Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018

Đặt vấn đề và mục tiêu: Tim bẩm sinh (TBS) nặng ở trẻ sơ sinh là một dị tật nặng có tỉ lệ tử vong và chi

phí điều trị cao. Tính toán chi phí điều trị, các yếu tố làm tăng chi phí điều trị giúp lượng hóa gánh nặng kinh tế

đồng thời giúp đề ra biện pháp thích hợp làm giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị.

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang trên 301 trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh nhập viện Nhi Đồng 1 từ

4/2017 – 4/2018.

Kết quả: Tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế cho 1 trường hợp TBS nặng ở trẻ sơ sinh được điều trị sống có

trung vị là 92,3 triệu, 1 ca tử vong là 11,9 triệu và bệnh nặng xin về là 11,2 triệu đồng. Chi phí lâm sàng chiếm tỉ

lệ cao nhất là 63,5%, kế đến là chi phí giường bệnh 24,3%, chi phí cận lâm sàng 12,2%. Các chi phí cho VTYT, y

dụng cụ cho can thiệp tim mạch, giúp thở, PGE1, Albumin, xét nghiệm khí máu chiếm tỉ trọng cao. Phân tích đa

biến cho thấy thời gian nằm viện kéo dài, nhiễm trùng bệnh viện, dùng PGE1, có can thiệp tim mạch là các yếu tố

làm tăng chi phí.

Kết luận: Tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh có chi phí điều trị cao. Muốn giảm chi phí cần giảm thời gian

nằm viện, kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, hợp lý hóa sử dụng PGE1 và can thiệp tim bẩm sinh.

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 1

Trang 1

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 2

Trang 2

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 3

Trang 3

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 4

Trang 4

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 5

Trang 5

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15720
Bạn đang xem tài liệu "Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018

Chi phí điều trị tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017 – 2018
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 167
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TIM BẨM SINH NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2017 – 2018 
Võ Đức Trí*, Cam Ngọc Phượng**, Nguyễn Thanh Nguyên*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề và mục tiêu: Tim bẩm sinh (TBS) nặng ở trẻ sơ sinh là một dị tật nặng có tỉ lệ tử vong và chi 
phí điều trị cao. Tính toán chi phí điều trị, các yếu tố làm tăng chi phí điều trị giúp lượng hóa gánh nặng kinh tế 
đồng thời giúp đề ra biện pháp thích hợp làm giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị. 
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang trên 301 trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh nhập viện Nhi Đồng 1 từ 
4/2017 – 4/2018. 
Kết quả: Tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế cho 1 trường hợp TBS nặng ở trẻ sơ sinh được điều trị sống có 
trung vị là 92,3 triệu, 1 ca tử vong là 11,9 triệu và bệnh nặng xin về là 11,2 triệu đồng. Chi phí lâm sàng chiếm tỉ 
lệ cao nhất là 63,5%, kế đến là chi phí giường bệnh 24,3%, chi phí cận lâm sàng 12,2%. Các chi phí cho VTYT, y 
dụng cụ cho can thiệp tim mạch, giúp thở, PGE1, Albumin, xét nghiệm khí máu chiếm tỉ trọng cao. Phân tích đa 
biến cho thấy thời gian nằm viện kéo dài, nhiễm trùng bệnh viện, dùng PGE1, có can thiệp tim mạch là các yếu tố 
làm tăng chi phí. 
Kết luận: Tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh có chi phí điều trị cao. Muốn giảm chi phí cần giảm thời gian 
nằm viện, kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, hợp lý hóa sử dụng PGE1 và can thiệp tim bẩm sinh. 
Từ khóa: chi phí điều trị trực tiếp, tim bẩm sinh nặng, trẻ sơ sinh 
ABSTRACT 
COST OF TREAMENT OF CRITICAL CONGENITAL HEART DISEASE IN NEWBORN 
AT CHIDREN HOSPITAL No 1 IN 2017 – 2018 
Vo Duc Tri, Cam Ngoc Phuong, Nguyen Thanh Nguyen 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 167 - 172 
Objective: Critical congenital heart disease in a newborn is a severe malformation with high mortality and 
treatment costs. Calculating the cost of treatment, factors that increase treatment costs help quantify the economic 
burden while helping to devise appropriate measures to reduce costs and increase treatment effectiveness. 
Method: Cross-sectional on 301 newborns with congenital heart disease admitted to Children's Hospital 1 
from 4/2017 - 4/2018. 
Results: The total medical direct costs for a severe case of CHD in newborns treated with median are 92.3 
million, 1 death is 11.9 million and the serious disease is 11.2 million dong. The clinical cost accounted for the 
highest rate of 63.5%, followed by the cost of hospital beds 24.3%, the laboratory test cost of 12.2%. The costs for 
medical supplies, medical equipment for cardiovascular intervention, respiratory supporting, PGE1, Albumin, 
and blood gas testing account for a high proportion. Multivariate analysis showed prolonged hospital stay, 
hospital infection, PGE1 use, cardiovascular intervention are factors that increase costs. 
Conclusions: Critical congenital heart disease in newborns has high treatment costs. To reduce costs, it is 
necessary to reduce hospital stay, hospital infection control, rational use of PGE1 and congenital heart 
intervention. 
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bệnh viện Hạnh Phúc *** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: BSCK2. Võ Đức Trí ĐT: 0903615656 Email: voductri2000@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 168
Keywords: medical direct costs, critical congenital heart disease, newborn 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tim bẩm sinh (TBS) nặng ở trẻ sơ sinh là dị 
tật bẩm sinh nặng có chi phí điều trị và tử vong 
cao. Tử vong do tim bẩm sinh nặng chiếm 71,4% 
tử vong di tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh(6). Nhiều y 
dụng cụ sử dụng trong điều trị TBS phải nhập 
ngoại, đắt tiền mà bảo hiểm y tế có thể chỉ thanh 
toán một phần đã và đang tạo cho thân nhân 
một gánh nặng kinh tế lớn, bất ngờ và bị 
động(7,6). Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chưa có số 
liệu báo cáo cụ thể chi phí và các yếutốgóp phần 
làm tăng chi phíđiều trị TBS nặng ở trẻ sơ sinh 
nên việc tư vấn, định hướng chiến lược điều 
trịcòn gặp khó khăn. 
Việc tính toán chi phí điều trị giúp nhà quản 
lý bệnh viện, bảo hiểm y tế (BHYT) có hoạch 
định chính sách phù hợp, cụ thể hóa sự hợp lý 
chi trả của BHYT, phần chi trả thêm của bệnh 
nhân; giúp bác sĩ điều trị có can thiệp điều trị với 
hiệu năng cao; giúp nhân lượng hóa gánh nặng 
kinh tế khi tham gia điều trị, chăm sóc. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định chi phí trực tiếp liên quan y tế và 
yếu tố liên quan tăng chi phí trong điều trị TBS 
ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 
2017 – 2018. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiêncứu 
Nghiên cứu cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chí đưa vào nghiên cứu 
Những trẻ sơ sinh được xác định TBS bằng 
siêu âm tim Doppler màu. 
Tiêu chí loạitrừ 
Không. 
Cỡ mẫu 
Với P = (P1 + P0)/2. 
Dùng phần mềm PS với P0=0,0626, 
P1=0,26(4,8), mức ý nghĩa l ... đoán xác 
định. Siêu âm tim do 2 bác sĩ thực hiện, trong đó 
có ít nhất một bác sĩ cột 1 của khoa tim mạch 
bệnh viện Nhi Đồng 1. Trẻ sẽ được thu thập 
thông tinh dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng và 
chi phí điều trị theo bệnh án mẫu. Chi phí điều 
trị dựa vào bảng kê chi phí BV02 khi bệnh nhân 
xuất viện. Chi phí điều trị TBS gọi là cao khi 
vượt hơn tứ phân vị thứ 75(9). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 169
Phân tích và xử lý số liệu 
Chúng tôi tính cỡ mẫu bằng phần mềm PS 
và Statcal. Nhập liệu bằng Epi data 3.1. 
Quản lý tài liệu tham khảo bằng phần mềm 
Cross-reference. Xử lý bằng phần mềm Spss 23 
và Stata 12. 
Thống kê mô tả tần số, phần trăm, trung 
bình, độ lệch chuẩn, trung vị, khoảng tứ phân vị 
(KTV). So sánh trung bình t – test độc lập, t – test 
từng cặp, phân tích phương sai, Mann Whitney 
cho 2 mẫu độc lập. Phân tích tương quan 
Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến 
tính chặt chẻ giữa các biến độc lập và nhận diện 
vấn đề đa cộng tuyến (dựa vào giá trị sig tương 
quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05 và giá 
trị tương quan Pearson lớn hơn 0,8) trước khi 
phân tích hồi qui đa biến. 
Y đức 
Nghiên cứu được Hội đồng Bệnh viện Nhi 
Đồng 1 số 2552/QĐ-BVNĐ 1 chấp thuận. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung nhóm bệnh tim bẩm sinh nặng 
Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm bệnh tim bẩm sinh nặng 
Đặc điểm 
Tần số (%), trung bình (ĐLC), 
trung vị (KTV), n = 66 
Giới tính (Nam) 44 (66,7%) 
Cân nặng lúc nhập viện 
(kg) 
2,97 ± 0,52 
Tuổi thai (tuần) 36,5 ± 1 
Thời gian nằm viện (ngày) 15 (9 – 35) 
Tỉ lệ tử vong 19 (28,8%) 
ĐLC: độ lệch chuẩn; KTV: khoản tứ vị 25, 75 
Bảng 2. Loại tim bẩm sinh nặng 
Loại TBS nặng Tần số Phần trăm 
Lưu lượng máu hệ thống phụ thuộc 
ống động mạch: 
28 27,2 
Hẹp van động mạch chủ nặng 2 3,0 
Hẹp eo động mạch chủ nặng 3 4,5 
Đứt đoạn cung động mạch chủ 7 10,6 
Hội chứng thiểu sản tim trái 6 9,1 
Lưu lượng máu lên phổi phụ thuộc ống 
động mạch: 
30 45,4 
Hoán vị đại động mạch 8 12,1 
Hẹp van động mạch phổi nặng 2 3,0 
Không lỗ van động mạch phổi 18 27,3 
Tứ chứng Fallot kèm không lỗ van ĐMP 2 3,0 
Loại TBS nặng Tần số Phần trăm 
Không phụ thuộc ống động mạch: 18 27,4 
Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi hoàn 
toàn 
4 6,1 
Bất thường Ebstein (van 3 lá đóng thấp) 6 9,1 
Tứ chứng Fallot kèm không có van ĐMP 1 1,5 
Khác (Tim 1 thất dạng thất trái, thất 
phải 2 đường ra, kênh nhĩ thất toàn 
phần dạng tim 1 thất) 
7 10,6 
Tổng 66 100 
Bảng 3. Các phương pháp can thiệp 
Các phương pháp can thiệp Tần số (%), n = 66 
Mổ tim hở 15 (22,7%) 
Đặt stent 14 (21,2%) 
Nong van 3 (4,5%) 
Chưa can thiệp 34 (52%) 
Tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế 
Bảng 4. Tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế. Đơn vị: 
triệu đồng (n=66) 
CP trực tiếp liên quan y tế Số trẻ mắc TBS nặng Tỉ lệ % 
Tổng CP 75,1(10,6– 130,9) 100 
Lâm sàng 15,2 (5,4 – 56,3) 63,5 
Cận lâm sàng 3 (1,7 – 12,3) 12,2 
Giường bệnh 7,3 (3,4 – 16,2) 24,3 
Những trường hợp có thông tim can thiệp 
thì chi phí phải trả cho y dụng cụ là 16,4% trong 
tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế (Bảng 4). 
Bảng 5. So sánh khác biệt trung bình chi phí y tế 3 
nhóm khỏi bệnh, tử vong và bệnh nặng xin về ở nhóm 
TBS nặng 
CP trực tiếp 
liên quan y tế 
Kết quả điều trị 
P
k
 Sống 
(n=47) 
Tử vong 
(n=10) 
Bệnh nặng 
xin về (n=9) 
Tổng CP 
(triệu đồng) 
92,4 
(56,2–156) 
11,9 
(6,7–201,9) 
11,2 
(3,3– 39,5) 
0,001 
*: Trung vị và khoảng tứ phân vị thứ 25 & 75. 
k: kiểm định bằng test Kruskal Wallis 
Chi phí lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến 
là chi phí giường bệnh (Bảng 5). 
Có 3 chi phí cao nhất trong nhóm lâm sàng là 
chi phí thủ thuật, chi phí thông tim và chi phí 
thuốc. Trong chi phí cận lâm sàng, chi phí khí 
máu động mạch chiếm 45,7% trong chi phí sinh 
hóa. Trong chi phí chẩn đoán hình ảnh 75,4% chi 
phí cho siêu âm, còn lại cho X quang (Bảng 6). 
Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy 
những yếu tố làm tăng chi phí là trẻ nhập viện 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 170
sớm trong tuần lễ đầu sau sanh, trẻ mắc bệnh 
TBS nặng, thời gian nằm viện lâu hơn 14 ngày, 
dùng PGE1, nhiễm trùng bệnh viện (Bảng 7). 
Bảng 6. Tỉ lệ cấu thành chi phí trực tiếp liên quan y tế 
Tỉ lệ các chi phí lâm sàng (%) 
Tỉ lệ các chi phí lâm 
sàng (%) 
Thủ thuật 29 
Thở CPAP 29 Vật tư y tế 12 
Thở máy 25 Phẫu thuật 10 
Khác 46 Máu 3 
Thông tim 
can thiệp 
26 
Tỉ lệ các chi phí 
cậnlâm sàng (%) 
Thuốc 20 
Kháng sinh 35 Sinh hóa 41 
PGE1 21 Vi sinh 26 
Vaminolact 20 Huyết học 20 
Khác 
19 
Chẩn đoán hình 
ảnh 
13 
 Khác 1 
Bảng 7. Hồi qui nhị giá đa biến các yếu tố liên quan 
tăng CP điều trị 
B P OR 
KTC 95% OR 
Dưới Trên 
Nhập viện sau 7 
ngày tuổi 
-.994 0,022 0,370 0,158 0,867 
Thời gian nằm 
viện trên 14 ngày 
2.818 0,008 16,746 2,073 135,277 
Truyền PGE1 4.393 0,008 80,856 3,083 2120,782 
B P OR 
KTC 95% OR 
Dưới Trên 
Nhiễm trùng 
bệnh viện 
1.778 0,001 5.917 2,105 16,631 
TBS nặng 6.701 0,000 813,374 48,363 13679,384 
TBS không thể 
can thiệp 
-6.962 0,000 0,001 0,000 0,022 
Hằng số -4.975 0,000 
Phương trình hồi qui đa biến 
Log (p/1−p) = -4,98 + 2,82. Thời gian nằm 
viện trên 14 ngày + 4,4. Truyền PGE1 + 1,8. 
Nhiễm trùng bệnh viện + 6,7. TBS nặng - Nhập 
viện sau 7 ngày tuổi – 7. TBS không thể can thiệp. 
Phân tích độ nhạy 
Nhằm đánh giá độ mạnh của liên quan 
giữa tăng chi phí điều trị và các biến số dự 
đoán (Hình 1). 
Thời gian nằm viện AUC 0,845 (KTC 95% 
0,793 – 0,897). TBS nặng AUC 0,704 (KTC 95% 
0,629 – 0,779). Thời gian nằm viện trên 14 ngày 
AUC 0,697 (KTC 95% 0,614 – 0,743). Truyền 
PGE1 AUC 0,684 (KTC 95% 0,606 – 0,763). 
Nhiễm trùng bệnh viện AUC 0,662 (KTC 95% 
0,591 – 0,732). 
Hình 1. Phân tích độ nhạy các yếu tố liên quan tăng chi phí điều trị 
BÀN LUẬN 
Chi phí phí trực tiếp liên quan y tế 
Qua nghiên cứu 301 trường hợp TBS điều trị 
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 5 năm 2017 
đến tháng 4 năm 2018 chúng tôi nhận thấy tổng 
chi phí liên quan y tế cho điều trị 1 ca TBS có 
trung vị là 14.644.088 triệu đồng và trung bình là 
38.631.140 đồng. 
Nếu tính trong nhóm TBS nặng thì tổng chi 
phí trực tiếp liên quan y tế cho 1 trường hợp 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 171
điều trị sống có trung vị là 92,3 triệu, 1 ca tử 
vong là 11,9 triệu và bệnh nặng xin về là 11,2 
triệu. Chi phí điều trị cho một trường hợp trẻ sơ 
sinh mắc TBS nặng được cứu sống có trung vị 
cao gấp 19,6 lần trung vị chi phí điều trị cho 1 trẻ 
ở khoa HSSS, gấp 66,4 lần khi so sánh mức 
lương cơ bản năm 2018 và gấp 16,7 lần so thu 
nhập bình quân người lao động năm 2018 (5,5 
triệu đồng/tháng)(2,4,11,13). Như vậy chi phí điều trị 
cho trẻ mắc TBS nặng thuộc hàng cao nhất trong 
nhóm bệnh sơ sinh và ngay trong nhóm trẻ em 
cần phẫu thuật tim. Đây thật sự là gánh nặng 
cho gia đình, bệnh viện và xã hội. 
Cấu thành chi phí trực tiếp liên quan y tế theo 
nhóm 
Chúng tôi nhận thấy trong cấu thành chi phí, 
chi phí lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,5%, kế 
đến là chi phí giường bệnh 24,3%, chi phí cận 
lâm sàng với tỉ lệ 12,2%. Trong chi phí lâm sàng 
chi phí vật tư y tế chiếm tỉ lệ cao nhất là 38% 
(12% cho VTYT, 26% cho y dụng cụ trong thông 
tim can thiệp), kế đến chi phí thủ thuật 29%, chi 
phí thuốc 20%. 
Do đó muốn giảm chi phí điều trị cần giảm 
chi phí sử dụng VTYT như lựa chọn đúng chiến 
lược phẫu thuật, ưu tiên sử dụng dụng cụ sản 
xuất trong nước, nếu phải chọn mua các vật tư y 
tế tiêu hao nhập ngoại: giảm trung gian, đấu 
thầu tốt, sử dụng vật liệu tự thân (rẻ tiền, sẵn có, 
giảm nhiễm trùng, giảm sử dụng chống đông, 
giảm đào thải) hơn mảnh ghép nhân tạo, nên 
làm giảm chi phí(12). Việc sử dụng VTYT tiêu hao 
khác nên theo qui trình chuẩn nhằm tránh lảng 
phí, có qui trình tái sử dụng lại nếu có bằng 
chứng tốt. 
Chi phí thủ thuật cao hàng thứ 2 trong chi 
phí lâm sàng trong đó chi phí thở CPAP và thở 
máy chiếm tỉ trọng cao. Do đó để cắt giảm chi 
phí lâm sàng cần cắt giảm chi phí thở máy, 
CPAP. Những chỉ định thở máy, CPAP do viêm 
phổi, nhiễm trùng huyết, biến chứng suy hô hấp 
do TBS nặng. Do đó công tác phòng chống 
nhiễm trùng, nhập viện đúng thời điểm, giảm 
thời gian lưu trú ở bệnh viện chờ xét nghiệm, 
chẩn đoán, phẫu thuật làm tăng nguy cơ nhiễm 
trùng, làm tăng chi phí điều trị. 
Chi phí thuốc cao hàng thứ 3 trong chi phí 
lâm sàng với tỉ lệ 20%. Trong đó cao nhất là 
kháng sinh, kế đến PGE1, Vaminolact và Albumin. 
Về sử dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn 
bệnh viện đa kháng thuốc, chi phí cao đặt ra một 
số biện pháp giúp giảm chi phí: chẩn đoán tiền 
sản đúng, phối hợp sản nhi lên kế hoạch can 
thiệp ngay sau sanh tránh trẻ nhập viện do biến 
chứng nhiễm trùng, suy hô hấp nặng, phòng 
chống nhiễm trùng, giảm thời gian lưu trú tại 
bệnh viện, huấn luyện đào tạo nhân viên làm 
tăng kỹ năng chăm sóc, giảm biến chứng, tuân 
thủ điều trị theo phác đồ trong việc lựa chọn, 
đấu thầu, chỉ định kháng sinh đắt tiền. 
Việc sử dụng PGE1 trong nghiên cứu chúng 
tôi góp tỉ trọng lớn trong chi phí lâm sàng. Việc 
giảm sử dụng có thể thực hiện với các biện pháp 
sau: Giảm thời gian dùng PGE1 trước can thiệp 
tim bằng cách rút ngắn thời gian có chẩn đoán, 
thời gian từ lúc chẩn đoán đến lúc có kết quả lên 
lịch phẫu thuật, thời gian từ lúc có lịch phẫu 
thuật đến lúc có máy thở; nhập viện đúng thời 
điểm; chẩn đoán tiền sản chính xác. 
Việc sử dụng Vaminolact trong nuôi ăn tĩnh 
mạch toàn phần có thể giảm nếu như bệnh nhân 
ăn được qua tiêu hóa càng nhanh. Kết quả này 
đạt được nếu như giảm được nhiễm trùng nặng, 
bệnh nhân nhập viện đúng thời điểm, giảm biến 
chứng phẫu thuật (xuất huyết, nhiễm trùng) mới 
có thể chỉ định ăn qua tiêu hóa sớm. 
Cuối cùng trong cấu thành chi phí lâm 
sàng, việc chỉ định albumin trong hồi sức tim 
mạch hậu phẫu đóng góp tỉ trọng cao trong chi 
phí. Phân tích gộp cho thấy không có sự cải 
thiện tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân dùng dung 
dịch cao phân tử so dung dịch điện giải(10). 
Việc sử dụng albumin không có bằng chứng có 
lợi giúp cải thiện tử vong, chi phí sử dụng lại 
cao, có dung dịch khác thay thế rẻ tiền, an toàn 
do đó khuyến cáo giảm sử dụng albumin là 
hợp lý. Trong nghiên cứu chúng tôi, phẫu 
thuật tim hở có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 172
lâu gây thất thoát dịch, giảm tiền tải và phù 
mô kẻ phổi nên chỉ định dùng albumin. Do đó 
cần rút ngắn thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 
bằng cải thiện kỹ thuật mổ. 
Chi phí cận lâm sàng trong đó chiếm tỉ 
trọng cao là khí máu (45,7%). Những trẻ sơ 
sinh mắc bệnh tim đặc biệt là TBS nặng, kèm 
suy hô hấp nặng thì xét nghiệm khí máu là cần 
thiết trong can thiệp điều trị. Tuy nhiên xét 
nghiệm này có giá cao gấp 10 lần xét nghiệm 
máu thông thường, thực hiện nhiều lần gây 
đau, mất máu, nhiễm trùng tất cả làm tăng chi 
phí. Do đó cần có phác đồ chuẩn qui định cụ 
thể tần suất, khi nào cần lấy đặc biệt trong 
những trường hợp nặng, tiền phẫu. Những 
theo dõi thay thế ít xâm lấn, rẻ tiền thay thế 
cần nghiên cứu, áp dụng không chỉ cho khí 
máu mà các xét nghiệm khác như siêu âm, X 
quang, đường huyết. Điều này cũng phù hợp 
khuyến cáo của tác giả Andrew H Smith(12). 
Các yếu tố ảnh hưởng chi phí điều trị TBS 
Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính đa biến 
cho thấy các yếu tố độc lập liên quan tăng chi 
phí điều trị là thời gian nằm viện kéo dài, biến 
chứng nhiễm trùng bệnh viện, truyền PGE1, TBS 
nặng. Các yếu tố làm giảm chi phí là không can 
thiệp tim mạch ở trẻ sơ sinh mắc TBS, trẻ nhập 
viện khi tuổi càng lớn. Tác giả Pasquali và cộng 
sự nhận thấy chi phí điều trị TBS cao ở dị tật TBS 
phức tạp, cần nhiều lần phẫu thuật, thủ thuật, 
thời gian nằm viện kéo dài, tỉ lệ biến chứng cao 
và sử dụng ECMO(5,8,9). Như vậy muốn giảm chi 
phí điều trị thì cần có biện pháp nhằm rút ngắn 
thời gian nằm viện, giảm nhiễm trùng, giảm tỉ lệ 
dùng PGE1, chỉ định chính xác can thiệp tim 
mạch trên trẻ mắc TBS nặng. Đây là thách thức 
của khoa, bệnh viện và cả hệ thống y tế. 
KẾT LUẬN 
Tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh có chi phí 
điều trị cao. Yếu tố liên quan tăng chi phí điều trị 
tim bẩm sinh là thời gian nằm viện kéo dài, biến 
chứng nhiễm trùng bệnh viện, truyền PGE1, TBS 
nặng. Muốn giảm chi phí cần giảm thời gian 
nằm viện, kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, hợp 
lý hóa sử dụng PGE1 và can thiệp tim bẩm sinh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abou-Taleb A, et al (2017) "Clinical profile of cyanotic 
congenital heart disease in neonatal intensive care unit at Sohag 
University Hospital, Upper Egypt". Egyptian Journal of Medical 
Human Genetics, 18(1):47-51. 
2. Belli P, et al (1998). Handbook on economic analysis of 
investment operations. DC: World Bank, Washington. 
3. CDC (2015). “Facts about Critical Congenital Heart Defects”. URL: 
https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/cchd-facts.html. 
4. Chính phủ (2018) Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, 
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định 
72/2018/NĐ-CP. 
5. Faraoni D, et al (2016). "Overall Hospital Cost Estimates in 
Children with Congenital Heart Disease: Analysis of the 2012 
Kid's Inpatient Database". Pediatr Cardiol, 37(1):37-43. 
6. Ngô Ngọc Quang Minh (2016). Tổng Kết Hoạt Động Bệnh Viện 
Nhi Đồng 1 
7. Nguyễn Ngọc Cường (2017). Chi phí điều trị trên bệnh nhân 
phẫu thuật tim tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 07/2016 đến 
01/2017. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa 2, Khoa y tế công 
cộng, Trường Đại Học y khoa Phạm Ngọc Thạch 
8. Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Minh Phúc (2010). "Đặc điểm 
bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1". Y học 
Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1):90 - 98. 
9. Pasquali SK, et al (2011) "Center variation in hospital costs for 
patients undergoing congenital heart surgery". Circ Cardiovasc 
Qual Outcomes, 4(3):306-12. 
10. Pasquali SK, et al (2014). "Variation in Congenital Heart Surgery 
Costs Across Hospitals". Pediatrics, 133(3):e553-e560. 
11. Perel P, Roberts I, Ker K (2013). "Colloids versus crystalloids for 
fluid resuscitation in critically ill patients". Cochrane Database 
Syst Rev, 2:Cd000567. 
12. Smith AH, et al (2014). "Trends in resource utilization associated 
with the inpatient treatment of neonatal congenital heart 
disease". Congenit Heart Dis, 9(2):96-105. 
13. Tăng Chí Thượng (2011). Đánh giá kết quả điều trị và chi phí 
hiệu quả khoa Săn Sóc Tăng Cường Sơ Sinh bệnh viện Nhi 
Đồng I thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Y học Bộ Môn 
Nhi, Trường Đại Học y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfchi_phi_dieu_tri_tim_bam_sinh_nang_o_tre_so_sinh_tai_benh_vi.pdf