. Lý Văn Xuân. So sánh độ nhạy và độ 
đặc hiệu giữa xét nghiệm sdbioline rotavirus 
và xét nghiệm ly trích điện di RNA trong chẩn 
đoán vi rút rota. https://tailieu.vn/doc/so-sanh-
do-nhay-va-do-dac-hieu-giua-xet-nghiem-
sdbioline-rotavirus-va-xet-nghiem-ly-trich-dien-
di-rn-2105565.html.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
54 TCNCYH 140 (4) - 2021
Summary
CLINICAL CHARACTERICTICS AND THE SEVERITY OF 
GASTROENTERITIS CAUSED BY ROTAVIRUS AT THE WOMEN 
AND CHILDREN HOSPITAL OF AN GIANG
Gastroenteritis (GE) caused by rotavirus is commonly seen in children. The aim of this study was 
to determine the clinical characteristics and the severity of GE caused by rotavirus. A retrospective 
case-control study including 309 cases of rotavirus-positive gastroenteritis (RPG) and 295 control 
cases of rotavirus-negative gatroenteritis (RNG) were conducted at the Pediatric wards of the Women 
and Children Hospital of An Giang. There were 309 cases of RPG, median age 11 (2 - 27) months, 
male accounted for 64.4% . The clinical manifestations of RPG and RNG were fever (34.3% versus 
25.1%; P = 0.021), vomit (62.1% vs 52.8%; P = 0.021), diarrhea (8.4 ± 4.0 vs 7.5 ± 3.6 times/day; 
P < 0.001), convulsions (5.8% vs 2.4%, P = 0.035) and dehydration (46.8% vs 22.7%; P <0.001). 
The severity score for RPG (13.1 ± 2.9) was higher than the severity score for RNG (12.6 ± 2.9) (P = 
0.041). Conclusions: The clinical manifestations of RPG in children are more severe than the RNG. 
Children with RPG have a higher Vesikari severity score than RNG.
Keywords: Rotavirus, gastroenteritis, the severity score.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_do_nang_cua_viem_da_day_ruot_do_rotavir.pdf