Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020

Bệnh vùng quanh răng là một trong những

bệnh phổ biến trong các bệnh răng miệng. Bệnh

gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới,

chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và mang tính

chất xã hội. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại

chỗ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

và thẩm mỹ của người bệnh. Năm 1986, WHO

xếp bệnh quanh răng là hiểm hoạ thứ 3 của loài

người sau các bệnh ung thư, tim mạch. Bệnh

cũng đã được nhiều tác giải nghiên cứu và chứng

minh có mối liên quan với tình trạng sinh non,

nhẹ cân thiếu tháng ở phụ nữ mang thai [1],[2].

Viêm lợi là một bệnh lý phổ biến trong nhóm

bệnh quanh răng, đây là tổn thương ở giai đoạn

khởi đầu và khu trú ở lợi mà chưa thâm nhập

vào tổ chức khác của vùng quanh răng. Ở nước

ta, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng

toàn quốc lần thứ 2 năm 2001, tỷ lệ viêm lợi trên

cả nước ở độ tuổi 15 là 95,6%, ở độ tuổi 35 - 44

là 99,26%[3]. Viêm lợi ở phụ nữ có thai do

nguyên nhân mảng bám răng và các hoóc môn

steroid nội sinh đã làm tăng nặng thêm tình

trạng bệnh. Vì vậy, viêm lợi trên phụ nữ có thai

có nhiều khác biệt với các viêm lợi thông

thường. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có

nhiều nghiên cứu về đề tài này. Vì vậy nghiên

cứu được tiến hành nhằm mục tiêu: “Nhận xét

đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có

thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội

năm 2019-2020”.

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 14780
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020

Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai, năm 2019-2020
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 500 - th¸ng 3 - sè 2 - 2021 
79 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kanzaki J, Tos M, Sanna M. Acoustic 
Neuroma: Consensus on Systems for Reporting 
Results. Tokyo: Springer; 2003. 
2. Mccaslin DL. 
Electronystagmography/Videonystagmography. 
San Diego: Plural Publishing; 2013:147-174. 
3. Tringali S, Charpiot A, Ould M, al. e. 
Characteristics of 629 vestibular schwannomas 
according to preoperative caloric responses. 
Otology & Neurotology. 2010;31:467-472. 
4. Yingling CD, Gardi JN. Intraoperative 
monitoring of facial and cochlear nerves during 
acoustic neuroma surgery. 1992. Neurosurg Clin N 
Am. Apr 2008;19(2):289-315, vii. 
5. Gerganov V, Nouri M, Stieglitz L, al. e. 
Radiological factors related to pre-operative 
hearing levels in patients with vestibular 
schwannomas. Journal of Clinical Neuroscience. 
2009;16:1009-1012. 
6. Tos M, Thomsen J, Harmsen A. Results of 
translabyrinthine removal of 300 acoustic 
neuromas related to tumour size. Acta oto-
laryngologica. 1988;105(sup452):38-51. 
7. Berrettini S, Ravecca F, Sellari-Franceschini 
S, al e. Acoustic neuroma: correlations between 
morphology and otoneurological manifestations. 
Journal of the Neurological Sciences 1996;144:24-33. 
8. Kentala E, Pyykko I. Clinical picture of vestibular 
schwannoma. Auris Nasus Larynx,. 2001;28:15-22. 
9. Wang AY, Wang JT, Dexter M, al. e. The 
vestibular schwannoma surgery learning curve 
mapped by the cumulative summation test for 
learning curve. Otol Neurotol. 2013;34(8):1469-1475. 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH VIÊM LỢI TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI 
TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2019-2020 
Phan Huy Hoàng1, Hoàng Bảo Duy1, 
Hà Ngọc Chiều1, Trịnh Thị Thái Hà1, Lê Hưng2 
TÓM TẮT21 
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh viêm 
lợi trên phụ nữ có thai tại khoa sản bệnh viện Bạch 
Mai - Hà Nội năm 2019-2020. Phương pháp nghiên 
cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: phụ nữ mang thai 
chủ yếu mắc viêm lợi mức độ 2 (93,6%). Mức độ viêm 
lợi với chỉ số GI và mức độ mảng bám với chỉ số PI 
tăng dần theo tuổi thai. Mức độ viêm lợi cũng tăng 
theo tuổi phụ nữ mang thai. Mức độ viêm lợi ở nhóm 
răng phía trước (chỉ số GI = 1,52) nặng hơn so với 
nhóm răng phía sau (chỉ số GI = 1,25). Kết luận: 
Hầu hết phụ nữ mang thai bị viêm lợi. Cần tăng 
cường, lồng ghép kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng 
miệng vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản 
và cần có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về 
bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu trên phụ nữ mang thai 
để khẳng định và đưa ra các biện pháp dự phòng. 
Từ khoá: Viêm lợi, phụ nữ có thai. 
SUMMARY 
CLINICAL CHARACTERISTICS OF GINGIVITIS 
IN PREGNANT WOMEN AT THE OBSTETRICS 
OF BACH MAI HOSPITAL, 2019-2020 
Objective: To comment on the clinical 
characteristics of gingivitis in pregnant women at the 
obstetric department of Bach Mai hospital - Hanoi in 
2019-2020. Research method: cross-sectional 
1Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,Trường Đại học Y Hà Nội 
2Bệnh viện Đa khoa Đống Đa 
Chịu trách nhiệm chính: Phan Huy Hoàng 
Email: Nhasixman@gmail.com 
Ngày nhận bài: 6.01.2021 
Ngày phản biện khoa học: 4.3.2021 
Ngày duyệt bài: 15.3.2021 
description. Results: Mainly, pregnant women had 
degree 2 gingivitis (93.6%). The level of gingivitis with 
GI and plaque levels with PI increases gradually with 
gestational age. The level of gingivitis also increases 
by the age of the pregnant woman. The level of 
gingivitis in the anterior teeth (GI index = 1.52) was 
found heavier than that of the posterior ones (GI 
index = 1.25). Conclusion: Most pregnant women 
suffer gingivitis. It is necessary to strengthen and 
integrate knowledge of oral health care into the 
reproductive health care program and conduct deeper 
and broader studies on gingivitis and periodontitis in 
pregnant women to confirm and propose preventive 
measures. 
Keywords: Gingivitis, pregnant women. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh vùng quanh răng là một trong những 
bệnh phổ biến trong các bệnh răng miệng. Bệnh 
gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới, 
chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và mang tính 
chất xã hội. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại 
chỗ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân 
và thẩm mỹ của người bệnh. Năm 1986, WHO 
xếp bệnh quanh răng là hiểm hoạ thứ 3 của loài 
người sau các bệnh ung thư, tim mạch. Bệnh 
cũng đã được nhiều tác giải nghiên cứu và chứng 
minh có mối liên quan với tình trạng sinh non, 
nhẹ cân thiếu tháng ở phụ nữ mang thai [1],[2]. 
Viêm lợi là một bệnh lý phổ biến trong nhóm 
bệnh quanh răng, đây là tổn thương ở giai đoạn 
khởi đầu và khu trú ở lợi mà chưa thâm nhập 
vào tổ chức khác của vùng quanh răng. Ở nước 
ta, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng 
vietnam medical journal n02 - MARCH - 2021 
80 
toàn quốc lần thứ 2 năm 2001, tỷ lệ viêm lợi trên 
cả nước ở độ tuổi 15 là 95,6%, ở độ tuổi 35 - 44 
là 99,26%[3]. Viêm lợi ở phụ nữ có thai do 
nguyên nhân mảng bám răng và các hoóc môn 
steroid nội sinh đã làm tăng nặng thêm tình 
trạng bệnh. Vì vậy, viêm lợi trên phụ nữ có thai 
có nhiều khác biệt với các viêm lợi thông 
thường. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có 
nhiều nghiên cứu về đề tài này. Vì vậy nghiên 
cứu được tiến hành nhằm mục tiêu: “Nhận xét 
đặc điểm lâm sàng bệnh viêm lợi trên phụ nữ có 
thai tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội 
năm 2019-2020”. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn 
- Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường 
- Tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Đối tượng có nguy cơ thai kỳ cao: bệnh tiểu 
đường, cao huyết áp thai kỳ, tiền sử sảy thai 
nhiều lần, có bệnh toàn thân khác đi kèm, đang 
sử dụng kháng sinh, đa thai. 
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt 
ngang 
- Cỡ mẫu: 
Áp dụng công thức:
2
2
2/1
)1(
d
pp
Zn
Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có 
p: Tỷ lệ viêm lợi ở phụ nữ mang thai tại Brazil 
(p=0,844) [4] 
d: Độ chính xác tuyệt đối (chọn d = 0,7) 
Z2(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống 
kê = 0,05, tương ứng với độ tin cậy là 95% thì 
Z(1-α/2) = 1,96 
Dựa vào công thức trên chúng tôi tính được 
n=103, thực tế chúng tôi đã khám và tư vấn cho 
110 phụ nữ mang thai. 
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 
2.3.1. Dụng cụ thu thập số liệu 
- Bộ khay khám nha khoa thông thường gồm 
gương, gắp, thám châm 
- Sonde nha chu WHO 
- Phiếu khám 
- Các dụng cụ sát trùng: bông, cồn, găng tay. 
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 
- Liên hệ với ban lãnh đạo khoa Sản và 
phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bạch Mai. 
- Các bệnh nhân đến khám tại khoa Sản bệnh 
viện Bạch Mai được khám và tư vấn về tình 
trạng nha chu theo mẫu. 
- Cách khám: 
+ Phỏng vấn bệnh nhân để thu thập các 
thông tin về đặc trưng cá nhân và các triệu 
chứng cơ năng. 
+ Đối tượng được khám đánh giá và ghi nhận 
các thông tin về lâm sàng mô lợi, chỉ số lợi GI 
(Gingival Index) và chỉ số mảng bám PI (Plaque 
Index). 
+ Đối tượng được tư vấn và hướng dẫn chăm 
sóc răng miệng. 
2.4. Xử lý số liệu. Nhập dữ liệu bằng phần 
mềm Epi-data. Xử lý, phân tích số liệu bằng 
phần mềm SPSS 20.0 và một số thuật toán 
thống kê y học khác. 
2.5. Biện pháp hạn chế sai số 
- Đối tượng nghiên cứu được chọn theo đúng tiêu 
chuẩn và chỉ tiến hành khi đối tượng hợp tác tốt. 
- Phiếu khám được xây dựng theo mục tiêu, 
dễ thu thập thông tin. 
- Nhập số liệu và xử lý số liệu được tiến hành 
hai lần để đối chiếu kết quả. 
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu. Nghiên 
cứu chỉ tiến hành khi được sự đồng ý của Ban 
lãnh đạo khoa Sản và Bệnh viện Bạch Mai. Mọi 
thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu 
được giữ bí mật, các số liệu thu thập được chỉ sử 
dụng vào mục đích nghiên cứu. Đối tượng tham 
gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện sau khi 
được thông báo về mục đích của nghiên cứu, đối 
tượng có quyền không tiếp tục tham gia nghiên 
cứu bất kỳ lúc nào nếu muốn. Quá trình khám 
đảm bảo vô khuẩn, phòng chống lây nhiễm 
chéo. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu 
đều được tư vấn vệ sinh răng miệng. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong nghiên cứu này, phụ nữ mang thai ở 
độ tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ 51,8%, từ 30 – 39 
chiếm 36,3% và từ 40 tuổi trở lên chiếm 11,8%. 
Phụ nữ trẻ nhất mang thai là 21 tuổi và phụ nữ 
lớn tuổi nhất mang thai là 45 tuổi. Có 18,2% phụ 
nữ mang thai trong 3 tháng đầu, 43,6% trong 3-
6 tháng và 38,2% trên 6 tháng. 100% phụ nữ 
mang thai bị viêm lợi. 
Bảng 3.1. Phân bố mức độ viêm lợi theo tuổi của phụ nữ mang thai 
Mức độ 
Tuổi 
Viêm lợi độ 1 Viêm lợi độ 2 Viêm lợi độ 3 
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 
20-29 tuổi 4 3,6 54 49,1 0 0 
30-39 tuổi 0 0 33 30 3 2,7 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 500 - th¸ng 3 - sè 2 - 2021 
81 
>40 tuổi 0 0 16 14,6 0 0 
Tổng 4 3,6 103 93,6 3 2,7 
Nhận xét: Viêm lợi mức độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (93,6%), trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là phụ 
nữ mang thai ở độ tuổi 20-29 (49,1%), tiếp theo là nhóm 30-39 (30,0%) và nhóm >40 tuổi (14,6%). 
Viêm lợi mức độ 1 và 3 chiếm tỷ lệ thấp và tương đương nhau (3,6% và 2,7%). Sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p=0,0629 > 0,05. 
Bảng 3.2. Phân bố mức độ viêm lợi theo tuổi thai 
Mức độ 
Tuổi thai 
Viêm lợi độ 1 Viêm lợi độ 2 Viêm lợi độ 3 
SL % SL % SL % 
<3 tháng 4 3,6 16 14,5 0 0 
3-6 tháng 0 0 48 43,6 0 0 
> 6 tháng 0 0 39 35,5 3 2,7 
Tổng 4 3,6 103 93,6 3 2,7 
Nhận xét: Viêm lợi mức độ 1 chỉ có ở phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, mức độ 2 tập trung ở cả 3 
nhóm tuổi thai, nhưng cao nhất ở 3 tháng giữa thai kì (43,6%), mức độ 3 chỉ có ở nhóm tuổi thai 3 
tháng cuối. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi thai có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Biểu đồ 3.1. Chỉ số lợi theo tuổi thai 
Nhận xét: Chỉ số lợi GI tăng dần theo tuổi thai, nhỏ nhất ở nhóm phụ nữ mang thai < 3 tháng 
(0,88) và cao nhất ở nhóm phụ nữ mang thai > 6 tháng (1,59). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p<0,001. 
Bảng 3.3. Phân bố mức độ mảng bám theo tuổi của phụ nữ mang thai 
Mức độ 
Tuổi 
PI độ 0 PI độ 1 PI độ 2 PI độ 3 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
20 - 29 tuổi 0 0 7 6,4 47 42,7 4 3,6 
30 - 39 tuổi 0 0 3 2,7 26 23,6 7 6,4 
>40 tuổi 0 0 1 0,9 14 12,8 1 0,9 
Tổng 0 0 11 10,0 87 79,1 12 10,9 
Nhận xét: Tất cả phụ nữ mang thai đều có mảng bám răng và chủ yếu ở mức độ 2 (79,1%). Phụ 
nữ mang thai có mảng bám ở mức độ 1 và 3 có tỷ lệ tương đương nhau (10,0% và 10,9%). Ở mức 
độ 2, nhóm phụ nữ mang thai có độ tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%), tiếp theo là nhóm 30-
39 tuổi (23,6%), thấp nhất là nhóm >40 tuổi (12,8%). Tuy nhiêm sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05. 
Bảng 3.4. Phân bố mức độ mảng bám theo tuổi thai 
Mức độ 
Tuổi thai 
PI độ 0 PI độ 1 PI độ 2 PI độ 3 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
<3 tháng 0 0,0 5 4,5 1 0,9 0 0,0 
3-6 tháng 0 0,0 6 5,5 53 48,2 3 2,7 
> 6 tháng 0 0,0 0 0,0 33 30,0 9 8,2 
Tổng 0 0,0 11 10,0 87 79,1 12 10,9 
Nhận xét: Nhóm phụ nữ mang thai < 3 tháng không có mảng bám mức độ 0 và độ 3. Nhóm phụ 
nữ mang thai 3-6 tháng không có mảng bám mức độ 0. Nhóm phụ nữ mang thai > 6 tháng chỉ có 
mảng bám mức độ 2 và độ 3. Sự khác biệt mức độ mảng bám giữa các nhóm tuổi thai có ý nghĩa 
vietnam medical journal n02 - MARCH - 2021 
82 
thống kê với p<0,05. 
Biểu đồ 3.2. Chỉ số mảng bám theo tuổi thai 
Nhận xét: Chỉ số mảng bám tăng dần theo tuổi thai, nhóm phụ nữ mang thai <3 tháng có chỉ số 
PI là 1,19; nhóm phụ nữ mang thai 3-6 tháng có chỉ số PI là 1,28 và nhóm phụ nữ mang thai >6 
tháng có chỉ số PI là 1,51. Sự khác biệt chỉ số mảng bám giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p 
<0,001. 
Bảng 3.5. Phân bố chỉ số GI và PI theo nhóm răng 
Nhóm răng 
Chỉ số 
Nhóm răng cửa Nhóm răng hàm p 
Chỉ số GI 1,52 ± 0,25 1,25 ± 0,27 p <0,001 
Chỉ số PI 1,39 ± 0,27 1,41 ± 0,26 p< 0,001 
Nhận xét: Chỉ số lợi GI vùng răng cửa lớn hơn so với vùng răng hàm và ngược lại, chỉ số mảng 
bám PI vùng răng hàm lớn hơn so với vùng răng cửa. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê 
với p <0,001. 
IV. BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm lợi mức 
độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (93,6%), tiếp theo là 
viêm lợi độ 1 chiếm 3,6% và độ 3 chiếm 2,7% 
(bảng 3.1). Kết quả này phù hợp với kết quả của 
Nguyễn Đức Thiền và Trần Tấn Tài (2018) với tỷ 
lệ viêm lợi mức độ trung bình là 95,7% và viêm 
lợi nhẹ là 4,3%, ở nghiên cứu này không có 
trường hợp viêm lợi mức độ nặng [5]. Nghiên 
cứu của Diawara O và cộng sự tại Mali năm 
2018, tỷ lệ viêm lợi trên phụ nữ mang thai là 
90,9% và viêm lợi mức độ 2 cũng chiếm tỷ lệ 
cao nhất (76,1%) [6]. 
Phân bố mức độ viêm lợi theo tuổi của phụ 
nữ mang thai, kết quả tại bảng 3.1 cho thấy ở 
độ tuổi 20-29 không có phụ nữ mang thai mắc 
viêm lợi độ 3; độ tuổi 30 - 39, tỷ lệ mắc viêm lợi 
độ 2 là cao nhất (91,6%) và không có ai viêm lợi 
ở mức độ 1. Ở độ tuổi trên 40 tuổi, 100% phụ 
nữ mang thai mắc viêm lợi mức độ 2. Theo 
nghiên cứu của Burt, tuổi tác con người tăng lên 
làm tăng khả năng tích tụ mảng bám và cao 
răng, qua đó những người lớn tuổi hơn có hiện 
tượng tiêu xương và mất bám dính nhiều hơn so 
với người trẻ tuổi. Tuy nhiên chỉ riêng yếu tố tuổi 
tác ở mô nha chu khoẻ mạnh không thể gây tiêu 
xương và mất bám dính trầm trọng. 
Theo tuổi thai, kết quả tại bảng 3.2 cho thấy 
viêm lợi mức độ 2 là chủ yếu và tập trung ở cả 3 
nhóm tuổi thai, nhưng cao nhất ở 3 tháng giữa 
thai kì (43,6%). Ở PNMT khi bắt đầu bước vào 3 
tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì, nồng độ 
hormone progesterone và estrogen bắt đầu tăng 
cao hơn so với 3 tháng đầu. Ở phụ nữ mang thai 
nồng độ hormone estrogen và progesterone dần 
dần tăng cao do hoàng thể tiết ra từ lúc bắt đầu 
có thai và sau đó là do nhau thai tiết ra. Tới 3 
tháng cuối thai kỳ, progesterone và estrogen đạt 
đỉnh với nồng độ 100 và 6ng/ml, tăng gấp 10-30 
lần so với thời kỳ kinh nguyệt. 2 hormone này là 
yếu tố tăng trưởng, tạo thuận lợi cho sự phát 
triển vi khuẩn Prevotella Intermedia gây viêm lợi. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự 
như nghiên cứu của Diawara O tại Mali [6]. 
Trong nghiên cứu này, nhóm phụ nữ mang thai 
3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có tỉ lệ viêm 
lợi mức độ 2 cao nhất (73,2% và 77,3%), các 
mức độ viêm lợi còn lại chiếm tỷ lệ thấp. 
Về chỉ số lợi, trong nghiên cứu của chúng tôi 
chỉ số GI tăng dần theo tuổi thai, sự khác biệt 
giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,01 
(biểu đồ 3.1). Điều đó cho thấy thấy sự tăng 
nồng độ hormone progesterone và estrogen làm 
tăng nặng mức độ viêm lợi ở phụ nữ mang thai. 
Trong nghiên cứu của Trần Tấn Tài và Nguyễn 
Đức Thiền (2018), chỉ số GI theo 3 giai đoạn của 
thai kì lần lượt là 1,44; 1,6 và 1,55 [5]. Nghiên 
cứu của Gonzalez - Jaranay M (2017) cho thấy 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 500 - th¸ng 3 - sè 2 - 2021 
83 
chỉ số GI ở giai đoạn thai 21-23 tuần (3 tháng 
giữa) tăng 66,3 ± 0,17%, giai đoạn thai 34-36 
tuần (3 tháng cuối) tăng 74,5 ± 0,18% so với 
mốc ban đầu [7]. 
Đối với chỉ số mảng bám, trong nghiên cứu 
của chúng tôi chỉ số mảng bám tăng dần theo 
tuổi thai, sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa 
thống kê khi p<0,01 (biểu đồ 3.2). Mặc dù không 
có sự khác biệt về mức độ mảng bám theo tuổi 
của phụ nữ mang thai (bảng 3.3), nhưng theo 
tuổi thai mức độ mảng bám ở giai đoạn 3 tháng 
cuối thai kì cao hơn so với 3 tháng đầu (bảng 
3.4). Vì vậy chỉ số mảng bám sẽ tăng dần theo 
tuổi thai. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của Gonzalez - Jaranay M tiến hành 
nghiên cứu trên 96 phụ nữ mang thai [7]. Tác giả 
nhận thấy có sự gia tăng chỉ số mảng bám trong 
quá trình mang thai: tỷ lệ mảng bám tăng 42,6 ± 
0,14% ở 3 tháng giữa và 45,6 ± 0,13% ở 3 tháng 
cuối thai kỳ so với mốc ban đầu. 
Khi so sánh chỉ số GI và PI giữa các nhóm 
răng ta có thể thấy nhóm răng phía trước có chỉ 
số GI cao hơn so với nhóm răng phía sau (1,52 
so với 1,39), tuy nhiên chỉ số PI lại thấp hơn 
(1,25 với nhóm răng trước và 1,41 với nhóm 
răng sau). Điều này phù hợp với kết quả của 
Löe, H., & Silness (1963) cho rằng nhóm răng 
phía trước có sự gia tăng chỉ số GI lớn nhất so 
với nhóm răng sau và vùng kẽ răng có chỉ số GI 
cao nhất so với các vùng còn lại. 
V. KẾT LUẬN 
Trong nghiên cứu này, phụ nữ mang thai chủ 
yếu mắc viêm lợi mức độ 2. Mức độ viêm lợi với 
chỉ số GI và mức độ mảng bám với chỉ số PI 
tăng dần theo tuổi thai. Mức độ viêm lợi cũng 
tăng theo tuổi phụ nữ mang thai. Mức độ viêm 
lợi ở nhóm răng phía trước nặng hơn so với 
nhóm răng phía sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lunardelli A.N., Peres M.A (2005). Is there an 
association between periodontal disease, 
premature and low birth weight? A population-
based study. J.Clin.Periodontal, 32(9):938-946. 
2. Ide M, Papapanou PN. (2013). Epidemiology of 
association between maternal periodontal disease 
and adverse pregnancy outcomes–systematic 
review. J Periodontol, 84(4 Suppl):S181-S194. 
3. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình 
Hải và cộng sự (2001). Điều tra sức khỏe răng 
miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội. 
4. Marta Silveira da Mota Krüger, Renata 
Picanço Casarin, et al (2017). Periodontal 
Health Status and Associated Factors: Findings of 
a Prenatal Oral Health Program in South Brazil. 
International Journal of Dentistry. 2017:3534048. 
5. Nguyễn Đức Thiền, Trần Tấn Tài (2018). 
Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực 
hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai. Tạp 
chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - 
Tập 8, số 6. 
6. Diawara O, Kane et al (2018). Periodontal 
Health in Pregnant Women Study of 208 
Pregnancies at Chu Gabriel Touré. Bamako. Mali. 
Dentistry and Pratices, 1(1): 001-004. 
7. Maximino Gonzalez-Jaranay, Luis Tellez, 
Antonio Roa-Lopez, et al (2017). Periodontal 
Status during pregnancy and postpartum. Plos 
One. 12(5): e0178234. 
PHÁT TRIỂN VÀ ÁP DỤNG XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TRƯỚC 
CHUYỂN PHÔI (PGT-M) CHO BỆNH THALASSEMIA Ở VIỆT NAM 
Đào Mai Anh1, Gary L Harton2, Nguyễn Quang Vinh1, 
Nguyễn Văn Huynh1, Hoàng Thị Nhung1, Phạm Thúy Nga3, 
Lê Thị Thu Hiền4, Nguyễn Minh Đức4, Trần Quốc Quân1 
TÓM TẮT22 
Mục tiêu: Thiết kế, tối ưu và xây dựng quy trình 
cho thực hiện đồng thời xét nghiệm PGT-A và PGT-M 
cho bệnh thalassemia, sử dụng hệ thống giải trình tự 
1Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân tích Di truyền GENTIS 
2PerkinElmer Health Sciences Australia 
3Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 
4Bệnh viện Nam học & Hiếm muộn Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Quang Vinh 
Email: vinhnq@gentis.com.vn 
Ngày nhận bài: 4.01.2021 
Ngày phản biện khoa học: 1.3.2021 
Ngày duyệt bài: 12.3.2021 
thế hệ mới cho phép kiểm tra đồng thời các đột biến 
trong gen HBB và các dấu chuẩn đa hình đơn 
nucleotide (SNP). Phương pháp: Thiết kế và tối ưu 
quy xét nghiệm kết hợp PGT-A và PGT-M cho bệnh 
nhân IVF tại Việt Nam, trong đó xét nghiệm thực hiện 
sử dụng hệ thống giải trình tự thế hệ mới cho phép 
kiểm tra các đột biến gây bệnh beta-thalassemia đồng 
thời cùng lượng lớn các đa đình SNP sử dụng cho 
phân tích di truyền liên kết và kiểm soát nhiễm 
chéo. Kết quả: Đến nay, 2 trường hợp đã hoàn thành 
toàn bộ quy trình bao gồm cả chuyển phôi trong khi 9 
trường hợp khác đã hoàn thành phân tích IVF và PGT-
M/A nhưng vẫn chưa hoàn thành chuyển phôi. Trong 
2 trường hợp được chuyển phôi, cả 2 bệnh nhân đều 
có thai với phôi thai không mang bất thường dị bội và 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_benh_viem_loi_tren_phu_nu_co_thai_tai_khoa.pdf