Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi

Mở đầu: Trong các bệnh thần kinh ở người lớn tuổi, động kinh (ĐK) là bệnh đứng hàng thứ ba, sau đột

quỵ và sa sút trí tuệ (SSTT). Tuy nhiên, công việc chẩn đoán bệnh ĐK ở người lớn tuổi không đơn giản, thể hiện

ở tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán là khá cao. Chẩn đoán muộn sẽ làm chậm trễ cơ hội được điều trị của bệnh nhân. Bên

cạnh đó, công việc điều trị bệnh ĐK ở bệnh nhân lớn tuổi cũng gặp nhiều khó khăn vì thường người lớn tuổi có

nhiều bệnh đi kèm, đòi hỏi điều trị nhiều thuốc nên dễ có sự tương tác thuốc và dễ xuất hiện tác dụng phụ.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh học, xác định tỉ lệ nguyên

nhân, nhận xét về điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu 300 bệnh nhân trên 60 tuổi được chẩn đoán ĐK lúc

ra viện theo tiêu chuẩn của hiệp hội quốc tế chống động kinh 2005 tại Bệnh viện nhân dân 115 từ 01/01/2010

đến 30/06/2013. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê Stata 12.0.

Kết quả: Tổng số 300 bệnh nhân, tuổi trung bình là 72 ± 8,1; nam chiếm 53% (n = 159). Động kinh cục bộ

toàn thể hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (n = 175, 58,3%). Phóng điện dạng động kinh chiếm 22% (n = 66). Bất thường

hình ảnh học thường gặp nhất là nhồi máu não (n = 155, 65,1%). Nguyên nhân động kinh thường gặp nhất là

tai biến mạch máu não (n = 178, 59,3%). Đơn trị liệu chiếm 91% (n = 273).

Kết luận: Động kinh cục bộ toàn thể hóa chiếm tỉ lệ cao nhất. Phóng điện dạng động kinh chiếm tỉ lệ không

cao. Bất thường hình ảnh học thường gặp nhất là nhồi máu não. Nguyên nhân thường gặp nhất là các loại tai

biến mạch máu não. Đa số bệnh nhân được điều trị đơn trị liệu.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10060
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 516
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG  
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH Ở NGƯỜI LỚN TUỔI 
Vũ Anh Nhị*, Trần Thị Mai Thy** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Trong các bệnh thần kinh ở người lớn tuổi, động kinh (ĐK) là bệnh đứng hàng thứ ba, sau đột 
quỵ và sa sút trí tuệ (SSTT). Tuy nhiên, công việc chẩn đoán bệnh ĐK ở người lớn tuổi không đơn giản, thể hiện 
ở tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán là khá cao. Chẩn đoán muộn sẽ làm chậm trễ cơ hội được điều trị của bệnh nhân. Bên 
cạnh đó, công việc điều trị bệnh ĐK ở bệnh nhân lớn tuổi cũng gặp nhiều khó khăn vì thường người lớn tuổi có 
nhiều bệnh đi kèm, đòi hỏi điều trị nhiều thuốc nên dễ có sự tương tác thuốc và dễ xuất hiện tác dụng phụ. 
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh học, xác định tỉ lệ nguyên 
nhân, nhận xét về điều trị bệnh động kinh ở người lớn tuổi. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu 300 bệnh nhân trên 60 tuổi được chẩn đoán ĐK lúc 
ra viện theo tiêu chuẩn của hiệp hội quốc tế chống động kinh 2005 tại Bệnh viện nhân dân 115 từ 01/01/2010 
đến 30/06/2013. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê Stata 12.0.  
Kết quả: Tổng số 300 bệnh nhân, tuổi trung bình là 72 ± 8,1; nam chiếm 53% (n = 159). Động kinh cục bộ 
toàn thể hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (n = 175, 58,3%). Phóng điện dạng động kinh chiếm 22% (n = 66). Bất thường 
hình ảnh học thường gặp nhất là nhồi máu não (n = 155, 65,1%). Nguyên nhân động kinh thường gặp nhất là 
tai biến mạch máu não (n = 178, 59,3%). Đơn trị liệu chiếm 91% (n = 273). 
Kết luận: Động kinh cục bộ toàn thể hóa chiếm tỉ lệ cao nhất. Phóng điện dạng động kinh chiếm tỉ lệ không 
cao. Bất thường hình ảnh học thường gặp nhất là nhồi máu não. Nguyên nhân thường gặp nhất là các loại tai 
biến mạch máu não. Đa số bệnh nhân được điều trị đơn trị liệu.  
Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng, điều trị, động kinh, người lớn tuổi. 
ABSTRACT 
CLINICAL MANIFESTATIONS, DIAGNOSTIC STUDIES  
AND TREATMENT OF EPILEPSY IN THE ELDERLY 
Vu Anh Nhi, Tran Thi Mai Thy  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 516 ‐ 520 
Background: Epilepsy  is  the  third most common neurological disorder after dementia and  stroke.  In  the 
elderly, epilepsy can be difficult to diagnose. Delay in the diagnosis can lead to delay in the treatment of epilepsy. 
Concomitant diseases are highly prevalent in the elderly so elderly has a greater sensitivity to adverse effects and 
drug interactions. 
Objective: The aim of  this study was  to describe clinical manifestations, EEG,  imaging studies, cause of 
epilepsy and treatment of epilepsy in the elderly. 
Methods: The case series study was performed evaluations in 300 patients with epilepsy older than 60 years 
in People’s Hospital 115 from 01/01/2010 to 30/06/2013 (the epilepsy diagnosis was set based on the criteria of 
International League against Epilepsy 2005). Statistical analysis is done with the software Stata 12.0 for window.  
Results: 300 patients  could  be  studied, mean  age  is 72±8.1; male  ratio  is 53%. Secondarily generalized 
* Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM   ** Bệnh viện Nhân Dân 115  
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Thị Mai Thy ĐT: 0966925349 Email: thytranthimai@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Thần Kinh  517
seizures (n = 175, 58.3%) were most frequent. Interictal EEG revealed epileptiform discharges in 22% (n = 66) 
patients. Ischemic stroke (n = 155, 65.1%) was most frequent on imaging study. Stroke is the most common cause 
of epilepsy in the elderly (n = 178, 59.3%). 273 patients (91%) were on antiepileptic monotherapy.  
Conclusion: Secondarily generalized seizures were most frequent. The rate of epileptiform discharges was 
not  high.  Ischemic  stroke was most  frequent  on  imaging  study. Stroke is  the most  common  cause  of  epilepsy 
in the elderly. Most patients were on antiepileptic monotherapy.  
Keywords: clinical manifestations, diagnostic study, treatment, epilepsy, elderly. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Người  lớn  tuổi  là nhóm dân số  tăng nhanh 
nhất  trong dân  số  chung. Trong  các bệnh  thần 
kinh ở người  lớn  tuổi, động kinh  (ĐK)  là bệnh 
đứng hàng thứ ba, sau đột quỵ và sa sút trí tuệ 
(SSTT)(13). Tuy nhiên, công việc chẩn đoán bệnh 
ĐK ở người lớn tuổi không đơn giản. Chẩn đoán 
muộn sẽ  làm chậm trễ cơ hội được điều trị của 
bệnh nhân. Hơn thế nữa, công việc điều trị bệnh 
ĐK ở người lớn tuổi cũng có những nét rất riêng 
và phức  tạp. Chính vì số  lượng người  lớn  tuổi 
ngày càng nhiều, tỉ lệ bệnh ĐK ở người lớn tuổi 
cao và  có nhiều  điểm  đặc biệt nên bệnh ĐK  ở 
người lớn tuổi ngày càng là vấn đề sức khỏe cần 
được quan tâm và cần có nghiên cứu riêng cho 
nhóm đối tượng này. Trên thế giới, đã có nhiều 
nghiên cứu về ĐK ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, 
tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên 
biệt  về  bệnh  ĐK  ở  nhóm  đối  tượng  này.  Từ 
những phân tích trên, chúng tôi thực hiện đề tài 
nghiên cứu “Đặc điểm  lâm sàng, cận  lâm sàng 
và điều trị ĐK ở người lớn tuổi” với các mục tiêu 
sau: Mô tả các đặc điểm  lâm sàng, điện não đồ 
và  hình  ảnh  học,  xác  định  tỉ  lệ  nguyên  nhân, 
nhận xét về điều trị bệnh động kinh ở người lớn 
tuổi. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Dân số mục tiêu gồm những bệnh nhân lớn 
tuổi  được  chẩn  đoán  động  kinh. Dân  số  chọn 
mẫu  gồm  tất  cả  bệnh  nhân  trên  60  tuổi  được 
chẩn  đoán  động  kinh  lúc  ra  viện  (theo  định 
nghĩa  động  kinh  của Hiệp  hội  quốc  tế  chống 
động kinh 2005) tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 
01/01/2010 – 30/06/2013. Nghiên cứu mô tả hàng 
loạt ca, hồi cứu. Các biến số  thu  thập bao gồm 
các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị như: 
tuổi,  giới,  các  tiền  căn,  lý  do  nhập  viện,  chẩn 
đoán  ban  đầu,  tiền  triệu,  phân  loại  cơn  động 
kinh,  thời gian  từ  lúc bệnh  đến  lúc  được  chẩn 
đoán, lý do co giật tái phát, trạng thái động kinh, 
nguyên  nhân  động  kinh.  các  cận  lâm  sàng 
thường  quy,  điện  não  đồ,  hình  ảnh  học,  loại 
thuốc chống động kinh, liều lượng thuốc chống 
động kinh. 
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án 
nghiên cứu, sau đó nhập liệu và xử lý bằng phần 
mềm thống kê Stata 12.0. Các biến số định tính 
được  phân  tích  bằng  phép  kiểm  chi  bình 
phương, các biến số định lượng được phân tích 
bằng phép kiểm t. 
KẾT QUẢ 
Mẫu nghiên cứu 300 bệnh nhân, trong đó có 
159 nam chiếm 53%, tuổi trung bình 72,49 ± 8,1, 
trong đó bệnh nhân nhỏ nhất 60  tuổi,  lớn nhất 
95 tuổi. Có 62% bệnh nhân ở ngoại thành. Bệnh 
nhân  mới  được  chẩn  đoán  động  kinh  chiếm 
74%, bệnh nhân đã được chẩn đoán động kinh 
chiếm 26%. Tuổi khởi phát động kinh trung bình 
68,14 ± 8. Tiền căn tai biến mạch máu não chiếm 
67,66%,  tiền  căn  tăng  huyết  áp  chiếm  67,33%, 
tiền căn rối loạn lipid máu chiếm 51%. Thời gian 
từ  lúc  bị  nhồi máu  não  đến  lúc  bị  động  kinh 
trung  bình  18  tháng,  thời  gian  từ  lúc  bị  xuất 
huyết máu não đến lúc bị động kinh trung bình 
19,5  tháng,  thời gian  từ  lúc bị  chấn  thương  sọ 
não đến  lúc bị động kinh  trung bình 36  tháng. 
Lý do nhập viện  là co giật chiếm 83,33%. Chẩn 
đoán ban đầu chưa chính xác chiếm 25%. Chẩn 
đoán ban đầu  là  rối  loạn ý  thức chiếm 28,95%. 
Chỉ  có  5%  bệnh nhân  động  kinh  có  tiền  triệu. 
Cơn  cục  bộ  toàn  thể  hóa  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất 
58,33%.  Thời  gian  một  cơn  ĐK  trung  bình: 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 518
3,01±1,58 phút. Thời gian phục hồi  tri giác  sau 
cơn trung bình: 10 phút, dài nhất 3 ngày. Lý do 
co giật tái phát đa số do không tuân thủ điều trị 
(51%). Chỉ có 2% bệnh nhân bị  trạng  thái động 
kinh. Phóng điện dạng động kinh trên điện não 
đồ chiếm tỉ lệ 22%.  
So sánh tỉ lệ có phóng điện dạng động kinh 
giữa 2 nhóm đo điện não đồ trong vòng 24h và 
sau 24h. 
 Đo EEG trong vòng 24 giờ 
Tổng cộng
Có Không 
PĐDĐK 
Có 21 (22,34%) 14 (12,39%) 35 (16,9%)
Không 73 (77,66%) 99 (87,61%) 172 (83,1%)
Tổng cộng 94 (100%) 113 (100%) 207 (100%)
Nhận xét : Có sự khác biệt về tỉ lệ PĐDĐK giữa 2 nhóm 
đo trong vòng 24 giờ và sau 24 giờ (χ2=3,62, p<0,05) 
Bất  thường  trên hình  ảnh học  chiếm 87%. 
Nhồi  máu  não  chiếm  65,13%  trên  hình  ảnh 
học. Nguyên nhân động kinh do tai biến mạch 
máu não chiếm 59,33%. Bệnh nhân có 3 bệnh 
lý đi kèm chiếm  tỉ  lệ cao nhất 32%. Trong đó 
THA chiếm tỉ lệ cao nhất 67,33%. Thuốc chống 
động  kinh  được  sử  dụng  nhiều  nhất  là 
Valproic acid 57,33%. Có 8%  trường hợp phải 
điều  trị  phối  hợp  thuốc.  Thời  gian  nằm  viện 
trung bình 7,36 ngày. 
BÀN LUẬN 
TBMMN là bệnh thường gặp nhất trong tiền 
căn BN  ĐK,  chiếm khoảng  2/3  số  trường hợp. 
Trong đó NMN cũ gặp nhiều hơn XHN cũ. Điều 
này  cũng  giải  thích  một  phần  trong  nguyên 
nhân bệnh động kinh ở người  lớn tuổi đa số  là 
TBMMN cũ. 
Điểm cần lưu ý là tỉ lệ bệnh THA trong tiền 
căn bệnh  cũng  rất  cao,  67,33%.  Điều này  cũng 
tương tự kết quả của tác giả Ramsay(6), tỉ lệ bệnh 
THA đi kèm là 64%. 
Tần  số mắc bệnh ĐK cao nhất  rơi vào  thời 
điểm trong vòng 1 năm sau TBMMN (chiếm tỉ lệ 
44,8%).  Điều  này  cũng  tương  tự  trong  nghiên 
cứu của tác giả Adelow(1) cho thấy có đến 49.57% 
số BN NMN xuất hiện bệnh  ĐK  trong vòng  1 
năm  đầu và nguy cơ bệnh ĐK vẫn còn  ít nhất 
trong vòng 7 năm. 
Rối  loạn  ý  thức  là  chẩn  đoán  ban  đầu 
thường gặp nhất  ở BN  ĐK  lớn  tuổi  (28,95%). 
Điều  này  cũng  tương  tự  trong  nghiên  cứu 
VACS # 428 với tỉ lệ chẩn đoán rối loạn ý thức 
khá  cao  (41,8%)(6).  Các  chẩn  đoán  khác  bao 
gồm ngất, cơn  thoáng  thiếu máu não, choáng 
váng trong hai nghiên cứu cũng có tỉ lệ tương 
tự. Như  vậy  đối  với  các  trường  hợp  BN  lớn 
tuổi nhập viện vì rối loạn ý thức cần phải lưu ý 
để loại trừ động kinh.  
Đa số BN không có tiền triệu. Điều này cũng 
tương  tự  trong  nghiên  cứu  của  tác  giả 
Tinuper(12). 
Động kinh  cục bộ  toàn  thể hóa  là  loại  cơn 
thường  gặp  nhất  trong  nghiên  cứu  của  chúng 
tôi. Và xét trên tổng số các trường hợp, cơn động 
kinh cục bộ (cục bộ đơn giản, cục bộ phức tạp và 
động  kinh  cục  bộ  toàn  thể  hóa)  là  loại  cơn 
thường gặp nhất. Điều này phù hợp với kết quả 
của  tác giả Tabatabaei(9) với cơn  động kinh cục 
bộ  toàn  thể  hóa  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  là  24%. 
Trong hai nghiên cứu ở Việt Nam,  loại cơn cục 
bộ  đơn  giản  là  cơn  thường  gặp  nhất(3,8).  Tuy 
nhiên, trong nghiên cứu của các tác giả Hauser(4) 
và Ramsay(6), ta thấy cơn động kinh cục bộ phức 
tạp  là  cơn  thường gặp nhất,  chiếm  tỉ  lệ  tương 
ứng là 48,,6% và 38,3%, cũng như trong nghiên 
cứu của  tác giả Tanaka  tỉ  lệ này  là 47,1%(10). Sự 
khác biệt này có thể do nghiên cứu của chúng tôi 
lấy mẫu  tại  bệnh  viện,  đa  số  các  trường  hợp 
nhập viện vì co giật. Các lý do nhập viện không 
điển  hình  khác  chỉ  chiếm một  tỉ  lệ  thấp  (các 
trường hợp này  thường khám  tại phòng khám 
thần kinh hoặc các chuyên khoa tâm thần, hiếm 
khi phải đưa bệnh nhân đến nhập viện).  
Đối với các BN động kinh đã được điều trị, 
hơn 50%  các  trường hợp  co giật  lại  là do  tuân 
thủ điều trị kém, điều này cũng được ghi nhận 
trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  Đặng  Tiến Hải‐ 
Nguyễn Văn Chương(3). 
Trạng  thái động kinh chỉ chiếm  tỉ  lệ 2,33%, 
con số này  thấp hơn  trong các nghiên cứu của 
tác  giả  Tabatabaei(9)  và  tác  giả  Tchalla(11).  Tỉ  lệ 
này thấp có thể vẫn chưa phản ánh đúng thực tế 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Thần Kinh  519
vì có những trường hợp hôn mê chưa rõ nguyên 
nhân, không thể đo được điện não đồ, vẫn chưa 
loại trừ được trạng thái động kinh. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi các phóng 
điện dạng động kinh chỉ chiếm chưa đến ¼ số 
trường hợp. Kết quả này  cũng  tương  tự như 
trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  Ivo  Drury(2) 
(nghiên  cứu  chuyên  biệt  về  các  phóng  điện 
dạng động kinh) với tỉ lệ các phóng điện dạng 
động  kinh  dao  động  từ  26%‐  35%  (ở  nhóm 
động kinh đã có từ trước và ở nhóm khởi phát 
sau 60 tuổi). 
Phân  tích  sâu  hơn  bằng  cách  chia  nhóm, 
nhóm  đo  điện  não  đồ  trong  vòng  24  giờ  và 
nhóm  đo  điện não  đồ  sau 24 giờ. Kết quả  cho 
thấy nhóm đo điện não đồ trong vòng 24 giờ có 
tỉ  lệ  các  phóng  điện  dạng  động  kinh  cao  hơn 
nhóm đo điện não đồ sau 24 giờ. Điều này cũng 
tương  tự  trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  King 
MA(5), với tỉ lệ các phóng điện tương ứng là 51% 
và 34%. Như vậy cần khuyến cáo BN nên được 
đo điện não đồ sớm để tăng khả năng phát hiện 
các  sóng  đặc  hiệu  góp  phần  chẩn  đoán  động 
kinh ở BN lớn tuổi. 
Hình ảnh nhồi máu não cũ hoặc xuất huyết 
não cũ  là các bất  thường  thường gặp nhất  trên 
hình  ảnh học BN  động  kinh  lớn  tuổi. Kết  quả 
này cũng tương tự của tác giả Ramsay(6) với tỉ lệ 
42,6% và tác giả Sinha(7) là 64,3%. 
Nhìn chung trong tất cả các nghiên cứu,  tai 
biến mạch máu não  là nguyên nhân hàng  đầu 
của bệnh ĐK ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này cao hơn hẳn 
so với các nghiên cứu khác. Đó có thể là do BN 
tai biến mạch máu não đến khám và điều trị tại 
bệnh  viện Nhân Dân  115  khá  nhiều. Khi  xuất 
viện họ vẫn  thường được  theo dõi và  tái khám 
tại 115 và khi có biến chứng động kinh, BN cũng 
sẽ được tiếp tục nhập viện và điều trị tại đây.  
Trong  các  bệnh  lý  đi  kèm,  THA  là  bệnh 
thường gặp nhất.  Điều này  cũng  tương  tự với 
kết quả của tác giả Ramsay(6) với tỉ lệ bệnh THA 
trong nhóm nghiên cứu là 64%. 
BN động kinh lớn tuổi tại BV 115 đa số được 
điều  trị với Valproic acid và Phenytoin. Đây  là 
các  thuốc  thế hệ  cũ. Chỉ  có khoảng 6%  trường 
hợp được điều trị với các thuốc chống động kinh 
thế hệ mới (Levetiracetam và Topiramate). Điều 
này có thể do đa số BN điều trị tại BV 115 thuộc 
diện  BHYT  nên  thường  chỉ  được  sử dụng  các 
thuốc  trong  cơ  số BHYT,  trong  đó  có Valproic 
acid và Phenytoin. 
KẾT LUẬN 
Cơn  động kinh  cục bộ  toàn  thể hóa  là  loại 
cơn  thường  gặp  nhất  với  tỉ  lệ  58,33%.  Đa  số 
trường hợp không có tiền triệu. Chỉ khoảng hơn 
70% trường hợp được chẩn đoán đúng ngay từ 
đầu.Không  tuân  thủ  điều  trị  là  nguyên  nhân 
chính gây co giật tái lại ở bệnh nhân động kinh 
cũ. Mỗi bệnh nhân  có  trung bình  2,49 bệnh  đi 
kèm, nhiều nhất 6 bệnh, bệnh thường gặp nhất 
là  tăng  huyết  áp  (67,33%),  rối  loạn  lipid máu 
(51%).  Các  phóng  điện  dạng  động  kinh  hiện 
diện ở 21,88% số trường hợp. Nhóm đo điện não 
đồ  trong  vòng  24  giờ  có  tỉ  lệ  các  phóng  điện 
dạng động kinh cao hơn có ý nghĩa với nhóm đo 
sau 24 giờ. Hình  ảnh học bất  thường ghi nhận 
trong 87,18% số trường hợp, trong đó hình ảnh 
nhồi máu não và xuất huyết não  cũ  là  thường 
gặp  nhất  chiếm  tỉ  lệ  70,17%.  Nguyên  nhân 
thường gặp nhất là TBMMN chiếm tỉ lệ 59,33%. 
Đa số các trường hợp điều trị một thuốc (thường 
nhất là Valproic acid). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adelow  C,  Andersson  T,  Ahlbom  A,  et  al  (2011).“  Prior 
hospitalization  for stroke, diabetes, myocardial  infarction, and 
subsequent  risk  of  unprovoked  seizures”.  Epilepsia  52(2), 
pp.301‐307. 
2. Drury I and Beydoun A (1998). “ Interictal epileptiform activity 
in  elderly  patients  with  epilepsy”.  Electroencephalogr  Clin 
Neurophysiol 106(4), pp.369‐373. 
3. Đặng Tiến Hải và Nguyễn Văn Chương (2012). “Nhận xét một 
số đặc  điểm  lâm  sàng và  điện não  đồ  của bệnh  động kinh  ở 
người cao tuổi tại bệnh viện tâm thần Ninh Bình”. Tạp chí y học 
thực hành 5, tr. 35‐38 
4. Hauser WA(1992). “Seizure disorders:  the  changes with age”. 
Epilepsia 33 (Suppl 4), pp.S6‐14. 
5. King MA, Newton MR, Jackson GD, et al (1998). “Epileptology 
of  the  first‐seizure  presentation:  a  clinical, 
electroencephalographic,  and  magnetic  resonance  imaging 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 520
study  of  300  consecutive patients”.  Lancet 352(9133), pp.1007‐
1011. 
6. Ramsay  RE,  Rowan  AJ,  and  Pryor  FM  (2004).  “Special 
considerations  in  treating  the  elderly  patient with  epilepsy”. 
Neurology 62(5 Suppl 2), pp.S24‐29. 
7. Sinha  S,  Satishchandraet  P,  Kalband  BR,  et  al  (2012). 
“Neuroimaging observations in a cohort of elderly manifesting 
with  new  onset  seizures:  Experience  from  a  university 
hospital”. Ann Indian Acad Neurol 15(4), pp.273‐280. 
8. Phan Việt Nga (2008). “Đặc điểm động kinh khởi phát ở bệnh 
nhân từ 45 tuổi trở lên”. Tạp chí y dược học quân sự‐ HVQY 7. 
9. Tabatabaei  SS,  Delbari  A,  Salman  ‐Roghani  R,  et  al  (2012). 
“Seizures and epilepsy  in elderly patients of an urban area of 
Iran: clinical manifestation, differential diagnosis, etiology, and 
epilepsy subtypes”. Neurol Sci. 
10. Tanaka  A,  Takamatsu  N,  Shuzaki  T,  et  al  (2013).  “Clinical 
characteristics and treament responses in new‐ onset epilepsy in 
the elderly”. Seizure. 
11. Tchalla AE, Marin B, Mignard C, et al (2011). “Newly diagnosed 
epileptic seizures: focus on an elderly population on the French 
island  of  Reunion  in  the  Southern  Indian  Ocean”.  Epilepsia 
52(12), pp.2203‐2208. 
12. Tinuper P, Provini F, Marini C, et al (1996). “Partial epilepsy of 
long  duration:  changing  semiology with  age”.  Epilepsia  37(2), 
pp.162‐164. 
13. Vũ Anh Nhị  (2012). “Động kinh  ở người  lớn  tuổi”, Bài giảng 
sau đại học 2012. 
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_dieu_tri_benh_dong_kinh_o.pdf