Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

A, DINH DƯỠNG- SỨC KHỎE:

- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích nghi với chế độ thời gian biểu của nhóm trẻ

- Rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uống:

 + Tập cho trẻ tự xúc ăn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay bẩn.

 + Biết ăn uống từ tốn và biết ăn những món ăn mới.

- Rèn luyện cho trẻ thói quen tốt về vệ sinh các nhân, đi tiêu- tiểu đúng nơi quy định.

- Biết bảo vệ cơ thể, giữ gìn an toàn cho bản thân và cho bạn trong khi chơi- không theo người lạ ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa được phép của cô.

B, PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:

- Củng cố và phát triển các vận động: Bò, đi, chạy, nhảy và giữ thăng bằng cho cơ thể.tập cho trẻ các phản ứng nhanh nhẹn với hiệu lệnh.

- Biết phối hợp tay, chân và mắt qua các vận động ngoài trời.

- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Giúp trẻ thực hiện các kỹ năng một cách khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay qua: xâu hạt, xếp hình.

- Thực hiện và làm chủ các vận động: Ném bóng bằng một tay, bò có mang vật trên lưng, đi thay đổi tốc độ nhanh chậm, nhảy xa bằng hai chân.

 

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 1

Trang 1

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 2

Trang 2

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 3

Trang 3

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 4

Trang 4

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 5

Trang 5

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 6

Trang 6

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 7

Trang 7

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 8

Trang 8

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 9

Trang 9

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 77 trang baonam 04/01/2022 3961
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé

Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé
Chủ đề : 	 
Thời gian thực hiện 4 tuần 
từ ngày : 01/10 đến ngày 27/10/2012
(4tuần, từ ngày 01/10/2012 đến ngày 27/10/2012)
I .CÔNG TÁC CHUNG:
- Lập thành tích tốt chào mừng ngày 20/10 Quốc tế phụ nữ.
- Tham gia hội thi “Ai khéo tay” chào mừng ngày 20/10 do công doàn trường tổ chức
- Chuẩn bị cho trẻ tham gia hội thi “Người mẫu nhí” do trường tổ chức
- Hoàn thành hồ sơ sổ sách của cô và trẻ.
- Kiểm tra HSSS cô và trẻ đợt 1
- Dự giờ định kỳ các hoạt động ở các lớp
- Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu, tổ chức đều các hoạt động trong ngày.
- Tập cho trẻ đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định.
- Hình thành ở cháu ý thức và thói quen giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Rèn các nề nếp ở giờ hoạt động chung, hoạt động góc, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân và giáo dục lễ giáo .
- Tham dự chuyên đề thực hành do Phòng giáo dục tổ chức. Dự giờ trường MN 2/9, trường MN Hoa Lợi, trường MG Nhơn Phú
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
- Khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá, rèn luyện các thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
III . KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỀ NẾP – THÓI QUEN:
 1. HỌẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
- Trẻ biết tên mình, giới tính và sở thích của mình.
- Trẻ biết các giác quan và các bộ phận trên cơ thể mình.
- Dạy trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học, không đùa nghịch nói chuyện trong giờ học
- Trẻ ham thích đi học, khi cô hỏi trẻ biết mạnh dạn giơ tay trả lời to- rõ ràng.
 2 .VUI CHƠI:
- Bước đầu dạy trẻ biết tên các góc chơi và biết sử dụng đồ chơi ở các góc, tự chọn các góc chơi theo ý thích.
- Biết chơi theo nhóm cùng các bạn
- Trật tự trong khi chơi, không quăn ném đồ chơi, nhường nhịn bạn trong khi chơi.
 3. VỆ SINH – LAO ĐỘNG:
- Trẻ nhận đúng ký hiệu đồ dùng cá nhân.
- Hướng dẫn trẻ một số thao tác rửa tay – rửa mặt cho trẻ.
- Biết nhặt rác bỏ vào sọt, không vứt rác bừa bãi.
 4. GIÁO DỤC – LỄ GIÁO:
- Dạy trẻ biết chào cô, chào mẹ, bố . . . khi đến lớp và khi ra về.
- Dạy trẻ chào hỏi khi có khách đến lớp.
- Hòa đồng với bạn bè, lịch sự trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
- Củng cố bồi dưỡng lí thuyết thực hiện chuyên đề phát triển nhận thức: Nhận biết tập nói và vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường.
- Nâng cao chất lượng dinh dưỡng, giáo dục an toàn giao thông.
V. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN:
 CHỦ ĐỀ: “ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ”
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
A, DINH DƯỠNG- SỨC KHỎE:
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích nghi với chế độ thời gian biểu của nhóm trẻ 
- Rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uống:
 + Tập cho trẻ tự xúc ăn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay bẩn.
 + Biết ăn uống từ tốn và biết ăn những món ăn mới.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tốt về vệ sinh các nhân, đi tiêu- tiểu đúng nơi quy định.
- Biết bảo vệ cơ thể, giữ gìn an toàn cho bản thân và cho bạn trong khi chơi- không theo người lạ ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa được phép của cô.
B, PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:
- Củng cố và phát triển các vận động: Bò, đi, chạy, nhảy và giữ thăng bằng cho cơ thể...tập cho trẻ các phản ứng nhanh nhẹn với hiệu lệnh.
- Biết phối hợp tay, chân và mắt qua các vận động ngoài trời.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Giúp trẻ thực hiện các kỹ năng một cách khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay qua: xâu hạt, xếp hình... 
- Thực hiện và làm chủ các vận động: Ném bóng bằng một tay, bò có mang vật trên lưng, đi thay đổi tốc độ nhanh chậm, nhảy xa bằng hai chân...
2.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
+ Biết tên gọi của các đồ chơi
 + Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy các đồ vật ở xung quanh
 + Sử dụng được một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc
 + Biết tên, nhận ra hai màu cơ bản: đỏ và xanh
 + Nhận biết so sánh kích thước cao – thấp, to – nhỏ, số lượng ít nhiều của đồ dùng đồ chơi. 
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trẻ hiểu lời nói và thực hiện được nhiệm vụ gồm hai hành động.
- Trẻ nói câu có 5 – 7 từ
- Nghe và phân biệt, bắt chướt âm thanh của các đồ dùng, các hiện tượng tự nhiên, tiếng đồng hồ lắc, chuông kêu, gió thổi, mưa rơi.
- Trẻ đọc được các bài thơ trong chủ đề: Thơ “giờ ăn” , “ ấm và chảo”, “chổi ngoan”...
- Kể được chuyện: “Vệ sinh buổi sáng ”.
- Biết mở sách xem và gọi tên các đồ dùng đồ chơi quen thuộc.
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
- Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, đồ chơi của lớp.
- Biết tên của mình
- Biết chào (có thể được nhắc)
- Biết chào hỏi, nói “ dạ thưa” với người lớn, cầm và đưa cho người lớn vật gì đó bằng hai tay.
- Trẻ thể hiện tình cảm qua hát, múa, vẽ, lắp ráp theo hình qua các hoạt động ngoài trời
V. CHUẨN BỊ:
	1. Môi trường: Trang trí tranh ảnh về bé và gia đình, hình ảnh các đồ dùng đồ chơi trong gia đình, tranh ảnh về bản thân và các giác quan của trẻ, tranh các nhóm thực phẩm.
	2. Đồ dùng:
- Mô hình chuyện: “ Vệ sinh buổi sáng”, thơ: “ giờ ăn”, Thơ: “ Ấm và chảo”, thơ: “ Chổi ngoan”
- Đồ dùng đồ chơi màu đỏ, đồ dùng đồ chơi màu xanh.
- Đồ chơi ở góc bán hàng: Quần áo, mũ dép, hàng trang trí  ... ”. Cô nhảy trước cho trẻ xem, cho từng tốp trẻ nhảy qua suối
- Trò chơi : “Lộn cầu vòng”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 1. Tên trẻ vắng , lí do : 
 ..........................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 3. Hoạt động khác :
	 ..
 .
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
 .
 .
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 ..
 Thứ 4, ngày 24 tháng 10 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH 
 * PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 * Tập với bóng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập các động tác BTPTC đúng, đều theo nhịp bài hát “Quả bóng”.
- Biết ném bóng bằng một tay đúng tư thế 
- Trẻ phản ứng nhanh, biết chạy tránh khi thấy cô quơ tay đuổi bắt trong trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
 - Giaó dục tính nhanh nhạy và ý thức học tập tốt 
II. Chuẩn bị:
1. Không gian tổ chức: trong lớp
2. Đồ dùng:
- Cô và trẻ mỗi người 1 quả bóng nhựa.
- 12 mũ dê, 1 khăn voan.
3. Phương pháp:
- Làm mẫu – Giải thích – Luyện tập.
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Hoạt động 1:
Cho trẻ làm các vận động viên ôm bóng ra sân tập (đi chậm, đi nhanh, chạy). Sau đó đứng thành vòng tròn tập các động tác BTPTC.
 2. Hoạt động 2: “ Bé tập với bóng”
Cho trẻ tập mỗi động tác 3 lần, kết hợp với bài hát: “Quả bóng”
- Động tác tay.
- Động tác lưng bụng.
- Động tác chân.
- Động tác bật.
 3. Hoạt động 3: “Bé cùng khám phá đồ chơi” 
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “ Dung dăng dung dẻ” về 2 nhóm chơi với đồ chơi:
 - Cho trẻ chơi với các quả bóng 
 4. Hoạt động 4: “ Ném bóng 1 tay” cho trẻ nhắc lại tên vận động vài lần 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi: “Ném bóng bằng 1 tay”
 - Cô làm mẫu kết hợp giải thích : 
 - Từ đầu hàng cô bước ra đến vạch mức cô cúi xuống cầm bóng . Cô cầm bóng bằng 1 tay đứng chân trước , chân sau đưa bóng lên cao sau đó dùng sức ném mạnh bóng về phía trước 
 - Cô ném lại lần 2 cho trẻ xem 
- Lần lượt cho trẻ ở hai đầu hàng lên chơi, lần 2 có hình thức thi đua (khuyến khích trẻ ném thật xa . Trong lúc trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ kịp thời, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi:
- Con đang chơi gì nào?
- Hỏi trẻ tên vận động cơ bản.
- Mời 1 trẻ lên chơi, nhắc lại.
 5. Hoạt động 5:. TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê”
- Cô nói bên bờ suối có nhiều chú dê non đang gặm cỏ, các con hãy làm những chú dê, cô làm “Người bắt dê”. Chúng ta cùng chơi nhé.
Cô dùng khăn bịt kín mắt lại, vừa đưa tay quơ bắt trẻ vừa đọc lời đồng dao: 
“Đâu nào dê con 
 Ta đi tìm nhé!
 Bắt! Bắt dê nào!”
- Khi bắt được 1 trẻ, cô giở khăn ra và nói bắt được con dê  rồi!
- Những lần chơi sau cho trẻ làm người bắt dê
 6. Hoạt động 6: Hồi tỉnh:
Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng quanh sân tập.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 1.Chuẩn bị:
 - Bóng nhựa đủ cho cô và trẻ 
- Tranh vẽ bài thơ “Chổi ngoan”.
 2. Cách tiến hành:
- Cho trẻ ôn luyện “Bé cùng nhảy qua suối’
- Cho trẻ làm quen bài thơ “Cô giáo”
- Chơi động “Bóng tròn to”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1.Tên trẻ vắng , lí do : 
 ..........................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 3. Hoạt động khác :
	 ..
 .
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
 .
 .
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 ..
___________________________________
 Thứ 5 , ngày 25 tháng 10 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH :
 * PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 * NDTH : NHẢY QUA SUỐI 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được kích thước to, nhỏ của các đồ chơi 
- Biết chọn đồ chơi to , nhỏ đưa lên theo yêu cầu của cô.
- Rèn khả năng phối hợp giữa mắt và tay trẻ.
- Phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ phát âm được các từ: “Ôtô to , – Ô tô nhỏ” 
 Qủa bóng to. Quả bóng nhỏ..
- Trẻ biết nhảy qua suối hái quả to , quả nhỏ giúp bạn búp bê.
* Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động và thu dọn đồ chơi sau hoạt động đúng nơi qui định 
II. Chuẩn bị:
1. Không gian tổ chức: trong lớp
2. Đồ dùng
Một con gấu to, một con gấu nhỏ . một con thỏ to , một con thỏ nhỏ 
- Mỗi trẻ 1 rổ nhựa có: 1 xe ô tô to, một xe ô tô nhỏ , 1 quả bóng to , một quả bóng nhỏ 
- Mô hình nhà thỏ có các luống cà rốt to , luống cà rốt nhỏ .
- 2 vạch dài làm con suối 
3. Phương pháp:
- Trực quan– Đàm thoại – Luyện tập.
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Hoạt động 1: * Ổn định lớp:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời mưa , che dù”. Cho trẻ đi tham quan gian hàng đồ chơi và hỏi trẻ : Các con thấy có những đồ chơi gì ? ( Gấu , thỏ , bóng , ô tô) cho trẻ mua một số đồ chơi mang về đọc dung dăng dung dẻ trẻ về chỗ ngồi 
 2. Hoạt động 2: Cho trẻ NBPB các đồ chơi to , nhỏ 
Các con đã mua được những đồ chơi gì nào ?
 * Đây là đồ chơi gì ? ( Con gấu ) 
 - Con gấu này như thế nào ?( To) 
 - Còn con gấu này thì sao ? ( Nhỏ)
 - Con gì có cái tai dài thế này ? ( Con thỏ ) – Con thỏ này thì sao ? ( To) 
 - Còn con thỏ này ? ( Nhỏ)
 3 . Hoạt động 3 : Luyện tập 
 Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Chia đồ chơi” và đi về chỗ ngồi lấy rổ đồ dùng ra 
 Trong rổ của các con cũng có rất nhiều đồ chơi mnào là ô tô , nào là bóng các con hãy xếp tất cả ô tô ra nào ? ( Cho trẻ xếp ô tô ra)
 - Cô chỉ tay và hỏi ? Đây là cái gì ? (Ôtô)
Ô tô này như thế nào ( To )
- Thế con ô tô này thì như thế nào ?( Nhỏ)
- Cho cả lớp đồng thanh : “Ô tô to , ô tô nhỏ” 2 lần.
- Gọi vài cá nhân trẻ nhận biết kích thước to, nhỏ của ô tô 
 (Dạy trẻ nhận biết kích thước to, nhỏ quả bóng tương tự như dạy ở nhóm ô tô .) ( Cô kiểm tra và cho trẻ đọc đồng thanh , cá nhân )
* Liên hệ thực tế : Cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có đồ chơi nào to , đồ chơi nào nhỏ ( Cho trẻ tìm và phát hiện )
 4.Hoạt động 4: Trò chơi củng cố
Đọc câu đố về con thỏ cho trẻ đoán.
Hỏi trẻ: Thỏ thích ăn gì?
- Cho trẻ làm thỏ nhảy qua suối đến vườn cà rốt, mỗi trẻ nhổ 1 cà rốt to, 1 cà rốt nhỏ. Sau đó mang tặng 2 chị em thỏ. Cà rốt to tặng thỏ chị, cà rốt nhỏ tặng thỏ em
* Kết thúc
Cô cùng trẻ hát bài “ Thế giới đồ chơi”	
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 1. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 rổ có các cặp đồ chơi to , nhỏ
 2. Cách tiến hành:
- Cho trẻ ôn luyện phân biệt kích thước to nhỏ.
- Chơi “Làm thỏ nhảy”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
C.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Tên trẻ vắng , lí do : 
 ..........................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
 3. Hoạt động khác :
	 ..
 .
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
 .
 .
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 ..
 Thứ 6, ngày 26 tháng 10 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 * PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: Thơ
 * Vận động theo nhạc: “Cháu yêu bà”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cảm thụ nhịp điệu bài thơ.
- Biết đọc thơ theo cô, trẻ thuộc các từ cuối của câu thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Biết làm một số động tác minh họa.
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua bài thơ.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo bài hát: “Cháu yêu bà”
* Giáo dục trẻ yêu thương những người thân của minh. Biết quan tâm và giúp đỡ người thân làm những việc vừa sức.
II. Chuẩn bị:
1. Không gian tổ chức: trong lớp
2. Đồ dùng:
- Powerpoint về nội dung bài thơ: “ chổi ngoan”.
- Giá để tranh, que chỉ.
- Đàn Organ.
3. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm – Đàm thoại – Luyện tập.
III. Tổ chức hoạt động
 1. Hoạt động 1:* Ổn định lớp, tạo tình huống:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”
 2. Hoạt động 2: Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ: “ Chổi ngoan”
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ: “ Chổi ngoan” 1-2 lần
- Cô đọc bài thơ : “ Chổi ngoan” qua nàn hình powerpoint (1-2 lần)
- Cô giải thích nội dung bài thơ: Bà tuy đã già rồi nhưng rất thích làm việc nhà, sáng nào bà cũng dậy sớm quét nhà, quét sân- Nhà thơ Vũ Thanh Tâm đã viết bài thơ “ Chổi ngoan” để nói về tình cảm thương yêu lo lắng của cháu bé đối với bà, bà làm lụng vất vả bé ước muốn lớn thật nhanh để đỡ đần công việc giúp cho bà
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần nữa.
 * Đàm thoại với trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? (cô đọc cho trẻ nghe lần nữa)
- Chuyển đội hình bằng trò chơi “Gió thổi”
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài thơ: 
- Buổi sáng chổi đã làm những công việc gì ? 
- Đến chiều chổi lại làm gì để giúp bà ?
- Điều bé mong ước nhất là gì?
 3.Hoạt động 3 : Dạy trẻ đọc thơ: “ Chổi Ngoan”
- Cho cả lớp đọc cùng cô 3 - 4 lần
- Mời từng tổ đứng lên đọc thơ
- Mời từng nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ “ theo trò chơi chuyền ngôi sao”
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ phát âm chưa chính xác
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ
- Cho cả lớp đọc lại lần nữa
+ Giáo dục trẻ yêu quý những người thân của mình, nhà nào có ông bà thì phải vâng lời ông bà, giúp đỡ ông bà làm một số việc vừa sức
- Nhận xét tuyên dương trẻ 
 4. Hoạt động 4: VĐTN: “ Cháu yêu bà “
- Cho trẻ vừa hát vừa vận động nhịp nhàng theo bài hát “ Cháu yêu bà “ 2 lần 
- Chuyển đội hình vòng tròn, cho trẻ vận động bài hát 2 lần nữa.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 1.Chuẩn bị:
- Tranh bà quét nhà 
- Một số loại rau, củ, quả có kích thước to - nhỏ (Mỗi loại 2 củ to - nhỏ)
 2. Cách tiến hành:
- Cho trẻ ôn luyện kỹ năng đọc bài thơ : “Chổi ngoan” 
- Cho trẻ nhận biết phân biệt kích thước to - nhỏ của rau, củ, quả
- Chơi động “Dung dăng dung dẻ”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
C.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1. Tên trẻ vắng , lí do : 
 Hôm nay cháu Tuệ xin nghỉ phép đến hết tháng, các cháu khác đi học đông đủ .
2. Hoạt động chủ định :
 Hôm nay các cháu ngoan ngoãn, giờ học phát biểu to, rõ ràng.
 3. Hoạt động khác :
	 Mấy hôm nay thời tiết thay đổi lạnh nên các cháu đi học muộn ảnh hưởng đến giờ tập thể dục sáng
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 Nhắc trẻ giờ ăn không nói chuyện làm rơi vãi cơm.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ:
I/ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
	- Các mục tiêu giáo viên đã từng thực hiện đầy đủ. Tuy nhưng các mục tiêu về phát triển thẩm mỹ các cháu thực hiện chưa tốt.
	- Đa số các chấu ở độ tuổi còn nhỏ nên truyền đạt ý thức cho trẻ còn khó khăn.
II/ NỘI DUNG:
	- Giáo viên đã chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và kịp thời gian.
	- Tiết học sinh động trẻ hứng thú.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động có chủ đích:
	- Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ.
	- Cháu tiếp thu bài tốt.
	- Một số tiết: tạo hình, thể dục cháu thực hiện còn yếu.
* Hoạt động ngoài trời:
	- Cháu được ra sân, tìm hiểu, quan sát, trò chuyện về cảnh vật và việc làm của mọi người.
	- Phát triển tình cảm xã hội tốt.
	- Chơi các trò chơi dân gian trẻ hừng thú.
* Hoạt động góc:
	- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
	- Trẻ chơi xong chưa tự xếp đồ chơi.
IV/ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC:
	Các cháu thực hiện về sinh thường xuyên nhưng kỹ năng chưa thành thạo.
	Cô cần rèn thêm vệ sinh cho trẻ.
* Ăn ngủ:
	- Trẻ ăn hết xuất nhưng còn chậm.
	- Một số cháu hay nói chuyện.
	- Các cháu ngủ đúng giờ và sâu giấc.
V/ LƯU Ý:
	- Cô cần làm nhiều đồ dùng hơn nữa.
	- Cô cần quan tâm đến các cháu còn yếu.
ĐÓNG CHỦ ĐỀ:
- Cô cho trẻ ôn luyện những gì đã học trong chủ điểm.
- Trẻ hát và biểu diễn văn nghệ.
- Ôn luyện, đóng kịch về chủ điểm.
- Làm tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi của bé.
- Cho trẻ tập những đồ chơi đơn giản.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
“CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Quy Nhơn, Ngày Tháng 10 Năm2012

File đính kèm:

  • docchu_de_do_dung_do_choi_cua_be.doc