Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi

The paper focuses on the current situation of domestic solid waste

management in the area of Canh Nau commune, Thach That district,

Hanoi city. Research methods are information collection, actual survey

methods, statistical methods and information processing. The article

surveyed 359 households out of a total of 3,303 households. The

average daily daily-life solid waste generation is 0.51 - 0.65 kg/

person/day and the average amount of solid waste in the whole

commune is 7.5 tons/day, however, domestic solid waste. In the

commune, there are only 2 collection times a week and the gathering

point is only about 500 m2, the amount of waste is regularly stagnant in

the street. The form of collection and treatment of daily-life solid waste

in the commune is outdated, there is no incinerator, only burning open

waste, people's awareness, handling is limited, causing environmental

pollution. The study also makes recommendations to improve the

efficiency of local domestic solid waste management and reduce

environmental pollution.

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 1

Trang 1

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 2

Trang 2

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 3

Trang 3

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 4

Trang 4

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 5

Trang 5

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 6

Trang 6

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11760
Bạn đang xem tài liệu "Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi

Current assessment and recommending solutions to improve efficiency management of solid waste in Canh Nau commune, Thach That district, Ha Noi
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 25 Email: jst@tnu.edu.vn 
CURRENT ASSESSMENT AND RECOMMENDING SOLUTIONS TO 
IMPROVE EFFICIENCY MANAGEMENT OF SOLID WASTE IN CANH NAU 
COMMUNE, THACH THAT DISTRICT, HANOI 
Nguyen Thu Huong
*
, Tran Thi Ngoc Ha, Nguyen Truong Son 
TNU – University of Sciences 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 02/02/2021 The paper focuses on the current situation of domestic solid waste 
management in the area of Canh Nau commune, Thach That district, 
Hanoi city. Research methods are information collection, actual survey 
methods, statistical methods and information processing. The article 
surveyed 359 households out of a total of 3,303 households. The 
average daily daily-life solid waste generation is 0.51 - 0.65 kg/ 
person/day and the average amount of solid waste in the whole 
commune is 7.5 tons/day, however, domestic solid waste. In the 
commune, there are only 2 collection times a week and the gathering 
point is only about 500 m
2
, the amount of waste is regularly stagnant in 
the street. The form of collection and treatment of daily-life solid waste 
in the commune is outdated, there is no incinerator, only burning open 
waste, people's awareness, handling is limited, causing environmental 
pollution. The study also makes recommendations to improve the 
efficiency of local domestic solid waste management and reduce 
environmental pollution. 
Revised: 23/02/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Solid waste 
Management 
Pollution 
Canh Nau 
Collecting 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ CANH NẬU, 
HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI 
Nguyễn Thu Hường*, Trần Thị Ngọc Hà, Nguyễn Trường Sơn 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 02/02/2021 Bài báo tập trung nghiên cứu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh 
hoạt trên địa bàn xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 
Phương pháp nghiên cứu là thu thập thông tin, phương pháp điều tra 
khảo sát thực tế, phương pháp thống kê và xử lý thông tin. Bài báo đã 
khảo sát 359 hộ dân trên tổng số 3.503 hộ. Với lượng phát sinh chất 
thải rắn sinh hoạt hàng ngày trung bình là 0,51 – 0,65 kg/ người/ ngày 
và lượng rác thải trung bình của của toàn xã là 7,5 tấn/ ngày tuy nhiên 
chất thải rắn sinh hoạt trong xã 1 tuần chỉ có 2 lần thu gom và điểm tập 
kết rác diện tích chỉ đạt khoảng 500 m2, lượng rác thường xuyên ùn ứ 
ra đường. Hình thức thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã còn 
lạc hậu, chưa có lò đốt rác, chỉ đốt rác lộ thiên, ý thức người dân, xử lý 
còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cũng đưa ra những 
đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 
tại địa phương, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
Ngày hoàn thiện: 23/02/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Chất thải rắn 
Quản lý 
Ô nhiễm 
Canh Nậu 
Thu gom 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3976 
*
 Corresponding author. Email: huong.nt@tnus.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 26 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh tại khu vực nông thôn có khối lượng ngày càng 
tăng, từ 18.200 tấn/ngày trong năm 2011 lên 28.394 tấn/ngày trong năm 2019 [1]. Khối 
lượng CTRSH phát sinh của khu vực nông thôn chiếm khoảng 45% tổng lượng CTRSH của 
cả nước. Trong số đó có đến 44% CTRSH ở nông thôn chưa được thu gom và xử lý chưa 
đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông 
thôn [1]. 
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề quản lý CTRSH tại một số khu vực nông thôn 
như huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình [2]; huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình [3]; xã Minh Nghĩa, 
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa [4], địa bàn tỉnh Bắc Ninh [5]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu 
nào thực hiện tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội về vấn đề CTRSH để đưa ra 
giải pháp gắn với thực tế đặc trưng làng nghề thủ công mỹ nghệ riêng của địa phương. 
 Xã Canh Nậu nằm ở Đông Nam huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía Tây 
giáp xã Hương Ngải [6], là một xã thuộc thành phố Hà Nội, với tổng diện tích tự nhiên là 50.482 
ha. Trong những năm gần gây, kinh tế của xã ngày càng đi lên nhờ sự phát triển của làng nghề 
thủ công mỹ nghệ (70,4% lao động có thu nhập từ thủ công mỹ nghệ). Nhưng cùng với sự phát 
triển kinh tế, phát triển làng nghề, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên thì lượng CTRSH 
càng ngày càng tăng lên. 
Năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND, ngày 
3/6/2013 về việc quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội 
[7]. Theo đó, rác thải sinh hoạt được phân loại và thu gom để đưa đến nơi xử lý. Tuy nhiên vấn 
đề này thực hiện còn chưa được triệt để. Thực tiễn ở một số địa phương cũng cho thấy người 
dân chủ động thu gom rác thải của hộ gia đình, xử lý bằng hình thức chôn ... trong sinh hoạt 
thường ngày của con người [9]. 
Tác động nói chung của CTRSH đến môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan. Do đặc 
tính về kích thước (thô) và bao gồm cả các thành phần khó phân hủy theo thời gian (bền vững 
trong môi trường tự nhiên) như nhựa, cao su, vải, tác động dễ nhận biết nhất của CTRSH là 
ảnh hưởng đến cảnh quan. Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây 
mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực công cộng. 
Ngoài ra, các vụ việc xung đột xã hội có nguyên nhân từ CTRSH vẫn thường xuyên diễn ra, 
chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải, chôn lấp CTRSH, điển hình là những vụ 
việc gần đây tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi dân phản đối do vấn đề ô nhiễm tại các 
cơ sở xử lý CTRSH vẫn diễn ra trong nhiều năm qua. 
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Canh Nậu 
3.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu 
Dân số xã Canh Nậu năm 2019 là 15.033 người, với mật độ dân số là 2968,2 người/km2, với 
tổng diện tích là 50.482 ha. Xã bao gồm 6 thôn là thôn 1, thôn 2a, thôn 2b, thôn 3, thôn 4a, thôn 
4b [8]. CTRSH trên địa bàn xã Canh Nậu phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một số 
nguồn phát sinh chính được liệt kê trong bảng 1. 
Bảng 1. Các nguồn phát sinh CTRSH 
TT Các nguồn phát sinh CTRSH Tỉ lệ (%) 
1 Tiểu thủ công nghiệp 18,31 
2 Nông nghiệp 7,80 
3 Cơ quan hành chính 9,40 
4 Chợ 5,90 
5 Khu công cộng 2,13 
6 Khu dân cư 54,70 
7 Trạm y tế 1,76 
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 
Qua kết quả ở bảng 1 có thể thấy rằng, CTRSH tại xã Canh Nậu có nguồn phát sinh từ khu 
tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, cơ quan hành chính, chợ, khu công cộng, khu dân cư, trạm y 
tế. Trong đó tỉ lệ CTRSH từ khu dân cư chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là CTRSH từ khu tiểu thủ 
công nghiệp. Tỉ lệ CTRSH phát thải ra ít nhất là tại trạm y tế và tiếp đến là khối cơ quan hành 
chính và các khu vực công cộng. 
54,7% CTRSH phát ra từ khu dân cư, con số này cao gần gấp bốn CTRSH phát sinh ra từ khu 
tiểu thủ công nghiệp và cơ quan hành chính chiếm tỉ lệ lần lượt là 18,31% và 9,4%. Mặc dù tại xã 
Canh Nậu, có đến 70,4% lao động có thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp [8], ngành nghề chính là 
đồ gỗ mỹ nghệ nhưng CTRSH từ tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là giấy ráp, lưỡi cưa, vỏ lon sơn 
vecni. Ngoài ra còn có các mẩu gỗ thừa hay mùn cưa nhưng đã được người dân thu gom về đun 
nấu. Khối cơ quan hành chính, chủ yếu là khối công sở ủy ban nhân dân xã, trường học thải ra 
lượng CTRSH là 9,4%: Nguồn thải có thành phần chủ yếu là giấy, bìa carton, nilon, vỏ chai 
nhựa, vỏ lon và một lượng lớn chất hữu cơ có khả năng phân hủy như thực phẩm. 
CTRSH có nguồn gốc từ nông nghiệp chiếm tỉ lệ 7,8% trong đó chủ yếu là bao bì thuốc bảo 
vệ thực vật, tấm lưới bảo vệ lúa, túi nilon bọc hoa quả, rễ cây. Tiếp đến là CTRSH từ chợ chiếm 
5,9%, chất thải rắn từ chợ chiếm một lượng lớn, thành phần chủ yếu là các loại chất hữu cơ rau 
củ quả thừa, thức ăn cũ hỏng, túi nilon, hộp xốp. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 28 Email: jst@tnu.edu.vn 
Khu công cộng như nhà văn hóa thôn, CTRSH chiếm 2,31% chủ yếu là xốp, bìa carton. Đó là 
khu vực sân rộng làm chỗ đá bóng cho trẻ con và người lớn, nơi tập trung hàng quán uống nước 
của thanh niên. Nguồn chất thải này có thành phần khá đa dạng như chai lọ nhựa, cành cây, xác 
động thực vật, túi nilon. Và tỷ lệ thấp hơn về lượng CTRSH là 1,76% tại trạm y tế xã, chủ yếu là 
chất thải của cán bộ trong trạm y tế và bệnh nhân đến thăm khám. Lượng CTRSH trong trạm y tế 
được tách riêng với chất thải nguy hại trong bệnh viện còn rác thải từ đồ ăn được bỏ vào thùng 
đựng rác thải sinh hoạt trong trạm y tế. 
Bảng 2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 
Khối lượng rác thải 
(kg/ người/ ngày) 
Số phiếu Tỷ lệ (%) 
0,2 - 0,3 7 1,95 
0,3 - 0,4 15 4,18 
0,4 - 0,5 26 7,24 
0,5 - 0,6 98 27,30 
0,6 – 0,7 173 48,20 
> 0,7 40 11,13 
Tổng 359 100 
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 
Theo kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy, trên địa bàn toàn xã, trung bình mỗi người mỗi ngày 
thải ra môi trường khoảng 0,51-0,65 kg CTRSH. Trong đó có gần một nửa số hộ (48,2%) trung 
bình thải mỗi ngày từ 0,6-0,7 kg rác thải, tỉ lệ số hộ thải ra lượng rác thải cao hơn trung bình này, 
chiếm tỉ lệ cao nhất. Như vậy, với tổng số dân là 15.033 người thì tổng khối lượng CTRSH phát 
sinh trên địa bàn xã Canh Nậu khoảng 7,5 tấn CTRSH/ ngày. Ngoài ra còn một lượng lớn CTR 
phát sinh từ các khu chợ, khu công cộng, khu hành chính, trường học. Theo số liệu thống kê của 
UBND xã thì lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn đó chiếm khoảng 2,1 tấn/ ngày [1]. 
Hình 1. Thành phần CTRSH phát sinh tại xã Canh Nậu 
Từ kết quả ở hình 1 có thể thấy, CTRSH là chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, vỏ hoa 
quả...) chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 58,4% trong tổng số CTRSH. Tiếp đến là CTR vô cơ (cát, sỏi, vải 
sợi, đồ da,...) và CTR tái chế tái sử dụng (giấy, kim loại, nhựa) chiếm tỉ lệ lần lượt là 24,3% và 
17,1%. Chất thải nguy hại tuy chiếm tỉ lệ thấp nhất nhưng mà rất cần được quan tâm nhiều, đó là 
vỏ thuốc bảo vệ thực vật hiện vẫn chưa được thu gom hết và người dân vẫn vứt bừa bãi vỏ thuốc 
bảo vệ thực vật ngoài đồng. 
58.4% 
17.1% 
24.3% 
0.2% 
Chất hữu cơ 
Có thể tái chế, tái sử dụng 
Vô cơ 
Chất thải Nguy hại 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 29 Email: jst@tnu.edu.vn 
3.2.2. Hiện trạng phân loại và quản lý CTRSH tại nguồn 
Mặc dù thành phố Hà Nội đã triển khai chương trình phân loại tại nguồn nhưng theo kết quả 
điều tra thực tế tại 359 hộ về sự hiểu biết và cần thiết phải phân loại CTRSH thì có 13% người 
dân cho rằng cần phân loại và mục đích phân loại của họ là để tận dụng, tái sử dụng ngay trong 
gia đình với những CTRSH có thể tiếp tục sử dụng như giấy, báo, chai thủy tinh, chai lọ nhựa. 
Hơn 87% người dân cho rằng không cần phải phân loại vì phân loại mất thời gian hơn nữa khi 
phân loại xong, người đi thu gom chỉ cho chung vào một xe to nên việc phân loại gần như không 
có tác dụng. Nên phần lớn người dân không phân loại rác tại nguồn. 
3.2.3. Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH tại xã Canh Nậu 
Hiện trạng thu gom 
Trên địa bàn xã có 6 thôn nhưng hiện nay chỉ 1 địa điểm tập kết CTRSH tại Tây Ninh với diện 
tích 500 m
2
. UBND xã có ký kết thu gom vệ sinh môi trường với công ty TNHHDV Môi trường 
Thành Công để thu gom rác cho nhân dân nhưng việc thu gom và vận chuyển rác của công ty từ 
bãi tập kết đi xử lý là 2 lần/tuần với tổng lượng rác chuyển đi xử lý theo quy định chỉ là 3.500 
tấn. Có thể thấy rằng tỉ lệ rác thải được thu gom so với tổng số rác thải người dân thải ra hàng 
ngày vẫn còn thấp. 
Hình 2. Quy trình thu gom, xử lý CTRSH tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất 
Hình 2 thể hiện quy trình thu gom CTRSH tại xã Canh Nậu. CTRSH ở những nơi là trục 
đường to, sẽ có xe của công ty đến thu gom, các hộ gia đình cho rác vào túi nilon hoặc bao dứa to 
để trước cửa nhà. Còn những hộ gia đình ở trong ngõ nhỏ, xe của công ty không vào được, người 
dân sẽ phải tập kết rác ra đầu ngõ để xe thu gom rác đến lấy trở đi. Một số gia đình nếu tiện 
đường đi qua khu vực tập kết rác hoặc có quá nhiều rác sau 2, 3 ngày thì có thể tự chở ra tới nơi 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 30 Email: jst@tnu.edu.vn 
tập kết. Với CTR ở chợ, có 2 hình thức thu gom rác chính tùy vào đặc điểm chợ lớn hay chợ nhỏ. 
Với khu vực chợ nhỏ ở Điếm Bàng, những người bán hàng ở chợ sau mỗi buổi sẽ tự thu gom và 
chở rác đến nơi tập kết CTRSH tại cống Tây Ninh. Còn khu vực chợ lớn hơn ở thôn 2, những 
người bán hàng sẽ nộp tiền cho 1 người, người này có nhiệm vụ quét dọn chợ sau mỗi buổi và 
chở CTR tới cống Tây Ninh để đổ rác. 
Đối với CTR nông nghiệp, qua điều tra khảo sát cho thấy, rơm rạ sau khi thu hoạch được 
người dân đốt để vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho vụ tiếp theo, đồng thời lượng tro sau khi đốt 
được sử dụng để làm phân bón cho ruộng. Kết quả điều tra cho thấy 93,12% các hộ gia đình có 
ruộng làm nông nghiệp đều có xu hướng giữ nguyên thói quen đốt rơm rạ này mặc dù họ biết 
rằng đốt như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí có hại nhưng nếu mang rơm rạ về sẽ 
không có chỗ cất, đem về gia đình không làm gì mà có thể gây cháy nên bà con đốt ngay tại 
ruộng để làm phân bón sinh học cho vụ tiếp theo. Ngoài ra những chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ 
thực vật không được thu gom và vứt trực tiếp ở đồng ruộng, dưới mương, bờ đê cũng làm ô 
nhiễm môi trường nước, đất. 
Công tác vận chuyển CTRSH 
Qua kết quả khảo sát, 100% người dân cho rằng xe thu gom CTR sẽ đến thu gom 2 ngày/ tuần 
vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, họ thường đi thu rác vào buổi chiều thời gian từ 15h đến 17h30. 
Qua quan sát, trao đổi trực tiếp với cán bộ trong xã cho thấy việc thu gom rác mỗi buổi như vậy 
có 1 công nhân vừa lái xe vừa thu rác. Người dân được thông báo về lịch cố định thời gian thu 
rác nên người dân mang rác tới điểm tập kết, sau đó sẽ có công nhân mang rác đi. Tuy nhiên, một 
số gia đình vì một số lý do riêng đã đưa rác đến nơi tập kết chậm giờ, xe rác đã đi qua, người dân 
vẫn để rác tại đó, làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. 
Về phương tiện thu gom: e thu gom được sử dụng là loại xe cải tiến to được gắn vào xe máy, 
không có nắp che đậy nên có mùi hôi thối, ngoài ra nước rỉ rác cũng chảy ra dọc đường tạo nên 
mùi rất khó chịu và đường xá bị bẩn, có ruồi nhặng. 
Về phí thu gom rác thải: Người dân phải đóng số tiền là 7.000 đồng/ người/ tháng, với số tiền 
phải đóng này, những hộ gia đình ở mặt đường có xe thu gom rác đi qua để thu gom rác trực tiếp 
thì cho rằng đó là số tiền hợp lý. Còn những hộ gia đình phải tự mang rác ra đầu ngõ hoặc tự 
mang rác tới điểm tập kết thì cho rằng số tiền đó chưa phù hợp, cần giảm đi một chút. 
Khi đi thu gom, rác sẽ được tập kết tại điểm tập kết rác tại cống Tây Ninh của Xã. Tại đây, 
vẫn tồn tại hình thức đốt rác lộ thiên điều này làm gây ô nhiễm môi trường không khí xung 
quanh, môi trường đất, nước của Xã. Nguyên nhân của việc đốt rác trực tiếp tại nơi tập kết rác là 
do 1 tháng có 3-4 đợt xe tải chở rác đi xử lý nên lượng tác ứ đọng tại đó khá nhiều. Có những 
khoảng thời gian rác được tập kết tại đó quá lâu ngày mà chưa được chở đi, dẫn đến tình trạng 
quá tải bãi chứa CTRSH, CTRSH còn bị đổ tràn ra đường, ảnh hưởng đến người dân đi qua lại 
khu vực này, ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sống xung quanh. Ngày nay khi lượng chất 
thải phát sinh ngày càng lớn, diện tích các bãi rác chưa được mở rộng nên thường xuyên vẫn xảy 
ra tình trạng bãi rác quá tải, gây bức xúc cho người dân.. 
 Sau khi rác đã được đốt lộ thiên tại bãi tập kết thì lượng rác sẽ chỉ còn khoảng 1/3 so với ban 
đầu. Số lượng rác còn lại này sẽ được chở tới Khu xử lý chất thải rắn uân Sơn, thị xã Sơn Tây 
để xử lý theo quy định. 
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Canh 
Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 
3.3.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 
Ở các thôn nên đầu tư, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, phân loại CTR sinh hoạt tại 
nguồn thành 2 loại là vô cơ và hữu cơ. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 25 - 31 
 31 Email: jst@tnu.edu.vn 
 Thành lập các chi hội phụ nữ tự quản thi đua, nhắc nhở các thành viên trong chi hội giữ gìn 
làng xóm trong lành, không bỏ rác ra ngoài đường quá sớm, nên căn chuẩn giờ xe chở CTR đi 
qua thì bỏ rác. 
3.3.2. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH 
Cần tăng cường thêm số lượng công nhân thu gom rác để có thể đi vào thu gom trực tiếp tại 
các ngõ nhỏ. Đồng thời đầu tư các loại xe chuyên dụng, có nắp thùng chứa để giảm ô nhiễm ra 
môi trường xung quanh. 
3.3.3. Giải pháp về quy hoạch 
Nên mở rộng thêm một vài bãi tập kết rác để tiện cho việc tập kết rác cũng như giảm thiểu rác 
tràn ra đường nhựa, mất mỹ quan. 
3.3.4. Giải pháp về xử lý CTRSH 
Cần sử dụng các hình thức tổng hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự 
phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. 
Hiện tại ã chưa có lò đốt rác hợp tiêu chuẩn, trước mắt có thể đầu tư lò đốt rác với công suất 
lò đốt khí tự nhiên Nfi-05 để đốt rác thải, bớt ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải hữu cơ có 
thể sử dụng công nghệ chế biến phân hữu cơ, đốt và kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh. 
4. Kết luận 
CTRSH của xã Canh Nậu chủ yếu là chất thải từ các khu dân cư, lượng rác thải phát sinh từ 
khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,7%. Tỷ lệ số hộ trung bình thải từ 0,6-0,7 kg/ người/ ngày 
là 48,2%, đây là con số chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng cao hơn mức thải trung bình bình quân của 
xã chỉ là 0,599 kg/ người/ ngày. CTR từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp như gỗ, mùn cưa đã được 
người dân thu gom là củi đốt bếp. CTR trong đó chủ yếu là chất hữu cơ chiếm 58,6%. Lượng rác 
thải của xã thải ra môi trường nhiều tuy nhiên một tuần chỉ có 2 lượt đi thu gom rác/ tuần. Dẫn 
tới tình trạng một số hộ dân khi rác trong nhà có quá nhiều, họ phải tự đem rác tới nơi tập kết. 
Mặc dù bãi chứa rác của cả xã nhưng diện tích nhỏ chỉ khoảng 500 m2, rác thường xuyên bị ngập 
ra đường, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Ministry of Natural Resources and Environment, National environmental status report, 2019. 
[2] O. T. T. Pham, “Assessment on management of domestic solid wastes and solutions in Dong Hung 
district, Thai Binh,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 6, pp. 528-535, 2020. 
[3] H. V. Tran, T. H. Hoang, and H. C. Vo, “Household solid waste generation and management in Tien Hai 
district, Thai Binh province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no 8, pp. 91- 97, 2020. 
[4] H. T. Tran, and T. T. Dau, “Assessment of current status and proposal of solutions for improving solid 
wastes management at Minh Nghia village, Nong Cong town, Thanh Hoa province,” VNU Journal of 
Science Earth and Environmental Sciences, vol. 32, no. 1S, pp. 173-178, 2016. 
[5] T. N. T. Nguyen, “Evaluating current status and proposing solutions for domestic solid wastes 
management in BacNinh province”, TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 6, pp. 
355-361, 2020.
[6] People's Committee of Canh Nau Commune, Report of implementing socio-economic development 
tasks in 2019; Orientations and objectives of the 2020 economic goal, 2020. 
[7] Hanoi People's Committee, Decision 16/2013, Regulation on common solid management in Hanoi 
city, 2013. 
[8] H. T. Nguyen, T. N. H. Tran, T. B. H. Nguyen, and T. B. Lien Nguyen, “Current situation of air 
environment by the production process of fine art furniture village in Canh Nau commune, Thach That 
district, Ha Noi,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 07/3, pp. 491-497, 2020. 
[9] Vietnam Government, Decree on waste and scrap management, No 38/2015 dated 24/4/2015. 

File đính kèm:

  • pdfcurrent_assessment_and_recommending_solutions_to_improve_eff.pdf