Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Mở đầu: Cơ cấu bệnh tim mạch ở người cao tuổi thay đổi theo thời gian và chưa được nghiên cứu nhiều

trong thời gian gần đây.

Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Tim mạch bệnh

viện Thống Nhất năm 2009.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang có phân tích, thực hiện trên 667 bệnh án của bệnh

nhân điều trị nội trú tại khoa Tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009.

Kết quả: Tuổi trung bình là 70,36  10,21 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 2,67 và phần lớn bệnh nhân cư trú tại

TP. HCM (74,1%). Các nhóm rối loạn nhịp tim hàng đầu của người cao tuổi lần lượt là: rung nhĩ và rối loạn

nhịp thất.

Kết luận: Rung nhĩ và rối loạn nhịp thất là các rối loạn nhịp tim hàng đầu ở người cao tuổi.

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 1

Trang 1

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 2

Trang 2

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 3

Trang 3

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 4

Trang 4

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10860
Bạn đang xem tài liệu "Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 6 
CƠ CẤU RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ 
TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2009 
Nguyễn Chí Hiếu*, Phạm Hòa Bình**, Nguyễn Đức Công*** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Cơ cấu bệnh tim mạch ở người cao tuổi thay đổi theo thời gian và chưa được nghiên cứu nhiều 
trong thời gian gần đây. 
Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Tim mạch bệnh 
viện Thống Nhất năm 2009. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang có phân tích, thực hiện trên 667 bệnh án của bệnh 
nhân điều trị nội trú tại khoa Tim mạch bệnh viện Thống Nhất năm 2009. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 70,36 10,21 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 2,67 và phần lớn bệnh nhân cư trú tại 
TP. HCM (74,1%). Các nhóm rối loạn nhịp tim hàng đầu của người cao tuổi lần lượt là: rung nhĩ và rối loạn 
nhịp thất. 
Kết luận: Rung nhĩ và rối loạn nhịp thất là các rối loạn nhịp tim hàng đầu ở người cao tuổi. 
Từ khóa: Cơ cấu bệnh, rối loạn nhịp tim, người cao tuổi, bệnh viện Thống Nhất. 
ABSTRACTS 
ARRHYTHMIAS PATTERNS IN ELDERLY PATIENTS IN CARDIOVASCULAR DEPARTMENT AT 
THONG NHAT HOSPITAL IN 2009 
Nguyen Chi Hieu, Pham Hoa Binh, Nguyen Duc Cong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 6 - 10 
Background: The disease of the circulatory system patterns in elderly patient has changed over time and 
has not studied enough in recent times. 
Objective: Survey arrhythmias patterns in elderly patients who had the inpatient treatment in 
cardiovascular department at Thong Nhat hospital in 2009. 
Methods: Cross-sectional descriptive, analysis study, conducted using 667 patients who had the inpatient 
treatment in cardiovascular department at Thong Nhat hospital, Ho Chi Minh City in 2009. 
Results: The mean age of the patients was 70.36 10.21 years and the ratio of men over women was 2.67. 
Most of the patients lived in Ho Chi Minh city (74.1%). Atrial fibrillation and ventricular arrhythmias are the 
most common arrhythmias in elderly patients. 
Conclusions: Atrial fibrillation and ventricular arrhythmias are the most common arrhythmias in elderly 
patients. 
Key words: Disease patterns, arrhythmias, the elderly, Thong Nhat hospital. 
ĐẶT VẤN ĐỀ Với những tiến bộ của khoa học thế giới, 
* Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ chí Minh ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
*** Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Công ĐT: 0982160860 Email: 
nguyenduccong1608@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 7 
chất lượng sống và tuổi thọ của con người ngày 
được nâng cao hơn trước. Cũng như trên thế 
giới, ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ người cao tuổi 
đang gia tăng. Tổng điều tra dân số năm 2009, 
cho thấy tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 
72,2 tuổi, đứng hàng thứ 4 khu vực Đông Nam 
Á, hàng thứ 83 thế giới; tuy nhiên tuổi thọ bình 
quân khỏe mạnh khá thấp, xếp thứ 116/174 nước 
trên thế giới và có khoảng 7.000 cụ sống trên 100 
tuổi(11). Cùng với sự phát triển đời sống kinh tế 
xã hội, bệnh tim mạch ngày càng tăng và trở 
thành vấn đề thời sự. Ở người cao tuổi tỷ lệ mắc 
bệnh tim mạch nhiều gấp 3 lần so với người trẻ 
tuổi(5). Không giống như ngưởi trẻ tuổi, người 
cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, triệu 
chứng lâm sàng thường thay đổi, không đặc 
hiệu, dễ diễn biến nặng, tăng nguy cơ biến 
chứng và tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị 
thường khó khăn. 
Cơ cấu bệnh tim mạch ở người cao tuổi 
đang rất được sự quan tâm của các nhà nghiên 
cứu và các bác sĩ lâm sàng. Việc xác định cơ cấu 
bệnh tật tại một địa điểm cụ thể trong khoảng 
thời gian nhất định sẽ là cơ sở khoa học giúp 
cho công tác phòng chống bệnh tật đạt hiệu quả 
cao. Tuy nhiên cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người 
cao tuổi chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục 
tiêu: “Tìm hiểu cơ cấu rối loạn nhịp tim ở người cao 
tuổi điều trị nội trú tại khoa Tim mạch bệnh viện 
Thống Nhất năm 2009”. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Gồm những bệnh nhân điều trị tại khoa tim 
mạch trong năm 2009 đã được bác sĩ chuyên 
khoa thăm khám, đánh giá và bác sĩ trưởng 
khoa ký duyệt chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD 
10. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Gồm những bệnh nhân không được chẩn 
đoán rõ ràng, bệnh quá nặng không khai thác 
được thông tin từ bệnh nhân hay gia đình bệnh 
nhân, không thu thập đủ các dữ liệu để có chẩn 
đoán xác định. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả, cắt ngang có phân tích. 
Cỡ mẫu 
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cho 
nghiên cứu 
2
2/1
2 1
d
PPZN 
Trong đó: N: cỡ mẫu cần nghiên cứu. Với α = 0,05 thì Z21-
/2 = Z21-0,05 = Z20,975 = 1,96. P: trị số ước lượng mắc bệnh. 
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Duy An về tình trạng 
tăng huyết áp ở người cao tuổi Thị xã Kontum, tỷ lệ tăng 
huyết áp chung là 49,3%. d: độ chính xác mong muốn (d = 
0,04) 
Theo công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu là: 
13,596
0016,0
507,0493,096,1
 N
Từ đó chúng tôi lấy cỡ mẫu nghiên cứu này 
là 667 người. 
Cách tiến hành và phương pháp thu thập số 
liệu 
Các thông tin về tình hình bệnh tật của bệnh 
nhân điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện 
Thống Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh được ghi 
chép vào mẫu bệnh án thiết kế sẵn. 
Xử lý số liệu 
Các dữ kiện thu được xử lý bằng phần mềm 
thống kê SPSS for windows 11.01. 
Kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ %, 
trung bình ± độ lệch chuẩn. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng 
nghiên cứu 
Nhóm 
tuổi 
40-49 50-59 60-69 70-79 ≥80 Tổng 
Tần số 32 81 176 256 122 667 
Tỷ lệ % 4,8 12,1 26,4 38,4 18,3 100 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 8 
Nhóm tuổi từ 70 - 79 chiếm tỉ lệ cao nhất 
(38,4%), ít nhất là nhóm 60 tuổi (16,9%), tuổi 
cao nhất là 98, tuổi trung bình là 70,36 10,21 
tuổi. 
Bảng 2: Phân bố tuổi theo giới ở đối tượng nghiên 
cứu 
Nhóm tuổi Nam (n = 469) Nữ (n = 198) 
Tổng 
(n = 667) 
40-49 (n, %) 21 (4,5) 11 (5,6) 32 (4,8) 
50-59 (n, %) 53 (11,3) 28 (14,1) 81 (12,1) 
60-69 (n, %) 119 (25,4) 57 (28,8) 176 (26,4) 
70-79 (n, %) 180 (38,4) 76 (38,4) 256 (38,4) 
≥80 (n, %) 96 (20,5) 26 (13,1) 122 (18,3) 
Trung bình 70,93 10,36 68,99 9,75 70,36 10,21 
2 = 5,98; p = 0,201 
Trong số 667 bệnh nhân, tỷ lệ nam/nữ = 
2,67/1. Ở nhóm ≥ 60 tuổi, nam giới (84,3%) có 
xu hướng nhiều hơn nữ giới. Sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ 
bệnh nhân tập trung cao nhất tại thành phố 
Hồ Chí Minh (74,1%). 
Cơ cấu rối loạn nhịp tim 
Bảng 3: Phân bố nhóm bệnh tim mạch theo nhóm 
tuổi 
TT Bệnh tim mạch 
≥ 60 
tuổi 
(n = 
554) 
< 60 tuổi 
(n = 113) 
Chung 
(n = 
667) 
OR p 
1 Bệnh tăng 
huyết áp 
475 
(85,7) 
81 (71,7) 556 
(83,4) 
1,98 <0,001 
2 Bệnh mạch 
vành 
374 
(67,5) 
66 (58,4) 440 
(66,0) 
1,38 0,063 
3 Bệnh van tim 164 
(29,6) 
36 (31,9) 200 
(30,0) 
1,11 0,633 
4 Rối loạn nhịp 
tim 
73 (13,2) 16 (14,2) 89 (13,3) 1,09 0,780 
5 Suy tim 71 (12,8) 9 (8,0) 80 (12,0) 1,57 0,148 
Nhận xét: 
- Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở nhóm ≥ 60 tuổi 
cao hơn nhóm < 60 tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 
0,001). 
- Tỷ lệ bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối 
loạn nhịp tim, suy tim giữa 2 nhóm tuổi thì sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Bảng 4: Phân bố rối loạn nhịp tim theo nhóm tuổi 
Rối loạn nhịp tim ≥ 60 tuổi (n = 554) 
< 60 tuổi 
(n = 113) 
Tổng 
(n = 667) 
Rối loạn nhịp tim ≥ 60 tuổi (n = 554) 
< 60 tuổi 
(n = 113) 
Tổng 
(n = 667) 
Không 481 (86,8) 97 (85,8) 578 (86,7) 
Có 73 (13,2) 16 (14,2) 89 (13,3) 
Rối loạn nhịp thất 30 (41,1) 8 (50,0) 38 (42,7) 
Rung nhĩ 43 (58,9) 8 (50,0) 51 (57,3) 
2 = 0,08; p = 0,780; OR = 1,09; KTC 95%: 0,61 – 1,95 
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở nhóm ≥ 
60 tuổi có xu hướng thấp hơn nhóm > 60 tuổi. 
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 
0,05). 
Bảng 5: Phân bố rối loạn nhịp tim theo giới. 
Rối loạn nhịp tim Nam (n = 469) 
Nữ 
(n = 198) 
Tổng (n = 
667) 
Không 400 (85,3) 178 (89,9) 578 (86,7) 
Có 69 (14,7) 20 (10,1) 89 (13,3) 
- Rối loạn nhịp thất 28 (40,6) 10 (50,0) 38 (42,7) 
- Rung nhĩ 41 (59,4) 10 (50,0) 51 (57,3) 
2 = 2,56; p = 0,11; OR = 1,37; KTC 95%: 0,91 – 2,05 
Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim ở nam có 
xu hướng cao hơn nữ. Sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Tuổi 
Tuổi cao nhất là 98, tuổi trung bình ở nhóm 
NCT là 70,36 10,21 tuổi, gần tương đương với 
tuổi thọ người Việt Nam năm 2009(11). Tuổi trung 
bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự 
của Phạm Hòa Bình(10) và Đỗ Chí Cường(4), 
tương ứng là 67,94 ± 11,6 và 73,01 tuổi. Nhưng 
sự khác biệt về độ tuổi của giữa hai giới là 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). NCT 
thường có chức năng sinh lý giảm dần, mắc 
nhiều bệnh mạn tính: THA, ĐTĐ, bệnh cơ 
xương khớp, bệnh viêm phế quản, xơ vữa động 
mạchĐây là những bệnh mà bệnh viện có thể 
chăm sóc và điều trị tốt, do đó nhóm 70-79 tuổi 
chiếm đa số. Ngoài ra, bệnh viện Thống Nhất là 
một trong những bệnh viện tuyến trung ương ở 
phía Nam ưu tiên khám và điều trị cho các cán 
bộ, đặc biệt là các cán bộ hưu trí cũng là một lí 
do góp phần chiếm tỉ lệ đa số của nhóm tuổi 70-
79. Ở nhóm cao tuổi, nhóm tuổi ≥ 80 có số lượng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 9 
bệnh nhân ít nhất so với các nhóm tuổi khác. 
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2009, tuổi 
thọ trung bình của người Viêt Nam đạt 72,8 
tuổi(11). Phải chăng do tuổi trung bình của dân số 
nước ta như vậy nên ở nhóm tuổi ≥ 80 có ít bệnh 
nhân nhất so với các nhóm tuổi khác. Ngoài ra, 
có nghiên cứu cho thấy những người trên 80 
tuổi có tỉ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 
2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64 do khả năng đi 
lại hạn chế cũng có thể lí giải vấn đề này(2). 
Giới 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới 
có 469 người chiếm 70,3% nhiều hơn nữ giới có 
196 người chiếm 29,7%; tỷ lệ nam/nữ là 2,67/1. 
Kết quả này tương tự kết quả của các tác giả 
khác: Phạm Hòa Bình(10) và Hoàng Quốc Hòa(7) 
tỷ lệ tương ứng là 77,1% và 70,6%. Tuy nhiên tỷ 
lệ giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi khác 
với nghiên cứu của Lý Huy Khanh(8), Võ Thị 
Dễ(12), ở đối tượng nghiên cứu của các tác giả 
này thì nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ tương ứng là 
58% và 59,16%). Sự khác biệt về giới có thể được 
giải thích là bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện 
trung ương có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán 
bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước, mà cán 
bộ thì nam giới chiếm phần lớn. 
Cơ cấu rối loạn nhịp tim 
Phân bố bệnh tim mạch theo nhóm tuổi 
Cơ cấu bệnh tim mạch trong nghiên cứu 
của chúng tôi được xếp theo theo thứ tự giảm 
dần như sau: tăng huyết áp (83,4%), bệnh 
mạch vành (66,0%), bệnh van tim (58,1%), rối 
loạn nhịp tim (13,3%), suy tim (12,0%). Xét về 
độ tuổi, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở nhóm ≥ 60 
tuổi (85,7%) cao hơn nhóm < 60 tuổi (71,7%) là 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bệnh động 
mạch vành, bệnh suy tim ở nhóm ≥ 60 tuổi có 
xu hướng nhiều hơn, và ngược lại với bệnh 
van tim và rối loạn nhịp tim thì nhóm < 60 
tuổi có xu hướng nhiều hơn, với p > 0,05. 
Phân bố rối loạn nhịp tim theo nhóm tuổi và 
giới 
Rung nhĩ là 1 trong những rối loạn nhịp tim 
rất thường gặp, chiếm 0,4 – 1% trong cộng đồng 
và gặp khoảng 10% ở người từ trên 80 tuổi. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối 
loạn nhịp tim chung là 13,3%. Nam (14,7%) 
nhiều hơn nữ (10,1%). Ở nhóm < 60 tuổi có xu 
hướng gặp nhiều hơn so với nhóm ≥ 60 tuổi 
(tương ứng là 14,2% so với 13,2%). Chúng tôi 
nhận thấy rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường 
gặp nhất chiếm hơn 50% các rối loạn nhịp khác 
cộng lại (57,3% so với 42,7%). Trong đó, ở nhóm 
≥ 60 tuổi chiếm 58,9% trong khi ở nhóm < 60 tuổi 
chiếm 50%; nam thường gặp hơn nữ (tương ứng 
là 59,4% so với 50%), những sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Kết quả chúng tôi tương tự kết quả của 
Đặng Thị Thùy Quyên(3), tỷ lệ rối loạn nhịp tim 
bao gồm cả rung nhĩ ở nhóm ≥ 60 tuổi (79,4% và 
23,3%) là rất thường gặp so với nhóm < 60 tuổi 
(20,6% và 0%). 
Tuy nhiên, khác với các tác giả khác. Hanon 
O(6) rung nhĩ là loại phổ biến nhất của chứng rối 
loạn nhịp tim, chiếm khoảng 8,8% ở người 80-89 
tuổi. Aronow WS (1) nhận thấy tỷ lệ rung nhĩ gia 
tăng theo độ tuổi; chiếm 16% ở 1160 nam so với 
13% ở 2464 nữ, đều là người cao tuổi. Mitchell 
L.B(9) rung nhĩ gặp ở 1-2% người cao tuổi không 
có bệnh tim và nguy cơ tăng gấp 2 cho mỗi 10 
năm tiếp theo. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được 
kết luận sau: Trong rối loạn nhịp tim, tỷ lệ nam 
giới có xu hướng cao hơn nữ giới. Rung nhĩ và 
rối loạn nhịp thất là các rối loạn nhịp tim hàng 
đầu ở người cao tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aronow WS, (2009). Cardiovascular Disease in Elderly Women. 
17 (10):38-43. 
2. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự (2006). "Đánh 
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam". Viện 
chiến lược và chính sách Y tế. Hà Nội, tr. 1-2. 
3. Đặng Thị Thùy Quyên, (2005). Khảo sát RLNT ở BN nhồi máu 
cơ tim cấp theo dõi liên tục 24 giờ. Luận văn bác sĩ nội trú y 
khoa, ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Đỗ Chí Cường (2011). Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều 
trị tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2009. Luận văn tốt nghiệp 
Thạc sĩ, Đại học Y Dược TP. HCM. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 10 
5. Enas EA, Singh V, et al. (2008). Reducing the burden of coronary 
artery disease in India: challenges and opportunities. Indian 
Heart J.; 60(2):161-75. 
6. Hanon O, (2009). Heart Disease In The Elderly. What's new?. 
XIXth IAGG World Congress of Gerontology and Geriatrics; 
pp:3. (
DISEASE-IN-THE-ELDERLY). 
7. Hoàng Quốc Hòa, (2009). Đặc điểm 99 trường hợp HCMV-c 
được chụp và can thiệp mạch vành tại bệnh viện Nhân Dân Gia 
Định. Y học TPHCM, tập 13; phụ bản số 6, tr. 359-36. 
8. Lý Huy Khanh và cs (2009). Khảo sát sự biến đổi mô hình bệnh 
tật điều trị nội trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ năm 
2002 đến năm 2007. 
www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2009/2/6239... 
9. Mitchell LB (2008). Arrhythmias and Conduction Disorders. 
Merck Manual of Geriatric, Content last modified 01/2010. 
10. Phạm Hòa Bình và cs (2010). Một số nhận xét về điều trị NMCT 
cấp có đoạn ST chênh lên tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố 
Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. HCM, chuyên đề Nội khoa, tập 
14, phụ bản số 1, tr.76-82. 
11. Tổng cục thống kê (2009). Kết quả cuộc tổng điều tra dân số và 
nhà ở năm 2009. 
12. Võ Thị Dễ và cs (2007). Tần suất THA và các YTNC ở tỉnh Long 
An năm 2005. Tạp chí Y học TP. HCM, chuyên đề Nội khoa, tập 
11, phụ bản số 1; tr.122-127. 

File đính kèm:

  • pdfco_cau_roi_loan_nhip_tim_o_nguoi_cao_tuoi_dieu_tri_noi_tru_t.pdf