Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo

Hành tinh của chúng ta có diện tích 510 triệu Km2, trong đó đại dương chiếm ¾ diện tích bề

mặt trái đất, trên 90% sinh khối chính trên hành tinh chứa trong đại dương, cung cấp cho con

người 85 – 90 triệu tấn hải sản/năm. Rừng có độ phủ 1/3 diện tích đất trên hành tinh chúng ta và

giữ vai trò chính cho sự sống, là ngôi nhà đối với hầu hết sự đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế

giới, cung cấp cho con người nhiều sản phẩm quan trọng. Ngoài tài nguyên sinh vật sống, chúng

còn mang lại cho con người nhiều lợi ích khác như khoáng sản, điều hoà khí hậu, cung cấp oxy

cho sinh quyển, điều tiết quá trình chuyển hoá carbon.

Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu biết về tài nguyên sinh vật sống đối với từng cộng đồng dân

cư là rất khác nhau trong mỗi quốc gia trên thế giới. Phần lớn các quốc gia kém phát triển, nói

chung, là chưa biết sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Sao cho chúng có thể tái tạo theo

sự sắp xếp ban đầu của tự nhiên, tức là làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu cần thiết của con

người nhưng không làm chúng xấu đi. Nhằm phục vụ cuộc sống hiện tại và giữ gìn chúng cho thế

hệ mai sau.

Côn Đảo là một huyện hải đảo với 16 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 76km2. Vì vậy, có

thể nói toàn bộ phần đất liền trên các đảo đều thuộc vùng bờ, bởi vì mọi hoạt động ở đây đều ảnh

hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên và ĐDSH biển; hơn thế nữa, với diện tích không lớn nên

nguồn tài nguyên sinh vật rừng ở đây vô cùng quan trọng, có thể nói là sống còn với người dân

trên đảo trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước ngọt và chống xói mòn . Có thể nói

bảo tồn ĐDSH tại VQGCĐ chính là bảo tồn nguồn động lực để phát triển Côn Đảo trong tương

lai.

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 1

Trang 1

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 2

Trang 2

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 3

Trang 3

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 4

Trang 4

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 5

Trang 5

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 6

Trang 6

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 7

Trang 7

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 8

Trang 8

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 9

Trang 9

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 10100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo

Đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại vườn quốc gia Côn Đảo
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 42 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO 
Nguyễn Trường Giang 
Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Côn Đảo 
Email : giang@condaopark.com.vn 
Abstract 
Con Dao is listed as a highest priority conservation area in Viet Nam’s Biodiversity Action 
Plan and the National GEF Strategy. The World Bank’s 1995 publication on Global Representative 
system of Marine Protected Areas (Vol. III), also lists Con Dao as an area of highest priority for 
biodiversity conservation. There are three main marine ecosystems here as (1) Mangrove forest 
ecosystem; (2) Sea grass ecosystem with 570 ha in waters, 11 species of sea grass and they are 
important feeding habitats of Dugong dugon; and (3) Coral reef ecosystem with area some 1,000 ha 
and 342 species. Total of marine creatures were recorded near 1,500 species. Con Dao is also 
Vietnam’s most important sea turtle nesting ground, and the area is well known for dugong and 
other rare species. The terrestrial are island - tropical forestry ecosystems with more 1,077 species 
of high level flora. 80% of terrestrial of the island group is primary forest. Main solutions, which 
were based on lessons learned from working, for biodiversity use and sustainable development 
including as (1) Strengthened participatory biodiversity conservation management and their 
potential; (2) Enhancement of scientific research; (3) to use appropriate biodiversity resources and 
share benefit fairly; and (4) Community engagement in conservation, developing planning and 
sustainable resources use. 
Trên trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe dọa bởi các 
hoạt động sống của con người, nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một 
số loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do sự săn bắt quá mức, do 
sinh cảnh bị phá hủy và do sự tấn công dữ dội của các loài nhập cư cũng như các kẻ thù cạnh 
tranh khác. Các chu trình hóa học và thủy văn tự nhiên đang bị phá vỡ do việc phá rừng và mỗi 
năm hàng tỉ tấn đất bề mặt đã bị bào mòn và cuốn trôi theo các dòng nước xuống các ao hồ và đại 
dương. Đa dạng di truyền đang bị suy giảm, thậm chí ngay cả các loài được coi là phong phú về 
quần thể. 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 43 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
Hành tinh của chúng ta có diện tích 510 triệu Km2, trong đó đại dương chiếm ¾ diện tích bề 
mặt trái đất, trên 90% sinh khối chính trên hành tinh chứa trong đại dương, cung cấp cho con 
người 85 – 90 triệu tấn hải sản/năm. Rừng có độ phủ 1/3 diện tích đất trên hành tinh chúng ta và 
giữ vai trò chính cho sự sống, là ngôi nhà đối với hầu hết sự đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế 
giới, cung cấp cho con người nhiều sản phẩm quan trọng. Ngoài tài nguyên sinh vật sống, chúng 
còn mang lại cho con người nhiều lợi ích khác như khoáng sản, điều hoà khí hậu, cung cấp oxy 
cho sinh quyển, điều tiết quá trình chuyển hoá carbon. 
Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu biết về tài nguyên sinh vật sống đối với từng cộng đồng dân 
cư là rất khác nhau trong mỗi quốc gia trên thế giới. Phần lớn các quốc gia kém phát triển, nói 
chung, là chưa biết sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Sao cho chúng có thể tái tạo theo 
sự sắp xếp ban đầu của tự nhiên, tức là làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu cần thiết của con 
người nhưng không làm chúng xấu đi. Nhằm phục vụ cuộc sống hiện tại và giữ gìn chúng cho thế 
hệ mai sau. 
Côn Đảo là một huyện hải đảo với 16 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 76km2. Vì vậy, có 
thể nói toàn bộ phần đất liền trên các đảo đều thuộc vùng bờ, bởi vì mọi hoạt động ở đây đều ảnh 
hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên và ĐDSH biển; hơn thế nữa, với diện tích không lớn nên 
nguồn tài nguyên sinh vật rừng ở đây vô cùng quan trọng, có thể nói là sống còn với người dân 
trên đảo trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước ngọt và chống xói mòn. Có thể nói 
bảo tồn ĐDSH tại VQGCĐ chính là bảo tồn nguồn động lực để phát triển Côn Đảo trong tương 
lai. 
1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI CÔN ĐẢO 
1.1.1 Đa dạng sinh vật biển 
Vùng biển Côn Đảo có tên trong danh sách "các vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất" của 
ngân hàng toàn cầu về hệ thống các khu vực ưu tiên bảo vệ biển của thế giới. 
Ở Côn Đảo có ... ược. 
Thông thường vào giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế thường có một vài mâu thuẩn giữa 
phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH, nhưng mâu thuẩn này là mâu thuẩn trong một thể thống nhất. 
Khi kinh tế phát triển sẽ cung cấp nguồn lực để bảo tồn ĐDSH được tốt hơn và cũng chính sự 
ĐDSH cũng sẽ là cơ sở để tiếp tục phát triển kinh tế lâu dài. Nếu sự phát triển kinh tế làm cho sự 
ĐDSH suy giảm thì sự phát triển kinh tế đó sẽ không bền vững và cái giá phải trả cho sự suy 
giảm đó là lớn hơn rất nhiều những gì đã thu được. 
Các giải pháp chính sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH được rút ra từ thực tiễn gồm: 
(1). Tăng cường quản lý bảo tồn ĐDSH và tiềm năng của chúng. 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 47 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
(2). Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm đưa ra: 
- Cách thức sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan, phù hợp với mục tiêu của cộng đồng 
về sử dụng bền vững tài nguyên có khả năng tái tạo này. 
- Giải pháp bảo vệ tài nguyên hiệu quả. 
- Phương pháp phục hồi tài nguyên trước các tác động bất lợi của tự nhiên và con người. 
(3). Sử dụng tài nguyên hợp lý và chia sẻ nguồn lợi một cách công bằng. 
(4). Đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ và xây dựng kế 
hoạch phát triển, sử dụng nguồn tài nguyên bền vững. 
a. Tăng cường quản lý bảo tồn ĐDSH và tiềm năng của chúng 
Việc tăng cường công tác quản lý bảo tồn ĐDSH và tiềm năng ĐDSH được thực hiện thông 
qua các hoạt động chính như: 
- Xây dựng kế hoạch quản lý VQGCĐ và các quy định: kế hoạch quản lý Vườn quốc gia và 
các quy định kèm được xây dựng, phê duyệt và áp dụng. Đánh giá và xác định lại phân vùng 
chức năng cho 14.000 ha. Quy chế quản lý và bảo vệ cho từng phân vùng được soạn thảo và đưa 
vào sử dụng; 
- Xác lập, xây dựng ranh giới Vườn và phân vùng sử dụng hợp lý ĐDSH: ranh giới khu bảo 
tồn được xác định, đánh dấu bằng các cột mốc ở trên cạn; các phao báo hiệu ranh giới và phao 
neo tàu thuyền kiên cố ở dưới nước và được tất cả các bên liên quan chấp nhận; 
- Xây dựng và thực hiện chương trình tuần tra kiểm soát: chương trình thực thi bảo tồn 
ĐDSH biển và ven biển cho toàn bộ Vườn quốc gia được thiết kế và thực hiện. 100% hộ gia đình 
ký kết tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cạn và 50 hộ ngư dân ký kết quy ước bảo tồn 
biển (quy ước này do chính cộng đồng địa hương thảo luận và xây dựng nên). 
- Chương trình nâng cao nhận thức, giáo dục và tuyên truyền: xây dựng và thực hiện chiến 
lược truyền thông và chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn ĐDSH dành cho du khách tới 
vườn quốc gia; Thành lập và trang cấp trang thiết bị cơ bản cho trung tâm giáo dục du 
khách/thông tin du lịch; Tiến hành các hoạt động và phát hành các tài liệu giáo dục nhận thức 
môi trường cho công chúng cùng các hoạt động, hỗ trợ các tiện ích công cộng; Đào tạo về nâng 
cao nhận thức và giáo dục môi trường cho cán bộ; 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 48 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
- Tăng cường quản lý và điều hành VQGCĐ: phân công cán bộ khiêm nhiệm các vị trí quản 
lý điều hành các dự án lớn tại Vườn Quốc gia; Tổ chức tham quan học tập tại các khu bảo tồn 
biển, các trung tâm bảo tồn động vật hoang dã, trường đại học ở khu vực Châu Á để học tập kinh 
nghiệm quản lý và phát triển các khu bảo tồn biển. 
- Tăng cường năng lực quản lý môi trường cơ sở: đánh giá tác động tiềm ẩn về mặt môi 
trường dùng phương pháp đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch phát triển tổng thể 
địa phương và Quy hoạch phát triển du lịch Côn Đảo; Nghiên cứu thực địa và điều tra để số liệu 
hiện trạng nền/ban đầu và xác định tác động môi trường; Soạn thảo Kế hoạch phân vùng chức 
năng chi tiết; Soạn thảo kế hoạch quản lý môi trường tổng thể và chi tiết cho địa phương; Thực 
hiện đào tạo về khái niệm Quản lý tổng hợp vùng bờ - ICZM (Integrated Coastal Zone 
Management) và các đào tạo cơ bản khác cho các cán bộ liên quan; Một số vấn đề môi trường 
ngắn hạn được giảm thông qua tuyên truyền và một số hoạt động thử nghiệm; 
- Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ có 
chuyên môn cao và theo đúng chuyên môn. 
- Tranh thủ các dự án trong và ngoài nước để nâng cao năng lực nhân lực và vật lực. 
- Thực thi luật thủy sản: Đánh giá các tác động của đánh bắt thuỷ sản gần và xa bờ, các mô 
hình khai thác huỷ diệt và bất hợp pháp. Đánh giá các mô hình khai thác thuỷ gần bờ tốt, làm cơ 
sở cho việc mở rộng kiến thức/ hiểu biết về đánh cá xa bờ, vấn đề cộng đồng, vấn đề môi trường 
và xã hội; Tăng cường năng lực cho Đội Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Côn Đảo; Hỗ trợ cho các 
hoạt động phối kết hợp giữa Đội Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Vườn quốc gia, và Cơ quan quản lý 
cảng Bến Đầm; Xây dựng và thực hiện mô hình cải cách khai thác thuỷ sản (phân vùng, cưỡng 
chế và quy định mới). Cải thiện quản lý tài nguyên biển ven bờ. 
b. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học 
- Ưu tiên nghiên cứu một số loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp như: rùa biển, bò biển 
(Dugong dugon), một số loài chim di cư, rừng ngập mặn, cây lát hoa, một số loài cây rừng dược 
liệu 
- Nghiên cứu thực nghiệm như trồng phục hồi san hô (20ha), phục hồi rừng (trên 1.000ha), 
trồng rừng sinh thái (20ha) 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 49 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
- Giám sát ĐDSH biển và ven biển: điều kiện ĐDSH và việc sử dụng ĐDSH ở VQGCĐ được 
theo dõi có hiệu quả. 
- Đúc kết kinh nghiệm và biên soạn tài liệu như Cẩm nang quản lý bảo tồn biển, cẩm nang 
giám sát ĐDSH biển, các tài liệu về tuyên truyền giáo dục 
c. Sử dụng tài nguyên hợp lý và chia sẻ công bằng 
 Thông qua việc phát triển Du lịch Bền vững tại quần đảo Côn Đảo để hỗ trợ bảo tồn ĐDSH 
- Chiến lược du lịch bền vững tại Côn Đảo: đánh giá các phương án chiến lược phát triển du 
lịch và phân tích năng lực hấp thụ môi trường của du lịch ở Côn Đảo; Nâng cao nhận thức về các 
cơ hội du lịch bền vững và ý nghĩa tác động; Xây dựng Định hướng Chiến lược Du lịch Bền vững 
cho Côn Đảo và một Quy hoạch Tổng thể Du lịch Sinh Thái cho VQGCĐ, đảm bảo có sự tham 
gia rộng rãi; Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiết để thực hiện Định hướng Chiến lược Du 
lịch Bền vững; 
- Hướng dẫn phát triển du lịch tại Côn Đảo: soạn thảo các quy định về phát triển du lịch bền 
vững ở Côn Đảo (bao gồm du lịch sinh thái và lịch sử, văn hoá), sử dụng phương pháp có sự 
tham gia rộng rãi; 
- Xây dựng chiến lược du lịch sinh thái tại Côn Đảo 
d. Sự tham gia trực tiếp của cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ và xây dựng kế hoạch phát 
triển, sử dụng nguồn tài nguyên bền vững 
- Cộng đồng tham gia bảo tồn 
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH. 
Đã thành lập tổ quần chúng bảo vệ rừng, tổ quần chúng bảo vệ biển, `100% cộng đồng tham gia 
ký cam kết tham gia bảo vệ tài nguyên rừng và hơn 50 hộ ngư dân tham gia ký kết quy ước bảo 
tồn ĐDSH biển. 
+ Xây dựng Quy ước bảo tồn tài nguyên biển tại VQGCĐ 
+ Sự tham gia của cộng đồng trong việc lập quy hoạch KBTB và quản lý nguồn lợi thủy 
sản 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 50 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
Hình 1: bản đồ quy hoạch phân vùng bảo tồn biển Vườn Quốc gia Côn Đảo có sự tham gia 
của cộng đồng 
+ Phát triển các cơ hội tạo thu nhập thay thế để bù lại cho việc bị hạn chế khai thác tài nguyên 
(mô hình trồng rong sụn, Dịch vụ vận chuyển khách di lịch cho du lịch biển, chuyển đổi tàu khai 
thác hải sản ven bờ thành tàu vận chuyển khách du lịch, tham gia trồng phục hồi san hô, nuôi ong 
nội địa lấy mật) 
- Phân vùng và kế hoạch quản lý điều hành có dự tham gia của cộng đồng 
+ Phân vùng khu bảo tồn biển: Kế hoạch phân vùng biển VQGCĐ áp dụng những nhóm loại 
tiêu chuẩn (như các tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chí chung về tính tiêu biểu, khả năng chóng 
phục hồi và sử dụng bền vững) để vạch ra việc phân vùng chức năng khu bảo tồn biển, nhằm 
giảm thiểu các mối đe dọa đối với ĐDSH biển và đảm bảo quản lý có hiệu quả khu bảo tồn biển. 
Công tác phân vùng khu bảo tồn biển tạo cơ sở cho các chiến lược bảo vệ ĐDSH, bảo tồn hoặc 
tăng cường các nguồn lợi hải sản, phát triển du lịch bền vững và chỉ đạo đầy đủ các vai trò chức 
năng và các quy định liên quan đến các phân vùng của khu bảo tồn biển 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 51 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
+ Kế hoạch quản lý điều hành: kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở các tham vấn từ các 
nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách với sự thảo luận và đồng thuận của hầu hết cộng 
đồng địa phương 
- Thành lập quỹ phát triển và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên VQGCĐ vào đầu năm 2010, kể 
cả các quy định về việc quản lý quỹ; sử dụng quỹ ; xây dựng cơ cấu thu phí phù hợp cho các đối 
tượng sử dụng và mục đích sử dụng là hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án bảo tồn ĐDSH trong 
VQGCĐ và cho vay vốn đối với các đề án khả thi, giảm áp lực trong việc sử dụng tài nguyên 
ĐDSH cho cộng đồng địa phương; và phương pháp thông báo cho du khách về các lựa chọn khác 
nhau cho đóng góp của họ. Số tiền ban đầu là 49.500 đô la mỹ. 
4. MỘT SỐ DỰ ÁN BẢO TỒN THÀNH CÔNG Ở CÔN ĐẢO 
Để thực hiện tốt các giải pháp sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH tại VQGCĐ, ngoài các 
nguồn lực của đơn vị và địa phương chúng tôi đã tranh thủ sự hợp tác với các đơn vị, các tổ chức 
trong nước như các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học và các tổ chức 
quốc tế, tổ chức phi chính phủ có mặt tại Việt Nam hay các trường đại học nước ngoài nhằm tăng 
cường nguồn lực (nhân lực, vật lực và đào tạo nhân lực) cho việc phát triển bền vững ĐDSH, 
thông qua các dự án bảo tồn đã thực hiện thành công tại Côn Đảo gồm: 
(1) Dự án bảo tồn rùa biển Côn Đảo 
+ Mục tiêu: Giảm thiểu các bất lợi từ tự nhiên và con người đến quần thể rùa biển làm tổ tại 
Côn Đảo; Nghiên cứu đặc tính sinh học của chúng; Nghiên cứu và thực hiện các mô hình bảo tồn 
rùa biển Việt Nam; và tham gia vào mạng lưới bảo tồn rùa biển ASEAN. 
+ Đơn vị hợp tác và thực hiện: DANIDA (thông qua WWF), WWF, IUCN và VQGCĐ. 
+ Thời gian thực hiện: thực hiện hàng năm từ 1994 – 2008. 
+ Ngân sách: khoảng 10.000 đô la Mỹ/năm 
(2) Dự án tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc sử dụng bền vững tài nguyên 
thiên nhiên và môi trường Côn Đảo 
(3) Dự án DALINDA 
+ Mục đích: khảo sát mức độ thiệt hại và tài nguyên sinh vật biển ở Côn Đảo sau bão Linda; 
hỗ trợ VQGCĐ trong việc quản lý bảo tồn, phục hồi tài nguyên biển . 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 52 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
+ Đơn vị hợp tác và thực hiện: Đại Sứ Quán Hoàng Gia Đan Mạch, WWF, Viện Hải Dương 
Học Nha Trang, Trường Đại Học Hồng Kông và VQGCĐ. 
+ Thời gian thực hiên: 1/1998 – 8/2000 
+ Ngân sách: > 113.000 đô la Mỹ. 
(4) Dự án trồng rừng sinh thái tại Sở Rẫy 
+ Mục tiêu: khôi phục lại nguồn gene thực vật rừng quý hiếm đã bị thiệt hại sau cơn bão đồng 
thời tạo nguồn cây có quả cung cấp thức ăn cho hệ động vật hoang dã.. 
+ Đơn vị hợp tác và thực hiện: Dầu nhót BP và VQGCĐ. 
+ Thời gian thực hiện: 4/2002 – 4/2004. 
+ Ngân sách: 42.000 đô la Mỹ 
(5) Dự án theo dõi đường di cư của rùa biển Việt Nam 
+ Mục tiêu: theo dõi đường di cư và vùng tìm thức ăn của rùa Xanh (Chelonia mydas) Côn 
Đảo sau mùa sinh sản. 
+ Đơn vị hợp tác và thực hiện: (1) Chương trình phối hợp thực hiện giữa tổ chức Sáng kiến 
châu Á Thái Bình Dương và VQGCĐ; (2) WWF, VQGCĐ, IUCN Việt Nam, Bộ Thủy sản và 
Quỹ Nghiên cứu biển Malaysia. 
+ Thời gian thực hiện: 2006 – 6/2008. 
+ Ngân sách: ước tính khoảng > 32.000 đô la Mỹ. 
(6) Dự án bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH biển và ven biển tại Côn Đảo 
+ Mục tiêu: tăng cường năng lực địa phương về công tác bảo tồn ĐDSH biển và ven biển, qua 
đó góp phần bảo tồn ĐDSH biển và ven biển có tầm quan trọng toàn cầu. 
+ Đơn vị hợp tác và thực hiện: DANIDA, GEF, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, WWF, 
IUCN và VQGCĐ. 
+ Thời gian thực hiện: 6/2006 – 6/2009. 
+ Ngân sách: 1.823.300 đô la Mỹ 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 53 
Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  
Sự thành công trong việc sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH tại VQGCĐ là tập hợp từ sự 
nổ lực của đơn vị, của chính quyền địa phương, sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác trong 
bảo tồn, phục hồi ĐDSH từ các đơn vị, các tổ chức trong và ngoài nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andrew G. J., 2009. Báo cáo kết thúc dự án bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học 
biển và ven biển Côn Đảo (2006 – 2009) (tài liệu chưa được in ấn, tại phòng Khoa học, Vườn 
quốc gia Côn Đảo). 
2. Lăng Văn Kẻng, 1997. Báo cáo điều tra tổng hợp sinh thái và tài nguyên sinh vật biển tại 
Vườn quốc gia Côn Đảo (tài liệu chưa được in ấn, tại phòng Khoa học, Vườn quốc gia Côn Đảo). 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_sinh_hoc_va_phat_trien_ben_vung_tai_vuon_quoc_gia_co.pdf