Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo

Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm về phía Đông Nam của Việt Nam, cách

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gần 200 km và cách đồng bằng sông Cửu Long gần 100km và cách thành

phố Hồ Chí Minh 230km. Côn Đảo là một khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan

phong phú và môi trường trong lành.

Do vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, môi trường Côn Đảo có nhiều nét đặc thù so với

các khu vực khác. Côn Đảo được hình thành từ nhiều thành phần các hệ sinh thái khác nhau bao

gồm vùng đất cao rừng núi, các vùng đất thấp với các hồ nước, đầm lầy, đồng bằng và đại dương

bao bọc xung quanh với nhiều hòn đảo lớn nhỏ, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, các rạn san hô; tất

cả những thành phần nầy liên kết nhau, phụ thuộc lẫn nhau tạo ra cho Côn Đảo một diện mạo

sinh thái, đa dạng sinh học rất độc đáo, hiếm nơi nào có được như Côn Đảo.

Xuất phát từ giá trị về văn hóa, lịch sử cách mạng và thiên nhiên, Côn Đảo được nhà nước

sớm quan tâm thành lập hệ thống quản lý và bảo tồn các giá trị của quần đảo. Trên lĩnh vực thiên

nhiên môi trường, nhà nước đã thành lập tại đây một khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1984 và

sau đó nâng cấp thành Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo trang 1

Trang 1

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo trang 2

Trang 2

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo trang 3

Trang 3

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo trang 4

Trang 4

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 14200
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo

Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Côn Đảo
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo 54 
Huỳnh Văn Hùng – BQL VQG Côn Đảo  
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ý THỨC BẢO TỒN 
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO 
Huỳnh Văn Hùng 
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo 
Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm về phía Đông Nam của Việt Nam, cách 
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gần 200 km và cách đồng bằng sông Cửu Long gần 100km và cách thành 
phố Hồ Chí Minh 230km. Côn Đảo là một khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan 
phong phú và môi trường trong lành. 
Do vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, môi trường Côn Đảo có nhiều nét đặc thù so với 
các khu vực khác. Côn Đảo được hình thành từ nhiều thành phần các hệ sinh thái khác nhau bao 
gồm vùng đất cao rừng núi, các vùng đất thấp với các hồ nước, đầm lầy, đồng bằng và đại dương 
bao bọc xung quanh với nhiều hòn đảo lớn nhỏ, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, các rạn san hô; tất 
cả những thành phần nầy liên kết nhau, phụ thuộc lẫn nhau tạo ra cho Côn Đảo một diện mạo 
sinh thái, đa dạng sinh học rất độc đáo, hiếm nơi nào có được như Côn Đảo. 
Xuất phát từ giá trị về văn hóa, lịch sử cách mạng và thiên nhiên, Côn Đảo được nhà nước 
sớm quan tâm thành lập hệ thống quản lý và bảo tồn các giá trị của quần đảo. Trên lĩnh vực thiên 
nhiên môi trường, nhà nước đã thành lập tại đây một khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1984 và 
sau đó nâng cấp thành Vườn Quốc gia Côn Đảo. 
I. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ: 
 Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/TTg ngày 
31/3/1993 thành lập Vườn Quốc gia Côn Đảo trên cơ sở chuyển hạng từ khu Rừng Cấm Côn Đảo 
đã được thành lập vào ngày 01/3/1984 tại Quyết định số 85/UĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay 
là Chính Phủ). Với chức năng, nhiệm vụ như sau: 
- Bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng và biển; bảo tồn các loài sinh vật rừng và biển 
đặc hữu, quý hiếm và có giá trị. 
- Bảo tồn các cảnh quan tự nhiên của rừng và biển, góp phần tôn tạo quần thể di tích lịch 
sử và văn hóa của huyện Côn Đảo. 
- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và tham 
quan du lịch. 
Năm 2009, theo Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21.01.2009 của Thủ tướng Chính phủ về 
việc phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển Vườn Quốc gia Côn Đảo giai đoạn 
đến năm 2020. 
Tổng diện tích của Vườn Quốc gia Côn Đảo là 19.990,7 hecta (gồm 14 hòn đảo lớn nhỏ). 
Trong đó: 
 Diện tích hợp phần rừng là 5.990,7 ha chia thành 3 phân khu: 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo 55 
Huỳnh Văn Hùng – BQL VQG Côn Đảo  
− Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 4.215,6 ha 
− Phân khu phục hồi sinh thái: 1.755,1 ha 
− Phân khu hành chính dịch vụ: 20 ha 
Diện tích hợp phần biển là 14.000 ha được chia thành 3 phân khu: 
− Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 1.735,1 ha 
− Phân khu phục hồi sinh thái: 2.740,2 ha 
− Phân khu phát triển: 9.524,7 ha 
 Ngoài ra, Vườn Quốc gia Côn Đảo còn quản lý vùng đệm biển: 20.500 ha 
Theo Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21.01.2010 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu và 
nhiệm vụ cụ thể Ban quản lý (BQL) Vườn Quốc gia Côn Đảo như sau: 
- Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh học và các 
loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự nhiên độc đáo của Côn Đảo để Vườn 
Quốc gia Côn Đảo trở thành một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của quốc 
gia và quốc tế. 
- Bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ che phủ rừng đầu nguồn 
các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo. Cung cáp nguồn nước ngọt cho nhu 
cầu tiêu dùng sinh hoạt và phát triẻn kinh tế trên đảo và trên biển. Đồng thời, bảo vệ rừng nhằm 
góp phần củng cố quốc phòng và an ninh vùng hải đảo tiền tiêu phía Đông Nam Tổ quốc. 
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng để phát triển 
du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch – dịch vụ chất 
lượng cao, có tầm cỡ khu vực và quốc tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế và xã 
hội của huyện Côn Đảo. 
II. Tiềm năng đa dạng các hệ sinh thái biển Côn Đảo 
Vùng biển Côn Đảo mang tính chất của hệ sinh thái biển nhiệt đới đại diện cho vùng biển 
Đông Nam nước ta, thể hiện ở vị trí, địa lý, sự nóng ấm quanh năm và sự phân bố đa dạng của 
các thành phần động, thực vật biển nhiệt đới. 
Nằm trên vùng giao lưu của hai luồng hải lưu ấm từ phía nam lên, lạnh từ phía bắc xuống 
cho nên vùng biển Côn Đảo có sự đa dạng về thành phần các hệ sinh thái và phong phú về thành 
phần, số lượng, trữ lượng tài nguyên sinh vật biển. 
Đặc biệt, các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học biển tại Côn Đảo do được quan tâm 
quản lý bảo tồn rất sớm nên tương đối còn nguyên vẹn có ý nghĩa quan trọng cho khoa học, bảo 
tồn và phát triển kinh tế xã hội. 
Côn Đảo là khu vực có sự phong phú, đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên, cơ bản điển hình 
là các hệ sinh thái tự nhiên sau: 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo 56 
Huỳnh Văn Hùng – BQL VQG Côn Đảo  
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo 
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn 
- Hệ sinh thái cỏ biển 
- Hệ sinh thái san hô 
Với tiềm năng đa dạng sinh học phong phú, có nhiều loài động thực vật, đặc hữu quí 
hiếm, có nhiều hệ sinh thái rừng và sinh thái biển. Vì vậy, công tác nâng cao ý thức bảo tồn tài 
nguyên, thiên nhiên và môi trường Côn Đảo là hết sức quan trọng cần được thực hiện thường 
xuyên, liên tục để hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững cho Côn Đảo. 
III. Vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn thiên nhiên Côn Đảo 
Trong thời gian gần đây vai trò và tầm quan trọng của giáo dục môi trường và vai trò của 
giáo dục môi trường trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững đã 
được nhiều khu bảo tồn thiên, vườn quốc gia tổ chức thực hiện. Giáo dục môi trường được xem 
là một trong những cách tốt nhất, chi phối hành vi của con người đối với môi trường và qua đó, 
giáo dục đã đóng góp lớn cho công tác quản lý tài nguyên thiên và phát triển bền vững. 
Giáo dục môi trường cung cấp cho cộng đồng những kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về 
môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường. Khuyến khích 
cộng đồng tôn trọng và quan tâm đến tầm quan trọng của môi trường, tham gia tích cực vào cải 
thiện và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, giáo dục môi trường còn giúp cho cộng đồng cơ hội tham 
gia giải quyết các vấn đề về môi trường có liên quan đến cộng đồng. 
Ở Côn Đảo có khoảng gần 7.000 dân. Không kể đến lực lượng vũ trang thì nhóm dân số 
lớn nhất Côn Đảo là cán bộ công chức, viên chức; nhóm lớn thứ hai là học sinh khoảng 1500 và 
nhóm còn lại là dân. Một nhóm khác rất quan trọng và thường xuyên lên đảo để tránh gió bão, 
trao đổi hậu cần, thực phẩm, đó là ngư dân vãng lai trên biển. 
Vườn Quốc gia Côn Đảo quản lý diện tích khá lớn, chiến hơn 80% toàn đảo. Dân cư sống 
tập trung tại đảo lớn Côn Sơn, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên rừng và biển Côn 
Đảo. Chính vì vậy, cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn tài 
nguyên, thiên nhiên tại Côn Đảo. 
Trong thời gian qua, BQL Vườn Quốc gia Côn Đảo thường xuyên tổ chức tuyên truyền 
nâng cao nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước 
mở nhiều đợt tập huấn, hội thảo, hội nghị truyền thông về môi trường cho các cơ quan đơn vị và 
cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. 
Các nhóm đối tượng thường xuyên được tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi 
trường: 
- Học sinh trong các trường học; 
- Ngư dân trên biển (ngư dân địa địa phương và ngư dân các tỉnh); 
- Khách du lịch; 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo 57 
Huỳnh Văn Hùng – BQL VQG Côn Đảo  
- Cộng đồng địa phương và lực lượng vũ trang. 
Mỗi nhóm đối tượng đều có chương trình và phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận 
thức bảo vệ môi trường khác nhau. 
1. Chương trình giáo dục môi trường cho học sinh trong trường học 
Chương trình này được thực hiện tại Trường tiểu học Cao Văn Ngọc và trường PTCS và 
PTTH Võ Thị Sáu huyện Côn Đảo. Hàng năm, Vườn thành lập các câu lạc bộ bảo tồn trong 
trường học và thu hút đông đảo học sinh tham gia. Đây là chương trình ngoại khóa, được thực 
hiện sau giờ học chính của em ở trường. Mỗi tuần các câu lạc bộ này sinh hoạt một lần, mỗi buổi 
sinh hoạt tập trung vào một chủ đề như các loài có nguy cơ tuyệt chủng, môi trường sống của các 
loài động vật hoang dã, mạng lưới sự sống, chuổi thức ănLồng ghép vào chủ đề chính là các 
hoạt động khác như thảo luận, vẽ tranh, kể chuyện, chơi các trò chơi có liên quan đến môi trường 
nhằm bổ sung cho nội dung đã tuyên truyền cho các em học sinh. Ngoài ra, đình kỳ hướng dẫn 
các em tham gia các hoạt động dã ngoại trong vườn quốc gia, qua đó giúp các em nâng cao ý 
thức bảo vệ môi trường. 
Về chương trình hè: 
Ngoài chương trình chính ở trường học vào dịp hè Vườn tổ chức cho các em học sinh 
khối lớp 6, 7 và 8 tham quan kết hợp tìm hiểu tài nguyên môi trường tại các đảo. Đây là chương 
trình dã ngoại giúp cho học sinh vừa học vừa tìm hiểu đời sống của các loài động vật hoang dã 
như rùa biển, Dugong, tìm hiểu rừng ngập mặn, các loài sinh vật biển khác và tham gia các trò 
chơi liên quan đến môi trường, thu gom rác trên các bãi biển. Thông qua các chương trình giáo 
dục môi trường này nhằm giúp cho các em học sinh luôn tự hào về vùng đất của mình và có 
những việc làm thiết thực với môi trường và các chia sẽ những kiến thức học được với người thân 
và bạn bè xung quanh. 
2. Chương trình giáo dục môi trường cho ngư dân 
Cộng đồng ngư dân địa phương có khoảng gần 90 hộ, chủ yếu là thuyền nhỏ đánh bắt ven 
bờ. Hình thức đánh bắt chủ yếu là lưới giăng, câu và lặn có sử dụng thuốc gây mê xianua để đánh 
bắt hải sản làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên 
tình trạng khai thác hủy diệt đã giảm. Nhiều hộ ngư dân ý thức được tầm quan trọng của biển và 
có một số hộ đang chuyển dần sang vận chuyển khách du lịch sinh thái biển, bơi lội ngắm san hô. 
Hàng năm, đến mùa gió bão, biển động mạnh, có rất đông ghe tàu đánh của ngư dân các 
tỉnh từ Miền trung đến Cà Mau vào neo đậu và núp gió trong các phân vùng biển của Vườn Quốc 
gia Côn Đảo. Để nâng cao nhận bảo vệ tài nguyên biển cho ngư dân, Vườn đã tiến hành chương 
trình nâng cao nhận thức bảo tồn tài nguyên biển cho ngư dân bằng thuyền lưu động trên biển. 
Hình thức tuyên truyền trực quan sinh động như sử dụng máy chiếu projector, chiếu phim, phát 
tờ rơi phân vùng biển và tờ rơi nhận dạng các loài động vật biển quí hiếm cho ngư dân. Để thực 
hiện tốt chương trình này Vườn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan như bộ đội biên 
phòng, Đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hỗ trợ thực hiện. Mỗi tàu ngư dân sau khi tham gia đều 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Chương trình nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo 58 
Huỳnh Văn Hùng – BQL VQG Côn Đảo  
ghi nhận lại số hiệu ghe, số ngư dân để phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng 
kiểm lâm. 
3. Chương trình giáo dục môi trường đối với khách du lịch 
Năm 2001, BQL Vườn Quốc gia Côn Đảo đã thành lập Phòng du lịch sinh thái và Giáo 
dục môi trường. Với chức năng tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và thực hiện công tác tuyên 
truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Các cán bộ Vườn đã được đào tạo các kỹ 
năng, phương pháp diễn giải môi trường để tuyền truyền, giới thiệu nhằm nâng cao ý thức bảo 
tồn tài nguyên thiên đối với khách du lịch đến tham quan du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn 
Đảo. Xây dựng hệ thống các bảng diễn giải thiên nhiên, các bảng tự hướng dẫn trên các tuyến, 
điểm du lịch sinh thái để cung cấp thông tin cho khách du lịch. 
4. Chương trình giáo dục môi trường cho cộng đồng dân cư và lực lượng vũ trang 
Huyện Côn Đảo không có đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, chỉ có 9 khu dân cư 
với khoảng 1500 hộ gia đình. Chương trình này tập trung chủ yếu cho cộng đồng địa phương ở 9 
khu dân cư và lực lượng vũ trang trên đảo. Định kỳ, nhóm cán bộ giáo dục môi trường phối hợp 
với Ban điều hành các khu dân cư và ban chỉ huy các lực lượng vũ trang để tuyên truyền nâng 
cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học Côn Đảo cho cộng đồng địa phương. Nội 
dung các buổi tuyên truyền là triển khai các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến môi 
trường, giới thiệu tầm quan trọng của hệ sinh thái và các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng và 
biển Côn Đảo. 
Kết quả đạt được 
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Côn Đảo được quản lý và bảo tồn tương đối 
nguyên vẹn chính là nhờ làm tốt công tác truyền thông và giáo dục môi trường. Cộng đồng địa 
phương đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng và biển Côn Đảo. Thông 
qua các chương trình nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường và các giá trị môi trường 
đối với cuộc sống của con người. Cộng đồng địa phương có trách nhiệm đến môi trường và khai 
thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Để thực hiện tốt công tác truyền thông và giáo dục môi trường Côn Đảo, Vườn đã kết hợp 
chặt chẽ với các đơn vị hữu quan để triển khai thực hiện. Đối với ngư dân kết hợp với Đồn Biên 
phòng và Đội Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đối với lực lượng vũ trang kết hợp BCH quân sự huyện 
và đối với học sinh thì kết hợp với Ban giám hiệu các nhà trường. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_nang_cao_y_thuc_bao_ton_tai_nguyen_thien_nhien.pdf