Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1

Những yêu cầu học tập ở lớp 1

Bước vào lớp 1 là “bước ngoặt” trong đời sống của

trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo chuyển từ hoạt động

chơi sang hoạt động học. Trẻ bắt đầu tham gia vào

các hoạt động bắt buộc có ý nghĩa xã hội, chịu trách

nhiệm trước giáo viên (GV) và nhà trường trong hoạt

động học tập.

Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động ở trường

tiểu học khác với các hoạt động ở trường mầm non. Sự

lĩnh hội tri thức được biểu hiện dưới nhiều dạng khác

nhau chứ không chỉ là hình thức trò chơi. Trong giờ học,

học sinh (HS) đều phải tuân theo sự hướng dẫn của GV,

phải thực hiện tốt những yêu cầu cao đối với các mặt

khác nhau về nhân cách của trẻ em, đòi hỏi phát huy các

phẩm chất tâm lí, các tri thức và kĩ năng của trẻ em. HS

phải có tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, hiểu được

ý nghĩa xã hội đối với học tập, phải tuân thủ theo các yêu

cầu và quy tắc của sinh hoạt nhà trường. Muốn học tập

có kết quả, HS phải có những hứng thú nhận thức, kĩ

năng học tập và năng lực trí tuệ; hiểu rõ ý nghĩa của các

nhiệm vụ học tập, nắm được các phương thức hành động,

biết tự đánh giá.

Để giải quyết các nhiệm vụ học tập HS tiểu học cần

có các phẩm chất ý chí; tự điều chỉnh ý thức hành vi, có

ý thức tổ chức trong giờ học không chỉ các hành vi bên

ngoài mà cả những hành động trí tuệ bên trong như chú

ý, trí nhớ, tư duy. Việc học tập của trẻ chủ yếu dựa vào

bản thân với những hoạt động phong phú, dưới sự hướng

dẫn của GV.

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 1

Trang 1

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 2

Trang 2

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 3

Trang 3

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 4

Trang 4

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 5

Trang 5

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 04/01/2022 10340
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 138-143 
138 
CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀO LỚP 1 
Trần Y Lan - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 
Ngày nhận bài: 09/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. 
Abstract: For children, entering into primary school is considered a significant milestone of the 
life. That is a transition to new stage with new learning environment and relationships. Therefore, 
family need prepare psychological changes for children to help them adapt to learning environment 
at the first grade. This article mentions some necessary contents that children need to be prepared 
for the first grade. 
Keywords: Kindergartener, first grade, primary school, preparation. 
1. Mở đầu 
Giáo dục mầm non (GDMN) có vị trí quan trọng 
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên của 
quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người, đồng 
thời góp phần chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học. Trẻ 
bước vào lớp 1 có sự chuyển dần hoạt động chủ đạo từ 
vui chơi sang hoạt động học tập. Đây là quá trình rất cần 
có sự tổ chức, hướng dẫn và giáo dục đúng đắn của cả 
gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu không được chuẩn bị 
tốt trước khi vào lớp 1 thì có thể ở một số trẻ sẽ có những 
biểu hiện như: tâm lí sợ sệt, bỡ ngỡ không thích ứng với 
cuộc sống và hoạt động ở trường phổ thông; khó khăn 
trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và thiết lập các 
mối quan hệ với mọi người xung quanh,... Chính vì vậy, 
việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 giữ một vai trò quan trọng 
và cần thiết. Nhưng chuẩn bị như thế nào, khi nào thì trẻ 
sẵn sàng vào học lớp 1 là vấn đề cần được quan tâm, 
nghiên cứu. Bài viết này trình bày về một số nội dung 
cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Những yêu cầu học tập ở lớp 1 
Bước vào lớp 1 là “bước ngoặt” trong đời sống của 
trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo chuyển từ hoạt động 
chơi sang hoạt động học. Trẻ bắt đầu tham gia vào 
các hoạt động bắt buộc có ý nghĩa xã hội, chịu trách 
nhiệm trước giáo viên (GV) và nhà trường trong hoạt 
động học tập. 
Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động ở trường 
tiểu học khác với các hoạt động ở trường mầm non. Sự 
lĩnh hội tri thức được biểu hiện dưới nhiều dạng khác 
nhau chứ không chỉ là hình thức trò chơi. Trong giờ học, 
học sinh (HS) đều phải tuân theo sự hướng dẫn của GV, 
phải thực hiện tốt những yêu cầu cao đối với các mặt 
khác nhau về nhân cách của trẻ em, đòi hỏi phát huy các 
phẩm chất tâm lí, các tri thức và kĩ năng của trẻ em. HS 
phải có tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, hiểu được 
ý nghĩa xã hội đối với học tập, phải tuân thủ theo các yêu 
cầu và quy tắc của sinh hoạt nhà trường. Muốn học tập 
có kết quả, HS phải có những hứng thú nhận thức, kĩ 
năng học tập và năng lực trí tuệ; hiểu rõ ý nghĩa của các 
nhiệm vụ học tập, nắm được các phương thức hành động, 
biết tự đánh giá. 
Để giải quyết các nhiệm vụ học tập HS tiểu học cần 
có các phẩm chất ý chí; tự điều chỉnh ý thức hành vi, có 
ý thức tổ chức trong giờ học không chỉ các hành vi bên 
ngoài mà cả những hành động trí tuệ bên trong như chú 
ý, trí nhớ, tư duy. Việc học tập của trẻ chủ yếu dựa vào 
bản thân với những hoạt động phong phú, dưới sự hướng 
dẫn của GV. 
Từ những quan điểm trên, theo chúng tôi, mức độ 
được chuẩn bị của trẻ mẫu giáo trước khi đến trường phổ 
thông được hiểu là sự phát triển toàn diện của nhân cách 
trẻ, được xem xét ở hai phương diện có liên quan chặt 
chẽ với nhau, đó là: 
- Mức độ được chuẩn bị về tâm thế của trẻ nói chung 
(sự phát triển đến trình độ cần thiết về trí tuệ, đạo đức, 
thể chất, ý chí, thẩm mĩ...) và sự sẵn sàng về mặt tâm lí 
trước khi vào học tiểu học (trẻ có lòng mong muốn được 
đến trường, được học tập, được trở thành người HS; các 
quá trình nhận thức và tư duy phát triển ở mức độ cao; 
các phẩm chất ý chí, các kĩ năng xã hội được hình 
thành...). 
- Sự hình thành ở trẻ những kĩ năng và thói quen cần 
thiết cho hoạt động học tập, như: tự phục vụ, hoạt động 
theo nhóm, sử dụng đồ dùng học tập, diễn đạt rõ ràng, 
mạch lạc; ý thức tổ chức kỉ luật; tinh thần trách nhiệm; 
tính tự giác... 
Như vậy, để trẻ có thể thích ứng với điều kiện học tập 
mới khi vào tiểu học, trường mầm non cần có những biện 
pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp nhằm đảm 
bảo sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ. 
2.2. Một số nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 
Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là rất quan trọng. 
Theo các nhà tâm lí - giáo dục, học tập ở lớp 1 có tác 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 138-143 
139 
động rất lớn đến việc bé có yêu trường học, yêu việc học 
hành và tìm được phương pháp học tập tốt cho những 
năm sau này hay không. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ đến 
lớp 1 trong những ngày đầu đầy hăm hở và chỉ vài tuần 
sau đã chán nản đòi bỏ học ở nhà. Trước hết, cần khẳng 
định, vào lớp 1 là một “bước ngoặt” lớn trong cuộc đời 
của mỗi đứa trẻ: đang ... ng, chơi với nước, cát, chơi đóng vai... khuyến khích 
trẻ sử dụng những từ gần gũi về toán trong cuộc sống 
hàng ngày. 
- Hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm văn học 
thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ, đọc truyện cho 
trẻ nghe, dạy trẻ biết cách tự lấy sách, truyện để “đọc”, 
biết giở trang sách, dạy trẻ nhận biết chữ cái, mặt số và 
viết tên của mình, tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với 
lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch, tôn trọng, 
khuyến khích sự sáng tạo của trẻ khi sử dụng câu, từ; tập 
cho trẻ nói “tròn câu” và nói lên cảm xúc, tình cảm mong 
muốn cho người khác hiểu. 
- Theo dõi, đánh giá thường xuyên sự phát triển nhận 
thức, ngôn ngữ của trẻ để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn 
hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ. 
- Phối hợp cùng phụ huynh phát hiện những trẻ có 
khó khăn về nhận thức, về ngôn ngữ để có biện pháp 
thích hợp giúp đỡ trẻ. 
2.2.4. Hình thành ở trẻ những kĩ năng cần thiết để giúp 
trẻ thích nghi với môi trường học tập và sinh hoạt ở 
trường tiểu học 
Để bước vào môi trường học tập và sinh hoạt mới mà 
ở đó đòi hỏi tính độc lập, tự giác và chủ động cao, việc 
hình thành những kĩ năng sinh hoạt tối thiểu cho trẻ là 
thực sự cần thiết, giúp trẻ tự giác, tích cực, tự tin tham 
gia vào các hoạt động hàng ngày ở trường tiểu học. 
Những kĩ năng này bao gồm: 
- Kĩ năng lao động và kĩ năng tự phục vụ: Các hoạt 
động lao động ở lứa tuổi mẫu giáo hầu hết được thực hiện 
dưới dạng nhiệm vụ do người lớn đề ra và giao cho trẻ. 
Ngoài lao động tự phục vụ, cần phải tập cho trẻ tham gia 
vào các hoạt động theo nhóm, tập thể và hình thành ở trẻ 
tinh thần trách nhiệm với công việc được giao: trực nhật 
lớp, chăm sóc cây, làm việc ở khu vườn trường, vệ sinh 
sân trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, chế tạo các đồ dùng 
đồ chơi bằng giấy, bìa cứng, vải... 
Để hình thành kĩ năng lao động và thực hiện các 
nhiệm vụ lao động cho trẻ, GV cần: giải thích tỉ mỉ ý 
nghĩa của công việc, tác dụng của nó đối với những 
người khác; dạy trẻ những phương thức, kĩ năng làm việc 
cần thiết (đặc biệt là kĩ năng sử dụng các công cụ và vật 
liệu); hướng dẫn trẻ cùng nhau lập kế hoạch và phối hợp 
hoạt động trong nhóm. 
Những kĩ năng lao động cần thiết giúp trẻ có thể độc 
lập thực hiện quá trình lao động hay tham gia vào hoạt 
động của nhóm. Đây là điều kiện thiết yếu để trẻ dễ dàng 
hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt ở các bậc 
học cao hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là 
làm sao cho những hành động lao động của trẻ thực sự 
mang lại kết quả cao, mà phải giúp trẻ hiểu được những 
hành động này chính là hành động lao động. Chính việc 
ý thức được các hành động lao động sẽ quyết định đặc 
điểm phát triển tâm lí của trẻ, tạo cơ sở để trẻ bước vào 
môi trường mới, môi trường mà hoạt động học tập và lao 
động đóng vai trò cốt yếu, đồng thời chuẩn bị cho trẻ 
hướng tới cuộc sống tương lai với tư cách là những thành 
viên có ý thức của xã hội. 
- Kĩ năng học tập: Với đòi hỏi của giáo dục tiểu học, 
để trẻ mầm non vào lớp 1 theo kịp được chương trình học 
thì việc chuẩn bị cho trẻ có các kĩ năng học tập là vô cùng 
cần thiết. Những kĩ năng đầu đời này sẽ trở thành thói quen 
của trẻ trong suốt những năm học ở trường tiểu học và phổ 
thông. Vì vậy, phụ huynh và GV cần: tạo cho trẻ thói quen 
ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế; bàn học phải đúng kích 
thước và phù hợp với chiều cao của trẻ, tập cho trẻ ngồi 
thẳng lưng, để sách, vở ngay ngắn, không cúi đầu quá sát 
khi đọc hoặc viết, tô màu...; dạy cho trẻ kĩ năng sử dụng 
các dụng cụ học tập: sử dụng bút chì, bút màu; cầm bút 
đúng cách; sử dụng thước kẻ; cách để giấy khi viết, vẽ, tô 
màu... tạo cho trẻ thói quen gọn gàng, chỉ lấy những dụng 
cụ học tập nào cần sử dụng ra khỏi hộp đựng, túi, cặp và 
cất đúng chỗ sau khi sử dụng xong; dạy trẻ biết bảo quản, 
giữ gìn đồ dùng học tập sạch sẽ, ngăn nắp. 
Ngoài ra, cần tổ chức cho trẻ cho trẻ đến thăm quan 
trường tiểu học, làm quen với lớp học, thầy cô, các nội 
quy của trường tiểu học để trẻ làm quen dần với môi 
trường mới sẽ làm cho trẻ bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang 
ngôi trường mới. 
2.3. Nhiệm vụ của gia đình và nhà trường trong việc 
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 
2.3.1. Đối với trường mầm non 
Để công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 có 
hiệu quả, trường mầm non cần chú ý một số hình thức 
sau đây: 
2.3.1.1. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trẻ 
Nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học được 
thể hiện đầy đủ, toàn diện trong hoạt động học và các hoạt 
động của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Mỗi 
hoạt động có thế mạnh riêng, ví dụ: thể dục và các trò chơi 
vận động giúp cho trẻ phát triển thể lực, nhanh nhẹn, hoạt 
bát hơn; Làm quen với toán, trò chơi xây dựng, trò chơi học 
tập... giúp trẻ lĩnh hội được những biểu tượng sơ đẳng về 
không gian, thời gian, phát triển trí tuệ cho trẻ... Do vậy tổ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 138-143 
142 
chức tốt các hoạt động, thực hiện tốt chương trình chăm sóc 
và giáo dục mầm non là một trong những hình thức, biện 
pháp có hiệu quả để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 
- Tổ chức hoạt động vui chơi: Cần sử dụng hoạt động 
vui chơi như một phương tiện giáo dục, phát triển toàn 
diện cho trẻ cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ và tình cảm 
đạo đức, thẩm mĩ. GV phải tạo điều kiện cho trẻ được 
vui chơi tích cực, độc lập, sáng tạo, không gò ép, áp đặt 
trẻ, đồng thời đảm bảo các điều kiện về thời gian chơi, 
môi trường chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Ngoài ra, 
để hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục cao, 
cần thường xuyên cung cấp, làm giàu vốn biểu tượng của 
trẻ về thế giới xung quanh, lựa chọn phương pháp, hình 
thức tổ chức hướng dẫn trẻ chơi phù hợp với đặc điểm 
của trẻ, theo dõi, giúp đỡ, động viên, khích lệ trẻ kịp thời. 
- Tổ chức hoạt động học: + GV cần vận dụng linh hoạt, 
sáng tạo phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hình 
thức học tập phong phú, hấp dẫn, phù hợp với hứng thú, nhu 
cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ học qua chơi, cho trẻ được 
thực hành, được trải nghiệm, tích cực sử dụng các trò chơi, 
các yếu tố chơi, các tình huống chơi trong dạy học tích hợp 
theo chủ đề; + Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được học 
theo nhóm nhỏ. Quan tâm đến sự phát triển nhận thức của 
trẻ nhưng không nên quá chú trọng vào việc dạy trẻ các kiến 
thức, kĩ năng đơn lẻ mà cần giúp trẻ biết suy nghĩ, biết chia 
sẻ ý tưởng cùng nhau, tăng cường sự hợp tác giữa GV và 
trẻ...; + Tổ chức môi trường hoạt động phong phú, khai thác 
các tình huống thực tiễn, tận dụng các phương tiện, nguyên 
vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, ở địa phương, trong lớp 
học... để kích thích tính sáng tạo, tính tự lập, tính tích cực 
nhận thức của trẻ. 
- Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở 
trường mầm non: + Việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng 
ngày cần tạo cho trẻ có điều kiện, cơ hội để khám phá 
môi trường gần gũi xung quanh, lĩnh hội tri thức, rèn 
luyện kĩ năng cần thiết để chuẩn bị vào học tiểu học; hình 
thành ở trẻ khả năng chủ động giải quyết những vấn đề, 
những tình huống thực tiễn...; - Tổ chức chế độ sinh hoạt 
hàng ngày cho trẻ cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thoả 
mãn đầy đủ các nhu cầu cơ bản của trẻ và phù hợp với 
từng độ tuổi; Không áp đặt trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được 
phát triển tối đa và tự nhiên những khả năng mà trẻ vốn 
có; Đảm bảo cho trẻ được hoạt động tích cực, nghỉ ngơi 
thoải mái, tránh quá sức. 
2.3.1.2. Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục của gia đình với 
giáo dục của trường mầm non, trong đó giáo dục nhà 
trường giữ vai trò chủ đạo 
GV mầm non cần phải chủ động phối hợp với gia 
đình trong công tác giáo dục, chăm sóc trẻ em nói chung. 
Nhà trường vạch rõ mục tiêu, nhiệm vụ của gia đình; 
thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương 
pháp, biện pháp và hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; 
động viên gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường 
mầm non thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị cho 
trẻ, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. 
2.3.1.3. Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục 
ở trường mầm non với giáo dục ở trường tiểu học 
Giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học là hai giai 
đoạn kế tiếp nhau trong quá trình giáo dục. Nội dung giáo 
dục của hai giai đoạn này phải có tính liên tục, hệ thống 
và kế thừa nhau. Vì vậy, cần có mối quan hệ chặt chẽ, 
thống nhất giữa giáo dục của trường mầm non với giáo 
dục của trường tiểu học, nhất là mục tiêu, nội dung, 
nhiệm vụ giáo dục HS lớp 1. 
Ở trường mầm non, GV mầm non cần nghiên cứu 
chương trình học tập của HS ở trường tiểu học, nhất là 
lớp 1; những yêu cầu, nội quy học tập của trường tiểu 
học..., trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non sao cho trẻ có thể thích ứng nhanh 
chóng với nội dung, nhiệm vụ và những yêu cầu của hoạt 
động học tập khi các em vào lớp 1. 
Ở trường tiểu học (đặc biệt là GV lớp 1) cũng cần phải 
nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non để trên cơ sở 
đó có sự kế thừa, phát huy những thành quả mà trường mầm 
non đã đạt được trong công tác giáo dục trẻ em. 
Trường mầm non cần tổ chức cho trẻ đi tham quan 
và làm quen với HS, GV lớp 1, nhằm tạo điều kiện cho 
họ gần gũi nhau, hiểu biết những hoạt động của nhau. 
Trong những ngày lễ hội, trường mầm non và trường tiểu 
học nên tổ chức các hoạt động cùng nhau cho trẻ như: 
cùng cắm trại, cùng hát múa, cùng vui chơi...; qua đó, 
giúp trẻ mẫu giáo gần gũi với các anh chị lớp trên, trở 
nên mạnh dạn, lanh lợi, biết thêm nhiều điều mới lạ, hấp 
dẫn và nảy sinh lòng mong muốn đi học, mong muốn 
được trở thành HS tiểu học. 
Khi trẻ vào lớp 1, GV cần nắm được hồ sơ kết quả giáo 
dục ở trường mầm non, trên cơ sở đó xây dựng phương 
hướng, mục tiêu giáo dục thích hợp với từng trẻ. Đồng thời, 
GV mầm non nên theo dõi kết quả học tập và hành vi của 
trẻ đã chuyển lên học phổ thông, nghiên cứu những khó 
khăn thường gặp của các em khi học tập và rèn luyện trong 
môi trường mới, trên cơ sở đó cải tiến nội dung, phương 
pháp và biện pháp giáo dục nhằm không ngừng nâng cao 
hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 
2.3.2. Đối với gia đình trẻ 
Theo các chuyên gia, sự thay đổi rõ rệt của môi 
trường sinh hoạt, cụ thể là việc chuyển hoạt động chủ đạo 
từ vui chơi sang học tập có thể dẫn đến hàng loạt khó 
khăn ban đầu đối với trẻ, như: Không biết tự giác làm 
theo những yêu cầu của GV (do chưa phát triển tâm lí 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 138-143 
143 
toàn diện, chưa quen tự thực hiện mọi việc mà không có 
người thân bên cạnh); chưa có khả năng tập trung chú ý 
trong một thời gian dài và cùng lúc ghi nhớ nhiều thông 
tin... Áp lực học tập là nguyên nhân khiến trẻ có thể có 
những phản ứng tiêu cực, vì vậy, phụ huynh cần quan 
tâm và tìm giải pháp để hỗ trợ trẻ. Cụ thể: 
- Khơi dậy ở trẻ niềm hứng khởi khi đi học như: cùng 
con mua sắm cặp, sách vở, đồng phục mới; cùng con bọc 
sách, viết nhãn vở... để con tự chọn và trang trí góc học tập. 
- Trẻ nhỏ nếu không có thói quen tự phục vụ thường 
bị stress khi không có phụ huynh ở bên. Để tránh điều 
đó, phụ huynh cần dạy con thói quen tự lập, như: tự mặc 
quần áo, tự đi vệ sinh, tập cho con ăn thức ăn đa dạng, sử 
dụng thìa, đũa...; khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một 
vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học 
tập - vui chơi và nghiêm túc thực hiện nó. 
- Quan tâm đến những mong muốn của trẻ về việc 
học tập. Hướng dẫn trẻ cách trình bày ý kiến và khuyến 
khích trẻ tập “thương lượng” để đạt được điều bản thân 
mong muốn... 
Khi trẻ vào lớp 1, phụ huynh phải là “người đồng 
hành” cùng trẻ. “Người đồng hành” chính là người luôn 
bên cạnh trẻ nhưng không làm hộ trẻ mà chỉ trợ giúp khi 
trẻ gặp trở ngại bằng cách nói chuyện với trẻ, giúp trẻ 
nhận biết được cách thức giải quyết hợp lí mỗi tình huống 
xảy ra. Điều này cũng sẽ kích thích tính tích cực, độc lập, 
tự chủ của trẻ trong học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng 
ngày; giúp trẻ chiến thắng được sự sợ hãi và ngày càng 
thêm tự tin vào bản thân. 
3. Kết luận 
Trẻ khi bước vào lớp 1 cần phải có sự chuẩn bị tốt từ phía 
gia đình và nhà trường. Để trẻ mẫu giáo thích ứng nhanh 
chóng với điều kiện học tập mới khi vào tiểu học, trường 
mầm non và gia đình phải chuẩn bị tốt về các mặt thể lực, trí 
tuệ và tâm thế cho trẻ, để trẻ có thể thích nghi và học tập tốt 
ở trường tiểu học, nhất là ngay từ khi vào học lớp 1. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 07/04/2008 Ban hành Điều lệ trường 
mầm non. 
[2] Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009). Cẩm nang nghiệp vụ 
quản lí giáo dục mầm non. NXB Hà Nội. 
[3] Học viện Quản lí giáo dục (2013). Quản lí trường 
mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Bộ GD-ĐT (2010). Thông tư số 23/2010/TT-
BGDĐT ngày 23/07/2010 ban hành quy định về Bộ 
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. 
[5] Nguyễn Ánh Tuyết (2005). Giáo dục mầm non: những 
vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Ánh Tuyết (1999). Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi 
vào trường phổ thông. NXB Giáo dục. 
[7] Xôkhina Ph.A. (1997). Chuẩn bị cho trẻ vào trường 
phổ thông. NXB Giáo dục Matxcơva. 
GIÁO DỤC TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CHO TRẺ... 
(Tiếp theo trang 132) 
- Thông qua hoạt động kể chuyện, đọc thơ: nội dung 
những câu chuyện, bài thơ phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về 
cách cư xử đúng, có những hành vi tốt, cách giải quyết 
vấn đề hiệu quả. 
- Thông qua trò chơi sáng tạo: trò chơi sáng tạo là 
những trò chơi mà chủ đề, nội dung, cách chơi đều do trẻ 
tưởng tượng tạo ra. Trò chơi phản ánh sinh hoạt, trong 
trò chơi này, trẻ phản ánh những hiện tượng của cuộc 
sống gần gũi trẻ, phản ánh những việc làm, những mối 
quan hệ của những người xung quanh. Qua đó, trẻ dần 
dần hiểu được những hiện tượng trong xã hội người lớn, 
tập có thái độ thích nghi với xã hội đó. 
3. Kết luận 
Việc giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ ngay từ khi 
còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. 
Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự 
ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh 
sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục 
cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lí dựa 
trên quan điểm then chốt của giáo dục mầm non là “lấy 
trẻ làm trung tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra 
nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lê Thị Bừng (1998). Gia đình trường học đầu tiên 
của lòng nhân ái. NXB Giáo dục. 
[2] Ngô Công Hoàn (1995). Tâm lí học trẻ em. NXB Hà Nội. 
[3] Ngô Công Hoàn (2009). Giáo trình Giáo dục gia 
đình. NXB Giáo dục Việt nam. 
[4] Nguyễn Ánh Tuyết (2001). Phương pháp nghiên 
cứu trẻ em. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) - Lương Kim Nga - 
Trương Kim Oanh (1998). Tâm lí trẻ em lứa tuổi 
mầm non. NXB Giáo dục. 
[6] Đinh Thị Kim Thoa (2009). Giáo trình đánh giá 
trong giáo dục mầm non. NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfchuan_bi_cho_tre_mau_giao_vao_lop_1.pdf