Chế độ ăn Fodmap - Những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn
Bước 1: Bạn phải biết chính xác bạn có bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co
thắt hay không?
Nếu bạn có những biểu hiện như:
Trướng bụng đầy hơi, nổi u cục dọc khung đại tràng
Bụng đau quặn từng cơn
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc táo lúc lỏng.
Lời khuyên của chúng tôi cho bạn là hãy đến gặp bác sỹ, hoặc các chuyên gia tiêu hóa để
biết chính xác bạn có bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co thắt hay không?
Bước 2: Bạn phải phân biệt được loại thực phẩm nào là FODMAP cao, loại nào là
FODMAP thấp
Bước này rất đơn giản.
Chúng tôi đã cập nhập toàn bộ danh sách hai loại thực phẩm này ở phía dưới cho bạn.
Thực phẩm FODMAP thấp: Cột bên trái, màu xanh lá cây
Thực phẩm FOFMAP cao: cột bên phải, màu đỏ
Bạn sẽ kéo xuống phía dưới cuốn sách này và xem toàn bộ chúng. Và một lưu ý nữa, là
bạn hãy tập trung và ghi nhớ nhiều hơn vào các thực phẩm FODMAP cao (cột bên phải,
màu đỏ). Đó là những thứ bạn sẽ phải loại bỏ toàn bộ trong bước số 3.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chế độ ăn Fodmap - Những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn
Hotline: 024-6688-7588 CHẾ ĐỘ ĂN FODMAP - NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN (Dành cho người bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co thắt) Bạn thân mến! Nếu bạn đang mắc phải hội chứng ruột kích thích, hay còn gọi là đại tràng co thắt, một rối loạn tiêu hóa thường gặp do ảnh hưởng của yếu tố thần kinh thực vật ở khu vực đại tràng. Hàng ngày, hàng giờ, bạn đang phải chịu đựng những sự khó chịu của nó gây ra như: Trướng bụng đầy hơi, nổi u cục dọc khung đại tràng Bụng đau quặn từng cơn Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc táo lúc lỏng. Và bạn cũng đang thắc mắc rằng, nếu tôi đang bị bệnh này, tôi “NÊN ĂN” và “KHÔNG NÊN” ăn gì, thì Cuốn sách “CHẾ ĐỘ ĂN FODMAP - NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN” dành riêng cho người bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co thắt, là một cuốn cẩm nang bạn phải đọc. Và một điều nữa chúng tôi mong muốn có được từ bạn Đó là. Hãy dành ra thêm 10 phút Đọc kĩ những hướng dẫn của chúng tôi dưới đây Nếu bạn thật sự MONG MUỐN có được cách sử dụng hiệu quả nhất với chế độ ăn FODMAP này nhé. Dược sỹ: Hoàng Trung Kỳ Ban biên tập: Nhà thuốc F5 và F5 Sức khỏe Channel Hotline: 024-6688-7588 Vậy chế độ ăn FODMAP thấp là gì? Chế được ăn FODMAP thấp được đề xuất bởi Giáo sư Peter Gibson, Trưởng khoa Tiêu hóa tại Đại học Monash, Australia và các cộng sự của ông. FODMAP là từ viết tắt tiếng anh, của các phân tử Carbohydrat có trong thức ăn bao gồm: Fermentable, Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharide và Polyol. Chúng có khả năng lên men và hấp thụ kém ở trong đường ruột. Thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày sẽ được chia làm 2 loại: Loại 1: là loại thực phẩm có chứa nhiều FODMAP (thực phẩm FODMAP cao) Loại 2: là loại thực phẩm có chứa ít FODMAP (thực phẩm FOFMAP thấp) Các nhà khoa học của Đại học Monash (Australia) đã chứng minh rằng một chế độ ăn có chứa hàm lượng FODMAP thấp sẽ làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Tôi nên sử dụng chế độ ăn FODMAP thấp thế nào? Lời khuyên của chuyên gia là bạn nên làm theo 5 bước sau đây: Bước 1: Bạn phải biết chính xác bạn có bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co thắt hay không? Nếu bạn có những biểu hiện như: Trướng bụng đầy hơi, nổi u cục dọc khung đại tràng Hotline: 024-6688-7588 Bụng đau quặn từng cơn Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc táo lúc lỏng. Lời khuyên của chúng tôi cho bạn là hãy đến gặp bác sỹ, hoặc các chuyên gia tiêu hóa để biết chính xác bạn có bị hội chứng ruột kích thích - đại tràng co thắt hay không? Bước 2: Bạn phải phân biệt được loại thực phẩm nào là FODMAP cao, loại nào là FODMAP thấp Bước này rất đơn giản. Chúng tôi đã cập nhập toàn bộ danh sách hai loại thực phẩm này ở phía dưới cho bạn. Thực phẩm FODMAP thấp: Cột bên trái, màu xanh lá cây Thực phẩm FOFMAP cao: cột bên phải, màu đỏ Bạn sẽ kéo xuống phía dưới cuốn sách này và xem toàn bộ chúng. Và một lưu ý nữa, là bạn hãy tập trung và ghi nhớ nhiều hơn vào các thực phẩm FODMAP cao (cột bên phải, màu đỏ). Đó là những thứ bạn sẽ phải loại bỏ toàn bộ trong bước số 3. Bước 3: Loại bỏ toàn bộ thực phẩm có FODMAP cao - Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải loại bỏ toàn bộ các thực phẩm có chứa FODMAP cao (màu đỏ, cột bên phải) - Bước số 3 này chỉ kéo dài trong khoảng từ 3-8 tuần, không kéo dài hơn. Bời vì FODMAPs bên cạnh những mặt ko có lợi, nó lại có một số vai trò quan trọng khác với sức khỏe đường ruột. - Trong bước 3, một số người sẽ thấy triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, đau quặn, rối loạn đại tiện sẽ giảm ngay ở tuần đầu tiên, nhưng một số người khác lại phải mất đủ tám tuần. Khi bạn thấy các triệu chứng của đường ruột đã giảm, đó là lúc bạn có thể tiến sang bước thứ tư Bước 4: Sử dụng trở lại các thực phẩm có FODMAP cao. - Không phải tất cả các thưc phẩm FODMAP cao đều là xấu. Trong bước này bạn sẽ đưa chúng trở lại thực đơn của bạn - Nguyên tắc Hotline: 024-6688-7588 Bổ sung lại lần lượt các thực phẩm có FODMAP cao (cột bên phải, màu đỏ) vào trong thực đơn hàng ngày của bạn. Mỗi lần chỉ bổ sung thêm 1 loại thực phẩm có FODMAP cao. Mỗi loại thực phẩm FODMAP cao mới bổ sung vào thực đơn sẽ được duy trì kéo dài trong 3 ngày. Tăng dần lượng lên cho đến khi đến “ngưỡng chịu đựng” của bạn. “Ngưỡng chịu đựng” là lượng thực phẩm FODMAP cao bạn sử dụng, mà tại đó cơ thể bạn vẫn có thể dung nạp, và không gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích: như đầy hơi, đau bụng, rối loạn đại tiện. Bước 5: Cá nhân hóa thực đơn FODMAP - Sau bước 4, mỗi cá nhân sẽ có một danh sách các thực phẩm thực phẩm FODMAP cao có thể sử dụng, và lượng sử dụng của từng loại theo ngưỡng cơ thể bạn. - Trong bước này, dựa vào kết quả của bước 4, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm FODMAP cao, kết hợp với nhau, giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn uống của bạn. Khi đó bạn sẽ có một thực đơn hàng ngày ưng ý , giúp nâng cao sức khỏe đại tràng, cũng như chất lượng cuộc sống. DANH SÁCH CÁC LOẠI THỰC PHẨM FODMAP THẤP VÀ FODMAP CAO NÊN ĂN (FODMAPs THẤP) KHÔNG NÊN ĂN (FODMAPs CAO) 1. CÁC LOẠI RAU CỦ Xà lách rocket Cải lá xanh Cà tím (cà dái dê) Đậu xanh Giá đỗ Củ dền đỏ Ớt chuông Bông cải xanh Bí Xanh Dưa chuột Quả đậu nành Lá hoặc hạt thì là Gừng, riềng Rau cải xoăn Rau diếp Nấm đóng hộp Cải củ Hành (phần lá) Rong biển (cả tươi và khô) Rau chân vịt Rau Rutabagas Bí Ngô Măng tây Ắc ti sô Súp lơ Tỏi Tỏi tây Hành (Phần củ) Hành tây Các loại nấm (trừ các Hotline: 024-6688-7588 Cải bắp Cà rốt Rau cần tây Cải cầu vồng Ớt xanh, ớt đỏ Ngô Nấm sò Nấm bào ngư Đậu bắp Oliu xanh và đen Khoai tây Khoai lang loại liệt kê bên trái) Đậu Hà Lan 2. CÁC LOẠI QUẢ Chuối xanh/chín Việt Quất Dưa vàng Dừa nạo sấy Nho Dưa bở ruột xanh Quả kiwi Chanh/Chanh vàng (Bao gồm cả nước ép) Chanh ruột đỏ Cam Chanh leo Dứa Phúc bồn tử Dâu tây Táo Mơ Bơ Chuối chín muồi Nho đen Quả cherry Nho Bưởi Xoài Đào Lê Mận Nho khô Dưa hấu 3. CÁC LOẠI NGŨ CỐC VÀ BỘT Bột mì (không chứa gluten và nấm men) Bột kiều mạch Bột cacao Ngũ cốc (không chứa Gluten) Bỏng ngô Bột ngô Yến mạch (đã cán thành tấm) Bánh gạo Bột tảo spirulina Bột sắn Bột cỏ lúa mì Lúa mạch Bột đậu gà Bột dừa Bột lúa mạch đen Bột đậu tương Bột mì và bột lúa mạch đen có trong: bánh mì, bánh quy, bánh nướng xốp 4. CÁC LOẠI MÌ, GẠO, PHỞ Hotline: 024-6688-7588 Bún, mì, phở, miến làm từ gạo Bột diêm mạch Gạo Mì cous cous Mì Gnocchi Các loại pasta Mì trứng, mì udon, mì ramen, Mì làm từ lúa mì Bột Semolia 5. BƠ SỮA VÀ ĐỒ THAY THẾ Các loại phô mai Sữa dừa đóng hộp Sữa chua không có lactose Sữa không có lactose Sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa đậu nành (đã loại bỏ các chất khác chỉ giữ lại protein) Kem phô mai (chesse-cream) Sữa bò Sữa dê Sữa yến mạch Sữa cừu Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu nành. 6. THỊT TRỨNG, SỮA, ĐẬU VÀ CÁC LOẠI PROTEIN TỪ ĐẬU NÀNH Thịt bò Thịt gà Thịt cừu Thịt lợn Thịt gà tây Thịt cá hun khói hoặc thịt cá không có chứa gluten Các loại thịt nguội Trứng Đậu gà Đậu lăng Đậu lima Đậu xanh Quorn Tempeh Đậu phụ ( firm tofu - đậu phụ truyền thống của Việt Nam, kết tủa, sau đó ép thành khuôn) Phần lớn các loại xúc xích Đậu xốt cà chua (Baked beans) Đậu đen Đậu thận Đậu nành Đậu hũ (siken tofu) 7. CÁC LOẠI HẠT Hạt hạnh nhân Hạt quả hạch Brazil (còn gọi là Hạt bào ngư, hạt móng ngựa) Hạt lạc Hạt quả thông Hạt hồ đào Hạt phỉ Hạt óc chó Hạt chia Hạt lanh Hạt mắc ca Hạt điều Hạt hồ trăn (hay hạt dẻ cười) Hotline: 024-6688-7588 8. CHẤT TẠO NGỌT, CÁC LOẠI SỐT VÀ GIA VỊ Bơ Sốt BBQ Tương cà Tương ớt Siro Golden Siro Maple (làm từ nhựa cây phong lá đỏ) Bơ thực vật Sốt mayonaise Sốt bạc hà Thạch Pa tê Miso Mù tạt Bơ lạc Pa tê Tôm Sốt đậu nành Sốt cá Sốt chua ngọt Tinh dầu vani Bơ Vagemite (1 loại bơ của Úc) Giấm táo Mạch nhỏ Rượu vang đỏ Sốt Worcestershire Quả thùa (một loại quả giống quả dứa) Pa tê Cà ri Gravy mix (một loại sốt của nước ngoài) Siro ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) Mật ong Hummus (một món ăn Trung Đông) Chất xơ Innulin Đường isomalt Đường maltitol và mannitol Hầu hết các loại sốt dùng cho Pasta Đường sorbitol, đường xylitol Sốt Tzatziki 9. CÁC LOẠI KẸO VÀ SNACK Sô cô la đen (85% ca cao) Bột ngô chiên Bánh quy Thạch Khoai tây chiên Bỏng ngô Bánh gạo Sô cô la trắng Hoa quả sấy khô Khoai tây chiên, snacks có chứa bột tỏi, bột hành Bột rau có chứa hành, tỏi 10. CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG (CÓ CỒN VÀ KHÔNG CÓ CỒN) Beer Đồ uống có sô cô la, ca cao, nhưng không có chứ carob Nước ép hoa quả : nước việt quất, nước cam tươi, nước chanh, cà Trà xanh, trà đen, trà bồ công anh, trà bạc hà Nước tự nhiên Nước ép táo Nước dừa Cider (từ táo và lê) Cocktails Hotline: 024-6688-7588 Cà phê không pha thêm sữa chua Rượu mạnh, vodka và wishkey Rượu vang trắng, vang đỏ, rượu sâm pank Nước ép xoài Nước ép lê Rượu Rum Soda với HFCS Một số trà thảo mộc Rượu vang tráng miệng 11. CÁC CHẤT BÉO, DẦU, THẢO MỘC VÀ GIA VỊ - Hầu hết các loại thảo mộc và gia vị (cả tươi và khô) thì đều thuốc dạng FODMAPs thấp, ngoại trừ tỏi và hành. - Tất cả các chất béo và dầu đều có hàm lượng FODMAPs thấp bao gồm: bơ, dầu lạc, dầu dừa. - Dầu tỏi ngâm hay dầu hành ngâm cũng có hàm lượng FODMAPs thấp (lí do các loại dầu ngâm này chỉ còn hương vị của tỏi hoặc hành mà không có chứa FODMAPs cao như trong tỏi tươi hay hành tươi) Hotline: 024-6688-7588 Hotline: 024-6688-7588
File đính kèm:
- che_do_an_fodmap_nhung_loai_thuc_pham_nen_an_va_khong_nen_an.pdf