Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê

I/ CÔNG TÁC CHUNG:

- Duy trì vệ sinh nhóm, đồ chơi đồ dùng.

- Trang trí lớp, góc theo chủ điểm “Bé đi du lịch vui ghê”

- Cân đo vẽ biểu đồ tăng trưởng tháng 4 cho trẻ.

- Rèn tốt nề nếp học tập, vệ sinh, vui chơi, ăn ngủ, quản lý trẻ an toàn.

- Phòng tránh các tai nạn, thương tích cho trẻ

- Làm tốt công tác CSGD trẻ, tạo cho trẻ tâm thế thích đi học ở 1 số trẻ mới

- Kết hợp với phụ huynh có kế hoạch chăm sóc thêm trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn.

- Hoàn thành sổ sách cô và trẻ.

II/ NỀ NẾP - THÓI QUEN.

1) Hoạt động học : ( Luyện tập có chủ đích )

- Tiếp tục rèn nề nếp học tậpï.

- Rèn trẻ trong giờ học chăm phát biểu, nói to, rõ ràng, đủ câu

- Biết lấy đồ dùng học tập và cất đúng nơi quy định

- Động viên trẻ mới đi học, trẻ nhút nhát tham gia hoạt động.

* Yêu cầu: Đạt từ 70 - 80% nội dung đã đề ra

* Biện pháp:

Trong giờ học cô động viên trẻ mạnh dạn đứng lên trả lời các câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói nhỏ hoặc nói chưa đủ câu cô khuyến khích trẻ nói to hơn và nhắc lại câu nói cho đầy đủ ý.

- Cô nhắc trẻ đến kệ lấy đồ dùng, học xong phải cất vào chỗ cũ.

2) Hoạt động vui chơi : Chủ điểm: “Bé đi du lịch vui ghê”

- Rèn trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi - Chơi ngoan - Trật tự

- Trẻ biết nhường nhịn và phối hợp với bạn khi chơi

- Rèn trẻ chủ động thu dọn đồ chơi đồ dùng.

* Yêu cầu: Đạt từ 80 - 90% nội dung đề ra

* Biện pháp:

Trong giờ vui chơi của trẻ, cô bao quát, nhắc nhở trẻ giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc của vai chơi - Sau khi làm xong việc rồi mới chuyển sang nhóm chơi khác - Khi chơi không la hét to và tranh giành đồ chơi của bạn.

3) Vệ sinh- lao động :

- Trẻ biết giữ tay chân, mặt mũi sạch sẽ

- Tập cho trẻ tự xúc cơm ăn gọn gàng, tránh đổ vãi

- Sau khi ăn xong, biết xếp chén thìa gọn gàng

- Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống: Ho che miệng, không bốc thức ăn.

 * Yêu cầu: Đạt từ 80 - 90% nội dung đề ra

* Biện pháp:

Trong sinh hoạt hàng ngày cô nhắc cháu giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khi tay chân bị bẩn phải đi rửa ngay. Nếu bị sổ mũi không dùng tay quệt ngang.

Gần cuối bữa ăn, cô động viên trẻ tự xúc cơm ăn. Nhắc trẻ xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi ra bàn. Ăn xong bỏ thìa vào rổ - Xếp chén vào xô gọn gàng

4) Giáo dục lễ giáo :

- Dạy trẻ không không ồn ào, la hét khi có khách đến thăm lớp

- Dạy trẻ tư thế ngồi, đi đứng ngay ngắn, gọn gàng.

- Giáo dục trẻ biết một số quy định khi tham gia giao thông.

* Yêu cầu: Đạt từ 75 - 85% nội dung đề ra

* Biện pháp:

- Trong sinh hoạt hàng ngày, cô dạy trẻ khi có khách đến thăm lớp phải biết chào khách và giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào, không la hét to

- Cô nhắc trẻ khi ngồi học, ngồi ăn phải ngồi ngay ngắn - Tác phong đi đứng phải đàng hoàng, không chạy nhảy, leo trèo.

 III/ CHUẨN BỊ:

- Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đảm bảo an toàn cho trẻ

- Tranh ảnh, truyện, sách theo chủ điểm: “ Bé đi du lịch vui ghê”

- Các PTGT: Ô tô, tàu hỏa, xe đạp, máy bay xung quanh trẻ .

- Trang trí trường lớp theo chủ điểm.

- Đất nặn, giấy A4, bút vẽ, để trẻ nặn, vẽ, tô màu

- Lựa chọn 1 số trò chơi, bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề

 

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 1

Trang 1

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 2

Trang 2

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 3

Trang 3

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 4

Trang 4

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 5

Trang 5

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 6

Trang 6

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 7

Trang 7

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 8

Trang 8

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 9

Trang 9

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 89 trang baonam 04/01/2022 8080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê

Chủ đề Bé đi du lịch vui ghê
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ:
I/ CÔNG TÁC CHUNG:
- Duy trì vệ sinh nhóm, đồ chơi đồ dùng.
- Trang trí lớp, góc theo chủ điểm “Bé đi du lịch vui ghê”
- Cân đo vẽ biểu đồ tăng trưởng tháng 4 cho trẻ.
- Rèn tốt nề nếp học tập, vệ sinh, vui chơi, ăn ngủ, quản lý trẻ an toàn.
- Phòng tránh các tai nạn, thương tích cho trẻ
- Làm tốt công tác CSGD trẻ, tạo cho trẻ tâm thế thích đi học ở 1 số trẻ mới
- Kết hợp với phụ huynh có kế hoạch chăm sóc thêm trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn.
- Hoàn thành sổ sách cô và trẻ.
II/ NỀ NẾP - THÓI QUEN.
Hoạt động học : ( Luyện tập có chủ đích )
- Tiếp tục rèn nề nếp học tậpï. 
- Rèn trẻ trong giờ học chăm phát biểu, nói to, rõ ràng, đủ câu
- Biết lấy đồ dùng học tập và cất đúng nơi quy định
- Động viên trẻ mới đi học, trẻ nhút nhát tham gia hoạt động. 
* Yêu cầu: Đạt từ 70 - 80% nội dung đã đề ra
* Biện pháp: 
Trong giờ học cô động viên trẻ mạnh dạn đứng lên trả lời các câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói nhỏ hoặc nói chưa đủ câu cô khuyến khích trẻ nói to hơn và nhắc lại câu nói cho đầy đủ ý. 
- Cô nhắc trẻ đến kệ lấy đồ dùng, học xong phải cất vào chỗ cũ.
Hoạt động vui chơi : Chủ điểm: “Bé đi du lịch vui ghê”
- Rèn trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi - Chơi ngoan - Trật tự
- Trẻ biết nhường nhịn và phối hợp với bạn khi chơi
- Rèn trẻ chủ động thu dọn đồ chơi đồ dùng..
* Yêu cầu: Đạt từ 80 - 90% nội dung đề ra
* Biện pháp: 
Trong giờ vui chơi của trẻ, cô bao quát, nhắc nhở trẻ giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc của vai chơi - Sau khi làm xong việc rồi mới chuyển sang nhóm chơi khác - Khi chơi không la hét to và tranh giành đồ chơi của bạn.
Vệ sinh- lao động : 
- Trẻ biết giữ tay chân, mặt mũi sạch sẽ
- Tập cho trẻ tự xúc cơm ăn gọn gàng, tránh đổ vãi
- Sau khi ăn xong, biết xếp chén thìa gọn gàng
- Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống: Ho che miệng, không bốc thức ăn.
 * Yêu cầu: Đạt từ 80 - 90% nội dung đề ra
* Biện pháp: 
Trong sinh hoạt hàng ngày cô nhắc cháu giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khi tay chân bị bẩn phải đi rửa ngay. Nếu bị sổ mũi không dùng tay quệt ngang. 
Gần cuối bữa ăn, cô động viên trẻ tự xúc cơm ăn. Nhắc trẻ xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi ra bàn. Ăn xong bỏ thìa vào rổ - Xếp chén vào xô gọn gàng
Giáo dục lễ giáo : 	
- Dạy trẻ không không ồn ào, la hét khi có khách đến thăm lớp
- Dạy trẻ tư thế ngồi, đi đứng ngay ngắn, gọn gàng. 
- Giáo dục trẻ biết một số quy định khi tham gia giao thông. 
* Yêu cầu: Đạt từ 75 - 85% nội dung đề ra
* Biện pháp: 
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cô dạy trẻ khi có khách đến thăm lớp phải biết chào khách và giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào, không la hét to 
- Cô nhắc trẻ khi ngồi học, ngồi ăn phải ngồi ngay ngắn - Tác phong đi đứng phải đàng hoàng, không chạy nhảy, leo trèo.
 III/ CHUẨN BỊ: 
- Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Tranh ảnh, truyện, sách theo chủ điểm: “ Bé đi du lịch vui ghê” 
- Các PTGT: Ô tô, tàu hỏa, xe đạp, máy bayxung quanh trẻ .
- Trang trí trường lớp theo chủ điểm.
- Đất nặn, giấy A4, bút vẽ, để trẻ nặn, vẽ, tô màu 
- Lựa chọn 1 số trò chơi, bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề 
 IV.MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN:
Chủ đề: BÉ ĐI DU LỊCH VUI GHÊ!
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
 A, DINH DƯỠNG- SỨC KHỎE:
- Trẻ biết hàng ngày cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đủ chất dinh dưỡng, ăn hết xuất, không kén chọn.
- Trẻ biết ăn sạch, uống sạch để phòng tránh bệnh tật. 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường.
 B, PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG: 
- Trẻ thực hiện các kỹ năng một cách khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay qua: Nặn bánh xe, xé dán theo đường châm kim, xếp ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả. 
- Trẻ phối hợp được các hoạt động cơ bản và các giác quan , thực hiện và làm chủ được các hoạt động đó .
 2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ nhận biết tên và công dụng của một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, Ô tô, tàu hoả, tàu thủy, máy bay
- Biết được đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông này: Hình thức, âm thanh phát ra, nơi hoạt động.
- Biết phân loại các phương tiện giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt).
- Phân biệt được kích thước to - nhỏ, dài - ngắn, màu sắc xanh - đỏ - vàng của các loại phương tiện giao thông.
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Trẻ biết được công dụng và lợi ích của các phương tiện giao thông
- Trẻ nhận biết và phân biệt được tên gọi của các loại phương tiện giao thông.
- Trẻ biết bày tỏ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc. Biết lắng nghe và trả lời được các câu hỏi của người lớn về các phương tiện giao thông.
- Trẻ hát được các bài hát :“Em đi qua ngã tư đường phố”, “Em tập lái ô tô”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, đọc thuộc các bài thơ “Con tàu”, “ Đèn giao thông”.
- Kể được chuyện “Chuyến du lịch của gà trống choai”, “Câu chuyện về chiếc xe ủi” hoặc mô tả qua tranh dưới sự gợi ý của cô.
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
- Tự tin, mạnh dạn trong việc giao tiếp khi quan sát, khám phá những đặc điểm của một số phương tiện giao thông
- Trẻ biết được một số luật giao t ... RIỂN NGÔN NGỮ 
Hoạt động kể chuyện 
NDKH: VĐTN: “NHỮNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện .
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Biết trẻ lời các câu hỏi to, rõ ràng. Biết công dụng của xe ủi dùng để ủi và xúc đồ vật
- Phát triển vốn từ cho trẻ
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời bài hát: “Những phương tiện giao thông”.
- Giáo dục trẻ biết giúp cô, giúp bố mẹ làm những việc vừa sức vì nó mang lại niềm vui cho mọi người và cho bản thân mình
II. Chuẩn bị:
1. Không gian tổ chức: Trong lớp
2. Đồ dùng:
- Sa bàn cát có 1 số cây cam, 1 đống đá cuội.
- 1 xe ủi to - 1 xe ủi nhỏ màu xanh (Bằng đồ chơi)
- Một số quả cam nhỏ bằng nhựa
- Powerpoint về “Câu chuyện về chú xe ủi” 
- Que chỉ - Đàn Organ
3. Phương pháp:
- Kể diễn cảm - Trực quan - Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động:
	1. Hoạt động 1:VĐTN: “Những phương tiện giao thông”
 Cho trẻ đứng thành vòng tròn VĐTN bài “Những phương tiện giao thông” 2 lần. Hỏi trẻ:
 + Bài hát vừa rồi nói về những phương tiện giao thông gì?
 + Ai có thể kể cho cô biết những phương tiện giao thông đường bộ?
- Mỗi loại PTGT có 1 công dụng và lợi ích riêng. Thế các con có biết loại xe gì chuyên dùng để ủi và xúc đồ vật?
- Cô có 1 câu chuyện nói về chú xe ủi rất hay làm việc và thích được giúp đỡ người khác. Muốn biết về chú xe ủi tốt bụng đó, các con hãy cùng cô về nhà nghe kể chuyện nhé!
- Cho trẻ chuyển đội hình đến ngồi ở mô hình sa bàn cát - Vừa đi vừa đọc:” dung dăng dung dẻ”
	2. Hoạt động 2: “Kể chuyện cho bé nghe”
 Cô giới thiệu tên câu chuyện - Tiếp đến cô vừa kể chuyện cho trẻ nghe vừa kết hợp sử dụng các nhân vật có trong câu chuyện
( Kể diễn cảm, thể hiện được ngữ điệu của các nhân vật). 
 + Cô vừa kể chuyện gì?
 + Trong chuyện có những nhân vật nào?
	3. Hoạt động 3: “Bé cùng đàm thoại về câu chuyện”
- Chuyển đội hình cho trẻ bằng trò chơi: “Máy bay”
- Cô vừa kể cho trẻ qua powerpoint vừa dẫn chuyện đàm thoại với trẻ:
 + Ở một nông trường có rất nhiều loại xe gì?
 + Nhỏ nhất trong số đó là ai?
 + Một hôm, chú đi qua đống đất to, chú đã làm gì?
 + Vì sai chú không thể làm được?
 + Bác xe ủi to đi tới, bác nói như thế nào?
 + Bác xe ủi to xúc đống đất như thế nào?
 + Xe ủi xanh buồn vì sao?
 + Chú quyết định thế nào?
 + Bỗng chú nhìn thấy gì?
 + Thấy các quả cam chín rụng xuống đất, bác xe ủi to làm gì?
 + Thế bác có xúc được không? vì sao?
 + Bác xe ủi to nói với xe ủi nhỏ như thế nào?
 + Chú xe ủi nhỏ tiến tới làm gì?
 + Chú vui sướng reo lên như thế nào?
* Cô kể lại câu chuyện cho trẻ nghe lần nữa
Giáo dục trẻ học tập gương tốt chăm làm việc và thích giúp đỡ người khác của chú xe ủi - Vì giúp đỡ người khác sẽ mang lại niềm vui cho mọi người và cho bản thân
* Kết thúc: Cho trẻ VĐTN bài “Những phương tiện giao thông” lần nữa
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Chuẩn bị:
- Powerpoint“Câu chuyện về chú xe ủi”
- Tranh vẽ tàu thủy thuyền buồm 
2. Cách tiến hành:
- Cho trẻ ôn chuyện “Câu chuyện về chú xe ủi”
- Cho trẻ làm quen kỹ năng NBTN “ Tàu thủy thuyền buồm”
- Cho trẻ nhận biết đặc trưng đặc điểm của tàu thủy, thuyền buồm
	 - Chơi “Một đoàn tàu”
	 - Chơi tự do ở các góc.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tên trẻ vắng , lí do : 
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
 3. Hoạt động khác :
	 ............................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
..............................................................................................................................
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 ...................................................................................................................
 Thứ năm, ngày . tháng 3 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động nhận biết tập nói
TÀU THỦY-THUYỀN BUỒM
NDKH: XẾP TÀU THUỶ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên tàu thuỷ, thuyền buồm
- Biết đặc điểm của tàu thuỷ, thuyền buồm: 
- Biết công dụng của tàu thuỷ, thuyền buồm.
- Trẻ biết tàu thuỷ, thuyền buồm chạy được trên mặt nứơc là phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Biết so sánh tàu thuỷ, thuyền buồm
- Rèn khả năng phát âm rõ ràng chính xác
- Phát triển vốn từ cho trẻ
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ biết xếp chồng các khối gỗ lên nhau làm tàu thuỷ
- Giáo dục trẻ khi đi tàu thuỷ, thuyền buồm phải ngồi ngay ngắn, mang áo phao và không cúi đầu, thò tay xuống nước
II. Chuẩn bị: 
1. Không gian tổ chức: trong lớp 
2. Đồ dùng : 
* Đồ dùng của cô :
- Mô hình bến cảng có: Tàu thuỷ, ghe, thuyền buồm, ca nô.
- Tranh vẽ tàu thuỷ, thuyền buồm, giá để tranh, que chỉ
- Đĩa hình có các loại phương tiện giao thông đường thuỷ .
* Đồ dùng của trẻ: 
- 06 tàu thuỷ + 06 thuyền buồm (bằng xốp)
- 01 bến tàu + 01 bến thuyền.
- Mỗi trẻ một rổ nhựa có 01 khối gỗ dài, 01 khối gỗ hình chữ nhật, 01 khối gỗ vuông
 3. Phương pháp 
- Trực quan - Đàm thoại - Luyện tập
III. Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động1: Chơi trò chơi “Cưa ván - đóng thuyền” chèo thuyền ra biển.
 Cô đưa trẻ đến tham quan bến cảnh, cho trẻ quan sát nhận xét về tàu thuỷ, thuyền buồm theo gợi ý của cô.
 + Các con nhìn xem trên bến cảng có gì?
 + Tàu thuỷ có kích thước như thế nào?
 + Tàu thuỷ có những bộ phận gì?
 + Chú lái tàu thuỷ gọi là gì?
 + Ngoài thuyền trưởng, trên tàu thuỷ còn có ai?
 + Thuyền buồm có gì đặc biệt? Cánh buồm dùng để làm gì?
 Cô dẫn trẻ về lớp 
2. Hoạt động 2: NBTN “Tàu thuỷ, thuyền buồm”
· Thuyền buồm:
Cô đọc câu đố: Làm bằng gỗ - Nổi trên sông
 Có buồm giăng - Nhanh đến bến
 (- Là phương tiện giao thông gì?)
- Đưa tranh vẽ thuyền buồm ra cho trẻ phát âm “Thuyền buồm” 2 - 3 lần (tập thể, cá nhân)
Cô nói với trẻ: Ngoài phương tiện giao thông đường bộ có rất nhiều loại phương tiện giao thông khác, các con hãy đến màn hình xem đó là những phương tiện giao thông gì nhé!
- Cô chỉ vào cánh buồm hỏi: 
 + Cái gì đây?
 + Cánh buồm dùng để làm gì?
- Khi có gió thổi vào cánh buồm, sẽ giúp thuyền buồm chạy nhanh hơn
 + Thuyền buồm chạy ở đâu?
 + Đùng để làm gì?
 + Gọi là phương tiện giao thông gì?
- Ngoài việc chở người, chở hàng hoá, di chuyển từ nơi này đến nơi khác trên mặt nước, thuyền buồm còn dùng để dánh bắt cá ngoài biển.
· Tàu thuỷ:
 Cô đưa tranh tàu thuỷ ra hỏi trẻ: 
 + Cô có cái gì đây?
- Cho trẻ phát âm từ “Tàu thuỷ” 2 - 3 lần ( tập thể - cá nhân)
- Cô chỉ vào mũi tàu hỏi trẻ:
 + Tàu thuỷ có cái gì đây?
 + Phần trên cao nhất của tàu thuỷ gọi là gì? (cánh buồm)
 + Người điều khiển tàu thuỷ gọi là gì?
- Ngoài ra trên tàu còn có các chú thuỷ thủ nữa đấy!
 + Tàu thuỷ như thế nào? To hay nhỏ?
- Vì tàu thuỷ có rất nhiều tầng và nhiều phòng nên nó to và cao.
 + Tàu thuỷ dùng để làm gì?
 + Chạy ở đâu?
 + Gọi là phương tiện giao thông gì?
· Cho trẻ so sánh tàu thuỷ, thuyền buồm:
 Khác nhau:
- Tàu thuỷ to, cao - thuyền buồm nhỏ
- Tàu thuỷ không có buồm - thuyền buồm có buồm
* Mở rộng: Ngoài tàu thuỷ, thuyền buồm còn có phương tiện gì chạy trên mặt nước? Trẻ trả lời cô giới thiệu thêm qua màn hình powerpoint cho trẻ một số PTGT đường thủy khác
* Giáo dục trẻ khi đi tàu thuỷ, thuyền buồm phải ngồi ngay ngắn, mang áo phao và không cúi đầu, thò tay xuống nước. 
3. Hoạt động 3: “ Xem ai nhanh nào?” ,“Chạy về đúng bến”
- Chơi “Xem ai nhanh nào” cho trẻ chọn tranh lô tô đưa lên theo yêu cầu của cô.
- Chơi “Chạy về đúng bến”
Phát cho mỗi trẻ một phương tiện (Tàu thuỷ, thuyền buồm). Khi nghe tín hiệu của cô, trẻ sẽ chạy về đúng bến.
4. Hoạt động 4: Bé xếp “Tàu thuỷ”.
 Cho trẻ chuyển đội hình đến lấy gỗ về ngồi xếp tàu thuỷ, vừa đi vừa hát bài “Em đi chơi thuyền”.
Cô gợi ý cách xếp: Đặt khối gỗ dài xuống trước, sau đó xếp chồng khối gỗ chữ nhật lên trên khối gổ dài, cuối cùng xếp khối gỗ vuông lên trên khối chữ nhật sẽ có một cái tàu thuỷ rất đẹp
Hỏi trẻ: + Con đang làm gì?
Cô nhận xét khen ngợi trẻ
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Chuẩn bị:
- Tranh tàu thuỷ, thuyền buồm
- Mỗi trẻ 1 tờ giấy A4, que phết hồ, 1 rổ có hình tàu thủy được châm kim
- Đàn Organ.
2. Tiến hành:
- Cho trẻ ôn kỹ năng: NBTN “Tàu thuỷ - Thuyền buồm”
Cho trẻ gọi tên và nhận biết các bộ phận của tàu thuỷ - thuyền buồm
- Cho trẻ làm quen tạo hình “ xé theo đường châm kim “ 
- Cô làm mẫu cho trẻ xem vừa làm vừa giải thích 
- Sau khi xé xong hình tàu thủy có dán vào trong giấy
- Cho trẻ thực hiện 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
C.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tên trẻ vắng , lí do : 
 ...........................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
 ...........................................................................................................................
.................................................................................................................................
 3. Hoạt động khác :
	............................................................................................................................................................................................................................................................
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
 ..........................................................................................................................
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
.............................................................................................................................
 Thứ sáu,ngày . tháng 03 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – THẨM MỸ 
Hoạt động tạo hình
NDKH : NBTN: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng “Xé theo đường châm kim”. Biết sử dụng các ngón tay 1 cách khéo léo: Dùng tay trái giữ giấy, tay phải xé từng nhát 1 theo đường châm kim. Sau đó nhấc tay xé liên tiếp các đường sau để có hình tàu thuỷ - Trẻ biết chấm hồ lên tranh nền rồi dán hình tàu thuỷ vừa xé được lên vệt chấm hồ
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm và công dụng của 1 số phương tiện giao thông: Tàu thuỷ, thuyền buồm, ghe
- Giáo dục trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm và không tranh giành đồ dùng của bạn
II. Chuẩn bị:
1. Không gian tổ chức: Trong lớp
2. Đồ dùng: 
 + Đồ dùng của cô. 
- Tranh vẽ tàu thuỷ, ghe, xuồng, ca nô, thuyền buồm được dán trên tường
- Tranh mẫu (Có hình tàu thuỷ được xé dán theo đường châm kim)
- Dụng cụ để cô làm mẫu: Bàn cao 20cm.
- Rổ đựng 2 mảnh giấy màu (Mỗi mành có hình tàu thuỷ được châm bằng những lỗ thùng có nét ngắn và đều nhau)
- 2 Tờ tranh nền vẽ biển.
- Que quệt chấm hồ - Khăn lau tay - Bảng trưng bày sản phẩm
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ: 1 tờ giấy A 4 (Có vẽ sẵn nền biển)
- Rổ nhỏ đựng 1 giấy màu có hình tàu thuỷ (Được châm kim)
- Hồ dán - Que quệt hồ - Bảng trưng bày sản phẩm
3. Phương pháp:
- Làm mẫu - Giải thích - Thực hành.
III . Tổ chức hoạt động:
	1.Hoạt động 1:
 Cho trẻ NBTN các phương tiện giao thông đường thuỷ. 
Cô đưa trẻ đi xem tranh dán ở trong phòng vừa đi vừa hát bài : Khúc hát dạo chơi”
Cô lần lượt chỉ từng tranh cho trẻ gọi tên, nói đặc điểm, công dụng của các loại phương tiện giao thông
Hỏi trẻ:
 + Đây là những phương tiện giao thông chạy ở đâu?
 + Gọi là Phương tiện giao thông gì?
	2.Hoạt động 2: Bé cùng xem tranh
- Cô đưa trẻ đến trước tranh xé dán tàu thuỷ. 
Cô nói: “Các con nhìn xem, cô có tranh tàu thuỷ rất đẹp - Tranh này được làm bằng gì?
Tranh tàu thuỷ này không phải được vẽ bằng màu nước hay bằng màu sáp mà được cô xé dán bằng giấy màu đấy! Hôm nay cô sẽ cho các con xé dán tàu thuỷ nhé!
	3.Hoạt động 3: “Bé xem cô làm mẫu”
 Cô đưa dụng cụ ra giới thiệu với trẻ, đưa mảnh giấy có đường châm kim (Hình tàu thuỷ) ra nói với trẻ:
- Các con nhìn xem, trên tờ giấy này có rất nhiều lỗ châm kim. Khi ta xé theo đường châm kim này thì sẽ được hình tàu thuỷ. Bây giờ các con hãy xem cô xé theo đường châm kim như thế nào nhé!
* Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần
 Lần 1: Cô vừa làm vừa giải thích cho trẻ nhắc lại kỹ năng Xé theo đường châm kim: Khi xe cô sẽ dùng 2 tay cầm giấy, tay trái giữ giấy, tay phải xé từng nhát 1 theo đường châm kim. Tiếp đến cô nhấc tay xé liên tiếp các đường sau cho đến hết - Cô đã có 1 chiếc tàu thuỷ vừa được xé xong. Bây giờ cô sẽ dán tàu thuỷ vào tranh, Dùng que quệt hồ chấm hồ lên giữa nền tranh, sau đó đặt hình tàu thuỷ vào, ấn nhẹ - Cô đã có 1 bức tranh tàu thuỷ trên biển rất đẹp
 Lần 2: Cô vừa xé vừa hỏi trẻ kỹ năng.
Cho trẻ làm động tác xé dán mô phỏng trên không
- Nhắc trẻ khi làm không lấy đồ dùng của bạn. Tập trung xé dán để có bức tranh đẹp
	4.Hoạt động 4: “Bé cùng thực hiện” 
- Vừa đi vừa làm động tác co duỗi các ngón tay theo lời bài thơ “Tay đẹp” về bàn ngồi xé dán
- Trong lúc trẻ xé, cô bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi. Khuyến khích trẻ trẻ lời câu hỏi: 
 + Các con đang làm gì?
Trẻ làm xong cho mang lên treo ở giá trưng bày
Cho trẻ xúm xít gần bảng trưng bày nghe cô nhận xét sản phẩm
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Chuẩn bị:
- Cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A 4 - 1 rổ nhỏ có mảnh giấy được châm kim hình tàu thuỷ - Hồ dán - Que quệt hồ
2. Cách tiến hành:
- Cho trẻ ôn kỹ năng: “Xé dán theo đường châm kim”.
- Chơi tự do ở các góc.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1. Tên trẻ vắng , lí do : 
 .......................................................................................................................
2. Hoạt động chủ định :
.............................................................................................................................................................................................................................................................. .
 3. Hoạt động khác :
	..............................................................................................................................
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
.............................................................................................................................
 5. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 .....................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
..
 Quy Nhơn,ngày.. tháng.. năm 2016.

File đính kèm:

  • docchu_de_be_di_du_lich_vui_ghe.doc