Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ

Hạ canxi máu nặng là một tình trạng cấp cứu, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Trong nghiên cứu này các đặc điểm lâm sàng, sinh hoá và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ từ

0 -12 tháng tuổi được mô tả. Nghiên cứu một loạt ca bệnh gồm 69 bệnh nhi được chẩn đoán hạ canxi máu

nặng, tuổi từ 0 - 12 tháng được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2018 đến 09/2019. Các

triệu chứng lâm sàng bao gồm co giật (95,7%), kích thích quấy khóc (63,8%), bỏ bú (21,7%), thở rít (18,8%)

và li bì (7,3%). Trong đó, 2 bệnh nhân biểu hiện sốc tim. Canxi máu giảm nặng (toàn phần 1,3 ± 0,2 và ion

0,6 ± 0,2 mmol/l). Nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu vitamin D (86,9%). Các triệu chứng lâm sàng hạ canxi

máu không đặc hiệu. Dự phòng bằng bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ là cần thiết để phòng biến chứng hạ

canxi máu nặng.

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 19000
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ

Đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
8 TCNCYH 140 (4) - 2021
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÓA SINH VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN
 HẠ CANXI MÁU NẶNG Ở TRẺ BÚ MẸ 
Nguyễn Trọng Thành và Vũ Chí Dũng 
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Từ khóa: Hạ canxi máu nặng, thiếu canxi trẻ em, thiếu vitamin D ở trẻ em.
Hạ canxi máu nặng là một tình trạng cấp cứu, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trong nghiên cứu này các đặc điểm lâm sàng, sinh hoá và một số nguyên nhân hạ canxi máu nặng ở trẻ từ 
0 -12 tháng tuổi được mô tả. Nghiên cứu một loạt ca bệnh gồm 69 bệnh nhi được chẩn đoán hạ canxi máu 
nặng, tuổi từ 0 - 12 tháng được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2018 đến 09/2019. Các 
triệu chứng lâm sàng bao gồm co giật (95,7%), kích thích quấy khóc (63,8%), bỏ bú (21,7%), thở rít (18,8%) 
và li bì (7,3%). Trong đó, 2 bệnh nhân biểu hiện sốc tim. Canxi máu giảm nặng (toàn phần 1,3 ± 0,2 và ion 
0,6 ± 0,2 mmol/l). Nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu vitamin D (86,9%). Các triệu chứng lâm sàng hạ canxi 
máu không đặc hiệu. Dự phòng bằng bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ là cần thiết để phòng biến chứng hạ 
canxi máu nặng.
Tác giả liên hệ: Vũ Chí Dũng, 
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Email: dungvu@nch.org.vn
Ngày nhận: 18/11/2020
Ngày được chấp nhận: 03/12/2020 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ canxi máu nặng là một trong những tình 
trạng cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Trong các 
bệnh lý rối loạn chuyển hóa canxi và phospho, 
hạ canxi máu cũng là biểu hiện thường gặp 
nhất.1,2 Hạ canxi máu có biểu hiện triệu chứng 
lâm sàng đa dạng, từ không triệu chứng đến 
những triệu chứng nặng, có thể gây biến chứng 
và tử vong. Mức độ nặng phụ thuộc vào mức 
độ hạ canxi máu, tốc độ giảm canxi máu và 
nguyên nhân gây bệnh. Trên lâm sàng, nếu hạ 
canxi máu nặng không được phát hiện và xử trí 
kịp thời có thể gây ra rối loạn nhịp tim, giảm sức 
bóp cơ tim, thậm chí dẫn đến sốc tim. Vì vậy, 
phát hiện triệu chứng và xác định nguyên nhân 
kịp thời để đưa ra xử trí thích hợp nhằm nâng 
cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng 
là yếu tố quan trọng hàng đầu.3,4 Do đó, nghiên 
cứu được tiến hành với hai mục tiêu: 
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và sinh hóa hạ 
canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ; 
2. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây hạ 
canxi máu nặng trẻ bú mẹ tại Bệnh viện Nhi 
Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng 
Đối tượng 69 bệnh nhân tuổi từ 0 -12 tháng 
được chẩn đoán hạ canxi máu và điều trị nội trú 
tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2018 
đến tháng 09/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh 
nhân gồm: nồng độ canxi ion trong máu thấp 
hơn 0,95 mmol/l, hoặc nồng độ canxi toàn phần 
thấp hơn 1,9 mmol/l, hoặc nồng độ canxi toàn 
phần trong máu ở giới hạn dưới và có biểu hiện 
triệu chứng lâm sàng.5,6
2. Phương pháp 
Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm thu 
thập các thông tin như tuổi, giới, cân nặng khi 
chẩn đoán, tuần thai khi sinh và các triệu chứng 
lâm sàng (co giật, kích thích – quấy khóc, bỏ 
bú hay li bì). Các xét nghiệm máu được tiến 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
9TCNCYH 140 (4) - 2021
hành tại khoa sinh hoá, Bệnh viện Nhi Trung 
ương bao gồm: canxi (toàn phần và ion), phos-
pho, PTH, vitamin D, magie (Mg), protein toàn 
phần, và FISH DiGeorge (nếu nghi ngờ trên 
lâm sàng), siêu âm tim, điện tâm đồ. Các xét 
nghiệm hóa sinh khác giúp chẩn đoán loại trừ 
và chẩn đoán nguyên nhân bao gồm: điện giải 
đồ, phosphatase kiềm, chức năng gan, thận.
Mức độ thiếu vitamin D được phân loại theo 
“khuyến nghị đồng thuận toàn cầu về phòng 
ngừa và quản lý bệnh còi xương dinh dưỡng 
2016” với 3 mức độ: nặng (< 12,5 nmol/l), trung 
bình (12,5 – 29 nmol/l) và nhẹ (30 – 49 nmol/l).6
3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm STATA version 15.0. Các 
số liệu được diễn tả dưới dạng các phân bố về 
tần số hoặc các tham số thống kê mô tả và được 
thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, hoặc trị số 
trung bình ± SD và trung vị, tứ phân vị. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với sự tuân thủ 
về mặt y đức, được sự đồng ý của người giám 
hộ của đối tượng nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được thông tin của 69 bệnh nhân dưới 12 tháng 
tuổi với các đặc điểm về tuổi, giới và cân nặng tại thời điểm chẩn đoán được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, giới và cân nặng
Đặc điểm N Tỉ lệ (%)
Tuổi
Sơ sinh 21 30,4
2 – 12 tháng 48 69,6
Giới
Nam 44 63,8
Nữ 25 36,2
Cân nặng (TB ± SD) kg 4,2 ± 1,4
Hạ canxi máu nặng xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh. 
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng N Tỉ lệ (%)
Co giật 66 95,7
Kích thích – quấy khóc 44 63,8
Bỏ bú 15 21,7
Thở rít 13 18,8
Li bì 5 7,3
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
10 TCNCYH 140 (4) - 2021
Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, hay gặp nhất là co giật, tiếp đó là kích thích quấy khóc, 
ngoài ra trẻ có thể biểu hiện bỏ bú, thở rít hoặc li bì.
2. Đặc điểm hóa sinh
Bảng 3. Đặc điểm hóa sinh của các bệnh nhân nghiên cứu
Xét nghiệm lúc vào viện
Trung bình ± SD/ Trung vị 
(min - max)
Chỉ số bình thường
Canxi toàn phần (mmol/l) 1,3 ± 0,2 2,16 – 2,74
Canxi ion (mmol/l) 0,6 ± 0,2 1,12 – 1,23
Magie (mmol/l) 0,7 ± 0,2 0,65 – 1,05
Phospho (mmol/l) 2,4 ± 0,7 1,46 – 2,66
Vitamin D (nmol/l) 21 (3,0 – 160) 50 – 250
PTH (pmol/l) 72,5 (0,1 – 573) 11 – 79
Nồng độ canxi toàn phần và canxi ion trong máu giảm nặng, tương ứng là 1,3 và 0,6 mmol/l. 
Nồng độ Vitamin D và PTH trong máu dao động mạnh, với nồng độ vitamin D cao nhất và thấp nhất 
lần lượt là 160 và 3 nmol/l; nồng độ PTH cao nhất và thấp nhất là 0,1 pmol/l và 573 pmol/l. 
Bảng 4. Mức độ nặng của thiếu vitamin D
Mức độ N* Tỉ lệ (%)
Trung vị (min – max)
(nmol/l)
Nặng 16 24,6 8,8 (3,0 – 11,8)
Trung bình 28 43,1 20,5 (12,7 – 28,3)
Nhẹ 16 24,6 39,5 (30 – 50)
N* = 60 (9 trẻ không thiếu Vitamin D).
Thiếu Vitamin D mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất.
3. Nguyên nhân hạ canxi máu nặng
Bảng 5. Nguyên nhân hạ canxi máu nặng
Nguyên nhân N Tỉ lệ (%)
Thiếu vitamin D 60 86,9
Suy cận giáp 
trạng
Hội chứng DiGeorge 4 5,8
Khác 3 4,3
Nguyên nhân khác 2 3,0
Tổng số 69 100
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
11TCNCYH 140 (4) - 2021
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu 
Vitamin D (86,9%), tiếp đó là suy tuyến cận 
giáp. Hội chứng DiGeorge là nguyên nhân hay 
gặp gây suy tuyến cận giáp.
Các bệnh nhân có thiếu Vitamin D có 18 
mẹ của bệnh nhân được định lượng Vitamin D 
trong máu, với kết quả: trung vị (min – max) 
tương ứng 33 (3,0 – 73) nmol/l. Chỉ số bình 
thường của Vitamin D trong máu mẹ là 75 – 
250 nmol/l.
IV. BÀN LUẬN
Trong 69 bệnh nhân nghiên cứu có 21 bệnh 
nhân (30,4%) trong độ tuổi sơ sinh. Trong 
nghiên cứu của BinMohanna và cộng sự tại 
Yemen (2005), tuổi khởi phát sớm nhất là 1 
ngày tuổi và 17,8% xảy ra ở trẻ trong độ tuổi sơ 
sinh. Hạ canxi máu trong thời kỳ sơ sinh được 
chia làm 2 loại là khởi phát sớm và khởi phát 
muộn. Hạ canxi máu sớm là hạ canxi trong 72 
giờ đầu, thường từ 24 đến 48 giờ đầu sau sinh, 
hạ canxi máu muộn khi xảy ra ở trẻ sau 72 giờ 
tuổi. Nghiên cứu này có 21 trẻ sơ sinh thì có 7 
trẻ có hạ canxi khởi phát sớm và 14 trẻ hạ canxi 
khởi phát muộn. Trong nhóm nghiên cứu, tỉ lệ 
trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ (63,8% so với 
36,2%), với cân nặng trung bình là 4,2 kg. Kết 
quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Pankaj và cộng sự (2011) trên 26 trẻ có hạ 
canxi máu nặng ở trẻ bú mẹ. 4,7
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là co 
giật (95,7%), với các biểu hiện co giật đa dạng, 
co giật toàn thể hay co giật cục bộ. Kết quả 
nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của 
một số tác giả, nguyên nhân do hạ canxi máu 
làm tăng kích thích thần kinh cơ.2,8 Tiếp đó là 
những biểu hiện như kích thích – quấy khóc 
cơn, hay bỏ bú hoặc thở rít. Đặc biệt một số 
bệnh nhân có biểu hiện li bì, thậm chí sốt. Với 
những biểu hiện trên, khi bệnh nhân vào viện 
đã được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh 
lý khác như viêm não – màng não, viêm phổi 
có suy hô hấp, tim bẩm sinh và rối loạn chuyển 
hóa. Do đó, khi tiếp cận một bệnh nhân co giật 
cần chú ý nguyên nhân do hạ canxi máu, đặc 
biệt ở trẻ bú mẹ.Có 2 bệnh nhân vào viện trong 
bệnh cảnh của rối loạn nhịp tim, sốc tim, giảm 
nặng chức năng co bóp cơ tim, được điều trị 
bằng thở máy, trợ tim và bổ sung canxi đường 
tĩnh mạch. Pankaj và cộng sự (2011) báo cáo 
26 bệnh nhân hạ canxi máu nặng vào viện, có 5 
bệnh nhân được chẩn đoán sốc tim do hạ canxi 
máu. Đây là những biến chứng nặng của hạ 
canxi máu, do đó cần được phát hiện và điều 
trị kịp thời.9
Đánh giá bệnh nhân hạ canxi máu bao 
gồm xét nghiệm canxi cùng với phospho, PTH, 
vitamin D và magie (Mg) trong máu bởi chúng 
có mối liên hệ mật thiết với nhau trong chuyển 
hóa khoáng của cơ thể, rất hữu ích cho chẩn 
đoán nguyên nhân và điều trị hạ canxi máu. 
Trong nhóm nghiên cứu, nồng độ trung bình 
canxi toàn phần và ion trong máu thấp (lần lượt 
là 1,3 ± 0,2 và 0,6 ± 0,2 mmol/l), thấp hơn nồng 
độ canxi trung bình của một số nghiên cứu 
khác.9,10 Nồng độ vitamin D trong máu dao động 
lớn từ 3 – 160 nmol/l, với 82,6% bệnh nhân 
thiếu vitamin D. Bệnh nhân thiếu vitamin D 
mức độ nặng mức độ nhẹ đều chiếm 25% theo 
phân loại “Khuyến nghị đồng thuận toàn cầu về 
phòng ngừa và quản lý bệnh còi xương dinh 
dưỡng” năm 2016.6 Những trẻ bú mẹ được định 
lượng vitamin D máu mẹ cho thấy những bà mẹ 
này đều thiếu vitamin D, với trung vị tương ứng 
33 (3,0 – 73), giá trị bình thường > 75 nmol/l). 
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác 
giả Ismail và cộng sự (2015), điều này cho thấy 
những bà mẹ thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ 
con có thiếu vitamin D và hạ canxi máu.10
Các nguyên nhân mạn tính của hạ canxi 
máu có thể chia làm 2 nhóm chính: Các rối loạn 
liên quan đến PTH (Thiếu PTH – suy cận giáp 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
12 TCNCYH 140 (4) - 2021
hoặc đáp ứng kém với PTH – giả suy cận giáp) 
và các rối loạn liên quan đến vitamin D. Nguyên 
nhân thường gặp nhất của suy cận giáp bẩm 
sinh liên quan đến hội chứng DiGeorge (mất 
đoạn 22q11.2).10 Trong nhóm nghiên cứu, 
nguyên nhân gây hạ canxi máu nặng thường 
gặp nhất là thiếu vitamin D có 60 bệnh nhân 
(chiếm 86,9%). Kết quả này tương đồng với kết 
quả của nhiều nghiên cứu khác, thiếu vitamin 
D là nguyên nhân hàng đầu của hạ canxi 
máu nặng.1-3,9 Suy tuyến cận giáp cũng là một 
nguyên nhân quan trọng, 10 bệnh nhân chiếm 
14,5%. Hội chứng DiGeorge là 1 trong những 
nguyên nhân gây ra suy tuyến cận giáp (4/10 
bệnh nhân) với các biểu hiện như teo tuyến 
ức, khuyết tật ở tim, hở vòm miệng, dị dạng 
khuôn mặt, thậm chí khiếm khuyết thận và mắt. 
Do đó, trên lâm sàng cần phát hiệnhội chứng 
DiGeorge ở bệnh nhân hạ canxi máu nặng do 
suy cận giáp.10,11
V. KẾT LUẬN 
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở bệnh nhi 
hạ canxi máu nặng là co giật và kích thích, quấy 
khóc. Bệnh nhân có thể biểu hiện biến chứng 
nặng của hạ canxi máu như rối loạn nhịp tim và 
sốc tim. Thiếu vitamin D là nguyên nhân hay gặp 
nhất, tiếp đó là suy tuyến cận giáp – Hội chứng 
DiGeorge là nguyên nhân hay gặp của suy cận 
giáp. Mẹ thiếu vitamin D là vấn đề thường gặp. 
Dự phòng bằng bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ 
và cho mẹ trong thời kỳ mang thai là cần thiết để 
phòng biến chứng hạ canxi máu nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Shaw NJ. A Practical approach to 
hypocalcaemia in children. Endocrine 
development.2009;28: 84–100.
2. Fong J. and Khan A. Hypocalcemia. Can 
Fam Physician. 2012;58(2):158–162.
3. Atapattu N, Nick S, et Hogler W.Relationship 
between serum 25-hydroxyvitamin D and 
parathyroid hormone in the search for a 
biochemical definition of vitamin D deficiency in 
children. Pediatric Research. 2013;74:552–556.
4.Dogus V.Clinical approach to 
hypocalcemia in newborn period and infancy: 
who should be treated?. International Journal of 
Pediatrics.2019; 7 pages. 
5.Agarwal C, Sharon E.Neonatal 
hypocalcemia - an overview. Neonatology 
questions and controversies. 2007;345-389.
6. Munns C.F, Shaw N, Kiely M, et al. Global 
consensus recommendations on prevention 
and management of nutritional rickets. J Clin 
Endocrinol Metab. 2016;101(2):394–415.
7. Campbell A.K.Calcium as an intracellular 
regulator. Proceedings of the Nutrition Society. 
1990;49(1):51–56.
8.Stephanie C, Michael A. Pediatric 
hypocalcemia: making the diagnosis.Seminars 
in Neonatology. 2004;9:23-26.
9.Ismail J, Dawman L, etSankar J. 
Hypocalcemia, parathyroid hormone and 
calcitonin levels - association in critically ill 
children.Indian J Pediatr. 2015;82(3):210–211.
10.Christopher S, Beate L, et Henry MK.
Parathyroid hormone-related peptide (PTHrP) 
regulates fetal–placental calcium transport 
through a receptor distinct from the PTH/
PTHrP receptor.Proc Natl Acad Sci U S A. 
1996;93(26): 15233–15238.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
13TCNCYH 140 (4) - 2021
Summary
CLINICAL AND BIOCHEMISTRY CHARACTERISTICS, AND 
CAUSES OF SEVERE HYPOCALCINEMIA IN INFANTS
Severe hypocalcemia is often considered an emergency, and if not diagnosed and treated 
promptly, may lead to death. However, hypocalcaemia is a preventable condition. We described 
clinical and biochemical characteristics and identified causes of severe hypocalcaemia among 
children age 0 to 12 months. This case series study included 69 children aged 0 to 12 months 
who were diagnosed with severe hypocalcaemia and received inpatient treatment at the National 
Children’s Hospital from January, 2018 to September,2019. Common clinical symptoms included 
convulsions (95.7%), irritation-crying (63.8%), refusal to breastfeed (21.7%), wheezing (18.8%), and 
lethargy (7.3%). Two out of 69 patients presented with cardiogenic shock. Plasma cancium levels 
were low. The most common cause of hypocalcemia was vitamin D deficiency (86.9%). Clinical 
symptoms of hypocalcemia in infants were not specific. Prophylactic vitamin D supplementation 
should be administered to nursing infants in order to prevent severe hypocalcemia.
Keywords: Severe hypocalcaemia, calcium deficiency in children, vitamin D deficiency in 
children.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_hoa_sinh_va_mot_so_nguyen_nhan_ha_canxi_ma.pdf