Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ( M N 4.0) đang diễn ra trên toàn

cầu, trong đó một thành tố quan trọng là “Internet kết nối vạn vật”2 (Internet of Things

- IoT) đang dần có sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực. Đối với

ngành giáo dục nói chung, đào tạo mỹ thuật ứng dụng nói riêng, xu hướng thời đại này

đem lại cơ hội nhiều hơn là thách thức. Những người làm việc trong lĩnh vực đào tạo

mỹ thuật ứng dụng trước hết phải có phương thức cải cách giáo dục, phương thức tư

duy của thời đại “Internet of Things”, tiếp theo đó là n m được công cụ mạng internet,

đào tạo cho sinh viên có khả năng d ng mạng internet để sáng tạo trong học tập, nghiên

cứu c ng như trong ứng dụng thiết kế.

Từ khóa: internet kết nối vạn vật, đào tạo, mỹ thuật ứng dụng, cơ hội, thách thức

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 1

Trang 1

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 2

Trang 2

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 3

Trang 3

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 4

Trang 4

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 5

Trang 5

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 6

Trang 6

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 7

Trang 7

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 8

Trang 8

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9740
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Cơ hội và thách thức của thời đại “Internet kết nối vạn vật” đối với lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THỜI ĐẠI “INTERNET KẾT NỐI 
 VẠN VẬT” ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐÀO TẠO MỸ THUẬT 
 ỨNG DỤNG 
 TS. Đoàn Dũng Sỹ1 
 Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ( M N 4.0) đang diễn ra trên toàn 
cầu, trong đó một thành tố quan trọng là “Internet kết nối vạn vật”2 (Internet of Things 
- IoT) đang dần có sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực. Đối với 
ngành giáo dục nói chung, đào tạo mỹ thuật ứng dụng nói riêng, xu hướng thời đại này 
đem lại cơ hội nhiều hơn là thách thức. Những người làm việc trong lĩnh vực đào tạo 
mỹ thuật ứng dụng trước hết phải có phương thức cải cách giáo dục, phương thức tư 
duy của thời đại “Internet of Things”, tiếp theo đó là n m được công cụ mạng internet, 
đào tạo cho sinh viên có khả năng d ng mạng internet để sáng tạo trong học tập, nghiên 
cứu c ng như trong ứng dụng thiết kế. 
 Từ khóa: internet kết nối vạn vật, đào tạo, mỹ thuật ứng dụng, cơ hội, thách thức 
 1. Khái niệm 
 Mỹ thuật ứng dụng là khái niệm rộng dựa trên nền tảng là Thiết kế đồ họa như: 
Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Mỹ thuật đa phương tiện,... 
Trong đó, các sản phẩm quảng cáo, truyền thông, giải trí kỹ thuật số còn được làm bằng 
những phần mềm chuyên biệt khác (dựng phim, làm kỹ xảo, thiết kế web tương tác, xử 
lý âm thanh, thiết kế games, diễn họa nội thất, làm hoạt hình 3D,) thể hiện qua các 
định dạng như: đồ họa động, video, âm thanh, text, hoạt hình, có thể là tích hợp hai hay 
nhiều định dạng này với nhau, có tính tương tác cao, để phát và truyền tải đến người 
dùng qua các kênh như internet, truyền hình, hiển thị trên các thiết bị đầu cuối như: ti vi, 
máy tính, thiết bị cầm tay, smartphone, màn chiếu,... 
 Đào tạo mỹ thuật ứng dụng là đào tạo bồi dưỡng khả năng sáng tạo trong thiết kế 
của sinh viên mỹ thuật. Đào tạo mỹ thuật ứng dụng hiện đại lấy hiện thực về nội hàm 
nghệ thuật, nội hàm khoa học, nội hàm văn hóa của hoạt động thiết kế trong sản xuất 
1 Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
2 Internet vạn vật hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối 
internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện 
vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác 
được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối 
mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. 
22 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
công nghiệp hiện đại và sản xuất mỹ thuật công nghệ truyền thống làm chủ đạo, hoặc có 
thể nói là lấy việc bồi dưỡng khả năng sáng tạo của con người làm chủ đạo. Mục đích 
đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong các trường đại học, cao đẳng là bồi dưỡng những con 
người có năng lực sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, với cảm tính và 
lý tính phát triển hài hòa. Đào tạo mỹ thuật ứng dụng cần phải chú trọng hơn nữa việc 
b i dư ng khả năng sáng tạo thiết kế nghệ thuật của sinh viên chứ không đơn thuần là 
việc b i dư ng kỹ năng về mỹ thuật. Điều này đòi hỏi nhà giáo dục phải có phương thức 
cải cách giáo dục, phương thức tư duy của thời đại “Internet of Things”, tiếp theo đó là 
nắm được công cụ mạng internet để sáng tạo trong nghiên cứu, học tập cũng như trong 
ứng dụng thiết kế, xây dựng cho sinh viên có tư duy công nghệ trong việc thiết kế. 
Đồng thời, cũng cần phải chú trọng đến phát triển năng lực sáng tạo thiết kế của sinh 
viên cũng như “cái tâm nghệ thuật” của họ. 
 2. Sự ùng nổ u h ớng “Internet kết nối vạn vật” trong thời đại ngày nay 
 Theo số liệu của tổ chức Internet World Stats (Thống kê Internet thế giới), các 
nước châu Á hiện chiếm đến 49,6% số người dùng internet toàn cầu3. Đặc biệt, 
“Internet kết nối vạn vật” (Internet of Things - IoT) sẽ là xu hướng trên toàn cầu. Không 
nằm ngoài xu hướng tất yếu này, Việt Nam cũng nhanh chóng chuẩn bị cho thời kỳ 
bùng nổ của vạn vật kết nối qua internet. 
 Các chuyên gia công nghệ nhận định rằng, trong tương lai, mọi đồ vật sẽ được 
tích hợp phần mềm, cảm biến để có thể kết nối với nhau và tương tác với con người 
nhằm tạo nên một thế giới vạn vật kết nối internet. Điều này sẽ làm thay đổi cuộc sống 
của con người, giúp cuộc sống của chúng ta tiện lợi và hữu ích hơn từ những kết nối 
thông minh. 
 Ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã 
lưu ý các bộ, ngành cần tăng cường nhận thức về CMCN 4.0 “Cần phải nói cho mọi 
người biết rằng CMCN 4.0 không phải là việc của riêng Chính phủ, của các viện nghiên 
cứu mà đây là việc của toàn xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, kể 
cả chính trị, kinh tế, văn hóa, lao động, giáo dục, quốc phòng an ninh”4. 
 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tư duy công nghệ 
thông tin và số hóa đang thay đổi toàn bộ xã hội. Đặc biệt nó có sức ảnh hưởng mạnh 
mẽ đế ... ài lòng với 
các hình thức quảng cáo 2D và “tĩnh” như in ấn, tờ rơi, báo, tạp chí, băng rôn, poster, 
biển quảng cáo ngoài trời, bao bì,... Hơn thế nữa, họ phải triển khai trên các kênh 
“động” như quảng cáo trên internet, mạng xã hội, quảng cáo cài đặt trong games, truyền 
hình, video phát trên internet, với các ứng dụng hết sức phong phú như motion 
graphics, flash banner, TVC, Youtube clips. Các thước phim quảng cáo (TVC) cũng rất 
đa dạng, có thể chỉ bằng phim quay thông thường, với nhiều kỹ xảo hình ảnh nhằm tạo 
hiệu ứng thị giác để kích thích sự hiếu kỳ, khơi gợi cảm xúc hay lồng ghép các cảnh dàn 
dựng hoạt hình 3D (ví dụ các sản phẩm của Vinamilk), thậm chí có những quảng cáo 
chỉ dựng bằng hoạt hình 3D như của nhãn hàng Comfort. Và đây là đất diễn của những 
chuyên gia mỹ thuật đa phương tiện. Nói như vậy để thấy trong thời đại công nghệ, khả 
năng ứng dụng của ngành Thiết kế đồ họa là khá hạn hẹp, tuy rằng không thể thiếu. 
 Như vậy, Thiết kế đồ họa là một chuyên ngành nhỏ nhưng cơ bản của mỹ thuật 
ứng dụng. Chính vì chưa có chuyên ngành chính thức nên một số các hình thức đào tạo 
bổ sung của các trường đại học cho sinh viên mỹ thuật để theo kịp xu thế của một số cơ 
sở đào tạo theo nhu cầu thị trường đã bị “gán ghép” vào chung một khái niệm “Thiết kế 
đồ họa”. 
 3.2. Mô th ạo mỹ thuật ng dụng hưa úng hướng ới nh h ư ng 
 Từ khi các trường đại học của Việt Nam được mở rộng tuyển sinh, một số các 
trường thuộc khối khoa học tự nhiên, sư phạm, tổng hợp đều mở các chuyên ngành Mỹ 
thuật ứng dụng; các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các trường văn hóa nghệ thuật ở 
địa phương cũng lần lượt được cấp phép đào tạo. 
 Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam được hình thành và phát triển từ giáo 
dục mỹ thuật và lấy giáo dục mỹ thuật là cơ sở, một số nhà giáo dục không chú trọng 
mối quan hệ giữa thị trường, kỹ thuật và thiết kế nghệ thuật, cũng không xem xét đến 
quá trình phát triển của xã hội có ảnh hưởng đến thiết kế hay không. Mô thức giáo dục 
này khiến cho đào tạo Mỹ thuật ứng dụng không theo kịp với xu hướng thị trường, các bước 
dạy học và mục tiêu đào tạo sinh viên thiếu ý thức về dự án, về kinh tế và về thị trường. 
 Hiện nay, mỹ thuật ứng dụng phát triển, một bộ phận giảng viên cho rằng trong 
việc dạy thiết kế chỉ cần đưa thêm một số bài giảng về ứng dụng phần mềm thiết kế đã 
là dạy học thiết kế mang tính hiện đại. Thực tế, về bản chất thì đó vẫn là việc dạy học 
chú trọng “thuật” mà coi nhẹ việc bồi dưỡng tư tưởng thiết kế hiện đại. Sự phát triển 
của nền kinh tế xã hội đã kéo theo sự thay đổi về giá trị xã hội, về cuộc sống nhưng điều 
này không được thể hiện rõ trong giáo dục. 
 25 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
 3.3. T đ ó m t t t đ t 
 Hiện nay, sinh viên chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng của các trường đại học, cao 
đẳng đại đa số là các bạn trước đó theo khối ngành khoa học xã hội. Một số sinh viên 
điểm văn hóa khá thấp, chỉ được bồi dưỡng nghệ thuật trong một thời gian tương đối 
ngắn, sau đó chuyển sang các chuyên ngành Thiết kế nghệ thuật. Một số sinh viên thực 
tế không có hứng thú gì với chuyên ngành mình đang học, họ cũng thiếu những kiến 
thức nghệ thuật nhất định, thiếu năng lực sáng tạo mà thiết kế nghệ thuật cần có và thiếu 
cả tư duy về sản phẩm thiết kế. Trong quá trình dạy học thiết kế nghệ thuật trong nhà 
trường sẽ có những sinh viên thiếu tố chất nghệ thuật căn bản cần thiết, thậm chí cũng 
có những trường hợp sách hướng dẫn về thiết kế còn không được biên tập một cách 
chỉnh chu, khoa học. 
 t ọc phầ t đế t 
 Nhìn một cách tổng quát về bố trí các học phần chuyên khoa Mỹ thuật ứng dụng 
trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay bao gồm có Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, 
Tạo hình công nghiệp, Thiết kế thời trang, Hoạt hình, Thiết kế gốm, Thiết kề đồ trang 
sức, Cùng với sự phát triển của kinh tế và sự phát triển của lĩnh vực sản xuất, những 
học phần chuyên khoa vốn có đã không còn đáp ứng được nhu cầu của xã hội, và giữa 
các trường với nhau cũng tồn tại những hiện tượng tương tự. Từ đó dẫn đến những nhân 
tài mà xã hội cần thì các trường đại học, cao đẳng không đào tạo được. Ngoài việc các 
chuyên ngành có những học phần tương tự nhau thì việc tuyển sinh quá nhiều cũng dẫn 
đến việc lãng phí nhân tài sau khi tốt nghiệp. 
 đ ề t t ễn 
 Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam có nguồn gốc từ giáo dục mỹ thuật 
nghệ thuật, kết hợp với tư tưởng giáo dục thiết kế nghệ thuật của phương Tây, nhưng 
các bài giảng quy phạm, các phương pháp giáo dục cố định đã hạn chế sự phát triển 
mang đặc điểm riêng của giáo dục thiết kế nghệ thuật. Đa số các trường đều sử dụng thể 
chế giáo dục thiết kế Bauhaus5, luyện tập giáo dục thiết kế bố cục ba phần dài hơn là bố 
cục hình học. Phần lớn các giảng viên đều bỏ qua việc dạy về ý tưởng thiết kế tạo hình 
cụ thể, vì thế các nhân tố như xã hội, nhân tính, kinh tế, kỹ thuật rất khó được thể hiện 
trong việc dạy học thiết kế nghệ thuật. 
5 Bauhaus là một trường dạy nghệ thuật ở Đức đào tạo về nghệ thuật thủ công và mỹ thuật, nổi tiếng với 
phương pháp tiếp cận thiết kế mà nó công bố và giảng dạy. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ 
nguyên tắc “Thẩm mỹ đi liền với công năng”. Bauhaus còn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công 
mỹ nghệ. 
26 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
 Thiết kế nghệ thuật là một chuyên ngành mang tính thực tiễn rất cao, cho dù là 
thiết kế cơ bản, thiết kế truyền thông thị giác, thiết kế sản phẩm, thì mỗi chuyên ngành 
đều yêu cầu sinh viên phải có thực tiễn để phát hiện và giải quyết vấn đề. Hiện nay, thực 
tiễn là khâu tương đối yếu trong dạy học chuyên ngành thiết kế nghệ thuật. Các bài tập 
thực tiễn của sinh viên, các đồ án thiết kế tốt nghiệp đều mang tính lý thuyết, không có 
thực tiễn, chỉ là các đề án mang tính giả thuyết, không có liên quan đến nhu cầu của 
doanh nghiệp, của xã hội. 
 4. C hội và thách thức của thời đại “ Internet kết nối vạn vật” 
 So với sự ảnh hưởng của mạng internet đối với những chuyên ngành khác thì sự 
ảnh hưởng của internet đối với giáo dục mới chỉ ở bước đầu. Mô thức đào tạo mỹ thuật 
ứng dụng vốn có nếu không tiến hành đổi mới dẫn đến việc khi mạng internet ảnh 
hưởng ồ ạt thì không kịp thích ứng và hội nhập. Chỉ bằng cách đưa ý tưởng và công cụ 
của mạng internet vào trong thực tiễn giảng dạy mới có thể khiến đào tạo mỹ thuật ứng 
dụng theo kịp với thời đại. Phương pháp giáo dục và nội dung cần phải thích ứng với 
yêu cầu phát triển của thời đại internet, cần chú trọng bồi dưỡng tố chất nghệ thuật và 
năng lực sáng tạo của sinh viên, kết hợp với văn hóa vùng miền, hình thành mô thức 
giáo dục và hệ thống giáo dục độc đáo phát triển bền vững. 
 t đ t t ó t m ó ọ 
 Thuật toán đám mây và kỹ thuật công nghệ thông tin đảm bảo công nghệ cho việc 
chia s tài liệu học tập. Từ giảng dạy đa phương tiện đến thông tin hóa các khóa học, rồi 
đến sự ra đời của mô hình lớp học thông minh, lớp học trực tuyến, điều này sẽ có ảnh 
hưởng trực tiếp đến sự cải cách trên các phương diện như: vai trò của giáo viên, mô-đun 
giáo trình, cách thức quản lý. Đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong các trường đại học, cao 
đẳng không thể chỉ trông chờ vào cải cách mô-đun giáo dục qua internet của xã hội mà 
phải lợi dụng ưu thế về nguồn tài liệu giảng dạy phong phú của chính mình, tổng hợp 
các tài liệu giảng dạy hiện có để hình thành mô thức giáo dục khép kín liên hoàn, hiệu 
quả cao. Thực hiện việc hướng dẫn chia s các tài liệu học tập ở các lớp học offline, còn 
các lớp học trực tuyến thì ôn tập tài liệu, từ đó hình thành mô thức giáo dục khép kín 
khoa học và hiệu quả. 
 Đối với bộ phận sinh viên kiến thức về nghệ thuật hạn hẹp, kiến thức văn hóa 
chưa chắc chắn, có thể phát triển những chương trình học có tính đối tượng để bổ sung 
kiến thức còn thiếu, giúp người học có thể học thông qua mạng internet, kịp thời đáp 
ứng yêu cầu mục tiêu của việc dạy học. 
 27 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
 m t ề t đ tạ t ết ế ết tạ 
 Xây dựng nền tảng đào tạo mỹ thuật ứng dụng kết hợp sáng tạo theo cấp trường, 
cấp khu vực. Đào tạo mỹ thuật ứng dụng tại các trường chuyên nghiệp nên lợi dụng triệt 
để ưu thế của thời đại internet để chia s tài liệu học tập; xây dựng nền tảng mỹ thuật 
ứng dụng kết hợp với các ý tưởng sáng tạo mới theo cấp trường, cấp khu vực, hợp tác 
với các viện, các khoa khác, phù hợp với nhu cầu của xã hội, hình thành một liên minh 
công nghiệp sáng tạo, kết hợp giữa sản xuất, học tập và nghiên cứu. Tài liệu học tập 
tổng hợp, ưu thế bổ trợ, cùng phát triển sáng tạo và tạo ra sản phẩm từ những thành quả 
sáng tạo được, nâng cao sự ảnh hưởng của đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong thành quả 
sáng tạo của cả một khu vực. 
 Thông qua nền tảng này có thể đáp ứng được những dự án phát triển thị trường 
của xã hội hay của doanh nghiệp, trong các dự án phát triển sản phẩm có thể bồi dưỡng 
năng lực thiết kế sáng tạo, năng lực quản lý dự án, năng lực biểu đạt thành quả và năng 
lực giới thiệu, marketing sản phẩm của các sinh viên chuyên ngành. 
 t t t tế m ề 
 Trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng, cần phải nắm được 
phương hướng phát triển kinh tế, mang tính chiến lược của quốc gia, của vùng miền. 
Xác định được mục tiêu đào tạo là phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. 
 Ví dụ: Mục tiêu của các ngành đào tạo tại Thanh Hóa phải căn cứ vào quyết định 
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định 
hướng đến năm 2030”. Trong bản quy hoạch đó thì trọng điểm là phát triển các ngành 
công nghiệp lọc hóa dầu, may mặc, xi măng, dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch nghỉ 
dưỡng,... và các ngành nông ngư nghiệp6. Dựa vào định hướng chiến lược phát triển 
kinh tế - xã hội đó, các ngành thiết kế trong khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phải tiến hành nghiên cứu dạy - học thiết kế nghệ thuật 
mang tính đối tượng. Căn cứ vào định vị đối với thành phố du lịch ven biển, có thể tiến 
hành nghiên cứu dạy học liên quan đến quảng bá du lịch, thiết kế cơ sở hạ tầng công 
cộng của thành phố, thiết kế các sản phẩm quà lưu niệm,... Căn cứ vào ngành công 
nghiệp, nông nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu dạy học thiết kế có liên quan đến tạo 
dáng sản phẩm, đóng gói sản phẩm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm,... Căn cứ vào lĩnh 
vực may mặc, có thể tiến hành nghiên cứu dạy học thiết kế thời trang, công nghệ may 
và các sản phẩm liên quan. 
6 Ngày 17/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 872/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy 
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 
28 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
 Đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở các vùng miền khác nhau thì nên căn cứ vào đặc 
điểm của từng vùng miền, tìm ra những nét đặc sắc của vùng miền, hoặc ưu thế chuyên 
ngành của từng trường, bồi dưỡng những nhân tài đa phương diện, để thúc đẩy phát 
triển kinh tế. 
 T t t t đạ t t ết n i vạn v t” 
 Tính đa nguyên hóa của hình thức giáo dục thời đại internet mang đến cho đào tạo 
mỹ thuật ứng dụng sự thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức. 
 Các lớp học sử dụng công nghệ khiến sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và kỹ 
năng nhưng đồng thời cũng khiến cho tính hệ thống kiến thức và mức độ hiểu sâu kiến 
thức của sinh viên giảm xuống. Tính tiện ích của mạng internet cũng dễ khiến sinh viên 
hình thành thói quen lười suy nghĩ, giảm đi tính sáng tạo. Nội dung kiến thức trên mạng 
internet là vô cùng lớn, vì vậy yêu cầu đối với giảng viên càng cao. Các giảng viên 
chuyên ngành cần có kiến thức chuyên ngành phong phú, có khả năng sáng tạo và thực 
hành chuyên ngành cao, hơn nữa cũng cần phải có cái nhìn xa, có tư duy độc đáo. Giảng 
viên cũng cần có năng lực thực hiện các khóa đào tạo, và cũng phải có ý thức và thái độ 
tương tác tích cực trong hợp tác, cộng tác với sinh viên. 
 Do đó, để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường, các trường đại học 
cần giảng dạy những kiến thức tích hợp giữa nhiều hệ thống kiến thức, đồng thời rèn 
luyện kỹ năng làm việc nhóm, tự nghiên cứu, biết cách tìm hiểu và tra cứu tài liệu, biết 
cách xử lý thông tin để biến những tri thức nguồn trở thành tri thức của mình. Cụ thể, 
cần áp dụng mô hình giáo dục mới như phòng học ảo, giảng viên ảo, thiết bị ảo, phòng 
thí nghiệm, thư viện ảo, dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, tạo điều kiện và 
yêu cầu sinh viên từ năm thứ 3 phải tham gia các nhóm nghiên cứu độc lập, và các đề 
tài này phải gắn liền với yêu cầu giải quyết một vấn đề cụ thể trong chuyên môn, hoặc 
trong đời sống kinh tế, xã hội,... 
 5. Kết luận 
 Chúng ta không thể đi ngược lại xu hướng tất yếu của thời đại “Internet kết nối 
vạn vật”. Đối với đào tạo mỹ thuật ứng dụng, xu hướng thời đại này đem lại cơ hội 
nhiều hơn là thách thức. Dù phải đối mặt với những thách thức, cơ hội sẽ còn lớn hơn 
cho những quốc gia nhận thức sớm được xu hướng chuyển đổi và ứng dụng. Khi đó, 
việc đào tạo đúng hướng về hành vi nghề nghiệp sẽ mang lại sự chiếm lĩnh cơ hội sớm 
cho các cơ sở đào tạo, cho người học, các doanh nghiệp ngành nghề và cả xã hội. Mọi 
hành vi nghề nghiệp, cách thức dạy học trong thế giới số hóa sẽ thay đổi, biến đổi hoàn 
toàn. Sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề như tạo ra hệ thống sensor (cảm biến), đưa vào các 
hệ thống có sẵn để chuyển đổi thế giới thực sang thế giới số. 
 29 
 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 
 Khi biết được xu thế xã hội, định hướng của các quốc gia về đào tạo và định 
hướng nghề nghiệp của cá nhân thì mỗi người cũng sẽ chuyển đổi theo. Các trường đại 
học, các học viện lớn sẽ phải đặt các kế hoạch, chiến lược của mình 05 đến 10 năm tới 
trong bối cảnh thế giới thay đổi thành thế giới số để làm sao tiếp tục tồn tại và phát 
triển. Nếu chúng ta vẫn giữ cách làm cũ, sẽ phải đối diện với nguy cơ trì trệ, chậm phát 
triển, không bắt kịp thời đại, dẫn đến phá sản, đóng cửa trong thời gian không xa./. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Michahelles, Florian, et al. Proceedings of 2012 International Conference on 
the Internet of Things (IoT): ngày 26 tháng 10 năm 2012: Wuxi, China. Piscataway, 
N.J.: IEEE, 2012. 
 [2]. 陈凤收 (2014)基于“互联网+”的艺术设计教育教学改革研究(J), 
艺术科技杂志, 02期, 45-48页码. 
 [3]. 
cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-40/308970.vgp 
 “INTERNET OF THINGS” IN TRAINING APPLIED ARTS - 
 OPPORTUNITIES AND CHALLENGES 
 Doan Dung Sy, Ph.D 
 Abstract: Among the important elements of the Global Industrial Revolution 4.0, 
“Internet of things” has a strong impact on all the areas. Education in general and 
Applied Arts in particular will be gain many opportunities. Thus, educators of Applied 
Arts have to understand the methods of education reform, thinking model about 
“Internet of things” and Internet tools and guide students to use Internet in studying, 
science research and applied design. 
 Key words: Internet of things, training, Applied Arts, opportunities, challenges 
(Người phản biện: TS. Trần Việt Anh; ngày nhận bài: 25/9/2017; ngày gửi phản biện 
25/10/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017) 
30 

File đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_thoi_dai_internet_ket_noi_van_vat_d.pdf