Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019

Objectives: To describe epidemiological characteristics, methods of care, the level of

physical development of children under 6 months of age to come to the Nutrition Clinic,

Vietnam National Children’s Hospital in 2019.

Subject: Mothers and children <6 months old visited the National Children’s Hospital

for the first time from January 2019 to December 2019. Research methodology: crosssectional description.

Results and conclusions: 18.7% of infants were exclusively breastfed for the first 6

months, 45.6% of infants were given early solids. 48.6% of children use formula milk

because mothers did not have enough milk, 30.6% because mothers had to go to work

early. 98.9% of mothers and grandmothers prepare baby food, however 58.3% did not

follow the proper methods. 52.9% of babies were breastfed <1 hour after delivery, 41.0%

of mothers knew how to breastfeed properly.

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 1

Trang 1

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 2

Trang 2

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 3

Trang 3

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 4

Trang 4

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 5

Trang 5

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 37860
Bạn đang xem tài liệu "Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019

Current situation of nutritional care in children under 6 months of age at the Viet Nam national children’s hospital in 2019
 Vietnam National Children’s Hospital , Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
8 
Research Paper 
Current Situation of Nutritional Care in Children 
Under 6 Months of Age at the Vietnam National Children’s 
Hospital in 2019 
Nguyen Van Nhien1,*, Luu Thi My Thuc2, Le Thi Ha2, Phan Thi Nga2 
1
Vinh Phuc Obsetric and Pediatric Hospital, 349 Me Linh, Khai Quang, Vinh Yen, Vinh Phuc, Vietnam 
2
Vietnam National Children's Hospital, 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 26 March 2020 
Revised 02 April 2020; Accepted 20 April 2020 
Abstract 
Objectives: To describe epidemiological characteristics, methods of care, the level of 
physical development of children under 6 months of age to come to the Nutrition Clinic, 
Vietnam National Children’s Hospital in 2019. 
Subject: Mothers and children <6 months old visited the National Children’s Hospital 
for the first time from January 2019 to December 2019. Research methodology: cross-
sectional description. 
Results and conclusions: 18.7% of infants were exclusively breastfed for the first 6 
months, 45.6% of infants were given early solids. 48.6% of children use formula milk 
because mothers did not have enough milk, 30.6% because mothers had to go to work 
early. 98.9% of mothers and grandmothers prepare baby food, however 58.3% did not 
follow the proper methods. 52.9% of babies were breastfed <1 hour after delivery, 41.0% 
of mothers knew how to breastfeed properly. 
Keywords: Nutritional care, children under 6 months. 
*
_______ 
*
 Corresponding author. 
 E-mail address: nvn@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/ jprp.v4i2.217 
N.V. Nhien et al. / Vietnam National Children’s Hospital, Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
9 
Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi 
tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019 
Nguyễn Văn Nhiên1,*, Lưu Thị Mỹ Thục2, Lê Thị Hà2, Phan Thị Nga2 
1
 nh vi n n Nhi V nh h , 34 inh, hai uan , V nh n, V nh h , Vi t Nam 
2
B nh vi n Nhi Trung ương, 18/879 La Thành, Đ n Đa, Hà Nội, Vi t Nam 
Nhận ngày 26 tháng 3 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 02 tháng 4 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2020 
Tóm tắt 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể 
chất của trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung 
ương năm 2019. 
Đối tượng: Bà mẹ và trẻ <6 tháng tuổi đến khám lần đầu tại Bệnh viện Nhi Trung 
ương từ tháng 1/2019 đến 12/2019. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. 
Kết quả và kết luận: 18,7% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, 
45,6% trẻ ăn dặm sớm. 48,6% trẻ sử dụng sữa công thức là do mẹ không đủ sữa, 30,6% do 
mẹ phải đi làm sớm. 98,9% mẹ và bà là người chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, tuy nhiên 
58,3% chế biến chưa đúng phương pháp. 52,9% trẻ được bú <1 giờ sau đẻ, 41,0% bà mẹ 
biết cho bú đúng cách. 
Từ khóa: Chăm sóc dinh dưỡng, trẻ dưới 6 tháng. 
1. Đặt vấn đề* 
Dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với 
cuộc sống của mỗi người đặc biệt là trẻ em. 
Với trẻ nhỏ, sữa mẹ là một phần không thể 
thiếu, nhất là 6 tháng đầu sau sinh [1],[2]. 
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được 
những giá trị mà sữa mẹ mang lại cũng như 
biết cho ăn ăn đúng cách. Với sự phát triển 
kinh tế xã hội hiện nay, các bà mẹ thường 
phải đi làm từ sớm hay chương trình quảng 
cáo về các loại sữa thay thế khiến cho trẻ 
không được bú mẹ hoàn toàn. Từ đó ảnh 
hưởng không nhỏ tới tình trạng dinh dưỡng 
của trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn nhằm phục vụ 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa hỉ email: nvn@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/ jprp.v4i2.217 
công tác chẩn đoán và điều trị dinh dưỡng, 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục 
tiêu: “Mô tả đặc điểm dịch tễ học, phương 
pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể chất 
của trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại 
phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi 
Trung ương năm 2019”. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đ i tượn , địa điểm và thời ian 
n hi n ứu 
Bà mẹ và trẻ <6 tháng tuổi đến khám lần 
đầu tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 
1/2019 đến 12/2019. 
2.2. hươn pháp n hi n ứu 
N.V. Nhien et al. / Vietnam National Children’s Hospital, Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
10 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 
Tính theo công thức cỡ mẫu ước lượng 
một tỷ lệ: 
Cỡ mẫu nhóm trẻ cần khảo sát: n là cỡ 
mẫu tối thiểu cần điều tra, α là ý nghĩa 
thống kê, ở mức α = 0,05 giá trị Z tương 
ứng là 1,96. p = 0,5 để đạt cỡ mẫu lớn nhất. 
d là sai số mong đợi, lấy d = 0,05. Thay vào 
công thức tính được n = 384 trẻ. 
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện đến 
khi đủ số mẫu cần nghiên cứu. 
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 
Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ qua phiếu 
điều tra và khám lâm sàng trẻ 
2.2.5. Xử lý số liệu 
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần 
mềm thống kê SPSS 20.0. 
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
Thông qua nghiên cứu 384 trẻ, chúng tôi 
thu được kết quả như sau: 
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của 
đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm 
Số lượng 
(n=384) 
Tỷ lệ % 
Con đầu lòng 241 62,8 
Đẻ thường 233 60,7 
Đủ tháng 356 92,7 
Đủ cân 348 90,6 
Trẻ nam 204 53,1 
Trẻ nữ 180 46,9 
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy trên 60% trẻ 
là con đầu lòng và được đẻ thường; trên 
90% trẻ đủ cân đủ tháng. Trẻ có giới tính 
nam nhiều hơn so với nữ (53,1% so với 
46,8%). Kết quả này phù hợp với nhiều 
nghiên cứu trong nước khác của Trần Thị 
Hoài Phương [1], Nguyễn Thị Lâm [2] và 
Trần Thị Thanh Tâm [3]. 
Bảng 3.2. Lý do đến khám của 
đối tượng nghiên cứu 
Lý do đến khám 
Số lượng 
(n=384) 
Tỷ lệ % 
Nôn trớ 28 7,3 
Vặn mình khó ngủ 21 5,5 
Biếng ăn 122 31,8 
Chậm lên cân 102 26,6 
Bệnh lý cấp tính 116 30,2 
Các trẻ được đưa đi khám vì nhiều lý 
do, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là biếng 
ăn với 31,8%, thấp hơn là bệnh lý cấp tính 
30,2%, chậm lên cân 26,6%. Trần Thị Hoài 
Phương nghiên cứu tại bệnh viện nhi đồng 2 
và Dewey trong nghiên cứu về tác dụng của 
sữa mẹ trên trẻ sơ sinh [4] cũng cho tỷ lệ 
tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi 
[1]. Có thể thấy, đây là những lý do phổ 
biến ở trẻ nói chung, không phụ thuộc 
vùng miền. 
Bảng 3.3. Phương pháp nuôi dưỡng trẻ 
Phương pháp nuôi 
dưỡng 
Số lượng 
(n=384) 
Tỷ lệ % 
Sữa mẹ 72 18,7 
Sữa công thức 53 13,8 
Sữa mẹ + Sữa công 
thức 
84 
21,9 
Sữa + Ăn dặm 175 45,6 
Tỷ lệ bà mẹ cho con ăn sữa mẹ trong 6 
tháng đầu tương đối thấp với 18,7%. Kết 
N.V. Nhien et al. / Vietnam National Children’s Hospital, Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
11 
quả này trong nghiên cứu của chúng tôi cao 
hơn so với Trần Thị Hoài Phương (17,9%) 
và kết quả của UNICEF (17,0%). Chúng tôi 
cho rằng do sự khác biệt về khoảng thời 
gian nghiên cứu cũng như địa dư. Hiện nay, 
với sự giúp đỡ của truyền thông, các bà mẹ 
đã biết nhiều hơn về lợi ích của sữa mẹ. 
Tỷ lệ ăn dặm sớm tương đối cao với 
45,6%, sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức 
là 21,9%. Việc cho trẻ ăn những nguồn thức 
ăn ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu là không 
được khuyến cáo. Tuy nhiên, có nhiều lý do 
dẫn đến điều đó, có thể do các bà mẹ không 
đủ sữa hoặc do phải đi làm sớm, không đủ 
khả năng để duy trì liên tục sữa mẹ cho con. 
Bảng 3.4. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ 
Đặc điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Thời 
điểm 
dùng 
Sau đẻ <1 
giờ 
203 52,9 
Sau đẻ ≥1 
giờ 
181 
47,1 
Phương 
thức cho 
bú 
Bú cạn 1 
bên 
196 
41,0 
Bú đều 2 
bên 
125 
32,6 
Bú không 
hết 1 bên 
63 
16,4 
Kết quả bảng 3.4 cho thấy có 52,9% bà 
mẹ cho con bú <1 giờ sau đẻ. Tỷ lệ này cao 
hơn so với 9 năm trước đây là 46,0% [1]. 
Chúng tôi cho rằng đây là kết quả của 
truyền thông tốt về lợi ích của sữa non. Có 
41,0% bà mẹ biết nên cho bú cạn 1 bên, tuy 
nhiên vẫn còn 32,6% bà mẹ cho bú đều 2 
bên và 16,4% bú không hết. Bú không đúng 
cách có thể để lại nhiều tác hại không tốt 
cho bà mẹ. Đây là một vấn đề mà truyền 
thông y tế cần quan tâm hơn nữa. 
Bảng 3.5. Thực trạng nuôi con 
bằng sữa công thức 
Đặc điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Thời 
điểm 
dùng 
Trẻ <1 
tháng 
48 66,7 
Trẻ 1 - <4 
tháng 
22 
30,5 
Trẻ 4 - <6 
tháng 
2 
2,8 
Lý do 
nuôi 
Mẹ không 
đủ sữa 
35 
48,6 
Mẹ phải đi 
làm sớm 
22 
30,6 
Khác 13 18,0 
Ý kiến gia 
đình 
2 
2,8 
Bảng 3.5 cho thấy trong số các trẻ ăn 
sữa công thức, 2/3 số trẻ được cho ăn từ <1 
tháng, một phần lý do ở đây là do bà mẹ 
không đủ sữa (48,6%) và phải đi làm sớm 
(30,6%). So sánh với nghiên cứu của Trần 
Thị Hoài Phương, kết quả của chúng tôi cho 
ra tỷ lệ khác biệt. Trần Thị Hoài Phương 
ghi nhận tỷ lệ ăn sữa công thức trong tháng 
đầu tiên là 72,0%, bà mẹ không đủ sữa là 
44,0% và bà mẹ đi làm sớm là 19,0% [1]. 
Bảng 3.6. Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 
Đặc điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Thời 
điểm 
dùng 
Trẻ 3 - <4 
tháng 
118 67,4 
Trẻ 4 - <6 
tháng 
57 
32,6 
Người 
chế biến 
Mẹ 157 89,7 
Bà 16 9,2 
Khác 2 1,1 
Phương 
pháp chế 
biến 
Đúng cách 73 41,7 
Không 
đúng 
102 
58,3 
N.V. Nhien et al. / Vietnam National Children’s Hospital, Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
12 
Trong số các trẻ được ăn dặm thì 67,4% 
ăn trong khoảng 3-4 tháng tuổi. 32,6% ăn 
trong khoảng 4-6 tháng tuổi, những trẻ này 
chưa tuân thủ theo khuyến cáo ăn dặm từ 
trên 6 tháng hiện nay. Có thể lý giải bởi ảnh 
hưởng của yếu tố thiếu sữa của mẹ và việc 
các bà mẹ phải đi làm sớm do đó không có 
điều kiện cho ăn ăn theo hướng dẫn.Thực 
ăn cho trẻ đa phần do mẹ và bà chế biến tuy 
nhiên có tới 58,3% chế biến không đúng 
cách, không đủ 4 nhóm thực phẩm, tỷ lệ các 
chất chưa cân đối hoặc mua thức ăn chế 
biến sẵn. 
4. Kết luận 
18,7% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa 
mẹ trong 6 tháng đầu, 45,6% trẻ ăn dặm sớm. 
48,6% trẻ sử dụng sữa công thức là do mẹ 
không đủ sữa, 30,6% do mẹ phải đi làm sớm. 
98,9% mẹ và bà là người chế biến đồ ăn dặm 
cho trẻ, tuy nhiên 58,3% chế biến chưa đúng 
phương pháp. 52,9% trẻ được bú <1 giờ sau 
đẻ, 41,0% bà mẹ biết cho bú đúng cách. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Tran Thi Hoai Phuong, Nguyen Thi Kim 
Hoang, Nguyen Thi Kieu Thu et al. Survey 
the situation of nutrition care in children 
under 6 months old to visit the nutrition clinic 
at the Children's Hospital No. 2, 2008-2009. 
Journal of Nutrition and Food 2010; 6 (1): 
60-65. (In Vietnamese) 
[2] Nguyen Thi Lam (2006). Situation of care 
and nurturing children under 2 years old. 
Survey data of Nutrition Institute. 
(in Vietnamese) 
[3] Tran Thi Thanh Tam. Breastfeeding 
Nurturing. Lecture Pediatrics, Hanoi Medical 
Publishing House 2004: 94-110. 
(in Vietnamese) 
[4] Dewey K.G. Nutrion, growth and 
complementary feeding of the breastfed 
infant. Pediatr Clin North Am 2001; 48: 
87-104. 
[5] Dewey K.G., Heinig M.J., Nommsen L.A et 
al. Growth of breast-fed and fomula-fed 
infants from 0-18 months: the darling study. 
Pediatrics 1992; 89:1035-1041. 
[6] Garza C., Butte N.B., Goldman A.S. Human 
milk and Infant formula. Textbook of 
Pediatric Nutrion. 2
nd
 ed, 2004:33-42. 
[7] Britton H. Mother-Infrant interaction 
relationship to early infant nutrion and 
feeding. Textbook of Pediatric Nutrion. 2
nd
ed. 2004:43-48. 
N.V. Nhien et al. / Vietnam National Children’s Hospital, Vol. 4, No. 2 (2020) 8-13 
13 
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU 
Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi 
tại bệnh viện Nhi Trung ương 
 ã s phiếu: ................ 
1. Họ và tên bệnh nhi: .................................................................................................................. 
2. Mã bệnh án: ............................................................................................................................. 
3. Giới tính:  Nam  Nữ 
4. Tuổi: ........... tháng tuổi. 
5. Con đầu lòng: Đúng Sai 
6. Đẻ thường: Đúng Sai 
7. Đẻ đủ tháng: Đúng Sai 
8. Đẻ đủ cân: Đúng Sai 
9. Lý do đến khám: 
Nôn trớ Vặn mình khó ngủ Biếng ăn Chậm lên cân Bệnh cấp tính 
10. Phương pháp nuôi: 
Sữa mẹ Sữa công thức Sữa mẹ + công thức Sữa + ăn dặm 
11. Thời điểm bú sữa mẹ: 1 giờ sau đẻ 
12. Phương thức cho bú: Bú cạn 1 bên Bú đều 2 bên Bú không hết 
13. Thời điểm cho ăn sữa công thức: <1 tháng 1-4 tháng 4-6 tháng 
14. Lý do ăn sữa công thức: 
 Mẹ không đủ sữa Mẹ phải đi làm sớm Khác .................................... 
15. Thời điểm ăn dặm:  3-4 tháng 4-6 tháng >6 tháng 
 Hà Nội, n ày ..... thán ..... năm 20..... 
Người thu thập số liệu 
 ( ý và hi rõ họ t n) 

File đính kèm:

  • pdfcurrent_situation_of_nutritional_care_in_children_under_6_mo.pdf