Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Đặt vấn đề: Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, trong đó Mycoplasma pneumoniae là nguyên nhân

của 10% tới 40% các trường hợp viêm phổi cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá đặc

điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do M. pneumoniae tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng qua thăm khám bệnh

nhân và hồi cứu bệnh án, theo dõi kết quả điều trị ở 119 trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán viêm phổi do

M. pneumoniae vào điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 7/2017 đến tháng 8/2018.

Kết quả: Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi từ 2 tháng – 2 tuổi chiếm 41,18%, thời điểm thường mắc

bệnh vào mùa thu 40,4%. Lâm sàng 100% bệnh nhân có ho, 78,2% sốt và 66,4% nghe có ran ở phổi. Trên Xquang có tổn thương phổi lan tỏa (63,9%), nồng độ CRP tăng cao (67,2%), số lượng bạch cầu bình thường

(60,5%). Điều trị 100% khỏi, đỡ giảm với nhóm kháng sinh Macrolid và Quinolon.

Kết luận: Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 2 tháng – 2 tuổi chiếm 41,18%, thời gian mắc bệnh

cao nhất vào mùa thu. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là ho, sốt và khám phổi có ran. X–Quang phổi có tổn

thương lan tỏa (63,9%), số lượng bạch cầu bình thường (60,5%) và nồng độ CRP tăng cao (67,2%), 100% bệnh

nhân được điều trị khỏi, đỡ giảm với nhóm Macrolid và Quinolon.

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 1

Trang 1

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 2

Trang 2

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 3

Trang 3

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 4

Trang 4

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 5

Trang 5

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 28940
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 179
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU 
TRỊ VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA PNEUMONIAE 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN 
Phạm Văn Hòa* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, trong đó Mycoplasma pneumoniae là nguyên nhân 
của 10% tới 40% các trường hợp viêm phổi cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá đặc 
điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do M. pneumoniae tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng qua thăm khám bệnh 
nhân và hồi cứu bệnh án, theo dõi kết quả điều trị ở 119 trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán viêm phổi do 
M. pneumoniae vào điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 7/2017 đến tháng 8/2018. 
Kết quả: Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi từ 2 tháng – 2 tuổi chiếm 41,18%, thời điểm thường mắc 
bệnh vào mùa thu 40,4%. Lâm sàng 100% bệnh nhân có ho, 78,2% sốt và 66,4% nghe có ran ở phổi. Trên X-
quang có tổn thương phổi lan tỏa (63,9%), nồng độ CRP tăng cao (67,2%), số lượng bạch cầu bình thường 
(60,5%). Điều trị 100% khỏi, đỡ giảm với nhóm kháng sinh Macrolid và Quinolon. 
Kết luận: Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 2 tháng – 2 tuổi chiếm 41,18%, thời gian mắc bệnh 
cao nhất vào mùa thu. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là ho, sốt và khám phổi có ran. X–Quang phổi có tổn 
thương lan tỏa (63,9%), số lượng bạch cầu bình thường (60,5%) và nồng độ CRP tăng cao (67,2%), 100% bệnh 
nhân được điều trị khỏi, đỡ giảm với nhóm Macrolid và Quinolon. 
Từ khóa: viêm phổi, vi khuẩn không điển hình 
ABSTRACT 
THE CLINICAL EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS TREATMENT OF 
MYCOPLASMA PNEUMONIA IN THE SAINT PAUL HOSPITAL 
Pham Van Hoa 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 179 - 184 
Objectives: Children's pneumonia is a common disease, in which Mycoplasma pneumoniae is responsible 
for 10% to 40% of cases of community pneumonia.This study aims to investigatethe clinical epidemiological 
characteristics and results of treatment of Mycoplasma pneumoniae. 
Methods: Describe clinical and subclinicalsymptomsthrough medical examination and retrospective, 
monitor treatment processin 119 children with Mycoplasma pneumoniae, in the Saint Paul Hospital from July 
2017 to August 2018. 
Results: The highest rate of disease in the age group from 2 months to 2 years accounts for 41.18%, common 
disease in autumn 40.4%. Cough symptoms are present in 100% of patients, 78.2% of patients have fever and 
66.4% of patients have rales sound in the lungs. In X-ray lungs films with diffuse lesions (63.9%), CRP increased 
(67.2%), normal white blood cell count (60.5%). The success rate of treatment is 100% with Macrolide and 
Quinolon antibiotics. 
Conclusions: The highest rate of disease in the age group from 2 months to 2 years accounts for 41.18%, 
*Bệnh viện Xanh Pôn 
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Văn Hòa ĐT: 0984272750 Email: hoayhn@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 180
common disease in autumn. The main clinical manifestation of the disease is cough, fever and pulmonary rales on 
examination. In X-ray lungs films with diffuse lesions (63.9%), normal white blood cell count (60.5%) and CRP 
increased (67.2%). the success rate of treatment is 100% with Macrolide and Quinolon antibiotics. 
Key words: pneumoniae, atypical pneumonia 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm phổi ở trẻ em cho đến nay vẫn là 
nguyên nhân thường gặp nhất, có tỉ lệ mắc và tử 
vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Tổ 
chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 156 
triệu ca mắc viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi trong đó 
có khoảng 20 triệu ca phải nhập viện. Tử vong 
do viêm phổi chiếm 19% trong tổng số tử vong ở 
trẻ dưới 5 tuổi tại các nước phát triển(10). 
Căn nguyên của viêm phổi ở trẻ em thường 
do virus, vi khuẩn, nấm. Trong đó, tác nhân vi 
khuẩn không điển hình chiếm một vai trò quan 
trọng. 
Trong những năm gần đây, người ta đã quan 
tâm nghiên cứu về M. pneumoniae, một loại vi 
khuẩn “không điển hình”, là nguyên nhân của 
10% tới 40% các trường hợp viêm phổi cộng 
đồng(4). Viêm phổi do M. pneumoniae với các 
triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng rất đa 
dạng, rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm phổi do 
các nguyên nhân khác, từ đó dẫn đến điều trị 
không đúng làm ảnh hưởng tới chất lượng sống 
của bệnh nhân và gia đình. 
Ở Việt Nam, viêm phổi do M. pneumoniae 
đang có xu hướng gia tăng(5). Tuy nhiên, các 
công trình nghiên cứu về lâm sàng cũng như 
điều trị viêm phổi do M. pneumoniae còn chưa 
nhiều, đặc biệt là ở trẻ em. Xuất phát từ thực tiễn 
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này 
nhằm mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm 
sàng và kết quả điều trị viêm phổi do 
M.pneumoniae tại Bệnh  ... 
nam:nữ = 1,16. Trong năm, bệnh thường gặp 
nhất vào mùa thu có 40,4% số ca bệnh (Bảng 1). 
Bảng 2. Biểu hiện lâm sàng của viêm phổi do M. 
pneumoniae 
Đặc điểm lâm sàng n (%) 
Triệu chứng cơ năng 
Ho 119 (100%) 
Sốt 93 (78,2%) 
Khò khè 47 (39,5%) 
Khó thở 51 (42,9%) 
Đau ngực 6 (5%) 
Triệu chứng tại phổi 
Có ran ở phổi 79 (66,4%) 
Suy hô hấp 15 (12,6%) 
Triệu chứng kèm theo 
Rối loạn tiêu hóa 21 (17,7%) 
Phát ban 11 (9,2%) 
Rét run 4 (3,4%) 
Đau đầu 2 (1,7%) 
Khàn tiếng 1 (0,8%) 
Ho gặp ở tất cả các trường hợp, sốt là biểu 
hiện thường gặp (78,2%), chỉ có 5% trẻ bị đau 
ngực. Thăm khám thấy 66,4% trẻ có ran phổi, 
12,6% trẻ suy hô hấp. Triệu chứng kèm theo như 
17,7% trẻ bị rối loạn tiêu hóa và 9,2% trẻ phát 
ban (Bảng 2). 
Các dấu hiệu cận lâm sàng chỉ ra rằng trên 
X-Quang tổn thương lan tỏa ở phổi có tỉ lệ cao 
63,9%. Số lượng bạch cầu tập trung ở khoảng 
từ 4 - 10x109/L với 72/119 bệnh nhân, chiếm 
trên 60,50% đối tượng nghiên cứu. Có 80 bệnh 
nhân có nồng độ CRP tăng >5mg/l chiếm 
67,2% (Bảng 3). 
Bảng 3. Cận lâm sàng của viêm phổi do M. pneumoniae 
Đặc điểm n (%) 
Tổn thương 
trên X-quang 
Tổn thương lan tỏa (tổn 
thương phân bố ở cả hai 
trường phổi) 
76 (63,9%) 
Tổn thương tập trung 43 (36,1%) 
Số lượng 
bạch cầu 
< 4 x 10
9
/L 1 (0,8%) 
4 – 10 x 10
9
/L 72 (60,5%) 
> 10 x 10
9
/L 46 (38,7%) 
CRP 
< 5 mg/l 39 (32,8%) 
5 – 20 mg/l 45 (37,8%) 
> 20 mg/l 35 (29,4%) 
Mean ± SD (min – max) 
33,64 ± 54,83 
(0,05 – 162) 
Bảng 4. Kết qủa xét nghiệm đặc hiệu PCR và IgM 
M. pneumoniae 
Xét nghiệm Số bệnh nhân Tỷ lệ% 
PCR (+) 20 16,81 
IgM (+) 39 32,77 
Cả hai 
(n=60) 
PCR (+); IgM (+) 25 21,01 
PCR (+); IgM (-) 7 5,88 
PCR (-); IgM (+) 28 23,53 
Bệnh nhân làm cả 2 xét nghiệm PCR và IgM 
là 60/119 ca, chiếm tỉ lệ 50,42%. Trong đó tỉ lệ 
dương tính với cả 2 xét nghiệm là 21,01%. 5,88% 
bệnh nhân có kết quả PCR (+) và IgM(-), 23,53% 
bệnh nhân có kết quả PCR (-) và IgM(+). Có 20 
bệnh nhân chỉ làm PCR đơn thuần chiếm tỷ lệ 
16,81% và 39 bệnh nhân chỉ làm IgM đơn thuần 
có kết quả IgM(+) chiếm tỷ lệ 32,77% tổng số 
bệnh nhân nghiên cứu (Bảng 4). 
Bảng 5. Kết quả điều trị bệnh 
Đặc điểm n (%) 
Kết quả điều trị 
Khỏi 108 (90,8%) 
Đỡ, giảm 11 (9,4%) 
Nặng, tử vong 0 (0%) 
Kháng sinh 
Macrolid 21 (17,7%) 
Quinolon 60 (50,4%) 
Macrolid → 
Quinolon 
38 (31,9%) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 182
Tại Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 7/2017 
đến tháng 8/2018 có 90,9% trẻ bị viêm phổi do 
M. pneumoniae được điều trị khỏi và không có 
trường hợp nào tử vong. Trong quá trình điều 
trị có 68,1% ca bệnh dùng một loại kháng sinh 
đơn thuần trong số đó phác đồ kháng sinh 
thường dùng là Quinolon với tỉ lệ 50,4%. Tuy 
nhiên sốtrẻdùng kháng sinh Macrolid không 
hiệu quả, chuyển sang dùng Quinolon chiếm 
31,9% (Bảng 5). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. 
Những năm gần đây người ta quan tâm nhiều 
đến viêm phổi không điển hình do M. 
pneumoniae gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng 
và cận lâm sàng đa dạng, dễ nhầm với viêm 
phổi do nguyên nhân khác. 
Về tuổi mắc bệnh 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ 
lệ mắc viêm phổi do M. pneumoniae khác nhau 
tùy theo đối tượng, nhóm tuổi cũng như kỹ 
thuật chẩn đoán. 
Các nghiên cứu về viêm phổi do M. 
pneumoniae thường tập trung ở trẻ trên 5 tuổi. 
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở trẻ 
từ 2 tháng đến 15 tuổi, cho thấy viêm phổi do 
M. pneumoniae gặp nhiều ở lứa tuổi từ 2 tháng 
đến 5 tuổi chiếm 60,5%. Tỷ lệ này của chúng 
tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Vân Anh 18,4%(6); Phạm Thu Hiền 
36,4%(8) cũng như Valle - Mendoza JD 27,7%(7). 
Tỷ lệ này của chúng tôi ngược lại với nhiều 
nghiên cứu trước đây về viêm phổi do M. 
pneumoniae, hầu hết gặp ở trẻ >5 tuổi: 66,7% ở 
trẻ 7 - 12 tuổi của Lê Đình Nhân và cs(5), 34% ở 
trẻ >5 tuổi theo nghiên cứu của Trần Nguyễn 
Như Uyên(12). Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ >5 tuổi của 
chúng tôi là 39,5% tương tự với tác giả Phạm 
Thị Hiền 26,4%(8), nhưng ít hơn so với nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Vân Anh 41,4%, 
Annacarla D 61,8%(11). Có sự khác biệt này có 
thể giải thích do hiện nay viêm phổi không 
điển hình do M. pneumoniae đã được quan tâm 
và chú ý nhiều hơn, mặt khác chúng tôi sử 
dụng phương pháp ELISA (IgM) để chẩn đoán 
nên độ nhạy cao hơn. Vì vậy M. pneumoniae 
cũng là nguyên nhân cần được lưu ý trong quá 
trình chẩn đoán cũng như điều trị ở trẻ nhỏ. 
Về giới tính 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm phổi 
do M. pneumonia ở nam/nữ là 1,16 không có sự 
khác biệt có ý nghĩa. Tỷ lệ này tương tự với 
Annacarla D (nam/nữ = 1,17)(11). Điều này phù 
hợp với đa số các nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Vân Anh(6), Trần Nguyễn Như Uyên(12), Valle – 
Mendoza(7). Trong khi đó Vervloet LA lại quan 
sát thấy tỷ lệ nữ nhiễm bệnh cao hơn nam(3). Sự 
khác biệt này có thể là ngẫu nhiên trong một vài 
nghiên cứu, bởi những nghiên cứu tiến hành 10-
50 năm cũng cho thấy không có sự khác biệt về 
tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ. 
Về thời gian mắc bệnh trong năm 
Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo viêm phổi 
do M. pneumoniae xảy ra rải rác quanh năm. 
Kết quả của chúng tôi cho thấy bệnh tập trung 
nhiều vào những tháng mùa thu giống với tác 
giả Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Nguyễn Như 
Uyên(6,12). So sánh với nghiên cứu của Phạm 
Thu Hiền bệnh gặp ở tất cả các tháng trong 
năm, cao điểm là tháng 3, 6, 10(8); còn theo 
Valle–Mendoza JD tỷ lệ bệnh gặp nhiều vào 
mùa hè(7). Sự khác biệt về mùa cũng như thời 
gian mắc bệnh có thể do thời tiết và điều kiện 
khí hậu của từng vùng địa lý khác nhau. Mặt 
khác thời tiết vào những tháng trên là lúc 
chuyển mùa và những đợt nắng mưa xem kẽ 
đã ảnh hưởng tới các hoạt động của vi khuẩn, 
tạo điều kiện phát triển và lây nhiễm cao. 
Đặc điểm lâm sàng 
Ho và sốt là một trong những triệu chứng 
hay gặp nhất của bệnh lý đường hô hấp nói 
chung và viêm phổi nói riêng. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi có 100% bệnh nhân có biểu 
hiện ho và 78,2% bệnh nhân có sốt. Kết quả này 
tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 183
Anh (91,6 % và 87,5%), Phạm Thu Hiền (100 và 
94,6%), Annacarla Defilippi (60,8% và 73,6)(6,8,11). 
Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng khác của 
nhiễm khuẩn đường hô hấp như khò khè, khó 
thở, đau ngực, khàn tiếng. Lê Đình Nhân phát 
hiện triệu chứng cơ năng hay gặp: đau đầu, đau 
ngực và đau họng(5). Trong nghiên cứu của 
chúng tôi rất ít đau ngực (5%), đau đầu (1,7%), 
có thể do lứa tuổi nghiên cứu của chúng tôi nhỏ 
nên khó khai thác được. 
M. pneumoniae không chỉ gây ra những tổn 
thương ở phổi, mà còn có các tổn thương ngoài 
phổi như phát ban, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch 
là do cơ chế miễn dịch hoặc tác động trực tiếp 
của vi khuẩn lên các cơ quan đích. Trong nghiên 
cứu này chúng tôi không gặp bệnh nhân nào tổn 
thương tim mạch, thần kinh, chỉ có phát ban 
9,2%; hệ tiêu hóa 17,7%. Các biểu hiện ở hệ tiêu 
hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân sống, nôn. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với A. 
Defilippi 19,6%, JD Valle - Mendoza 14,7%, 
Nguyễn Thị Vân Anh 18,8%(6,7,11). Tuy nhiên theo 
Phạm Thu Hiền tỷ lệ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa 
là 31,8% cao hơn so với kết quả của chúng tôi(8). 
Sự khác biệt này có thể do điều kiện khí hậu, tập 
quán ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm làm 
tăng khả năng lây lan của vi khuẩn. 
Triệu chứng thực thể 
Trong quá trình thăm khám, chúng tôi phát 
hiện được 66,4% trẻ có ran ẩm, ran nổ hoặc ran 
phế quản ở phổi. Tác giả Trần Nguyễn Như 
Uyên thực hiện nghiên cứu đặc điểm viêm phổi 
do M. pneumoniae ở trẻ trên 5 tuổi tại Bệnh viện 
Nhi Đồng 1 cho kết quả 25% trường hợp khám 
phổi không phát hiện bất thường dù có viêm 
phổi trên X-Quang, tương tự với nghiên cứu của 
chúng tôi (21,3%)(12). Nhưng theo Lê Đình Nhân 
tỷ lệ trẻ có biểu hiện phổi thô chiếm 54,2% cao 
hơn so với tỷ lệ của chúng tôi(13). So sánh với kết 
quả khác của S. Esposito khi nghiên cứu 68 bệnh 
nhân viêm phổi do M. pneumoniae ở Ý, tỷ lệ nghe 
thấy ran chung cho nhóm tuổi từ 2 - 14 tuổi là 
88,2%(1). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi. 
Đặc điểm cận lâm sàng 
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu 
đều được chụp X-Quang ngay sau khi vào viện. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh tổn 
thương lan tỏa hai bên chiếm tỷ lệ 63,9%, còn tổn 
thương khu trú ở một thùy hay vài phân thùy 
phổi chiếm 36,1%. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh(6), Phạm 
Thu Hiền(8), Letiscia Alves Vervloet với tỷ lệ 
viêm phổi thùy là 47,9%; 36,4%; 50,5%. Nhiều 
nghiên cứu khi so sánh hai nhóm viêm phổi do 
M. pneumoniae và nhóm chứng đều đưa ra kết 
luận rằng tỷ lệ viêm phổi thùy do M. pneumoniae 
gây ra cao hơn so với các căn nguyên gây viêm 
phổi khác(2,9). 
Số lượng bạch cầu 
Số lượng bạch cầu của phần lớn các trường 
hợp viêm phổi do M. pneumoniae đều ở mức 
trung bình 4 - 10x109/L (60,50%). Các tác giả 
trong nước và trên thế giới cũng đều cho kết 
luận tương tự(6,8,14). 
Nồng độ CRP 
CRP được sử dụng để chẩn đoán quá trình 
viêm nhiễm, nó góp phần định hướng khi cần 
quyết định có sử dụng kháng sinh hay không. 
CRP rất có giá trị trong chẩn đoán viêm phổi do 
vi khuẩn. CRP tăng cao nhất sau khi nhiễm 
khuẩn 48 giờ và giảm dần khi điều trị bằng 
kháng sinh có kết quả. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ 
CRP >5 mg/l chiếm 67,2%; trong đó số bệnh 
nhân có nồng độ cao > 20mg/l chiếm tỷ lệ 29,4%; 
trị số trung bình CRP là 33,6 ± 54,8 mg/l. Kết quả 
này tương tự với nghiên cứu của Phạm Thu 
Hiền: nồng độ CRP tăng trên 8mg/l ở nhóm 
nhiễm M. pneumoniae là 79,1% và trị số trung 
bình CRP là 29,3 ± 30,1 mg/l(8). Bùi Ngọc Hà khi 
nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm 
sàng của các căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ từ 3 
đến 15 tuổi thấy tỷ lệ CRP tăng cao trong nhóm 
nhiễm M. pneumoniae là 97,6%(2). Theo Esposito 
nghiên cứu thấy nồng độ CRP ở trẻ nhiễm M. 
pneumoniae là 53 ± 8,3mg/L(1). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 184
Xét nghiệm đặc hiệu 
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng 
tôi đều được làm PCR hoặc/và IgM(+) M. pneumoniae. 
Bệnh nhân làm cả 2 xét nghiệm PCR và IgM là 
60/119 ca, chiếm tỉ lệ 50,42%. Trong đó tỉ lệ 
dương tính với cả 2 xét nghiệm là 21,01%. Có 
5,88% bệnh nhân có kết quả PCR(+) và IgM(-), 
23,53% bệnh nhân có kết quả PCR(-) và IgM(+). 
Có 20 bệnh nhân chỉ làm PCR đơn thuần chiếm 
tỷ lệ 16,81% và 39 bệnh nhân chỉ làm IgM đơn 
thuần có kết quả IgM(+) chiếm tỷ lệ 32,77% tổng 
số bệnh nhân nghiên cứu. 
Điều trị 
M. pneumoniae đề kháng với tất cả kháng 
sinh can thiệp vào quá trình tổng hợp vách tế 
bào như nhóm β - lactam vì chúng là vi khuẩn 
nội bào, không có vách tế bào. Chúng nhạy cảm 
với kháng sinh họ macrolid, quinolon và 
tetracyclin. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ 
bệnh nhân được điều trị bằng nhóm Quinolon 
chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4%. Và có 31,9% bệnh 
nhân điều trị bằng nhóm Macrolid không đáp 
ứng phải chuyển sang nhóm Quinolon. Kết quả 
điều trị cho thấy 100% bệnh nhân khỏi và đỡ. 
Không có trường hợp nào nặng, tử vong. Có kết 
quả này là do gần đây viêm phổi do 
M. pneumoniae đã được quan tâm nhiều hơn, vì 
vậy việc chẩn đoán và điều trị kịp thời hơn. 
KẾT LUẬN 
Mô tả 119 trẻ 2 tháng đến 15 tuổi, bị viêm 
phổi do M. pneumoniae, điều trị tại Bệnh viện 
Xanh Pôn từ tháng 7/2017 đến tháng 8/2018, 
chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: 
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 2 
tháng – 2 tuổi chiếm 41,18%, thời gian mắc bệnh 
cao nhất vào mùa thu. 
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là ho, 
sốt và khám phổi có ran. 
X–Quang phổi có tổn thương lan tỏa (63,9%), 
số lượng bạch cầu bình thường (60,5%) và nồng 
độ CRP tăng cao (67,2%). 
Có 100% bệnh nhân được điều trị khỏi, đỡ 
giảm với nhóm macrolid và quinolon. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Blasi L, Esposito S, Bellini B, et al (2001). "Mycoplasma peumoniae 
and Chlamydia pneumoniae infections in children with 
pneumonia". European Respiratory Journal, 17(2):241-245. 
2. Bùi Ngọc Hà (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và căn nguyên chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ từ 3 đến 15 
tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học, 
Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 
3. Camargos PA, Vervloet LA, et al (2010). "Clinical, radiographic 
and hematological characteristics of Mycoplasma pneumoniae 
pneumonia". J Pediatr, 86(6):480-487. 
4. Kashyap B, et al (2008). "Comparison of PCR, culture & 
serological tests for the diagnosis of Mycoplasma pneumoniae in 
community-acquired lower respiratory tract infections in 
children''. Indian J Med Res, 128(2):134-139. 
5. Lê Đình Nhân và cộng sự (2006). "Tình hình viêm phổi do 
Mycoplasma pneumoniae ở trẻ 4 -15 tuổi tại Bệnh viện Trung 
Ương Huế". Tạp chí Y học thực hành, 10:67-70. 
6. Nguyễn Thị Vân Anh (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ trên 
1 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương”. Luận văn tốt ngiệp Bác sĩ 
nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 
7. Orellana-Peralta F, Valle-Mendoza JD, et al (2017). "High 
Prevalence of Mycoplasma pneumoniae and Chlamydia pneumoniae 
in Children with Acute Respiratory Infections from Lima, 
Peru". Plos one journal, doi: 10.1371/journal.pone.0170787. 
8. Phạm Thu Hiền (2014). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm 
sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em. Luận văn 
Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Hà Nội. 
9. Praphal N, et al (2006). "Prevalencce and Clinical Features of 
Mycoplasma pneumoniae in Thai children". J Med Assoc Thai, 
89(10):1641-1647. 
10. Rudan I, et al (2008). "Epidemiology and etiology of childhood 
pneumonia''. Bulletin of the World Health Organization, 86:408-416. 
11. Silvestri M, Defilippi A, Tacchella A, et al (2008). "Epidemiology 
and clinical features of Mycoplasma pneumoniae infection in 
children". Elsevier Journal, 102(12):1762-1768. 
12. Trần Nguyễn Như Uyên và cộng sự (2002). "Đặc điểm viêm 
phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em trên 5 tuổi tại Bệnh 
viện Nhi Đồng I". Thời sự Y Dược học, 7(1):3-5. 
13. Trần Thị Minh Diễm, Lê Đình Nhân (2005). Nghiên cứu một số 
đặc điểm bệnh viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em 
từ 4- 15 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế. Luận văn 
Thạc sỹ y học của Bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Dược 
Huế, TP. Huế. 
14. Youn YS, Lee KY (2012). "Mycoplasma pneumoniae pneumonia in 
children". Korean J Pediatr, 55(2):42-45. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_lam_sang_va_nhan_xet_ket_qua_dieu_tri_v.pdf