Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững
Công nghệ phân hủy hóa cơ (MCD- Mechano-Chemical Destruction) sử dụng máy nghiền bi có
vận tốc cao để phân hủy các chất hữu cơ bền vững đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
và được đưa thử nghiệm với diện rộng ở một số nước như New Zealand, Mỹ, Nhật. Công nghệ
MCD đưa đến sự phân huỷ hoá cơ hiệu quả cao với tất cả các độc chất hữu cơ bền vững ở trong
đất-bùn như dioxin, DDT và các dẫn xuất, dieldrin, aldrin, lindane, polychrorinates biphenyls
(PCBs) và phencyclidine (PCP), tất cả các hydrocarbon dầu mỏ (TPH). Hiện nay, công nghệ này
đang được phát triển và thị trường hóa với các lò phản ứng có công suất khử độc 15 tấn đất- bùn
/giờ theo quá trình liên tục với nhiệt độ thấp, quá trình xử lý kín, không tạo ra các chất ô nhiễm
thứ cấp. Do cấu trúc gọn đặt trong các container nên việc vận chuyển lắp đặt và bảo dưỡng rất
thuận lợi. Hiệu xuất khử độc được kiểm soát qua việc biến đổi thời gian lưu kết hợp với lò phản
ứng phụ cho các dự án lớn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 5 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM CÔNG NGHỆ MCD XỬ LÝ ĐẤT NHIỄM CHẤT ĐỘC HỮU CƠ BỀN VỮNG Bùi Xuân An Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh E-mail: Buixuanan08@gmail.com Tóm lược Công nghệ phân hủy hóa cơ (MCD- Mechano-Chemical Destruction) sử dụng máy nghiền bi có vận tốc cao để phân hủy các chất hữu cơ bền vững đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và được đưa thử nghiệm với diện rộng ở một số nước như New Zealand, Mỹ, Nhật. Công nghệ MCD đưa đến sự phân huỷ hoá cơ hiệu quả cao với tất cả các độc chất hữu cơ bền vững ở trong đất-bùn như dioxin, DDT và các dẫn xuất, dieldrin, aldrin, lindane, polychrorinates biphenyls (PCBs) và phencyclidine (PCP), tất cả các hydrocarbon dầu mỏ (TPH). Hiện nay, công nghệ này đang được phát triển và thị trường hóa với các lò phản ứng có công suất khử độc 15 tấn đất- bùn /giờ theo quá trình liên tục với nhiệt độ thấp, quá trình xử lý kín, không tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp. Do cấu trúc gọn đặt trong các container nên việc vận chuyển lắp đặt và bảo dưỡng rất thuận lợi. Hiệu xuất khử độc được kiểm soát qua việc biến đổi thời gian lưu kết hợp với lò phản ứng phụ cho các dự án lớn. Đặt vấn đề Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, đang phải đối mặt với tình trang ô nhiễm môi trường trầm trọng do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ra. Trong các chất gây ô nhiễm thì các chất hữu cơ bền vững là thành phân gây nhiều trở ngại nhất cho các nhà sản xuất, các nhà công nghệ xử lý môi trường. Các hợp chất này đa số là bắt nguồn từ việc sản xuất, sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, như thuốc diệt cỏ dại, thuốc kiểm soát sâu bệnh. Đồng thời, các hợp chất có nguồn gốc dầu mỏ cũng là một thành phần khá bền vững trong môi trường. Thông thường, để xử lý các chất độc nguy hại có nguồn gốc hữu cơ người ta dùng biện phát hỏa thiêu, sử dụng các lò đốt nhiệt để phân hủy các hợp chất trên. Các lò nhiệt cần đốt với chế độ nhiệt thích hợp thì mới không tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp. Với đất bị ô nhiễm chất độc hữu cơ bền vững thì người ta cũng tập trung vào việc sử dụng các biện pháp gia nhiệt. Tuy nhiên, các biện pháp này còn một số kiếm khuyết cần được sửa chữa như nâng cao hiệu xuất và giảm chi phí xử lý. Gần đây, một số nhà nghiên cứu đang phát triển công nghệ xử lý đất/bùn ô nhiễm hợp chất hữu cơ bền vững dựa trên quy trình phân hủy hóa cơ (MCD- Mechano-Chemical Destruction) sử dụng máy nghiền bi có vận tốc cao mà không cần đốt. Công nghệ này bước đầu cho thấy có một số ưu điểm có thể phát triển trên diện rộng đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường cho các khu vực bị ô nhiễm. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 6 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM Nội dung trình bày trong hội thảo này dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi công ty EDL, Đại học Công Nghệ Auckland (AUT). Các thí nghiệm thực tiễn tại các vùng ở New Zealand, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cho thấy sự phân hủy diễn ra ở mọi mẫu đất [1, 9]. Quá trình phân hủy Cơ-Hóa MCD là gì? Trong hàng trăm năm nay, các nhà hóa học và kỹ sư đã nhận thấy quá trình nghiền trộn cơ học thể làm thay đổi các hợp chất về mặt hóa học. Ví dụ như một vài chất nổ dễ phản ứng khi có một vài chuyển động nhỏ. Các kỹ sư mỏ vốn thường xuyên phải nghiền nát khóang chất trong các máy xay công suất lớn có lẽ đã quan sát được những thay đổi này. Vì không gây ra những phản ứng triệt tiêu đối với sự chiết xuất khóang chất nên hiện tượng này thường bị bỏ qua [2]. Thọat nhìn thì quá trình này sẽ không hiệu quả. Làm thế nào mà chỉ thông qua quá trình nghiền trộn một mẫu đất có thể phân hủy các hợp chất gây ô nhiễm? Bởi nền tảng của quá trình này là sự phá vỡ liên kết của các chất rắn, nó họat động tốt nhất (nghĩa là nhanh nhất) khi đất (matrix) có nhiều các khóang chất rắn dễ vỡ. Ở các lọai đất thật, các lọai khoáng chất đó là hỗn hợp của các dạng silicates (silicat) như khoáng fenspat, thạch anh và các lọai tương tự. Khi một tinh thể bể, các liên kết hóa học sẽ bị đứt theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, liên kết Si-O sẽ gãy theo cách phân hủy dị loại để tạo ra các ion, hoặc theo cách phân hủy đồng loại để tạo ra gốc tự do. Cả hai quá trình khiến cho bề mặt bể nhiều điện tích hoặc các điện tử tự do. Trong phòng thí nghiệm, thạch anh dạng ... n hơn với các mẫu matrix bị ô nhiễm mới. Các hợp chất Halogenated Do nhiều chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) là các chất nền nên đã có nhiều nghiên cứu thử cho vào máy nghiền các hợp chất trên cũng như các hợp chất mẫu tương đương. Kết quả cho thấy chúng dễ dàng bị phân hủy. Nói chung, halogen bị phân hủy từ sớm và nó không tái xuất hiện trong quá trình. Các thể điện tử âm như các gốc Clo đón các điện tử và thoát khỏi quá trình như những chloride (clorua). Quá trình này đặc biệt quan trọng. Thí nghiệm với các hỗn hợp của monobromo- và monochloroaromatics đã cho thấy hầu hết sự hình thành các hợp chất dihalo (ví dụ như hợp chất bromochlor). Có thể chính là các halogen nhanh chóng chọn một điện tử trong quá trình tách vỡ hay ngay lập tức sau đó. Phát hiện này rất đáng kể đối với các chất POPs gốc halogen bị nghiền. Các chất trung gian có nguy cơ độc hại có thể hình thành về lý thuyết khi nghiền một vài chất nào đó, đặc biệt nếu gốc halogen cũng tham gia (ví dụ như khi nghiền các bậc cao của PCBs). Các dấu vết của chất dioxin được tìm thấy như các sản phẩm từ quá trình oxy hóa PCB nhưng vì quá trình hủy halogen quá mạnh nên các chất dioxin tự phân hủy rất nhanh. Tác động của oxygen Sự hiện diện của oxygen có ảnh hưởng rất ít đến quá trình phân hủy. Về cơ bản, oxygen kết chặt lên bề mặt khóang chất, trong quá trình hình thành hoặc tái hình thành các liên kết Si-O. Vì thế oxygen làm chậm tốc độ phản ứng bằng việc tranh các điện tử (di-radical được biết đến như là O3 sẵn sàng phản ứng với các gốc để tạo nên một gốc mới). Quá trình chuyển gốc có thể phá hủy hay tách các thể nhỏ từ các phân tử khác. Phản ứng thứ cấp của oxygen với một vài phân tử dẫn đến việc hình thành các chất trung gian gốc oxygen. Các peroxyt được hình thành sẽ tách vỡ thành các thể gốc oxygen như hợp chất carbonyl hay ether (ête), sau đó chúng lại tiếp tục bị tách vỡ bởi các phản ứng nghiền tiếp theo. Một dẫn chứng về việc nghiền chất anthrancene được trình bày dưới đây: Các thí nghiệm trên các phân tử gốc oxygen bị nghiền và các nghiên cứu tương tự cho thấy dù có làm chậm lại phản ứng và tạo ra các chất trung gian tuổi thọ ngắn, không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào từ sự hiện diện của oxygen. Bất kỳ chất peroxide gốc Si và gốc peroxide nào được hình thành cũng tái phản ứng với chính nó. Ảnh hưởng của nước Ảnh hưởng của nước rất đa dạng. Trong quá trình nghiền, nước phản ứng với các gốc bề mặt và các gốc hữu cơ, gốc hydrogen hay các ion, và gốc hydroxyl hay các ion. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 12 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM Những quá trình này được cho là rất năng động và trong khi chúng tranh nhau các điện tử, chúng hình thành nên các thể phản ứng cao như gốc hydroxyl vốn sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ tương tư như các quá trình không điện tử cơ bản. Các thí nghiệm với deuterium oxide cho thấy deuterium cân bằng ở cùng tốc độ với quá trình phân hủy sơ cấp, rằng các sự chuyển dịch hydrogen trong những môi trường ít ẩm ướt diễn ra nhanh và rộng. Các kiểm chứng cho thấy sự phận hủy diễn ra nhanh nhất trong môi trường khô ráo. Tuy nhiên, các độ ẩm khác nhau được kiểm sóat cũng chỉ ảnh hưởng rất ít đến tốc độ phân hủy. Các thí nghiệm chỉ ra rằng sự phân hủy có thể xảy ra trong môi trường cực kỳ ẩm ướt (các dạng hồ vữa, bùn) và thu được một tốc độ phân hủy vừa phải. Các quá trình phân hủy cũng diễn ra tương tự như trong môi trường khô ráo nhưng trong thực tiễn với các mẫu ướt khó ứng dụng sự phân hủy MCDTM với quy mô sản xuất. Các hợp chất thơm Một vài thí nghiệm trên các chất trung gian được thực hiện với naphthalene, chất đặc trưng cho PAHs (polynuclear aromatic hydrocarbons). Nó có tính ổn định nhiệt, có thể đo bằng phương pháp so màu và tất cả các mảnh vỡ có thể dễ dàng xác định. Kết quả được tóm tắt dưới đây: CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH4 H2 C CO2 CH3 CH3 CH2 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH2 Primary Intermediates final Products Sơ đồ 2: Các dẫn xuất trung gian khi phân huỷ Naphthalene Anthracene cho thấy rất rõ sự bổ sung hydrogen cũng như chất trung gian có gốc oxygen. Các sự bổ sung có thể nhìn thấy hầu hết ở các dấu benzene đôi [11. 12]. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 13 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM Hợp chất thơm Halogen DDT Nghiên cứu mở rộng đã được thực hiện với việc nghiền DDT, chất rất dễ bị phân hủy bởi quá trình MCDTM. Nỗ lực đáng kể dành cho việc xác định các quá trình phản ứng nhằm cải thiện hiệu suất phân hủy và bảo đảm rằng không có bất kỳ chất trung gian độc hại nào còn tồn tại. Một quá trình đề xuất cho chất DDT như sau: Sơ đồ 3: Biến đổi của DDT trong quá trình MCD Số phận cuối cùng của các phân tử nhỏ hơn là sự phân hủy đối với carbon, chlorides, methane, một vài dấu vết của các hydrocarbon nhỏ, carbon monoxide và carbon dioxide. Trong khi công trình đáng kể được xúc tiến là nghiền các mẫu matrix tổng hợp có trong tự nhiên bị ô nhiễm bởi chất DDT và các chất cùng lọai, vài hiệu ứng hóa học thú vị hơn đã xuất hiện từ việc nghiền các phân tử nhỏ ít phức tạp hơn. Một vài thí nghiệm cơ bản để quan sát sự tái cấu trúc và/hoặc tái quá trình halogen hóa của chloro- và bromoaromatics đã cho những kết quả không ngờ. Nó được dự đoán là một hỗn hợp 1:1 giữa chlorobenzene và bromobenzene để cho ra những hỗn hợp của bromochlorobenzene, nhưng sản phẩm tìm thấy lại tương tự như những clorobenzene, bên cạnh dấu tích của 4-bromobiphenyl. Khi bromonaphthalene và chloronaphthalene được nghiền chung với nhau, naphthalene và binaphthalene là các sản phẩm chính cùng với một vài chất khác. Trong trường hợp này, đã quan sát được có quá trình di chuyển halogen nhưng với lượng không đáng kể. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 14 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM Hai hợp chất perchlorinated là chất pentachlorophenol (PCP) và hexachlorobenzene (C6Cl6, khác với HCB-hexachlorocyclohexane) đã được tìm thấy như các chất có tính kháng phân hủy hơn (giảm khỏang ½ tốc độ phân hủy) so với các chất hữu cơ clo hoá. Chất PCP sẽ được đề cập chi tiết hơn ở dưới đây. Hexachlorobenzene cần được nghiên cứu sâu hơn với một môi trường cực kỳ khô ráo và không có oxygene. Vì thế, nó sẽ có thể hình thành chỉ các sản phẩm là chất carbon và chloride. Bởi khả năng phản ứng của các gốc hydrogen, quá trình này vẫn chưa được quan sát. Các phenol cho ra đời các gốc với tính chất của các chất trung gian. Chính phenol tự nó hình thành rất nhiều các sản phẩm gốc alkylated (ankyl hóa). Quá trình alkylation (ankyl hóa) này tương thích với các gốc thơm và benzylic. Chất pentachlorophenol được xem là chất kháng phân hủy nhất từ trước đến nay. Đầu tiên, nó vượt qua quá trình phân hủy sàng lọc của gốc chlorine ở vị trí 4, sau đó là các quá trình lọai bỏ ngẫu nhiên của các chlorine liên tiếp. Quá trình này,cùng với phản ứng hexachlorobenzene, phải tham gia vào việc gia tăng các phân tử hydrogen từ mẫu matrix để hình thành một vài chất trung gian quan sát được. Các ête thơm Các chất này cho thấy các quá trình tách vỡ đã làm đứt các vòng thơm và liên kết C-O. Thông thường thì các chất trung gian đã thay thế các chất thơm, phenols và aldehydes (anđehit). Hiện tại các quá trình này đang được nghiên cứu thêm. Các sản phẩm phân tách diphenyl ether cho ra đời hàng lọat chất trung gian khác nhau. Vì thế mà chất diphenyl ether hoàn tòan bị phân hủy. Lưu ý đối với các chất dioxin Bởi các chất dioxin như TCDD là sản phẩm của quá trình oxy hóa của PCBs, và cũng là sản phẩm của thuốc trừ cỏ như 2,4-D và 2,4,5-T, chúng đã được nghiên cứu đặc biệt trong số các mẫu thử đối với công nghệ nghiền MCDTM. Sự hình thành các chất dioxin đòi hỏi sự có mặt của oxygen và/hoặc nước. Cơ chế cho sự hình thành dioxin và furan từ oxygen không khí thực chất là sự bổ sung liên tục của O3. Như đã đề cập ở quá trình nghiền chất anthracene, đây chỉ là một hiện tượng thông thường. Lưu ý rằng sự hình thành dioxin và furan cấu thành một phần rất nhỏ trong quá trình phân hủy các chất PCB. Trong tất cả nghiên cứu với các mẫu matrix có chất dioxin và furan, quá trình nghiền bình thường đã giảm thiểu chúng tới mức độ hợp lý. Liên kết vô cơ Ngay từ đầu, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy đối với các hợp chất hữu cơ gốc halogenated thì một phân tích về tổng chloride bằng phương pháp thủy tách mẫu matrix đã nghiền là chưa đủ. Chloride có thể phân tách được chỉ khỏang 30% theo lý thuyết. Điều này dẫn đến hàng lọat những thí nghiệm với các hợp chất chloro hữu cơ và chloride vô cơ (NaCl) và không có vật chất hữu cơ bổ sung. Kết quả cho thấy khỏang 40-50% của chất chloride bị gắn kết vào mẫu matrix. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 15 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM Không có bằng chứng về sự hình thành các chloride vô cơ hay hữu cơ dễ bay hơi (thật chất với mẫu NaCl được nghiền trong thạch anh khô thì khó mà hình dung được sản phẩm thu được). Các nghiên cứu XRF trên các hỗn hợp đựơc nghiền cho thấy một hiện tượng tương tự. Kẽm, đồng, magnesium, oxit chì, sodium hydroxide (xút) được nghiền cùng trong thạch anh cũng cho thấy sự gắn kết tương tự khi các vật chất nghiền được phân tích. Các nghiên cứu về kích thước các mảnh khoáng đã cho thấy quá trình nghiền trước tiên liên quan đến sự tách vỡ. Tuy nhiên, khi kích thước các mảnh khóang xuống khỏang 100-1000 nm, quá trình kết tụ - tách vỡ động học bắt đầu. Tại điểm cân bằng, vật liệu kim lọai bị gắn kết và được giải phóng cục bộ từ các khối liên kết. Dựa trên kết quả động lực học cho các chất hữu cơ và một nghiên cứu khác cho thấy các hỗn hợp DDT đã được nghiền có thể tiêu thụ chất DDT đến 16 giờ sau khi quá trình nghiền đã kết thúc, chúng tôi tin rằng một quá trình tương tự giúp bẫy cục bộ và ổn định các gốc. Tóm tắt 1. Quá trình phân hủy Cơ-Hóa (MCDTM) dựa trên sự tách vỡ các khóang chất trong một máy nghiền bi năng lượng cao. Các bề mặt khóang bị vỡ có các điện tử không ghép cặp (các gốc) phản ứng với các phân tử chất trung gian để phân hủy chúng. 2. Trong khi các phản ứng Cơ-Hóa khó quan sát và quá trình phân hủy thực sự rất phức tạp, khả năng ứng dụng của chúng đối với việc phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường lại vô cùng đơn giản. 3. Tốc độ phản ứng gần bằng chu kỳ bán rã chất nền. 4. Tùy vào các điều kiện, các chất hữu cơ sẽ phân hủy ra carbon, methane, carbon dioxide, carbon monoxide, hydrogen và nước. Chất chứa halogen sẽ phân hủy thành các chất hữu cơ và halides. 5. Đối với các chất nền thạch anh, quá trình nghiền còn có thể kết nối các nguyên tố vào trong chất nền được nghiền. Phát triển công nghệ Một số công ty đã hình thành với mục đích phát triển công nghệ này trên quy mô công nghiệp. Các công ty này đang hoạt động với nhiều dự án ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, New Zealand đồng thời mở rộng sang các nước đang phát triển. Điển hình như: 1. Environmental Decontamination Ltd (EDL) Mr. Bryan Black PO Box 58-609 Greenmount Auckland New Zealand Email: bryan@manco.co.nz Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 __________________________________________________________________________________________ Công nghệ MCD xử lý đất nhiễm chất độc hữu cơ bền vững 16 Bùi Xuân An – Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Nông Lâm TPHCM 2. Tribochem Mr. Volker Birke Georgstrasse 14 D-31515 Wunstdorf Germany Email: birke@tribochem.com Kết luận Công nghệ phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững có một số ưu điểm so với các công nghệ trước đây. Nó đang được nghiên cứu và phát triển trên quy mô công nghiệp ở một số nước. Cần có một số nghiên cứu ứng dụng ở các nước đang phát triển như Việt Nam Tài liệu tham khảo 1. Bellingham Tristan 2007. The mechanochemical remediation of persistent organic pollutants and other organic compounds in contaminated soils, PhD thesis. AUT, New Zealand 2. CMPS&F - Environment Australia, Appropriate Technologies for the Treatment of Scheduled Wastes, Review Report Number 4 - November 1997 3. Easton J, 2001, 3052 Final Report: Treatment Trials for Organochlorine Contaminated Soil. 4. Hall A., et al., 1996, Mechanochemical reactions of DDT with calcium oxide, Environmental Science and Engineering, 30(12), pp. 3401-7. 5. Hart R, 2000, Mechanochemistry of chlorinated aromatic compounds , PhD Thesis, Department of Chemistry, University of Western Australia, Perth 6. HCB Environmental Impact Statement, Alternative Technologies Assessment Section 4, URS Australia, Pty Ltd, 17 July 2001 7. Heineke G, 1984, Tribochemistry, Berlin, Carl Hanser Publishing. 8. (December 2002) 9. Robertson J 2008, Mecano-Chemical Destruction - an Introduction. Seminar on “EDL - MCD Technology for Soil Remediation” at the New Zealand Embassy in Hanoi 18 Nov. 2008 10. Rowlands, et al., 1994, Destruction of toxic materials, Nature, 367(6460), p. 223. 11. Volker Birke 2001. Economic and ecologically favourable destruction of polyhalogenated pollutants using the DCMR* - technology, Volker Birke, Tribochem, Forum Book, 6th International HCH And Pesticides Forum, 20-22 March 2021, Poznan, Poland. 12. Volker Birke 2002. Reductive Dehalogenation of Recalcitrant Polyhalogenated Pollutants Using Ball Milling, Volker Birke, University of Applied Sciences North-East Lower Saxony, Suderburg, Germany, The Third Conference on “Remediation of Polychlorinated and Recalcitrant Compounds”, Monterey, May 20-24th 2002
File đính kèm:
- cong_nghe_mcd_xu_ly_dat_nhiem_chat_doc_huu_co_ben_vung.pdf