Chóng mặt ở người cao tuổi

Vì sao bị chóng mặt?

Nguyên nhân của chóng mặt rất phức tạp, có khi cần sự phối hợp khám của nhiều chuyên

khoa như tai mũi họng, nội khoa, thần kinh, mắt, X quang và làm một số xét nghiệm

khác. Tuy vậy, thường cũng chỉ tìm được nguyên nhân ở 30% các trường hợp.

Các nguyên nhân chính gây ra chóng mặt là:

- Chấn thương (va chạm, ngã, đụng đập, tai nạn giao thông.) gây ra chấn động tai trong.

- Nhiễm độc (rượu, thán khí, oxyt cacbon.).

- Dùng một số thuốc có ảnh hưởng đến tai trong (tiền đình).

- Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm màng não.

- Nhiễm virus.

- Rối loạn điều hành tuần hoàn ở trong tai, huyết áp dao động.

- Do ống tai ngoài bị bít (vật lạ, ráy tai.).

- Do có tổn thương trong não.

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Chóng mặt ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 5640
Bạn đang xem tài liệu "Chóng mặt ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chóng mặt ở người cao tuổi

Chóng mặt ở người cao tuổi
CHÓNG MẶT Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
Chóng mặt là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Người bệnh cảm thấy mọi 
vật quanh mình quay tít, hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn lốc, có khi 
cảm thấy bồng bềnh như đi thuyền trên sóng hoặc bước hẫng, đi lại không vững 
hoặc đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc người bệnh thấy nhà cửa đu đưa, 
giường chao đảo, mặt đất dập dềnh. Trong một số trường hợp, chóng mặt kèm theo 
buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, sợ hãi. Cơn xảy ra đột ngột, 
nhưng chấm dứt cũng rất nhanh, chỉ trong mấy giây đồng hồ để rồi xuất hiện trở 
lại: chóng mặt có thể gặp từ 20 đến 80 tuổi, hay gặp nhất ở quãng 50 - 60 tuổi. 
Chóng mặt có khi gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. 
1. Vì sao bị chóng mặt? 
Nguyên nhân của chóng mặt rất phức tạp, có khi cần sự phối hợp khám của nhiều chuyên 
khoa như tai mũi họng, nội khoa, thần kinh, mắt, X quang và làm một số xét nghiệm 
khác. Tuy vậy, thường cũng chỉ tìm được nguyên nhân ở 30% các trường hợp. 
Các nguyên nhân chính gây ra chóng mặt là: 
- Chấn thương (va chạm, ngã, đụng đập, tai nạn giao thông...) gây ra chấn động tai trong. 
- Nhiễm độc (rượu, thán khí, oxyt cacbon...). 
- Dùng một số thuốc có ảnh hưởng đến tai trong (tiền đình). 
- Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm màng não. 
- Nhiễm virus. 
- Rối loạn điều hành tuần hoàn ở trong tai, huyết áp dao động. 
- Do ống tai ngoài bị bít (vật lạ, ráy tai...). 
- Do có tổn thương trong não. 
2. Loại chóng mặt nào hay gặp nhất? 
Ở người cao tuổi, hay gặp nhất loại chóng mặt kịch phát theo tư thế. Loại này đột ngột, 
trước đó không có bệnh gì rõ rệt, thường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối lúc đi ngủ. Khi 
đang nằm, đầu nghiêng trên gối quay sang phải hoặc trái, hay quay cả người, hoặc đang 
ngồi mà nghiêng đột ngột sang một bên, người bệnh thấy chóng mặt dữ dội. Thường cơn 
chóng mặt xuất hiện theo một tư thế nhất định hoặc theo một bên nhất định (bên phải 
hoặc bên trái). 
Phần lớn người bệnh tự mình xác định được tư thế nào gây cơn chóng mặt, do đó tự tìm 
được cách tránh tư thế đó, hoặc làm tư thế đó một cách từ từ, nhẹ nhàng. Xuất hiện bất 
ngờ, có cơn rất mạnh trong vài ba ngày, chóng mặt kịch phát theo tư thế thưa dần trong 
thời gian từ vài tuần đến vài tháng; các cơn nhẹ dần, ngắn dần, rồi hết hẳn. Trong các 
năm sau, cơn có thể phát lại song nhẹ hơn. Tuy vậy, ở người cao tuổi, vẫn có 10% người 
bệnh bị cơn trở đi trở lại trong nhiều năm, bệnh đã trở thành mạn tính. 
Đối với người bệnh đang lên cơn chóng mặt, thầy thuốc chỉ nên khám tối thiểu, tránh làm 
tăng cơn chóng mặt, và tôn trọng tư thế nằm mà người bệnh đã chọn, tránh di chuyển 
không cần thiết. 
Nếu người bệnh đồng thời bị chóng mặt, ù tai, điếc có thể nghĩ đến một hội chứng tai 
trong, gọi là hội chứng Mơ-ni-e (Menière), do sũng nước ở tai trong. Tuy rất khó chịu, 
hội chứng này có xu hướng tự khỏi; người bệnh có thể hết chóng mặt, song vẫn còn ù tai 
kéo dài và nghe kém. 
Các chứng chóng mặt xuất hiện từ từ, xảy ra ở bất kỳ tư thế nào, không dữ dội song kéo 
dài trong nhiều ngày, có kèm theo rung giật nhãn cầu (động mắt), thường biểu hiện một 
tổn thương trong não, cần phải được các chuyên khoa phối hợp khám kỹ mới xác định 
được nguyên nhân và đề ra cách chữa hợp lý. 
3. Cần điều trị như thế nào? 
Thường người bệnh lo lắng, sợ hãi nhiều hơn là thực sự có một tổn thương thực thể. Gặp 
các loại chóng mặt kịch phát theo tư thế như trên, có thể chữa bệnh qua 3 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Chữa triệu chứng, từ 2 đến 3 ngày, làm giảm các biểu hiện khó chịu. 
- Khi đang cơn, người bệnh cần nằm yên ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía 
không gây cơn. 
- Dùng thuốc an thần nhẹ (như Seduxen, Valium) viên 5mg, ngày uống 1 đến 2 viên... 
- Có thể dùng thuốc chống chóng mặt, như uống Tanganil, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 
viên. 
- Ắn nhẹ, dễ tiêu. 
Giai đoạn 2: Nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày đến 2 tuần. 
- Có thể hoạt động nhẹ nhàng, tránh đi lại trên cao, cheo leo, tránh gần các vật chuyển 
động nhanh (như xe cộ...). 
- Có thể uống tiếp trong 7 ngày nữa, mỗi ngày 2 viên Tanganil, chia ra 2 lần. 
- Chuẩn bị cho luyện tập ở giai đoạn 3. 
Giai đoạn 3: Tập luyện là phương pháp chữa trị cơ bản. Giai đoạn này cần kéo dài trong 
nhiều tháng. 
Bài tập nhằm rèn luyện cho tiền đình (bộ phận tai trong có chức năng cơ bản của thăng 
bằng) chịu đựng các thay đổi tư thế, dần dần phục hồi hoàn toàn. 
Người bệnh ngồi trên mép giường, nhắm mắt thư giãn, rồi dần dần nghiêng đầu về một 
bên cho đến khi đầu nằm ngang trên giường, giữ tư thế này ít nhất 30 giây, trả đầu về tư 
thế cũ, lại ngồi yên trong 30 giây, đoạn tiếp tục làm động tác nghiêng đầu về phía đối 
diện. Lần đầu tập chỉ làm 3-4 lần động tác trên, sau đó tiến lên làm mỗi buổi tập 5-7 lần. 
Mỗi ngày tập 2 buổi, vào sáng sớm và tối trước ngủ, kiên trì tập trong 4-5 tuần lễ hoặc 
dài ngày hơn. 
Hiện nay, không có thuốc đặc trị chóng mặt. Cách rèn luyện nêu trên đã được ứng dụng ở 
nhiều nước trên thế giới và đã mang lại kết quả tốt trong 80% các trường hợp. 
Song song với kiên trì luyện tập như trên, người bệnh cần tránh các yếu tố gây kích động 
tâm thần, tâm lý, thần kinh, tránh các chất kích thích như rượu, thuốc lá. 
Chóng mặt thường xuyên ở người cao tuổi 
Bạn đanng xem bài viết: Chóng mặt thường xuyên ở người cao tuổi - Đăng bởi Sức Khỏe 
Chóng mặt thường xuyên ở người cao tuổi.Có thể là dấu hiệu của các bệnh tuổi già. 
Cần nhưng chóng đi khám để biết được nguyên nhân và hướng điều trị. 
Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. 
Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, 
đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải). Hiện tượng này có thể thoáng 
qua nhưng hầu hết lặp lại nhiều lần và kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. 
Do rối loạn tiền đình 
Chóng mặt khi thay đổi ở hầu hết là do rối loạn tiền đình. Tiền đình là một bộ phận quan 
trọng của tai (gọi là ốc tiền đình), nằm ở sau màng nhĩ thuộc ốc tai (hai bên) có vai trò 
trong việc giữ thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp các động tác khác của cơ thể 
như cử động mắt, đầu và thân mình. 
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng tiền đình (HCTĐ) như: tuần hoàn kém (rối 
loạn tuần hoàn do thiếu máu, hoặc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp), thời tiết thay đổi 
đột ngột và bất thường, ngộ độc độc tố hay ngộ độc hóa chất (hóa chất diệt cỏ, hóa chất 
diệt côn trùng DDT), ngộ độc thực phẩm (do hóa chất hoặc do độc tố vi khuẩn, vi nấm), 
viêm tai xương chũm mạn tính, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương hoặc dùng một số 
thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycosis (Streptomycine), thuốc lợi tiểu, thuốc giảm 
đau. Bên cạnh đó có một số yếu tố thuận lợi khác như: tuổi tác càng cao, béo phì, thiếu 
máu (gây rối loạn tuần hoàn máu), thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng thần kinh 
(áp lực công việc, mâu thuẫn nội bộ, stress), ngồi làm việc lâu trước máy tính, môi 
trường sống không thuận lợi (ô nhiễm, sống chật chội, nhiều tiếng ồn), nghiện rượu, 
sinh hoạt tình dục không điều độ (quá nhiều) và thời tiết thay đổi liên tục, bất thường là 
một trong những yếu tố (hoặc có sự kết hợp) làm xuất hiện hội chứng rối loạn tiền đình. 
Nhiều nhà chuyên môn cũng đề cập đến rối loạn tiền đình có thể do thoái hóa cột sống 
cổ, tổn thương dây thần kinh số VIII, do u não hoặc do rối loạn thần kinh trung ương (tai 
biến mạch máu não), hội chứng migraine cột sống thân nền, động kinh, xơ cứng rải rác 
Triệu chứng của rối loạn tiền đình 
Rối loạn tiền đình thường xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên 
được hoặc do thay đổi lạnh – nóng đột ngột (đang ở trong phòng có máy điều hòa, đi ra 
khỏi phòng), gây nên hoa mắt, chóng mặt, có thể kèm theo buồn nôn và nôn. Thường nôn 
khan, nôn ra mật xanh, mật vàng. Người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng nếu cố 
dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất và có thể bị sang chấn, thậm chí gãy 
xương gặp ở NCT sức khỏe quá yếu. Đáng lưu ý nhất là cơn chóng mặt khủng khiếp, 
nhất là khi thay đổi tư thế, nghĩa là nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là 
chóng mặt, buồn nôn, cho nên người bệnh chỉ muốn nằm im một tư thế, nhắm nghiền hai 
mắt. Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, nếu nhẹ thì thoáng qua, nếu 
nặng có thể kéo dài vai ba tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa là vài ba ngày, nếu không 
được điều trị kịp thời. 
Vì vậy, khi lên cơn rối loạn tiền đình, người bệnh nên chọn tư thế nằm cho thích hợp 
(nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế. Nên tránh ánh 
sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động mạnh (nhạc, trống, 
máy hàn), bởi vì tất cả các loại đó đều làm cho người bệnh hết sức khó chịu và có nguy 
cơ bệnh tăng nặng thêm. Để chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần đi khám. 
Tùy theo sự mô tả của người bệnh về tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có định hướng trong 
việc cho làm thêm các xét nghiệm gì và những can thiệp gì về cận lâm sàng thích hợp, ví 
dụ xét nghiệm máu lúc đói để biết chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol thấp (LDL-
C). Nếu nghi là xơ vữa động mạch có thể nội soi động mạch; nội soi tai, mũi, họng, 
xoang (bệnh về tai, mũi, họng, xoang). Nếu nghi là u não, những vấn đề về ốc tiền đình, 
tai biến mạch máu não thì có thể chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI). 
Khi nghi ngờ bị hội chứng tiền đình nên làm gì? 
Khi nghi ngờ bị bệnh rối loạn tiền đình thì nên đi khám ở chuyên khoa tai, mũi, họng 
hoặc chuyên khoa thần kinh. Đi khám bệnh sẽ biết được nguyên nhân rối loạn tiền đình. 
Trên cơ sở chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sẽ giúp cho việc phòng bệnh dễ dàng và thuận 
lợi hơn. Nếu đã mắc chứng rối loạn tiền đình một lần rồi thì sẽ làm cho tần suất xuất hiện 
giảm dần đi và hy vọng sẽ khômg tái diễn. Nếu do bệnh về tai, mũi, họng, xoang, huyết 
áp thì cần điều trị bệnh một cách nghiêm túc. Nếu bị bệnh về thoái hóa đốt sống cổ thì 
cần điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho mình. Thuốc tây y dùng để điều 
trị bệnh rối loạn tiền đình hiện nay rất đa dạng. Tuy vậy, dùng thuốc gì để điều trị cho có 
hiệu quả là việc làm của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không tự chẩn đoán bệnh và 
không tự động mua thuốc để điều trị. 
Lời khuyên của thầy thuốc 
Ngoài việc dùng thuốc, người bị rối loạn tiền đình vận động cơ thể một cách thường 
xuyên, nhẹ nhàng, đều dặn nhưng đúng động tác, chỉ nên kéo dài từ 5 – 10 phút mỗi một 
lần tập là vừa, không nên tập kéo dài thời gian. Khi đã bị viêm mũi họng, xoang cần vệ 
sinh răng miệng, họng hàng ngày như: đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi 
ngủ dậy và nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thở không 
khí có kèm theo vi sinh vật có hại. Cần có chế độ sinh hoạt điều độ cả về tinh thần và vật 
chất. Cần sống thoải mái, giảm ưu tư phiền muộn bằng hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, 
xem sách, báo, xem TV. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh, uống đủ lượng nước 
hàng ngày và tránh uống nhiều bia, rượu. 

File đính kèm:

  • pdfchong_mat_o_nguoi_cao_tuoi.pdf