Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019

Objective: To describe clinical and paraclinical features of 81 girls with central precocious

puberty at Haiphong Children’s Hospital from 1/2018 to 10/2019.

Methods: The method was a case-series report and studied subjects included 81 girls with

central precocious puberty. Subjects were enrolled in the study by a convenient method

without randomized selection.

Results: The majority of cases (61.73%) were found out at the age of 6-8 years with reason

of breast growth (82.71%) and first period less than 3 months. One hundred of cases showed

breast growth of Tanner 2 stage or more, pubic hair was found in 16.05% girls, first period

in 11.11% of girls, and mean height increased by 2.05 ± 0.98 cm more. Bone age was higher

than that of mean real age that was 21.9 ± 2.71 months. More than half of cases (55.56%)

had uterus height more than 34 mm. Most cases (87.7%) were done GnRH test and test

GnRH was done in 100% cases with LH < 0,3 UI/L. 100% of cases were idiopathic.

Conclusions: Central precocious puberty in girls often occurs at the age of 6-8 years,

manifesting breast growth and first period. Bone age was higher than that of real age, uterus

height was higher than 34 mm, and this central precocious puberty was often idiopathic.

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 1

Trang 1

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 2

Trang 2

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 3

Trang 3

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 4

Trang 4

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 5

Trang 5

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 6

Trang 6

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 7

Trang 7

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 8

Trang 8

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 9

Trang 9

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 14020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019

Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital in 2018-2019
Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-21
Research Paper
Clinical and Paraclinical Features of 81 Girls with Central 
Precocious Puberty at Hai Phong Children’s Hospital 
in 2018-2019
Nguyen Dinh Le*, Dang Van Chuc, Tran Huy Duy
Hai Phong University of Medicine and Pharmacy, No 72A Nguyen Binh Khiem, 
Ngo Quyen, Hai Phong, Vietnam
Received 15 January 2021
Revised 20 March 2021; Accepted 10 April 2021
Abstract
Objective: To describe clinical and paraclinical features of 81 girls with central precocious 
puberty at Haiphong Children’s Hospital from 1/2018 to 10/2019. 
Methods: The method was a case-series report and studied subjects included 81 girls with 
central precocious puberty. Subjects were enrolled in the study by a convenient method 
without randomized selection. 
Results: The majority of cases (61.73%) were found out at the age of 6-8 years with reason 
of breast growth (82.71%) and first period less than 3 months. One hundred of cases showed 
breast growth of Tanner 2 stage or more, pubic hair was found in 16.05% girls, first period 
in 11.11% of girls, and mean height increased by 2.05 ± 0.98 cm more. Bone age was higher 
than that of mean real age that was 21.9 ± 2.71 months. More than half of cases (55.56%) 
had uterus height more than 34 mm. Most cases (87.7%) were done GnRH test and test 
GnRH was done in 100% cases with LH < 0,3 UI/L. 100% of cases were idiopathic. 
Conclusions: Central precocious puberty in girls often occurs at the age of 6-8 years, 
manifesting breast growth and first period. Bone age was higher than that of real age, uterus 
height was higher than 34 mm, and this central precocious puberty was often idiopathic.
Keywords: Precocious puberty, breast growth, first period, pubic hair, case-series report, 
body mass index (BMI)
* Corresponding author.
E-mail address: nguyendinhle86@gmail.com
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i2.305
10
N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20 11
I. Đặt vấn đề
Dậy thì là giai đoạn phát triển từ trẻ em 
thành người trưởng thành. Dậy thì sớm là sự 
phát triển các đặc tính sinh dục phụ trước 9 
tuổi ở trẻ trai và trước 8 tuổi hoặc kinh nguyệt 
xảy ra trước 9,5 tuổi ở trẻ gái. [1], [13].
Dậy thì sớm ở trẻ gái bao gồm: Dậy thì sớm 
trung ương và ngoại biên. Dậy thì sớm trung 
ương (DTSTƯ) có sự tham gia của GnRH 
vào hoạt động sớm của trục dưới đồi - tuyến 
yên - tuyến sinh dục được gọi là DTSTƯ. Dậy 
thì sớm ngoại biên không có sự tham gia của 
GnRH mà do các bất thường của buồng trứng 
hoặc tuyến thượng thận gây tăng nồng độ các 
hormon sinh dục như estrogen [15]. 
Tuổi khởi phát dậy thì ở các quốc gia khác 
nhau nhưng đang có xu hướng giảm dần, nhất 
là châu Âu và châu Mỹ [12]. Lý do giảm chưa 
rõ nhưng thấy rằng có nhiều yếu tố nguy cơ 
dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ như do yếu tố di 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 81 trẻ gái dậy thì sớm 
trung ương tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2018-2019
Nguyễn Đình Lễ*, Đặng Văn Chức, Trần Huy Duy
Đại học Y Dược Hải Phòng , Số 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Nhận ngày 15 tháng 1 năm 2021
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 3 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 81 trẻ gái dậy thì 
sớm trung ương (DTSTƯ) tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 
10 năm 2019. 
Phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 81 trẻ gái được chẩn đoán là DTSTƯ. Phương 
pháp nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. Các trẻ gái được lựa chọn vào nghiên cứu theo 
phương pháp thuận tiện không xác suất. 
Kết quả: Phần lớn (61,73%) dậy thì sớm phát hiện khi trẻ được 6-8 tuổi với lý do đến khám 
bệnh là vú to (82,71%) và có kinh nguyệt dưới 3 tháng. 100% đối tượng có tuyến vú giai đoạn 
Tanner 2 trở lên, 16,05% có lông mu, 11,11% có kinh nguyệt và chiều cao tăng thêm 2,05 ± 
0,98 cm. Đối tượng có tuổi xương lớn hơn tuổi thực trung bình tại thời điểm khám bệnh là 
21,9 ± 2,71 tháng. Hơn một nửa (55,56%) trẻ gái có chiều cao tử cung trên 34 mm. Hầu hết 
(87,7%) trẻ được làm test GnRH, 100% các trường hợp LH < 0,3 UI/L đều được làm test 
GnRH. 100% các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi là dậy thì sớm trung ương vô căn. 
Kết luận: Trẻ gái DTSTƯ thường xuất hiện 6-8 tuổi biểu hiện vú to và kinh nguyệt. Tuổi 
xương cao hơn tuổi thực, bề cao tử cung trên 34 mm, thường vô căn.
Từ khóa: Dậy thì sớm, vú to, kinh nguyệt, lông mu, nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh, chỉ 
số khối
* Tác giả liên hệ
E-mail address: nguyendinhle86@gmail.com
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i2.305
12 N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20
truyền, nội tiết, môi trường sống, chế độ ăn 
uống, điều kiện sống trong gia đình và bệnh 
lý của cơ thể. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu 
về dậy thì sớm đã được công bố từ rất lâu.
Tại Việt Nam vẫn chưa có các nghiên cứu 
 ... 
IU/L, 12,84 ± 2,11 IU/L. LH đỉnh trung bình 
là: 12,59 ± 1,20 IU/L. Nồng độ LH đỉnh mỗi 
giờ và trung bình >5 IU/L khác nhau có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05.
Nồng độ FSH sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ lần 
lượt là: 14,55 ± 2,34 IU/L, 17,91 ± 2,33 IU/L, 
20,61 ± 2,71 IU/L. FSH đỉnh trung bình là 
17,69 ± 1,46 IU/L. Tỉ lệ LH/FSH trung bình 
là 0, 852 ± 0,185 (> 0,66) với có ý nghĩa 
thống kê với p= 0,042.
Nồng độ Estradiol đỉnh sau 1 giờ, 2 giờ, 
3 giờ lần lượt là: 57,672 ± 10,379 pmol/L, 
67,22 ± 11,09 pmol/L, 96,28 ± 13,45 pmol/L. 
Estradiol đỉnh trung bình là: 73,72 ± 7,01 
pmol/L.
3.11. MRI sọ não
Cả 81 trẻ gái đều được làm MRI cho kết 
quả bình thường (100%). Như vậy 100% trẻ 
gái không tìm được căn nguyên. 
IV. Bàn luận
4.1. Đặc điểm lâm sàng 
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên 
cứu
Trong số 81 trẻ gái đến khám (tuổi chẩn 
đoán) là 7,60 ± 0,20 tuổi. Trẻ gái nhỏ tuổi 
nhất là 4 tuổi 7 tháng, trẻ gái lớn tuổi nhất là 9 
tuổi 6 tháng. Từ 6 - 8 tuổi là độ tuổi tới khám 
nhiều nhất. Tuổi khởi phát dậy thì: 84,19 ± 
1,97 tháng (7,02 ± 0,16 tuổi). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp 
với Lê Ngọc Duy [1]. Theo tác giả trong số 
451 trẻ gái DTSTƯ, tuổi trung bình là 6,94 
± 1,26 tuổi và tuổi chẩn đoán là 7,8 ± 1,37 
tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với 
nghiên cứu của tại cộng hòa Pháp. Khi nghiên 
cứu 493 trẻ gái DTSTƯ vô căn trong thời 
gian 31 năm từ 1981 đến 2012, Giabicani. E 
thấy tuổi đến khám là 7,55 ± 1,44 tuổi trong 
đó có 59,8% trẻ được chẩn đoán ở độ tuổi từ 
7 đến 8 tuổi. Tuổi khởi phát dậy thì là 6,68 ± 
1,35 tuổi [10]. 
Sự khác nhau về lứa tuổi do đặc điểm dân 
số, thời gian, đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu 
khác nhau. Tuy nhiên, nhóm tuổi thường gặp 
giữa các nghiên cứu tương tự nhau, đa số trẻ 
em được chẩn đoán trên 6 tuổi.
Có khoảng 1/9 số trẻ thừa cân - béo phì, 
trẻ có cân nặng thấp chiếm 1/4 số trẻ. Kết quả 
của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của 
Lê Ngọc Duy, cho thấy trẻ gái béo phì chiếm 
7,1%, thừa cân là 22,2%, phần lớn chỉ số khối 
cơ thể là bình thường chiếm 66,5% [1].
N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20 17
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây dậy thì 
sớm ở trẻ gái. Theo De Simone M và cộng 
sự [8] báo cáo trẻ béo có tốc độ tăng trưởng 
nhanh hơn trẻ bình thường tại lứa tuổi 12,5 
đối với nữ, 13 tuổi đối với nam. Theo tác 
giả Gad B Kletter và cộng sự thì trẻ béo phì 
thường cao hơn và có tuổi xương nhiều hơn 
trẻ bình thường trong giai đoạn dậy thì [9]. 
Theo nghiên cứu của tác giả Giabicani E, 
trẻ béo có tuổi xương lớn hơn 2 lần tuổi thực 
và thời gian phát triển lông mu lớn hơn trẻ 
dậy thì sớm có cân nặng bình thường [10]. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời 
gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến 
khi khám của trẻ trung bình là 6,86 ± 1,09 
tháng. Kết quả phù hợp với Lê Ngọc Duy 
(9,6 ± 1,3 tháng) [1]. Nghiên cứu của tác giả 
Nguyễn Phương Khanh tại Bệnh viện Nhi 
đồng 1 chỉ ra rằng, thời gian từ lúc xuất hiện 
triệu chứng cho đến khi khám là 10 ± 9,25 
tháng [3]. 
4.1.2. Lâm sàng 
Vú to (82,71%) và kinh nguyệt (11,11%) 
là lý do đến khám bệnh gặp nhiều nhất. Triệu 
chứng vú to gặp ở 6-8 tuổi (62,96%) và kinh 
nguyệt gặp ở trẻ trên 8 tuổi (11,11%) (bảng 
1). Các triệu chứng lông mu và nhày âm đạo 
gặp tỷ lệ thấp. Triệu chứng vú to phù hợp với 
nghiên cứu của Lê Ngọc Duy (86,2%) [1] 
và Võ Tường Vy (68,8%) [5]. Điều này dễ 
lý giải bởi vì kinh nguyệt xuất hiện ở trẻ em 
được xem là một biểu hiện rất bất thường ở 
lứa tuổi này. Còn vú to ở trẻ gái là triệu chứng 
xảy ra sớm ở hầu hết trẻ gái dậy thì sớm và 
đây cũng là dấu hiệu mà bố mẹ của trẻ dễ 
nhận thấy nhất để đưa trẻ đi khám bệnh.
4.1.2.1. Sự phát triển của vú
Chúng tôi nhận thấy 100% trẻ gái có vú 
to, ở độ B2, B3 (bảng 2 và bảng 3). Trong 
đó độ B2 là nhiều nhất chiếm 54,32 %, B3 
là: 40,7%, B4 là: 4,94 %. Độ B1, B5 không 
xuất hiện trong mẫu nghiên cứu. Kết quả phù 
hợp với Lê Ngọc Duy, Phan Thị Yến. Vú to 
đều gặp ở 100% trẻ gái đến khám [1], [4]. 
Trong giai đoạn dậy thì, do ảnh hưởng của 
estrogen, hormon tăng trưởng (GH) và hệ số 
tăng trưởng giống insulin -1 (IGF1) kích thích 
phát triển tế bào vú ở các trẻ gái khỏe mạnh 
đang trưởng thành. Vì vậy dấu hiệu phát triển 
dậy thì đầu tiên của trẻ gái là vú to [1]. 
Theo Sultan C [16] 50-60 % các ca lâm 
sàng dậy thì sớm chỉ có duy nhất 1 đặc tính 
sinh dục thứ phát xuất hiện sớm nhất hay gặp 
nhất là vú to. Theo Marsall WA và Tanner JM 
vú to B2 là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi 
dậy thì, sau khoảng 3- 6 tháng có thể xuất 
hiện lông mu và sau khoảng 1 năm sẽ tăng 
chiều cao nhanh chóng [13]. 
4.1.2.2. Sự xuất hiện của lông mu
Hầu hết trẻ gái không có lông mu chiếm 
83,95%, còn lại P2, P3 chiếm lần lượt là 
12,35% và 3,7%. Không có lông mu P4 và 
P5 (bảng 2 và bảng 3). Lê Ngọc Duy thấy 102 
trẻ gái có lông mu chiếm 22,6%, trong khi đó 
số trẻ gái không có lông mu là 349 (77,4%) 
[1]. Về mặt lý thuyết lông mu thường xuất 
hiện sau khi có vú to khoảng 3 - 6 tháng. Tuy 
nhiên sự phát triển lông mu có thể khác nhau 
tuỳ thuộc vào từng cá thể, tính di truyền và 
tình trạng bệnh tật...
4.1.2.3. Sự xuất hiện kinh nguyệt
Theo nghiên cứu của chúng tôi có 9 trẻ gái 
xuất hiện kinh nguyệt chiếm chiếm 11,11%. 
Hiện tượng kinh nguyệt ở trẻ gái DTSTƯ 
thường xuất hiện sau khi phát triển tuyến vú 
khoảng 2 đến 3 năm, đây là mốc quan trọng 
để đánh dấu sự hoàn thiện ban đầu về chức 
năng sinh sản [13]. Trong nghiên cứu của Lê 
Ngọc Duy hiện tượng kinh nguyệt có 49/451 
18 N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20
trẻ gái, chiếm 10,9% và 402/451 trẻ gái không 
có kinh nguyệt, chiếm 89,1% [1].
4.1.2.4. Sự phát triển chiều cao 
Nghiên cứu chỉ ra chiều cao tăng so với 
tuổi khi đến khám là 1,67 ± 0,24 SD (bảng 
5). Trong đó chiều cao > 2 SD chiếm 34,57 
%. Tốc độ tăng chiều cao trung bình 1 năm: 
11,11 ± 0,79 cm. Kết quả này phù hợp với 
y văn của dậy thì sớm và của Lê Ngọc Duy, 
Marsall WA và Tanner JM [1], [13].
4.2. Cận lâm sàng
4.2.1. Tuổi xương 
Tuổi xương trung bình > tuổi thực là 21,56 
± 2,83 tháng (bảng 6). Kết quả này phù hợp 
với tiêu chuẩn chẩn đoán và phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Khanh 
(24,55 ± 14,7 tháng), với kết quả của tác giả 
Lê Ngọc Duy là 27,48 ± 10,92 tháng [1], [3]. 
Nghiên cứu của Giabicani. E tuổi xương lớn 
hơn tuổi thực ≥ 2 tuổi chỉ chiếm 30,3% [10]. 
Tuổi xương là tiêu chuẩn chẩn đoán và theo 
dõi trong quá trình điều trị DTSTƯ. Trong 
DTSTƯ đang tiến triển, tuổi xương thường 
cao hơn tuổi thực ít nhất 1 tuổi, tuy nhiên điều 
này cũng phụ thuộc vào thời gian từ khi khởi 
phát đến khi chẩn đoán, nếu thời gian này kéo 
dài sẽ làm cho tuổi xương và tuổi thực có sự 
khác biệt rõ rệt hơn [17]. 
4.2.2. Nồng độ LH, FSH, Estradiol trong máu
Nồng độ LH trung bình là 0,951 ± 0,372 
UI/L (bảng 7). LH > 0,3 IU/L chiếm 53,09%. 
FSH trung bình là 3,66 ± 1,34 UI/L. Bên cạnh 
các triệu chứng lâm sàng, định lượng nồng độ 
LH, FSH, estradiol cơ bản ban đầu cũng rất 
quan trọng, trong đó LH rất có giá trị trong 
đánh giá dậy thì sớm [2]. Nếu giá trị LH > 0,3 
IU/L mà các triệu chứng khác của DTSTƯ rõ 
ràng có thể khẳng định chẩn đoán. Ngược lại 
nếu LH ≤ 0,3 IU/L cần chỉ định làm nghiệm 
pháp kích thích GnRH [7], [17]. 
4.2.3. Đặc điểm test đồng vận GnRHa
Phần lớn bệnh nhân được chỉ định test 
đồng vận GnRH chiếm 87,7% (bảng 9). Tuy 
vậy gần 1/2 các trường hợp này có LH > 0,3 
IU/L. Tất cả các trường hợp có LH ≤ 0,3 đều 
được làm test GnRH. Nghiên cứu của chúng 
tôi việc chỉ định test đồng vận GnRH khá 
rộng rãi (1/2 trường hợp LH > 0,3 UI/L có 
làm test). Thay đổi thể chất trong thời kỳ dậy 
thì được kiểm soát bởi trục vùng dưới đồi - 
tuyến yên - tuyến sinh dục, hoạt động của 
trục này xảy ra trước, sau đó mới ảnh hưởng 
đến các đặc điểm dậy thì trên lâm sàng. Trên 
thực tế, giá trị của GnRH rất khó đo được nên 
cần phải đánh giá gián tiếp thông qua việc 
đo nồng độ các steroid sinh dục, LH, FSH cơ 
bản và sau khi làm nghiệm pháp kích thích 
GnRH để chẩn đoán DTS [1].
Mức LH, FSH, Estradiol sau làm test kích 
thích GnRHa (Mục 3.10) trong nghiên cứu 
này cho thấy giá trị đỉnh của cả LH và FSH 
sau kích thích giờ đầu, giờ thứ hai và giờ thứ 
ba đều tăng cao trên 5 IU/L. LH đỉnh 12,59 ± 
1,201 IU/L(> 5 IU/L với p < 0,05). Tỉ lệ LH/
FSH: 0,853 ± 0,18 > 0.66 với p < 0,05.
Giá trị LH sau test GnRHa có giá trị cao 
trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương, còn 
LH thấp không loại trừ chẩn đoán [14]. Test 
đồng vận GnRH (GnRHa) có độ chính xác 
cao với LH đỉnh > 5 UI/l (bằng phương pháp 
miễn dịch hoá phát quang trực tiếp (ICMI) 
chẩn đoán dậy thì sớm trung ương với độ 
nhạy 76%, độ đặc hiệu 100% [6]. Giá trị LH 
từ 5-8 UI/L có giá trị chẩn đoán cao dậy thì 
sớm trung ương ở trẻ từ 3-8 tuổi [17]. Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi định lượng LH 
đỉnh sau đáp ứng bằng phương pháp miễn 
dịch hoá phát quang trực tiếp (ICMA), đây 
N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20 19
là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở các 
phòng xét nghiệm trên thế giới vì có nhiều ưu 
điểm hơn các phương pháp khác. Chúng tôi 
cũng sử dụng giá trị LH đỉnh sau kích thích ≥ 
5 IU/L để chẩn đoán DTSTƯ trẻ gái [7].
4.2.4. Chiều cao tử cung
Chiều cao tử cung trung bình là 34,46 ± 
1,66 mm . Trong đó chiều cao tử cung > 34 
mm gặp 45 trẻ gái chiếm 55,56% (Bảng 10). 
Chúng tôi lấy giá trị chiều cao tử cung trong 
nghiên cứu của mình > 34 mm để so sánh vì 
đây là giá trị phát triển ở mức dậy thì cho mọi 
trẻ gái và được nhiều tác giả sử dụng ở Việt 
Nam và thế giới, hơn nữa có sự khác nhau 
giữa các nghiên cứu này cũng dễ hiểu vì đây 
không phải là nghiên cứu riêng về giá trị tử 
cung mà chủ yếu dựa vào giá trị này để đánh 
giá trẻ gái DTSTƯ [1].
4.2.5. MRI sọ não 
Có 100% các trường hợp có kết quả chụp 
cộng hưởng chưa phát hiện dấu hiệu bất 
thường, đánh giá tổn thương thương thực 
thể ở não. Chúng tôi không phát hiện được 
trường hợp nào bất thường. Theo Carel tỉ lệ 
bất thường trên MRI sọ não ở trẻ nữ dậy thì 
sớm trung ương khoảng 5% [7] (mục 3.11). 
V. Kết luận
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng trên 81 trẻ nữ dậy thì sớm trung 
ương tại khoa Thận- Máu- Nội tiết Bệnh viện 
Trẻ em Hải Phòng năm 2018-2019 chúng tôi 
rút ra kết luận sau:
5.1. Đặc điểm lâm sàng 
Phần lớn (61,73%) dậy thì sớm phát hiện 
khi trẻ 6-8 tuổi với lý do đến khám bệnh là vú 
to (82,71%) và có kinh nguyệt dưới 3 tháng. 
Một trăm phần trăm trẻ gái có tuyến vú 
giai đoạn Tanner 2 trở lên, 16,05% có lông 
mu, 11,11% có kinh nguyệt và chiều cao tăng 
thêm 2,05 ± 0,98 cm.
5.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Trẻ gái có tuổi xương lớn hơn tuổi thực 
trung bình tại thời điểm khám bệnh là 21,9 
± 2,71 tháng. Hơn một nửa (55,56%) trẻ gái 
có chiều cao tử cung trên 34 mm. Hầu hết 
(87,7%) đối tượng được làm test GnRH, 
100% các trường hợp LH < 0,3 UI/L đều 
được làm test GnRH. 100% đối tượng nghiên 
cứu là dậy thì sớm trung ương vô căn.
Tài liệu tham khảo
[1] Le Ngoc Duy. Research on clinical, 
paraclinical characteristics and 
treatment results of central precocious 
puberty, Doctor of Medicine Thesis. 
Hanoi Medical University 2018. (In 
Vietnamese)
[2] Hoang Thi Thuy Yen, Dang Thi Yen at al. 
Some clinical and paraclinical features 
of idiopathic precocious puberty in 
girls. National Pediatric Endocrinology 
Conference 2016. (In Vietnamese)
[3] Nguyen Phuong Khanh, Huynh 
Thoai Loan. Characteristics of central 
precocious puberty cases at Children’s 
Hospital No. 1 from 2008 to present. 
Medical Journal in Ho Chi Minh City. 
2014;18 (Appendix No. 4):33-40. (In 
Vietnamese)
[4] Phan Thi Yen, Nguyen Minh Hiep, 
Nguyen Van Son. Clinical and paraclinical 
characteristics and results of treatment 
of idiopathic central precocious puberty 
in girls at Bac Ninh Obstetrics and 
Pediatrics Hospital. e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 
2019; 207(14):237 - 241. (In Vietnamese)
20 N.D. Le et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 2 (2021) 10-20
[5] Vo Thi Tuong Vy. Efficacy after one 
year of treatment of central precocious 
puberty patients at Children’s Hospital 
No. 2. University of Medicine and 
Pharmacy at Ho Chi Minh City. 35th 
Scientific and Technical Conference 
2018. In Vietnamese
[6] Analía Verónica Freire, María Eugenia 
Escobar, Mirta Graciela Gryngarten 
et al. High Diagnostic Accuracy 
of Subcutaneous Triptorelin Test 
Compared With GnRH Test for 
Diagnosing Central Precocious Puberty 
in Girls. Clin Endocrinol 2013; 
78(3);398- 404. https://10.1111/j.1365-
2265.2012.04517.x.
[7] Carel JC, Eugster EA, Rogol A et al. 
Consensus statement on the use of 
gonadotropin - releasing hormone 
analogs in children. Pediatrics 2009; 
123(4):e752-62, https://10.1542/peds. 
2008-1783
[8] Simone MD, Farello G, Palumbo M et al. 
Growth charts, growth velocity and bone 
development in childhood obesity. Int J 
Obes Relat Metab Disord 1995; 19:851-
857
[9] Kletter GB , Klein KO, Wong YY. 
A pediatrician’s guide to central 
precocious puberty. Clin Pediatr (Phila) 
2015; 54(5):414-24. https://10.1177/ 
0009922814541807 
[10] Giabicani E, Allali S, Durand A et al. 
Presentation of 493 Consecutive Girls 
with Idiopathic Central Precocious 
Puberty: A Single-Center Study. PLoS 
One 2013; 8(7):e70931. https://doi.org/ 
10.1371/journal.pone.0070931
[11] Glisanz. V, Ratib O. Hand bone age: 
A Digital Atlas of Skeletal Maturity. 
ISBN 3-540-20951-4 Springer-Verlag 
Berlin Heidelberg New York Library of 
Congress Control Number: 2004114078.
[12] Lazar L, Lebenthal Y, Yackobovitch-
Gavan M et al. Treated and untreat 
women with indiopathic central 
precocious puberty: BMI, evoluation 
metabolic outcome and general health 
between third and fifth decades. The 
jounaral of clinical endocrinology and 
metabolism 2015; 100(4):1445-1451. 
https://10.1210/jc.2014-3748.
[13] Marshall WA, Tanner JM. Variations 
in pattern pf pubertal changes in girl. 
Arch Dis Child 1969; 44(235):291-303. 
https://10.1136/adc.44.235.291 
[14] Mogensen SS et al. Diagnostic work 
up of 449 consecutive girl who were 
reffered to be evaluated for precocious 
puberty. J Clin Endocrinol Metab 
2011; 96(5):1393-401. https://10.1210/
jc.2010-2745
[15] Nirupama KDS, Tschirhart J. Puberty-
Defining normal and understanding 
abnormal. Curent Treatment option in 
pediatric 2016; 2(3):121-130. 
16] Sultan C et al. Clinical expression 
of precocious puberty in girls. 
Endocr Dev 2012; 22:84-100. 
https://10.1159/000334304. Epub 2012 
Jul 25.
[17] Tanner JM et al. Prediction of adult height 
from height and bone in childhood. 
Archives of disease in childhood 1983; 
58:767 -776.

File đính kèm:

  • pdfclinical_and_paraclinical_features_of_81_girls_with_central.pdf