Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em

Bệnh lý mô bào ở trẻ em và người lớn là do sự lắng đọng bất thường của các tế bào thực bào đơn nhân.

Trong đó, bệnh mô bào Langerhans là rối loạn tăng sinh của tế bào tua gai thuộc dòng tủy. Bệnh lý này có

thể ảnh hưởng bất kỳ cơ quan nào, nhưng thường gặp ở xương, da và hạch.

Mục tiêu: Nhận xét một sốc đặc điểm dịch tễ, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans.

Phương pháp: Mô tả cắt ngang 80 trẻ đã được sinh thiết và có chẩn đoán mô bệnh học là bệnh mô bào

Langerhans tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2015 đến 12/2019

Kết quả: Tuổi của bệnh nhân có chẩn đoán bệnh mô bào Langerhans trong nhóm nghiên cứu là từ 1

tháng tuổi đến 12 tuổi. Tuổi trung bình là 3,1 ± 2,7 (tuổi) và ở cả hai giới (Nam: Nữ = 1,7/1). Vị trí tổn thương

gặp ở mô mềm và da là nhiều nhất.

Kết luận: Bệnh mô bào Langerhans là một bệnh lý ác tính có thể gặp phải trong thực hành lâm sàng với

vị trí tổn thương đa dạng. Cần nghĩ đến bệnh khi nghi ngờ và chẩn đoán sớm bằng mô bệnh học để giúp

định hướng điều trị kịp thời và thích hợp.

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em trang 1

Trang 1

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em trang 2

Trang 2

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em trang 3

Trang 3

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em trang 4

Trang 4

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11140
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em

Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
76	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Nghiên cứu
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC, VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG VÀ 
MÔ BỆNH HỌC BỆNH MÔ BÀO LANGERHANS Ở TRẺ EM
Nguyễn Minh Tuấn1*, Đinh Ngọc Tuân1,2, Nguyễn Hoàng Phùng Hà1, 
Trần Anh Huấn1, Trần Thanh Tùng1, Phan Đặng Anh Thư3
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.11
TÓM TẮT
Bệnh lý mô bào ở trẻ em và người lớn là do sự lắng đọng bất thường của các tế bào thực bào đơn nhân. 
Trong đó, bệnh mô bào Langerhans là rối loạn tăng sinh của tế bào tua gai thuộc dòng tủy. Bệnh lý này có 
thể ảnh hưởng bất kỳ cơ quan nào, nhưng thường gặp ở xương, da và hạch. 
Mục tiêu: Nhận xét một sốc đặc điểm dịch tễ, vị trí tổn thương và mô bệnh học bệnh mô bào Langerhans.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang 80 trẻ đã được sinh thiết và có chẩn đoán mô bệnh học là bệnh mô bào 
Langerhans tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2015 đến 12/2019
Kết quả: Tuổi của bệnh nhân có chẩn đoán bệnh mô bào Langerhans trong nhóm nghiên cứu là từ 1 
tháng tuổi đến 12 tuổi. Tuổi trung bình là 3,1 ± 2,7 (tuổi) và ở cả hai giới (Nam: Nữ = 1,7/1). Vị trí tổn thương 
gặp ở mô mềm và da là nhiều nhất.
Kết luận: Bệnh mô bào Langerhans là một bệnh lý ác tính có thể gặp phải trong thực hành lâm sàng với 
vị trí tổn thương đa dạng. Cần nghĩ đến bệnh khi nghi ngờ và chẩn đoán sớm bằng mô bệnh học để giúp 
định hướng điều trị kịp thời và thích hợp.
Từ khóa: bệnh mô bào Langerhans.
ABSTRACT
DEMOGRAPHICAL CHARACTERISTICS, ORGAN AFFECTED AND HISTOPATHOLOGY 
OF LANGERHANS CELL HISTOCYTOSIS IN CHILDREN
Nguyen Minh Tuan1*, Đinh Ngoc Tuan1,2, Nguyen Hoang Phung Ha1, 
Tran Anh Huan1, Tran Thanh Tung1, Phan Đang Anh Thu3
Histiocytic disorders in children and adults are caused by an abnormal accumulation of cells of the 
mononuclear phagocytic system. Langerhans cell histiocytosis (LCH) is a myeloid-derived dendritic cell 
disorder. The disease may affect any organ or system of the body, but those more frequently affected are 
the skin, bone and lymph nodes. 
Objectives: To evaluate characteristics of demography, location of lesions and histopathology of LCH.
Methods: Cross sectional study of 80 children who have been performed biopsy with pathological 
diagnosis of LCH at Children’s Hospital 1 from Jan 2015 to Dec 2019.
1 Khoa Huyết Học, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 
Tp.HCM
2 Bộ môn Nhi, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y 
- Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020, Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Minh Tuấn
- Email: tuannm@nhidong.org.vn; ĐT: 0938007313
Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020	 77
Results: LCH was encountered in children from 1 month to 12 years old in the study population. The 
mean age is 3.1 ± 2.7 (years) and in both male and female (M: F= 1.7/1). The most frequent sites of lession 
are skin and soft tissues.
Conclusion: Langerhans cell histiocytosis is a malignant disease that may be encountered in clinical 
practice with different sites of lesions. LCH should be thought of when suspected and diagnosed early by 
histopathology to help guide treatment promptly and appropriately.
Key words: Langerhans cell histiocytosis.
II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
Đối tượng
80 trẻ đã được sinh thiết và có chẩn đoán mô 
bệnh học là bệnh mô bào Langerhans tại Bệnh viện 
Nhi Đồng 1 từ 01/2015 đến 12/2019.
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Các mẫu sinh thiết thu thập được được thực hiện 
các xét nghiệm: 1) Xét nghiệm mô bệnh học thường 
quy cố định, chuyển đúc, cắt nhuộm HE các bệnh 
phẩm sinh thiết. 2) Nhuộm hóa mô miễn dịch CD1a. 
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định dựa trên giải phẫu 
bệnh kèm theo hóa mô miễn dịch CD1a dương tính. 
III. KẾT QUẢ
Tất cả 80 trường hợp đưa vào nghiên cứu đều 
được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả mô bệnh 
học và nhuộm hóa mô miễn dịch CD1a dương tính.
Tuổi
Tại thời điểm sinh thiết, tuổi trung bình là 3,1 ± 
2,7 (tuổi). Nhỏ nhất là 1 tháng tuổi và lớn nhất là 
12 tuổi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mô bào Langerhans (LCH) lần đầu tiên 
được báo cáo từ đầu những năm 1900 [1]. Bệnh mô 
bào Langerhans là một bệnh lý đặc trưng bởi sự tăng 
sinh và tích tụ bất thường của một loại tế bào thuộc 
hệ thống bạch cầu đơn nhân đại thực bào, đó là tế bào 
Langerhans. Đây là một bệnh hiếm gặp và có thể xảy 
ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em hơn. Tỷ 
suất mới mắc của bệnh mô bào Langerhans khoảng 
2 - 10 ca trên 1.000.000 trẻ dưới 15 tuổi [2, 3]. 
Tỷ lệ mới mắc LCH tại Anh và Ai - len theo thống 
kê năm 2009 khoảng 2 - 10 / 1.000.000 trẻ dưới 15 
tuổi và tuổi trung bình biểu hiện bệnh là 30 tháng [2]. 
Vị trí tổn thương và độ nặng của bệnh thay đổi 
tùy theo tuổi bệnh nhân. Thể bệnh đa cơ quan lan tỏa 
cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, trong khi 
đó, thể bệnh âm thầm liên quan đến tổn thương một 
cơ quan hay gặp ở trẻ lớn và người lớn [4-7]. Tổn 
thương xương và da là thường gặp nhất với hình ảnh 
hủy xương, da có những sẩn màu nâu hoặc màu tía.
Chẩn đoán xác định bệnh LCH dựa trên tiêu chuẩn 
của Hiệp hội Mô Bào Châu âu bao gồm giải phẫu 
bệnh kèm theo ít nhất một tiêu chuẩn hóa mô miễn 
dịch CD1a dương tính hoặc CD207 dương tính hoặc 
có hiện diện hạt Birbeck trên kính hiển vi điện tử [8].
Vì ngoài tỉ lệ bệnh thấp, biệu hiện lâm sàng đa 
dạng, nên bệnh LCH rất dễ bỏ sót hay chẩn đoán 
nhầm, đặc biệt trong những trường hợp tổn thương 
đơn độc việc chẩn đoán chậm trễ có thể làm cho 
bệnh có thể tiến triển sang thể bệnh nặng hơn. Trên 
thế giới hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về những 
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh. 
Tại Việt Nam, hiện có rất ít nghiên cứu đã được tiến 
hành mô tả bệnh lý này. Vì những lý do trên, chúng 
tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu mô tả đặc điểm 
dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học của 
bệnh mô bào Langerhans tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Hình 1: Tỷ lệ % phân bố theo tuổi.
Nhận xét: Đa số trẻ được phát hiện bệnh và sinh 
thiết ở độ tuổi dưới 4 tuổi (75%).
Bệnh viện Trung ương Huế 
78	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học...
Hình 4: Mô hạch nhuộm HE. Tế bào 
Langerhans trong xoang dưới vỏ và xoang tủy.
Hình 5: Tổn thương phổi trong LCH
IV. BÀN LUẬN
Tuổi
Trong nghiên cứu, tuổi của bệnh nhân được đánh 
giá tại thời điểm được sinh thiết. Tuổi trung bình là 
3,1 ± 2,7 (tuổi). Nhỏ nhất là 1 tháng tuổi và lớn nhất 
là 12 tuổi. Đa số trẻ được phát hiện bệnh và sinh 
thiết ở độ tuổi dưới 4 tuổi (75%). Theo một nghiên 
cứu được thực hiện tại Anh, tuổi trung bình biểu 
hiện bệnh là 30 tháng [2]. Trong khi đó, một nghiên 
cứu trên 258 trẻ tại Pháp từ năm 2000 – 2004 đã 
báo cáo tuổi trung bình ở bệnh nhân LCH là 3,5 tuổi 
[9]. Như vậy, độ tuổi trong nghiên cứu này là tương 
đồng so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới.
Giới
Tỷ lệ giới tính trong nghiên cứu này là Nam / Nữ 
= 1,7/1. Tỷ lệ nam ưu thế hơn nữ cũng tương đương 
với kết quả nghiên cứu của Salotti, J. A. và cộng sự 
tại Anh và Ai - len năm 2003 - 2005 có tỷ lệ Nam 
/ Nữ = 1,5/1 [2]. Báo cáo của Guyot-Goubin, A. 
và cộng sự nghiên cứu tại Pháp báo cáo năm 2008 
nghiên cứu trên 251 ca bệnh cho kết quả bệnh LCH 
ở trẻ dưới 15 tuổi có tỷ lệ Nam / Nữ là 1.2/1 [9]. Sự 
Hình 2: Tỷ lệ giới tính 
Nhận xét: Tỷ lệ Nam / Nữ là 1,7:1.
Vị trí tổn thương
Bảng 1: Số lượng tổn thương được sinh thiết
theo cơ quan
Vị trí được sinh thiết
Số lượng mẫu 
dương tính
Da 25
Mô mềm 36
Niêm mạc miệng 2
Hạch 7
Phổi 2
Ruột già 1
Xương 8
Tổng cộng 81
Trong đó có một bệnh nhân được sinh thiết 2 
mẫu tại xương và mô mềm đều cho ra kết quả chẩn 
đoán xác định với LCH.
Nhận xét: Tỷ lệ vị trí sang thương được tìm thấy 
nhiều nhất ở mô mềm với 36 trường hợp chiếm 
44,4%, sau đó là da với 25 trường hợp chiếm 30.8% 
và ít nhất là ruột già với 1 trường hợp chiếm 1,2%. 
Nếu chỉ tính riêng da và mô mềm đã chiếm khoảng 
¾ tổng số tổn thương trong nghiên cứu.
Hình 3: Mô xương nhuộm H&E. Chủ yếu là tế 
bào Langerhans với nhân hình hạt đậu, có khía 
hoặc rãnh bao quanh bởi nhiều lympho bào,
tương bào, bạch cầu ưa acid.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020	 79
khác biệt về giới tính này có thể do bản chất bệnh 
lý hoặc tính chất di truyền nội tại. Có thể cần có 
nhiều nghiên cứu phân tích sâu hơn để làm sáng tỏ 
vấn đề này.
Vị trí tổn thương
Theo Hiệp hội Mô bào Châu Âu [8], do việc điều 
trị dựa trên vị trí tổn thương và sự lan tràn của bệnh, 
nên việc quan trọng là phân biệt được thể bệnh Một 
cơ quan (Single system - SS) hay Nhiều cơ quan 
(Multysystem - MS)
Một hệ cơ quan (Single Site - SS)
• Xương: Một vị trí hoặc nhiều vị trí (>1 xương 
bị ảnh hưởng)
• Da
• Hạch lympho 
• Phổi
• Hạ đồi - tuyến yên / Hệ thần kinh trung ương
• Cơ quan khác (tuyến giáp, tuyến ức)
Nhiều hệ cơ quan (Multisystem – MS)
• Hai hoặc nhiều hơn cơ quan bị ảnh hưởng
• Trong đó cơ quan nguy cơ bao gồm: Huyết 
học, lách và / hoặc gan
• Hoặc không có cơ quan nguy cơ
Theo phân loại này, thì trong nghiên cứu của 
chúng tôi có 79 bệnh nhân được phân loại một hệ cơ 
quan (SS). Và 11 bệnh nhân được phân loại nhiều hệ 
cơ quan (MS), cụ thể là tổn thương xương và phần 
mềm. Trường hợp duy nhất này là một bệnh nhân 
nam, 4 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng là bệnh mô 
bào Langerhans xương sườn VII.
Trong nghiên cứu này, đa phần tổn thương là ở 
da và mô mềm (chiếm 75,2%) các vị trí tổn thương. 
Theo y văn, tổn thương trong bệnh mô bào 
Langerhans thường gặp nhiều nhất ở xương, sau đó 
là da, hạch, gan, lách, phổi và thần kinh trung ương 
[9, 10]. Theo Hiệp hội Mô bào Châu âu, bất cứ cơ 
quan nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong đó xương 
chiếm 80% số ca, da chiếm 33%, tuyến yên chiếm 
25%. Các quan khác bao gốm gan, lách, huyết học 
và phổi chiến 15%. Cuối cùng, hạch lympho chiếm 
5 - 10% và hệ thần kinh trung ương là 2 - 4%.
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa 
trên các trường hợp đã có chẩn đoán xác định trên 
sinh thiết. Mà trong đó vị trí được sinh thiết nhiều 
nhất là da và mô mềm. Điều này là phù hợp trong 
thực hành lâm sàng vì tổn thương da, mô mềm dễ 
phát hiện. Mặt khác, sinh thiết da hay mô mềm dễ 
tiếp cận, ít xâm lấn, ít tai biến cũng như biến chứng 
hơn so với sinh thiết xương hay ruột già. Không 
những vậy, để tiếp cận những cơ quan nội tạng đòi 
hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và bác sĩ có 
kinh nghiệm.
Ngoài ra để tìm các tổn thương trên xương hoặc 
phổi cần có sự khảo sát trên hình ảnh học (X-quang 
hoặc CT scan) với hình ảnh hủy xương hoặc tổn 
thương dạng khối u [11]. 
Do đó số lượng và cơ quan tổn thương được sinh 
thiết có thể chưa phản ánh thực tế số lượng cơ quan 
bị ảnh hưởng trong bệnh LCH theo phân loại của 
Hiệp hội Mô bào Châu Âu. 
V. KẾT LUẬN
Bệnh mô bào Langerhans thường gặp ở trẻ em, 
đặc biệt là nhóm tuổi < 4 tuổi. Biểu hiện lâm sàng đa 
dạng và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác nhau. Chẩn 
đoán bệnh chủ yếu dựa vào sinh thiết và nhuộm hóa 
mô miễn dịch CD1a dương tính. Phân loại bệnh 
hiện nay dựa vào số lượng cơ quan bị ảnh hưởng và 
có ảnh hưởng cơ quan nguy cơ hay không. Điều trị 
hiện tại được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới 
là thuốc gây độc tế bào phối hợp hoặc không phối 
hợp steroid theo từng thể bệnh cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arceci RJ. The histiocytoses: the fall of the Tower 
of Babel. European journal of cancer (Oxford, 
England : 1990) 1999; 35:747-67; discussion 67-9.
2. Salotti JA, Nanduri V, Pearce MS, Parker L, Lynn 
R, Windebank KP. Incidence and clinical features 
of Langerhans cell histiocytosis in the UK and 
Ireland. Archives of disease in childhood 2009; 
94:376-80.
3. Stalemark H, Laurencikas E, Karis J, Gavhed D, 
Fadeel B, Henter JI. Incidence of Langerhans 
Bệnh viện Trung ương Huế 
80	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Đặc điểm dân số học, vị trí tổn thương và mô bệnh học...
cell histiocytosis in children: a population-based 
study. Pediatric blood & cancer 2008; 51:76-81.
4. Baumgartner I, von Hochstetter A, Baumert 
B, Luetolf U, Follath F. Langerhans’-cell 
histiocytosis in adults. Medical and pediatric 
oncology 1997; 28:9-14.
5. Malpas JS, Norton AJ. Langerhans cell 
histiocytosis in the adult. Medical and pediatric 
oncology 1996; 27:540-6.
6. Howarth DM, Gilchrist GS, Mullan BP, Wiseman 
GA, Edmonson JH, Schomberg PJ. Langerhans 
cell histiocytosis: diagnosis, natural history, 
management, and outcome. Cancer 1999; 
85:2278-90.
7. Islinger RB, Kuklo TR, Owens BD, et al. 
Langerhans’ cell histiocytosis in patients older 
than 21 years. Clinical orthopaedics and related 
research 2000:231-5.
8. Guidelines EHNWGfL. Guidelines for diagnosis, 
clinical work-up and treatment during childhood. 
2013.
9. Guyot-Goubin A, Donadieu J, Barkaoui M, 
Bellec S, Thomas C, Clavel J. Descriptive 
epidemiology of childhood Langerhans cell 
histiocytosis in France, 2000-2004. Pediatric 
blood & cancer 2008; 51:71-5.
10. Grois N, Pötschger U, Prosch H, et al. Risk 
factors for diabetes insipidus in langerhans cell 
histiocytosis. Pediatric blood & cancer 2006; 
46:228-33.
11. Slater JM, Swarm OJ. Eosinophilic granuloma 
of bone. Medical and pediatric oncology 1980; 
8:151-64.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dan_so_hoc_vi_tri_ton_thuong_va_mo_benh_hoc_benh_mo.pdf