Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em. Kết quả giải phẫu bệnh

đại thể trong phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em.

Đối tượng, phương pháp: 120 bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào đặc điểm lâm

sàng, xét nghiệm (số lượng bạch cầu máu) và kết quả siêu âm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt

ruột thừa. Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong lúc phẫu thuật bao gồm: ruột thừa viêm hoặc ruột

thừa viêm có biến chứng.

Kết quả: Trẻ bị viêm ruột thừa cấp có tuổi trung bình là 9,6 ± 3,1 tuổi, nhóm ≥ 5 tuổi chiếm 91,7%. Viêm

ruột thừa cấp ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 1,9/1. Sốt chiếm tỷ lệ cao (71,7%), chủ yếu là sốt

nhẹ đến vừa. Nhiệt độ trung bình lúc vào viện là 37,8 ± 0,7oC. Đau 1/4 hố chậu phải khi ho, gõ hoặc nhảy

lò cò và Macburney (+) là các triệu chứng thực thể hay gặp (95% và 98,3%). Đa số trẻ viêm ruột thừa cấp

có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng (95,8% và 94,2%). Siêu âm kết luận ruột thừa

viêm trong 99,2% trường hợp. Kết quả phẫu thuật: 71,7% trường hợp ruột thừa ở giai đoạn viêm nung mủ,

ruột thừa nằm ở HCP chiếm tỷ lệ 77,5%. Viêm ruột thừa có biến chứng chiếm tỷ lệ 28,3%.

Kết luận: Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em cần kết hợp triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và siêu

âm bụng, nhất là trong những trường hợp trẻ nhỏ hoặc biểu hiện lâm sàng không điển hình. Tỉ lệ viêm ruột

thừa có biến chứng vẫn còn cao ở trẻ em. Với điều trị hậu phẫu tích cực đã đem lại kết quả tốt trong hầu

hết các trường hợp.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 7

Trang 7

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10420
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
54	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	68/2021
Nghiên cứu
Hồ Hữu Thiện1*
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.68.8
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em. Kết quả giải phẫu bệnh 
đại thể trong phẫu thuật viêm ruột thừa cấp ở trẻ em.
Đối tượng, phương pháp: 120 bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào đặc điểm lâm 
sàng, xét nghiệm (số lượng bạch cầu máu) và kết quả siêu âm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt 
ruột thừa. Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong lúc phẫu thuật bao gồm: ruột thừa viêm hoặc ruột 
thừa viêm có biến chứng.
Kết quả: Trẻ bị viêm ruột thừa cấp có tuổi trung bình là 9,6 ± 3,1 tuổi, nhóm ≥ 5 tuổi chiếm 91,7%. Viêm 
ruột thừa cấp ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 1,9/1. Sốt chiếm tỷ lệ cao (71,7%), chủ yếu là sốt 
nhẹ đến vừa. Nhiệt độ trung bình lúc vào viện là 37,8 ± 0,7oC. Đau 1/4 hố chậu phải khi ho, gõ hoặc nhảy 
lò cò và Macburney (+) là các triệu chứng thực thể hay gặp (95% và 98,3%). Đa số trẻ viêm ruột thừa cấp 
có số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng (95,8% và 94,2%). Siêu âm kết luận ruột thừa 
viêm trong 99,2% trường hợp. Kết quả phẫu thuật: 71,7% trường hợp ruột thừa ở giai đoạn viêm nung mủ, 
ruột thừa nằm ở HCP chiếm tỷ lệ 77,5%. Viêm ruột thừa có biến chứng chiếm tỷ lệ 28,3%.
Kết luận: Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em cần kết hợp triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và siêu 
âm bụng, nhất là trong những trường hợp trẻ nhỏ hoặc biểu hiện lâm sàng không điển hình. Tỉ lệ viêm ruột 
thừa có biến chứng vẫn còn cao ở trẻ em. Với điều trị hậu phẫu tích cực đã đem lại kết quả tốt trong hầu 
hết các trường hợp.
Từ khoá: Ruột thừa viêm, trẻ em, biến chứng
ABSTRACT
CLINICAL FEATUTES, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS AND INTRA-OPERATIVE 
FINDINGS OF ACUTE APPENDICITIS IN CHILDREN
Ho Huu Thien1*
Objectives: To describe the clinical and subclinical characteristics of acute appendicitis in children; and 
to determine the operative findings of acute appendicitis surgery in children. Methods: A total 120 pediatric 
patients who diagnosed with acute appendicitis based on clinical characteristics, laboratory tests (white 
blood cell count) and ultrasound results underwent appendectomy. The operative findings were determined 
as: uncomplicated appendicitis and complicated appendicitis. 
1Bệnh viện Trung ương Huế - Ngày nhận bài (Received): 02/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 06/4/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 27/4/2021 
- Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Hữu Thiện
- Email: thientrangduc@hotmail.com; SĐT: 0905130430
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	68/2021	 55
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là cấp cứu hay gặp nhất trong 
bệnh lý bụng ngoại khoa ở trẻ em, chiếm khoảng 20-
30% trường hợp trẻ nhập viện vì đau bụng cấp [1].
Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em đặc biệt là 
trẻ nhỏ thường khó hơn ở người lớn. Do ở trẻ em có 
các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, thay 
đổi theo từng lứa tuổi, từng bệnh nhi, các rối loạn về 
đường tiêu hóa rất hay gặp nên dễ chẩn đoán nhầm 
với nhiều bệnh khác. Quá trình diễn tiến rất nhanh 
do khi ruột thừa viêm bị vỡ, các mạc nối lớn chưa 
phát triển đầy đủ sẽ không có khả năng bọc lại ruột 
thừa vỡ, gây ra viêm phúc mạc khu trú và nặng hơn 
là viêm phúc mạc toàn thể, đe dọa tính mạng của trẻ 
[2]. Viêm ruột thừa ở trẻ dưới 3 tuổi có bệnh cảnh 
lâm sàng dễ bỏ sót, thường được chẩn đoán ở giai 
đoạn vỡ [3]. 5% trẻ em viêm ruột thừa cấp không 
được chẩn đoán trong lần vào viện đầu tiên, tỷ lệ sai 
sót trong chẩn đoán ban đầu viêm ruột thừa cấp dao 
động từ 28% đến 57% ở trẻ lớn cho đến gần 100% 
ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi [4].
Ngày nay, tuy đã có sự hiểu biết đầy đủ hơn về 
sinh bệnh học, tích lũy về kinh nghiệm khám lâm 
sàng và tiến bộ về các biện pháp hỗ trợ cho chẩn 
đoán cũng như điều trị, tỉ lệ chẩn đoán viêm ruột 
thừa muộn còn cao được ghi nhận trong nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước. Chẩn đoán muộn 
kéo dài thời gian nằm viện trung bình (6 ngày với 3 
ngày), tăng tỉ lệ ruột thừa vỡ mủ (74% với 29%) và 
tăng tỉ lệ biến chứng (28% với 10%) [5]. 
Chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp thường 
dựa vào kết quả sau phẫu thuật và xét nghiệm giải 
phẫu bệnh. Hiện nay, chẩn đoán chính xác ruột thừa 
viêm đã được cải thiện qua việc áp dụng một số xét 
nghiệm như bạch cầu và CRP trong máu, siêu âm 
bụng và chụp cắt lớp vi tính, nhưng chưa có phương 
pháp chẩn đoán trước mổ nào đem lại kết quả chắc 
chắn. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm viêm ruột thừa 
để có thái độ xử trí đúng đắn vẫn còn là một thách 
thức rất lớn. 
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề 
tài này với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm 
ruột thừa cấp ở trẻ em.
2. Kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong phẫu 
thuật viêm ruột t ... ng xẹp là hình ảnh hay gặp trong 
siêu âm VRTC.
3.3. Kết quả phẫu thuật
Bảng 7: Chẩn đoán sau phẫu thuật
Chẩn đoán sau phẫu thuật
Tổng
n %
Có biến chứng 34 28,3
Không biến chứng 86 71,7
Tổng 120 100
Có 34/120 trẻ có biến chứng VRTC (28,3%).
Bảng 8: Vị trí ruột thừa trong phẫu thuật
Vị trí ruột thừa
Tổng
n %
Bình thường 93 77,5
Sau manh tràng 19 15,8
Dưới gan 2 1,7
Tiểu khung 6 5,0
Đa số ruột thừa ở vị trí bình thường (77,5%).
58 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Bảng 9: Hình ảnh đại thể ruột thừa
Hình ảnh đại thể ruột thừa
Tổng 
n %
RT viêm 29 24,2
RT nung mủ 57 47,5
RT hoại tử 4 3,3
RT vỡ mủ, thủng 30 25,0
Tổng 120 100
Đa số ruột thừa ở giai đoạn viêm, nung nủ 
(71,7%).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh lý VRTC gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào của trẻ 
em, tỷ lệ tăng dần theo lứa tuổi. Theo thống kê cho 
thấy trong tổng số VRTC ở trẻ em thì lứa tuổi sơ 
sinh chiếm khoảng 0,1%, dưới 1 tuổi chiếm 0,7%, 
dưới 2 tuổi khoảng 2%, dưới 5 tuổi khoảng 5%. Lứa 
tuổi hay gặp nhất từ 7 - 12 tuổi. Tỷ lệ VPMRT cao 
nhất ở tuổi 3 - 4 tuổi [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất là 
4 tuổi và tuổi cao nhất là 15 tuổi, tuổi trung bình là 
9,6 ± 3,1. Trong đó ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ trẻ mắc 
VRTC chủ yếu là ở nhóm trẻ > 5 tuổi chiếm 91,7%. 
Nghiên cứu của Ngô Thi Hoa trên 130 trẻ được 
phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện trung 
ương Huế cho thấy nhóm > 5 tuổi chiếm 90%, tuổi 
trung bình 9,8 ± 3,1 tuổi thấp nhất là 3 tuổi, cao nhất 
là 15 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ gặp biến chứng 
của VRTC cao hơn [7]. Nghiên cứu của Bùi Chín 
cho thấy nhóm > 5 tuổi chiếm 95,4 % so với 4,6% 
của nhóm ≤ 5 tuổi, thấp nhất là 3 tuổi, cao nhất là 15 
tuổi, trung bình là 10,4 ± 3,1 tuổi [8]. 
Theo nghiên cứu của Muller và cộng sự [9], 
trong 1420 trẻ bị đau bụng cấp có 66 trẻ (5%) bị 
viêm ruột thừa cấp, tuổi trung bình 9,9 tuổi, đa số ở 
độ tuổi 7 - 12 tuổi (74,3%), dưới 7 tuổi chiếm 6%. 
Soomro B.A [10] và Gendel I. và cộng sự [11] cũng 
có kết quả nghiên cứu tương tự.
Theo y văn, tỷ lệ VRTC ở trẻ nam cao hơn ở trẻ 
nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ VRTC gặp 
ở trẻ trai cao hơn trẻ gái (65,8% so với 34,2%). Tỉ 
lệ trẻ nam/nữ là 1,9. Nghiên cứu của Muller và cộng 
sự có 66 bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, trong đó 45 
bệnh nhân nam (68%) và 21 bệnh nhân nữ (32%), 
tỷ lệ nam/nữ là 2,1 [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Tân 
Hùng cũng cho thấy tỷ lệ trẻ nam chiếm đa số trong 
VRTC với tỷ lệ nam/nữ = 1,81 [12]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi 71,7% bệnh nhi 
có sốt lúc vào viện, chủ yếu là sốt nhẹ đến sốt vừa. 
Nhiệt độ trung bình là 37,8 ± 0,7oC, trong đó nhiệt 
độ thấp nhất là 36,5oC, nhiệt độ cao nhất là 40,3oC.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, điểm 
Macburney (+) (98,3%), đau 1/4 dưới bụng phải 
khi ho, gõ hoặc nhảy lò cò (95%) và phản ứng thành 
bụng HCP (61,7%) là triệu chứng thực thể thường gặp 
trong viêm ruột thừa cấp. Bụng chướng và phản ứng 
thành bụng toàn bụng ít gặp hơn. Trong nghiên cứu của 
Ngô Thị Hoa, tỷ lệ trẻ có điểm đau McBurney (+) là 
98,5%, đau HCP 96,2%; triệu chứng bụng chướng, 
phản ứng thành bụng HCP (+), phản ứng toàn bụng 
(+) ở nhóm ≤ 5 tuổi có tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [7]. Kết quả 
này tương tự với nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ 
bụng chướng, phản ứng thành bụng HCP, phản ứng 
thành bụng toàn bụng (+) gặp nhiều hơn ở trẻ ≤ 5 
tuổi, trong đó dấu hiệu phản ứng thành bụng toàn 
bụng (+) có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi và có ý 
nghĩa thống kê p < 0,05. 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật...
Nghiên cứu của Ngô Thị Hoa có kết quả tương tự 
với 82,5% trẻ có sốt lúc vào viện, nhiệt độ trung bình 
là 38,1 ± 0,7oC, có sự liên quan giữa nhiệt độ và biến 
chứng của ruột thừa viêm [7]. Nghiên cứu của Bùi 
Chín cho thấy tỷ lệ trẻ VRTC có sốt là 67,9%, nhiệt 
độ trung bình là 37,9 ± 0,62oC [8]. Nghiên cứu của 
Gender I và cộng sự cho thấy nhiệt độ trung bình của 
trẻ VRTC là 37,4 ± 0,8 oC có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) so với nhiệt độ trung bình của trẻ 
có ruột thừa bình thường là 36,9±0,7 oC [11]. Nghiên 
cứu của Muller [9], VRTC có sốt chiếm 47,1%, độ 
nhạy 47,1%, độ đặc hiệu 73,3%.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	68/2021	 59
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, việc thăm khám 
bụng đặc biệt khó khăn hơn người lớn do trẻ 
thường hay quấy khóc hoặc sợ hãi gây căng cơ. 
Vì vậy, việc thăm khám là khâu quan trọng nhất 
để quyết định chẩn đoán. Cần khám lặp lại để so 
sánh tình trạng căng cơ bụng sau mỗi lần khám và 
nên thực hiện trên cùng một thầy thuốc. Tốt nhất 
là nên cho mẹ bế trẻ và đánh lạc hướng trẻ để giảm 
bớt tình trạng căng cơ bụng. Ngoài ra ta có thể xác 
định các triệu chứng bằng cách dỗ dành, động viên 
trẻ tạo môi trường gần gũi tránh làm trẻ lo sợ.
Nghiên cứu của Nguyễn Tân Hùng, các triệu 
chứng thực thể hay gặp ở nhóm bệnh nhân VRTC 
là phản ứng thành bụng HCP chiếm 88%; đau 1/4 
dưới bụng phải khi ho, gõ hoặc nhảy lò cò 98,6%, 
hai triệu chứng này ở nhóm bệnh nhân VRTC cao 
hơn nhóm không VRTC, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,01. Đây là những triệu chứng 
trung thành và quan trọng, có giá trị quyết định 
chẩn đoán, luôn cho hiệu quả chính xác nhất của 
VRTC [12]. Nghiên cứu của Muller cho thấy, đau 
HCP (90,2%), độ nhạy 90,2%, độ đặc hiệu 6,7%.; 
phản ứng thành bụng vùng HCP (96,1%), độ nhạy 
96,1%, độ đặc hiệu 6,7% [9]. Như vậy, nghiên cứu 
của chúng tôi tương đồng với nhiều tác giả, theo y 
văn đau HCP và Macburney (+), phản ứng thành 
bụng HCP là các triệu chứng kinh điển VRTC.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung 
tính tăng trong viêm ruột thừa cấp. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, đa số trẻ VRTC có số lượng bạch 
cầu và BCĐNTT tăng (95,8% và 94,2%). Số lượng 
bạch cầu máu trung bình 16257,8 ± 4167,6/mm3, số 
lượng BCĐNTT trung bình 13160,9 ± 4031,9/mm3. 
Nhóm VRTC có biến chứng có số lượng trung bình 
bạch cầu và BCĐNTT cao hơn, sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo Nguyễn Tân Hùng, 
nhóm VRTC có số lượng bạch cầu và số lượng 
BCĐNTT tăng chiếm tỷ lệ cao (91,7% và 88,9%) 
[12]. Nghiên cứu của Yahya A. Al-Abed và cộng sự, 
có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và bạch cầu đa 
nhân trung tính giữa nhóm VRTC và nhóm ruột thừa 
bình thường p < 0,001 [13].
Nghiên cứu của Trần Văn Dễ và cộng sự, số 
lượng bạch cầu trung bình là 14,377 ± 4396/mm3, 
tỷ lệ bệnh nhân VRTC có bạch cầu tăng tên 10000/
mm3 chiếm chủ yếu (89,1%), độ nhạy 89,07%, độ 
đặc hiệu 50%, giá trị tiên đoán dương tính 99,06% 
và giá trị tiên đoán âm tính 7,1%. Tỷ lệ BCĐNTT 
tăng >70% chiếm đa số (87,4%), sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê [14].
Nghiên cứu của Bùi Chín, số lượng bạch cầu ≥ 
10000/mm3 chiếm đa số (61,5%) , số lượng bạch 
cầu trung bình là 12,1 ± 4,3x109/L, không có sự khác 
biệt số lượng bạch cầu trung bình và tỷ lệ BCĐNTT 
giữa 2 nhóm VRTC và VPM RT [8]. Ngô Thị Hoa 
cũng có kết quả nghiên cứu tương tự [7].
Tuy nhiên, nghiên cứu của Phan Thanh Lương 
và cộng sự, số lượng bạch cầu trung bình là 14022 
± 4820/mm3, số lượng bạch cầu tăng khi mức độ 
tổn thương giải phẫu bệnh lý nặng, số lượng bạch 
cầu ở nhóm VPM ruột thừa (15190 ± 5004/mm3) 
tăng cao hơn VRTC (12780 ± 4309/mm3) (p < 0,05) 
[15]. Nghiên cứu của Sahbaz N.A và cộng sự ng-
hiên cứu trên 159 bệnh nhân VRTC cũng ghi nhận 
số lượng bạch cầu tăng cao hơn ở nhóm VRTC có 
biến chứng p < 0,05 [16]. 
Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu của các tác 
giả đều cho thấy số lượng bạch cầu và BCĐNTT 
tăng cao trong bệnh viêm ruột thừa cấp, nghiên cứu 
của chúng tôi cũng có kết quả như vậy.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% trẻ được 
siêu âm bụng ngay khi nghi ngờ VRTC trên lâm 
sàng. 99,2% trường hợp VRTC được kết luận ruột 
thừa viêm đúng với chẩn đoán sau phẫu thuật. 100% 
trường hợp khảo sát được ruột thừa, trong đó đường 
kính ruột thừa > 6mm (95%), dịch trong lòng ruột 
thừa (91,7%), đè không xẹp (88,3%) và phản ứng 
viêm quanh ruột thừa (95%) là dấu hiệu thường thấy. 
Sỏi phân chỉ có trong 36 trường hợp (30%).
Bệnh viện Trung ương Huế 
60	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	68/2021
Nghiên cứu của Ngô Thị Hoa cho thấy 90% 
trường hợp có đường kính ruột thừa > 6mm, 99,2% 
đè ruột thừa không xẹp, 98,5% phản ứng viêm xung 
quanh ruôt thừa, 53,8% trường hợp có dịch trong 
lòng ruột thừa, 27,7% trường hợp có sỏi phân [7].
Nghiên cứu của Tôn Thanh Trà và cộng sự cho 
thấy 45/58 trường hợp thấy hình ảnh viêm ruột thừa 
trên siêu âm, độ nhạy của siêu âm là 77,6%, độ đặc 
hiệu là 98,7%, giá trị tiên đoán dương là 97,8%, 
giá trị tiên đoán âm là 77,9% [17]. Nghiên cứu của 
Phạm Thị Minh Rạng và Phạm Lê An (2012) cho 
thấy siêu âm bụng chẩn đoán VRTC ở trẻ em có độ 
nhạy là 52,8%, độ đặc hiệu là 71,8% [18]. 
4.3. Đánh giá ruột thừa viêm trong phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 93 trường 
hợp ruột thừa ở vị trí bình thường (77,5%), 19 
trường hợp ruột thừa ở vị trí sau manh tràng 
(15,8%), 2 trường hợp nằm dưới gan (1,7%) và 6 
trường hợp ruột thừa ở tiểu khung (5%). Bảng 3.26 
cho thấy triệu chứng rối loạn xuất tiểu có liên quan 
đến vị trí ruột thừa ở tiểu khung (p < 0,05).
Kết quả tương tự ở nghiên cứu của tác giả Ngô 
Thị Hoa với 77,7% ruột thừa ở vị trí bình thường, 
12,3% ruột thừa ở vị trí sau manh tràng và 2,3% 
ruột thừa dưới gan, 7,7% ở tiểu khung [7], và vị trí 
ruột thừa ở tiểu khung thường có triệu chứng rối 
loạn xuất tiểu. Nghiên cứu của Nguyễn Tân Hùng 
có 86,6% ruột thừa ở vị trí bình thường, 13,4% 
ruột thừa ở vị trí khác. Theo Phan Thanh Lương 
và cộng sự, ruột thừa ở HCP 80,6%, manh tràng 
10,5%, vị trí khác 19,4%. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hình ảnh đại thể 
ruột thừa được đánh giá dựa vào quan sát và đánh 
giá của phẫu thuật viên lúc phẫu thuật. Theo y văn, 
VRTC có 4 thể tương ứng với 4 giai đoạn phát triển 
của bệnh: Ruột thừa sung huyết Ruột thừa nung 
mủ Ruột thừa hoại tử Ruột thừa vỡ mủ. Trong 
đó, với bệnh lý VRTC, hình ảnh ruột thừa xung huyết 
hoặc nung mủ, chưa vỡ, gốc ruột thừa bình thường, 
không có giả mạc và không dính là VRTC chưa có 
biến chứng, còn hình ảnh ruột thừa hoại tử và ruột 
thừa thủng, vỡ mủ là ruột thừa viêm có biến chứng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 24,2% 
trường hợp ruột thừa viêm xung huyết, 47,5% 
trường hợp ruột thừa nung mủ, 3,3% trường hợp 
ruột thừa hoại tử và 25% trường hợp ruột thừa vỡ 
mủ. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên 
cứu của tác giả Bùi Chín, với ruột thừa sung suyết 
5,5%, ruột thừa nung mủ 64,2%, ruột thừa hoại tử 
10,9% và ruột thừa vỡ mủ 19,5% [8]. Như vậy, 
tại thời điểm phẫu thuật, ruột thừa chủ yếu ở giai 
đoạn sung huyết và nung mủ. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, điều này hoàn toàn phù hợp do phần 
lớn bệnh nhi vào viện trong 24 giờ đầu kể từ lúc 
khởi phát triệu chứng. Theo tiến triển của bệnh, 
thời gian khởi phát triệu chứng càng dài, ruột thừa 
sẽ tiến triển sang hoại tử và vỡ mủ, gây nên bệnh 
cảnh VRTC có biến chứng.
V. KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
- Trẻ bị viêm ruột thừa cấp có tuổi trung bình là 
9,6 ± 3,1 tuổi, nhóm ≥ 5 tuổi chiếm 91,7%.
- Viêm ruột thừa cấp ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. 
Tỷ lệ nam/nữ = 1,9/1.
- Sốt chiếm tỷ lệ cao (71,7%), chủ yếu là sốt nhẹ 
đến vừa. Nhiệt độ trung bình lúc vào viện là 37,8 ± 
0,7oC. Vẻ mặt nhiễm trùng chiếm tỷ lệ thấp (36,7%).
- Đau 1/4 hố chậu phải khi ho, gõ hoặc nhảy lò 
cò và Macburney (+) là các triệu chứng thực thể hay 
gặp (95% và 98,3%).
Đặc điểm cận lâm sàng
- Đa số trẻ viêm ruột thừa cấp có số lượng bạch cầu 
và bạch cầu đa nhân trung tính tăng (95,8% và 94,2%).
- Siêu âm kết luận ruột thừa viêm trong 99,2% 
trường hợp.
Hình ảnh ruột thừa khi phẫu thuật
- 71,7% trường hợp ruột thừa ở giai đoạn viêm 
nung mủ, ruột thừa nằm ở HCP chiếm tỷ lệ 77,5%.
- Viêm ruột thừa có biến chứng chiếm tỷ lệ 28,3%.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	68/2021	 61
1. Stringer MD. Acute appendicitis: Acute 
appendicitis. J Paediatr Child Health, 53(11), 
1071 - 1076. 2017
2. Phan Văn Lình. Ruột thừa viêm cấp, Ngoại Bệnh 
Lý tập 1, Nhà xuất bản Y học, 96 - 108. 2008
3. Nguyễn Hữu Chí, Võ Hà Nhật Thúy, Đào Trung 
Hiếu. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm viêm ruột 
thừa ở trẻ dưới 3 tuổi phẫu thuật tại Bệnh viện 
Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 
số15(3), 88 - 92. 2011
4. Almaramhy HH. Acute appendicitis in young 
children less than 5 years: review article, Ital J 
Pediatr, 43. 2017
5. Naiditch JA, Lautz TB, Daley S, Pierce MC, 
Reynolds M. The implications of missed 
opportunities to diagnose appendicitis in 
children. Acad Emerg Med 2013;20:592-6
6. Bộ Y tế. Viêm ruột thừa ở trẻ em, Cấp cứu ngoại 
khoa Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 
486 - 496. 2021
7. Ngô Thị Hoa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa cấp ở trẻ em, 
Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Huế. 2015
8. Bùi Chín. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận 
lâm sàng và ứng dụng thang điểm Linberg cải 
tiến để chẩn đoán viêm ruột thừa trẻ em, Luận án 
chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Huế. 2004
9. Muller AM, Kaucevic M, Coerdt W, Turial S. 
Appendicitis in childhood: correlation of clinical 
data with histopathological findings. Klin Padiatr 
2010;222:449-54
10. Soomro BA. Acute Appendicitis in children, J 
Surg Pak, 151-154. 2008
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11. Gendel I, Gutermacher M, Buklan G, Lazar 
L, Kidron D, Paran H, et al. Relative value 
of clinical, laboratory and imaging tools in 
diagnosing pediatric acute appendicitis. Eur J 
Pediatr Surg 2011;21:229-33
12. Nguyễn Tân Hùng. Nghiên cứu áp dụng thang 
điểm chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trẻ em tại 
Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sĩ y 
học, Đại học Y Dược Hà Nội. 2014
13. Al-Abed YA, Alobaid N, Myint F. Diagnostic 
markers in acute appendicitis. Am J Surg 
2015;209:1043-7
14. Trần Văn Dễ, Trần Văn Tuấn. Điều trị viêm ruột 
thừa chưa có biến chứng ở trẻ em bằng phẫu 
thuật nội soi, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 
19, 34-48. 2015
15. Phan Thanh Lương, Trần Ngọc Bích. Nghiên 
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải 
phẫu bệnh lý trong viêm ruột thừa cấp ở trẻ em, 
Tạp chí ngoại khoa, số 2, 27-32. 2003
16. Sahbaz NA, Bat O, Kaya B, Ulukent SC, 
Ilkgul O, Ozgun MY, et al. The clinical value 
of leucocyte count and neutrophil percentage in 
diagnosing uncomplicated (simple) appendicitis 
and predicting complicated appendicitis. Ulus 
Travma Acil Cerrahi Derg 2014;20:423-6
17. Tôn Thanh Trà, Tôn Thất Quỳnh Ái. Siêu âm 
cấp cứu trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, Tạp 
chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 15(4), 35-41. 2011
18. Phạm Thị Minh Rạng, Phạm Lê An. Giá trị 
thang điểm Alvarado và siêu âm trong chẩn đoán 
viêm ruột thừa cấp trẻ em, Tạp chí Y học TP Hồ 
Chí Minh, số 16, 96-101. 2012

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_phau_thuat_viem_ru.pdf