Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Mở đầu: Tích tuổi là quá trình biến đổi cơ thể song song với sự tích lũy của tuổi tác. Già hoá dân số ở Việt

Nam và các nước trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tuổi thọ ngày càng

được cải thiện rõ rệt. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi

(NCT) đang có xu hướng tăng nhanh.

Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của NCT điều trị nội trú tại bệnh viện

Thống Nhất năm 2009.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 1087 bệnh án của bệnh nhân điều

trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009.

Kết quả: Tuổi trung bình là 73,01 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 1,12 và các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và

chuyển hóa hàng đầu có tỉ lệ nam > nữ (ngoại trừ bệnh mạch máu não). Các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và

chuyển hóa hàng đầu của NCT lần lượt là: bệnh đái tháo đường(ĐTĐ), rối loạn chuyển hóa, bệnh tuyến giáp,

suy dinh dưỡng, rối loạn các tuyến nội tiết khác.

Kết luận: Mô hình bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của NCT chủ yếu là ĐTĐ chiếm ưu thế.

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 1

Trang 1

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 2

Trang 2

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 3

Trang 3

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 4

Trang 4

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 5

Trang 5

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8260
Bạn đang xem tài liệu "Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 265
CƠ CẤU BỆNH NỘI TIẾT, DINH DƯỠNG VÀ CHUYỂN HÓA 
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ 
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2009 
Đỗ Chí Cường*, Phạm Hòa Bình**, Nguyễn Đức Công*** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Tích tuổi là quá trình biến đổi cơ thể song song với sự tích lũy của tuổi tác. Già hoá dân số ở Việt 
Nam và các nước trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tuổi thọ ngày càng 
được cải thiện rõ rệt. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. 
Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi 
(NCT) đang có xu hướng tăng nhanh. 
Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của NCT điều trị nội trú tại bệnh viện 
Thống Nhất năm 2009. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 1087 bệnh án của bệnh nhân điều 
trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 73,01 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 1,12 và các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa hàng đầu có tỉ lệ nam > nữ (ngoại trừ bệnh mạch máu não). Các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa hàng đầu của NCT lần lượt là: bệnh đái tháo đường(ĐTĐ), rối loạn chuyển hóa, bệnh tuyến giáp, 
suy dinh dưỡng, rối loạn các tuyến nội tiết khác. 
Kết luận: Mô hình bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa của NCT chủ yếu là ĐTĐ chiếm ưu thế. 
Từ khóa: Mô hình bệnh bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa; người cao tuổi; đái tháo đường, bệnh viện 
Thống Nhất. 
ABSTRACT 
THE ENDOCRINE, NUTRITIONAL AND METABOLIC DISEASES PATTERNS IN ELDERLY 
PATIENT AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2009 
Do Chi Cuong, Pham Hoa Binh, Nguyen Duc Cong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 265 - 270 
Background: Aging is the process that converts young adults into olders adults whose progressively 
increasing risks of illness and death. Population aging is taking place throughout Viet Nam and the world which 
rising dramatically. Life expectancy at all ages has had a major improvement and will certainly have a large eco-
societal impact on every country. Viet Nam is a developping country with young population structure, but the 
number of older people is increasing rapidly. 
Objective: Survey the endocrine, nutritional and metabolic diseases patterns in elderly patient who had the 
inpatient treatment at Thong Nhat hospital in 2009. 
Methods: cross-sectional descriptive study, conducted using 1087 patients who had the inpatient treatment 
at Thong Nhat hospital, Ho Chi Minh City in 2009. 
* Phòng khám đa khoa khu công nghiệp Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. 
** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh. *** Bệnh viện Thống Nhất, Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS Đỗ Chí Cường ĐT: 0914. 084055 Email: chicuongdo2@gmail.com - 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 266
Results: The mean age of the patients was 73.01 years with male:female ratio of 1.12. The most common 
endocrine, nutritional and metabolic diseases were: diabetes mellitus, metabolic disorders, disorders of thyroid 
gland, malnutrition, disorders of other endocrine glands. 
Conclusions: The endocrine, nutritional and metabolic diseases patterns in elderly patient is almost diabetes 
mellitus. 
Keywords: disease patterns, the elderly, chronic disease, Thong Nhat hospital. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Già hoá dân số ở Việt Nam và các nước trên 
thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy 
mô ngày càng lớn(1). Tình hình bệnh tật của 
người dân nói chung và của NCT nói riêng phụ 
thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh 
tế, văn hoá-xã hội, chính trị, tập quán... Nó khác 
nhau theo từng giai đoạn lịch sử của mỗi nước. 
Xác định mô hình bệnh tật là hết sức cần thiết, 
giúp có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ nhân dân 
một cách toàn diện, đầu tư công tác phòng 
chống bệnh có chiều sâu và có trọng điểm, có 
chiến lược đầu tư kỹ thuật chuyên môn, trang 
thiết bị hiện đại, nhằm đưa ra các giải pháp 
chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày 
một hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, tại thành phố 
Hồ Chí Minh nói chung và bệnh viện Thống 
Nhất nói riêng cho đến nay, chưa có một nghiên 
cứu hệ thống về tình hình cơ cấu bệnh nội tiết, 
dinh dưỡng và chuyển hóa của NCT theo phân 
loại bệnh quốc tế theo ICD-10. Vì vậy chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu này. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Tất cả các bệnh nhân từ 18 tuổi (bệnh nhân 
sinh từ năm 1991 về trước) nhập viện điều trị 
nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 
01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 có hồ sơ lưu trữ 
đầy đủ các thông tin cần khảo sát. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Các bệnh được chẩn đoán mà bệnh không có 
trong ICD-10 theo khuyến cáo của WHO năm 
1993 hoặc những bệnh nhân chuyển viện hoặc 
trốn viện. 
Cỡ mẫu: N = 
2
2
03,0
)631,0).(369,0.(96,1
= 993,86. 
Chọn ngẫu nhiên hệ thống 1:10 trên toàn bộ 
10.863 bệnh án lưu trữ đầy đủ thông tin của 
bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên vào điều trị tại bệnh 
viện Thống Nhất năm 2009. Số ngẫu nhiên được 
chọn là 10. Mẫu thực tế được chọn là: 1087 bệnh 
án (10.863/10 = 1086,3). 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 
Cách tiến hành và phương pháp thu thập số 
liệu: Nghiên cứu điều tra trực tiếp qua hồ sơ 
bệnh án, các báo cáo thống kê tại bệnh viện 
Thống Nhất theo biểu mẫu thu thập số liệu đã 
thống nhất. 
Xử lý số liệu 
Các số liệu được nhập bằng phần mềm Excel 
2003, xử lý bằng chương trình SPSS 11.5. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Bảng 1: Tỉ lệ nhập viện phân bố theo tuổi 
Nhóm tuổi Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ % 
< 60 
 60 
60 – 64 
65 – 74 
75 – 84 
 85 
595 
492 
88 
202 
150 
52 
54,7 
45,3 
17,9 
41,1 
30,5 
10,5 
Tổng cộng 1087 100 
Nhóm tuổi từ 65-74 chiếm tỉ lệ cao nhất 
(41,1%), ít nhất là nhóm 85 tuổi (10,5%). Tuổi 
cao nhất là 97 (0,2%), tuổi trung bình là 73,01. 
Bảng 2: Tỉ lệ bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi 
Nhóm tuổi Nam Nữ 
Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % 
< 60 304 53,0 291 56,7 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 267
Nhóm tuổi Nam Nữ 
Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % 
 60 
60 – 64 
65 – 74 
75 – 84 
 85 
270 
40 
116 
91 
23 
47,0 
14,8 
43,0 
33,7 
8,5 
222 
48 
86 
59 
29 
43,3 
21,6 
38,7 
26,6 
13,1 
Tổng cộng 574 100 513 100 
Trong số 1087 bệnh nhân hồi cứu, tỉ lệ 
nam/nữ = 1,12. Giới tính giữa các nhóm có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,048 < 0,05); 
trong đó nam > nữ trong nhóm tuổi 65-74 và 75-
84, tỉ lệ nữ > nam trong nhóm tuổi 60-64 và 85. 
Tỉ lệ bệnh nhân tập trung cao nhất tại thành phố 
Hồ Chí Minh (TP. HCM) (77,3%). 
Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa (theo ICD-10) 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng 
và chuyển hóa 
Bảng 3: Tỉ lệ các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa ở NCT 
Xếp theo 
 thứ tự 
Tên nhóm bệnh Tần số Tỉ lệ % 
(1) Đái tháo đường 107 21,7 
(2) Rối loạn chuyển hoá 58 11,8 
(3) Bệnh tuyến giáp 4 0,8 
(4) Suy dinh dưỡng 3 0,6 
(5) Rối loạn các tuyến nội tiết khác 2 0,4 
(6) Các rối loạn khác về điều hoà 
glucose và nội tiết tuyến tụy 
0 0 
(6) Những bệnh thiếu dinh dưỡng 
khác 
0 0 
(6) Béo phì và dạng thừa dinh 
dưỡng khác 
0 0 
Bệnh ĐTĐ có sự gia tăng đáng kể so với 
những bệnh còn lại, tỉ lệ 5 bệnh cao nhất lần 
lượt là bệnh ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa, bệnh 
tuyến giáp, suy dinh dưỡng, rối loạn các 
tuyến nội tiết khác. 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa theo tuổi 
Bảng 4: Tỉ lệ các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa theo nhóm tuổi 
Tên nhóm bệnh 
18-59 
N (%) 
 60 
N (%) 
60-64 
N (%) 
65-74 
N (%) 
75-84 
N (%) 
 85 
N (%) 
Đái tháo đường 17 (2,9) 107 (21,7) 17 (19,3) 35 (17,3) 46 (30,7) 9 (17,3) 
Rối loạn chuyển hoá 22 (3,7) 58 (11,8) 12 (13,6) 30 (14,9) 14 (9,3) 2 (3,8) 
Bệnh tuyến giáp 5 (0,8) 4 (0,8) 0 (0) 3 (1,5) 1 (0,7) 0 (0) 
Suy dinh dưỡng 0(0) 3 (0,6) 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (0,7) 1 (1,9) 
Rối loạn các tuyến nội tiết khác 0(0) 2 (0,4) 0 (0) 1 (0,5) 1 (0,7) 0 (0) 
Các rối loạn khác về điều hoà glucose 
và nội tiết tuyến tụy 
0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 
Những bệnh thiếu dinh dưỡng khác 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 
Béo phì và dạng thừa dinh dưỡng khác 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 0) 
Tỉ lệ cao nhất vượt trội ở NCT là bệnh 
ĐTĐ (21,7%), trong đó nhóm tuổi 75 - 84 có tỉ 
lệ cao nhất (30,7%); nhóm tuổi 65 - 74 cao nhất 
trong rối loạn chuyển hóa, suy dinh dưỡng 
phân bố đều nhau ở 4 nhóm tuổi, bệnh tuyến 
giáp và rối loạn các tuyến nội tiết khác phát 
hiện chủ yếu ở nhóm 65-74 tuổi... 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa theo giới 
Bảng 5: Tỉ lệ các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa theo giới ở NCT 
Tên nhóm bệnh 
Nam Nữ 
Tần số (Tỉ lệ %) Tần số (Tỉ lệ %) 
Đái tháo đường 53 23,9 54 20,0 
Rối loạn chuyển hoá 24 10,8 34 12,6 
Bệnh tuyến giáp 0 0 4 1,8 
Suy dinh dưỡng 2 0,9 1 0,4 
Rối loạn các tuyến nội tiết khác 2 0,9 0 0 
Các rối loạn khác về điều hoà gluco và nội tiết tuyến tụy 0 0 0 0 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 268
Tên nhóm bệnh 
Nam Nữ 
Tần số (Tỉ lệ %) Tần số (Tỉ lệ %) 
Những bệnh thiếu dinh dưỡng khác 0 0 0 0 
Béo phì và dạng thừa dinh dưỡng khác 0 0 0 0 
Trong các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa hàng đầu ở NCT, tỉ lệ nam đều lớn 
hơn nữ(ngoại trừ rối loạn chuyển hóa và bệnh 
tuyến giáp có tỉ lệ nữ > nam). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Tuổi cao nhất là 97, tuổi trung bình ở nhóm 
NCT là 73,01 tuổi, gần tương đương với tuổi thọ 
người Việt Nam năm 2009(12). NCT thường có 
chức năng sinh lý giảm dần, mắc nhiều bệnh 
mạn tính: THA, ĐTĐ, bệnh cơ xương khớp, 
bệnh viêm phế quản, xơ vữa động mạch Đây 
là những bệnh mà bệnh viện có thể chăm sóc và 
điều trị tốt, do đó nhóm 65-74 tuổi chiếm đa số. 
Ngoài ra, bệnh viện Thống Nhất là một trong 
những bệnh viện tuyến trung ương ở phía Nam 
ưu tiên khám và điều trị cho các cán bộ, đặc biệt 
là các cán bộ hưu trí cũng là một lí do góp phần 
chiếm tỉ lệ đa số của nhóm tuổi 65-74. Nhóm 
tuổi ≥ 85 có số lượng bệnh nhân ít nhất so với 
các nhóm tuổi khác. Theo số liệu thống kê của 
Bộ Y tế năm 2009, tuổi thọ trung bình của người 
Việt Nam đạt 72,8 tuổi(12). Phải chăng do tuổi 
trung bình của dân số nước ta như vậy nên ở 
nhóm tuổi ≥ 85 có ít bệnh nhân nhất so với các 
nhóm tuổi khác. Ngoài ra, có nghiên cứu cho 
thấy những người trên 85 tuổi có tỉ lệ sử dụng 
dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm 
tuổi từ 60-64 do khả năng đi lại hạn chế cũng có 
thể lí giải vấn đề này(3). 
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân 
nam/nữ = 1,12. Kết quả này cũng tương tự với 
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Phú ở 
bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2000- 2005(3). 
Theo Đàm Viết Cương và cộng sự phụ nữ cao 
tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tư 
nhân với tỉ lệ cao hơn nam giới, trong khi 
nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh 
viện với tỉ lệ cao hơn(3). Nghiên cứu của SK 
Das và cộng sự tại Ấn Độ năm 2008 trên 
53,377 bệnh nhân NCT cho thấy tỉ lệ nam/nữ = 
1,12(11). Nghiên cứu của Changsu Han và cộng 
sự tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên 
năm 2009 trên 1391 bệnh nhân NCT có tỉ lệ 
nam chiếm 42,8%(7). Điều này cho thấy tùy 
theo mẫu nghiên cứu, tùy theo dân tộc, mỗi 
chủng tộc, mỗi nước khác nhau mà tỉ lệ giới 
tính có sự khác biệt. 
Tỉ lệ bệnh nhân tập trung cao nhất tại TP. 
HCM (77,3%). Giữa các nhóm tuổi không có 
khác biệt về nơi cư ngụ (p > 0,05). Tỉ lệ bệnh 
nhân ở các tỉnh khác cũng chiếm một tỉ lệ tương 
đối do là bệnh viện tuyến Trung Ương, được 
đầu tư trang thiết bị hiện đại và mang nhiệm vụ 
điều trị cho các cán bộ và cả người dân. 
Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa (theo ICD-10) 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng 
và chuyển hóa 
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời 
gian gần đây, áp lực công việc thời hội nhập, 
cùng với thói quen ăn uống với những thức ăn 
thấp về dinh dưỡng nhưng chứa năng lượng 
cao càng làm dễ béo phì và rối loạn chuyển hóa, 
hút thuốc và sự phối hợp các yếu tố nguy cơ 
như tăng cân, béo phì đã làm gia tăng các bệnh 
về nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa ở NCT(11). 
5 bệnh cao nhất lần lượt là bệnh ĐTĐ, rối 
loạn chuyển hóa, bệnh tuyến giáp, suy dinh 
dưỡng, rối loạn các tuyến nội tiết khác. Theo 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Phú, bệnh này 
đứng hàng thứ 5(9); nghiên cứu của Lê Văn Tuấn 
và Nguyễn Hải Hằng bệnh này đứng hàng thứ 
4(6); nghiên cứu của Nguyễn Thành Phương năm 
2009 bệnh này đứng hàng thứ 3; báo cáo của 
Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho 
thấy ĐTĐ đứng hàng thứ 7 trong 10 bệnh hàng 
đầu ở NCT(8,5). Thường gặp nhất là ĐTĐ típ 2, 
với tuổi khởi phát và mắc bệnh chủ yếu từ 45 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 269
tuổi, bệnh này cũng là do quá trình phát triển 
nhanh của xã hội. 
Theo thống kê của WHO, ở người trên 70 
tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 3 đến 4 lần 
so với tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở NCT. Theo 
Nguyễn Văn Phú, nhóm tuổi mắc bệnh ĐTĐ 
cao nhất là nhóm 60-69 và rất hiếm gặp ở 
nhóm từ 80 tuổi trở lên, thường gặp nhất là 
ĐTĐ típ 2(9). Có thể do đặc thù của mỗi bệnh 
viện khác nhau nên có sự khác biệt này. 
Nghiên cứu của Ng Tze Pin và cộng sự tại 
Singapore năm 2009 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh 
ĐTĐ chiếm 19% trong những BMT(7). Sean A. 
Martin và cộng sự nghiên cứu trên dân số Úc 
thấy rằng nhóm tuổi bắt đầu mắc từ 35 và 
những nam giới độc thân ở lứa tuổi trung 
niên và cao tuổi có sự gia tăng đáng kể hơn 
nhóm đã có gia đình(10). Nghiên cứu của HL. 
DHAR ở Ấn Độ năm 2010 cho thấy tỉ lệ mắc 
bệnh ĐTĐ khoảng 20% ở người trên 65 tuổi 
và khoảng 40% ở người trên 85 tuổi(4). Mỗi 
nghiên cứu ở một quốc gia có những con số 
khác nhau nhưng hầu hết cho thấy tuổi càng 
cao tỉ lệ mắc bệnh càng cao. 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng 
và chuyển hóa theo tuổi 
Ở nhóm bệnh ĐTĐ (E10-E14) nhóm tuổi 
60 cũng có tỉ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm 
tuổi < 60, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 
0,05). Ở NCT tỉ lệ cao nhất mắc bệnh ĐTĐ ở 
nhóm tuổi 75-84 (30,7%), thấp nhất và bằng 
nhau là nhóm 85 tuổi và 65-74 (17,3%), 
nhóm 60-64 chiếm 19,3%. Nghiên cứu của 
chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Lê Văn 
Tuấn và Nguyễn Hải Hằng cho thấy tuổi 
trung bình vào khoảng 60-65 tuổi và gia tăng 
nhanh theo tuổi(6). Theo thống kê của WHO, ở 
người trên 70 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao 
gấp 3 đến 4 lần so với tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ 
chung ở NCT(13). Theo Nguyễn Văn Phú, 
nhóm tuổi mắc bệnh ĐTĐ cao nhất là nhóm 
60-69 và rất hiếm gặp ở nhóm từ 80 tuổi trở 
lên, thường gặp nhất là ĐTĐ típ 2(9). Có thể do 
đặc thù của mỗi bệnh viện khác nhau nên có 
sự khác biệt này. 
Phân bố các nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng 
và chuyển hóa theo giới 
Trong các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hóa ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi 
hầu như đều có tỉ lệ nam giới cao hơn nữ, ngoại 
trừ rối loạn chuyển hóa và bệnh tuyến giáp có tỉ 
lệ nữ > nam. Theo Đàm Viết Cương và cộng sự 
phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ y 
tế tư nhân với tỉ lệ cao hơn nam giới, trong khi 
nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh viện 
với tỉ lệ cao hơn(3), phải chăng điều này làm cho 
nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ như trên. Bên 
cạnh đó, nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam và 
trong những bệnh nhân nam giới có một số trở 
về sau chiến tranh chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh 
hưởng đến sức khỏe và bệnh tật; bệnh rối loạn 
chuyển hóa và bệnh tuyến giáp thường do thói 
quen ăn uống và hoạt động thể lực, công việc xã 
hộinên có thể đã cho kết quả như chúng tôi có 
được. Để lí giải cụ thể hơn vấn đề trên cần tiến 
hành những nghiên cứu sâu hơn. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được 
một số kết luận sau: 
Tuổi cao nhất là 97, tuổi trung bình ở nhóm 
NCT là 73,01 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 
1,12. Bệnh nhân tập trung hầu hết tại TP. HCM. 
Cơ cấu bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển 
hóa NCT năm 2009: Các nhóm cao nhất lần lượt 
là bệnh ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa, bệnh tuyến 
giáp, suy dinh dưỡng, rối loạn các tuyến nội tiết 
khác. ĐTĐ có sự gia tăng đáng kể so với những 
bệnh còn lại. Nhóm tuổi mắc bệnh ĐTĐ cao 
nhất là nhóm 60-69 và rất hiếm gặp ở nhóm từ 
80 tuổi trở lên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2010). "Già hóa dân số và chính sách chăm sóc sức khỏe 
cho người cao tuổi ở Việt Nam". Tạp chí Y học thực hành. Nhà 
xuất bản Y học. Hà Nội, tr. 1. 
2. Changsu Han, Sangmee Ahn Jo, et al (2009). "Study design and 
methods of the Ansan Geriatrics study in Republic of Korea". 
BMC Neurology, 9(10), pp. 1471-2377. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 270
3. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự (2006). "Đánh 
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam". Viện 
chiến lược và chính sách Y tế. Hà Nội, tr. 1-2. 
4. HL DHAR (2010). "Common diseases and the elderly". Hospital 
Jounal Review, Medical Research Centre, Bombay Hospital Trust, 
Mumbai, India, pp. 1-8. 
5. Halter JB., Ouslander JG., et al (2009). "Demography and 
Epidemiology". Hazzard’s Geriatric Medicine and Gerontology, The 
McGraw-Hill Companies. USA, pp. 45-67. 
6. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng (2008). Mô hình bệnh tật của 
người cao tuổi điều trị tại Viện lão khoa quốc gia năm 2008. Luận án 
tốt nghiệp Đại học, Đại học Y Dược Hà Nội, tr. 3-74. 
7. Ng TP (2009). "Chronic Disease, Functional status and quality of 
life among the elderly in Singapor". Symposium on health care 
challenges for an Ageing population: Managing health care and end of 
life decisions in Singapore, 29 May 2009. National University of 
Singapore, pp. 13-18. 
8. Nguyễn Thành Phương(2009). Mô Hình Bệnh Tật Bênh Nhân Bảo 
Hiểm Y Tế Khám Và Điều Trị Ngoại Trú Tại Biện Viện Đa Khoa 
Khu Vực Củ Chi Từ 01/01/2008 Đến 31/3/2009. Luận văn tốt 
nghiệp chuyên khoa cấp 1, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 29-56. 
9. Nguyễn Văn Phú (2006). Mô Hình Bệnh Tật, Tử Vong Và Kết Quả 
Điều Trị Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Nguyễn Trãi Từ 
2000 - 2005. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 Y Tế Công 
Cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 28-83. 
10. Sean A. Martin, Matthel T. Haren, et al (2008). "Chronic disease 
prevalence and associations in cohort of Australia men: The 
florey adelaide male ageing study(FAMAS)". BMC Public Heath. 
pp. 1-10. 
11. SK. Das, A Biswas, et al (2008). "Prevalence of Major 
Neurological Disorders Among Geriatric Population in the 
Metropolitan City of Kolkata". Original Article. India, pp. 1-9. 
12. Tổng cục thống kê(2009). Kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà 
ở năm 2009. 
13. WHO (2008). "Data for saving lives". Global Health Observatory 
Database. 

File đính kèm:

  • pdfco_cau_benh_noi_tiet_dinh_duong_va_chuyen_hoa_cua_nguoi_cao.pdf