Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn

Sông Cái Nha Trang là một trong ba con sông lớn của tỉnh Khánh Hòa, sông này

đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh,

phát triển kinh tế–xã hội. Nghiên cứu, sử dụng mô hình MIKE với mô–đun MIKE NAM để

tính toán dòng chảy do mưa, làm điều kiện đầu vào cho mô–đun MIKE 11, mô phỏng thủy

lực xâm nhập mặn và chất lượng nước tập trung chính thành phố Nha trang, thị xã Ninh hòa,

thị trấn Diên khánh Khi chưa có đập, ở thượng lưu các thông số như BOD5 : 8,5 mg/l, tổng

N 1,62–5,22 mg/l, các thông số này cũng tăng dần theo thời gian trong mùa kiệt. Độ mặn khi

triều cao lên đến 31,55‰. Khi đập được xây dựng BOD5 giảm từ 8,5 mg/l xuống 4,13 mg/l,

độ mặn < 4‰. Bài báo trình bày các kết quả ứng dụng bộ mô hình Mike 11 mô phỏng diễn

biến chất lượng nước sông Cái Nha Trang trước và sau khi có đập ngăn mặn.

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 1

Trang 1

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 2

Trang 2

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 3

Trang 3

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 4

Trang 4

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 5

Trang 5

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 6

Trang 6

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 7

Trang 7

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 8

Trang 8

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 9

Trang 9

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 17660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn

Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn
TẠP CHÍ 
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93  
Bài báo khoa học 
Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập 
ngăn mặn 
Huỳnh Phú1*, Nguyễn Lý Ngọc Thảo1, Đặng Văn Đông2, Vũ Hữu Dụng3 
1 Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh, (HUTECH); h.phu@hutech.edu.vn; 
nln.thao@hutech.edu.vn 
2 Công ty TNHH TM DV Đông Vinh; sales@dovitech.com.vn 
3 Hoc viên Cao học; vuhuudung93@gmail.com 
*Tác giả liên hệ: h.phu@hutech.edu.vn; Tel.: +84–9666 87548 
Ban Biên tập nhận bài: 08/4/2021; Ngày phản biện xong: 23/6/2021; Ngày đăng bài: 
25/8/2021 
Tóm tắt: Sông Cái Nha Trang là một trong ba con sông lớn của tỉnh Khánh Hòa, sông này 
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh, 
phát triển kinh tế–xã hội. Nghiên cứu, sử dụng mô hình MIKE với mô–đun MIKE NAM để 
tính toán dòng chảy do mưa, làm điều kiện đầu vào cho mô–đun MIKE 11, mô phỏng thủy 
lực xâm nhập mặn và chất lượng nước tập trung chính thành phố Nha trang, thị xã Ninh hòa, 
thị trấn Diên khánhKhi chưa có đập, ở thượng lưu các thông số như BOD5 : 8,5 mg/l, tổng 
N 1,62–5,22 mg/l, các thông số này cũng tăng dần theo thời gian trong mùa kiệt. Độ mặn khi 
triều cao lên đến 31,55‰. Khi đập được xây dựng BOD5 giảm từ 8,5 mg/l xuống 4,13 mg/l, 
độ mặn < 4‰. Bài báo trình bày các kết quả ứng dụng bộ mô hình Mike 11 mô phỏng diễn 
biến chất lượng nước sông Cái Nha Trang trước và sau khi có đập ngăn mặn. 
Từ khóa: Chất lượng nước; Đập ngăn mặn; Xâm nhập mặn; Sông Cái Nha Trang. 
1. Mở đầu 
Sông cái Nha trang trước đây có tên là sông Cù hay sông Phú Lộc và ở phần thượng lưu 
có tên gọi là sông Thác Ngựa, dài 79 km. Sông bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía Tây có cao độ 
từ 1.500–2.000 m, chảy theo hướng Tây–Đông và đổ ra biển ở cửa Hà Ra và Xóm Bóng ngay 
TP. Nha Trang. Lưu vực sông Cái Nha Trang bao gồm toàn bộ 2 huyện Khánh Vĩnh và Diên 
Khánh, thành phố Nha Trang và một phần huyện Cam Lâm. Sông Cái Nha Trang có 5 phụ 
lưu chính tập trung nước vào dòng chính [1–2]. 
Do các phụ lưu chảy qua các khu vực mưa khác nhau, trong đó có nhiều tâm mưa lớn 
(như tâm mưa Hòn Bà với lượng mưa nam 2.500–3.000 mm) nên dòng chảy sông Cái Nha 
Trang khá dồi dào, tập trung vào các tháng 10 và 11 đạt 695 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào 
tháng 4 chỉ có 4,3 m3/s [3–5]. Vào mùa lũ nước sông bị đục do vật chất hữu cơ và bùn cát, phù 
sa từ thượng nguồn đổ về, vào mùa khô nước trở nên trong hơn, nhưng phía hạ lưu nguồn bị 
xâm nhập mặn, thông thường biên mặn khoảng 3 km kể từ của Xóm Bóng [6]. 
Nghiên cứu chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn, tác 
giả ứng dụng bộ phần mềm MIKE 11–Ecolab. Các mô hình tính toán, mô phỏng, đánh giá 
chất lượng môi trường nước rất phổ biến trên thế giới. Mô hình WASP7 (Water Quality 
Analysis Simulation Program 7) [7–8]. Mô hình WASP cũng có thể liên kết với các mô hình 
thủy động lực. Mô hình QUAL2K (hay Q2K) (River and Stream Water Quality Model) được 
nâng cấp từ mô hình trước đó là QUAL2E. Mô hình DELFT 3D của Viện nghiên cứu thuỷ 
lực Hà Lan kết hợp mô hình thuỷ lực 3 chiều với mô hình chất lượng nước. ECOHAM mô 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 81 
hình số 3D kết hợp module thủy lực với module sinh thái của Trường đại học Hamburg 
(Đức). ECOSMO (ECOSystem MOdel) là mô hình cặp ba chiều thủy động lực–băng 
biển–sinh địa hóa. Bộ phần mềm MIKE do Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI) tích hợp các 
module thuỷ lực (HD) và chất lượng nước (ECO Lab). 
Ở Việt nam, tại Nha trang đã sử dụng kết hợp mô hình một chiều (1D) và mô hình vật lý 
(3D) nghiên cứu tác động của các công trình xây dựng trên sông cải thiện tình hình dòng chảy 
và diễn biến sông sau khi xây dựng các công trình kè và đường [9–11], sử dụng bộ mô hình 
MIKE tính toán cho toàn lưu vực sông Cái; Tại Vịnh Cam Ranh đề tài sử dụng mô hình 
ECOSMO để tính toán, mô phỏng lan truyền một số thành phần vật chất gây ô nhiễm. Nghiên 
cứu [12] do Trung tâm nghiên cứu Môi trường và BĐKH (Viện Kỹ thuật Biển) thực hiện năm 
2011 [13]. Kết quả các nghiên cứu là cơ sở dữ liệu tổng hợp về tài nguyên nước, là những 
kinh nghiệm quý, phương pháp luận rất tốt. 
Nghiên cứu xác định được sự thay đổi chất lượng nước trước và sau khi có đập ngăn mặn 
làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước sông Cái Nha 
TrangỨng dụng thành công mô hình MIKE 11, MIKE Ecolab mô phỏng diễn biến chất 
lượng nước sông Cái Nha Trang theo các kịch bản khai thác nguồn nước. 
2. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tính toán 
2.1. Vị trí và phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu được tính từ ngã ba cửa sông Chò đổ vào sông Cái Nha Trang 
(SCNT), thượng lưu Trạm Thủy văn Đồng Trăng thuộc địa phận huyện Diên Khánh tới cầu 
Trần Phú thuộc địa phận Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với chiều dài khoảng 16 km. 
Vị trí đập ngăn mặn
Vị trí cầu Trần Phú
VỊNH NHA 
TRANG
Tuyế ... ng độ BOD mô phỏng theo KB1 và KB2; (b) Nồng độ TSS mô phỏng theo KB1 và 
KB2; (c) Nồng độ Tổng N mô phỏng theo KB1 và KB2; (d) Nồng độ Tổng P mô phỏng theo KB1 và 
KB2. 
Diễn biến nồng độ BOD như hình trên có thể thấy khi mở cống thì nồng độ BOD giảm 
xuống khá nhiều tại vị trí công trình làm cho chất lượng nước tốt hơn với giá trị nồng độ BOD 
giảm từ 6 mg/l xuống còn hơn 4 mg/l và thay vào đó khi mở cống tác động bởi triều cũng ảnh 
hưởng tới chất lượng nước và làm cho biên độ dao động của nồng độ cũng biến thiên theo 
dòng triều. 
Khi vận hành công trình, với thời giam bắt đầu mở cống cho đến khi nồng độ BOD giảm 
xuống còn 4,5 mg/l phải mất khoảng thời gian từ 5–6 ngày do vậy cần mở cống vào thời kì 
triều cường thấp để quá trình làm cho chất lượng nước tốt vùng thượng lưu được nhanh hơn. 
Trong trường hợp mùa kiệt cần phải giữ nước ngọt phía thượng lưu thì chỉ cần mở cống 1 
ngày để đảm bảo giải phóng các chất bồi tụ trước cửa cống giảm ô nhiễm chất lượng nước 
tạm thời (Hình 8). Nồng độ BOD5 ở hạ lưu công trình cũng giảm mạnh khi mở cống và biên 
độ dao dộng cũng tăng lên hơn so với khi đóng cống do quá trình dòng chảy lưu thông tại 
cống. Với nồng độ Tổng N và Tổng P trong nước ở vị trí công trình phía thượng lưu sau khi 
mở cống cũng giảm khá nhiều với nồng độ Tổng N trong cùng thời gian mở cống giảm từ 1,8 
mg/l xuống còn khoảng hơn 1,6 mg/l trong thời gian từ 5–6 ngày và nồng độ Tổng P tại vị trí 
thượng lưu công trình cũng giảm từ 0,26 mg/l xuống còn khoảng 0,23 mg/l trong thời gian từ 
5–6 ngày. Khi mở cống, dòng chảy qua cống chảy siết và có vận tốc cao qua đó làm đo lưu 
lượng phía thượng lưu đổ dồn xuống hạ lưu cống. Dòng chảy cuốn theo bùn cát và các chất 
trong nước cuốn theo làm cho độ đục trong dòng chảy bị đảo lộn và tăng lên qua đó làm cho 
diễn biến về chỉ số TSS trong nước tại vị trí công trình khi mở cống cũng tăng lên đáng kể. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 88 
Mặt khác khi cống mở dòng triều ngoài biển tác động lên phía thượng lưu cũng làm cho các 
chất trong nước bị tác động khá nhiều qua đó biên độ dao động của các chất cũng bị ảnh 
hưởng. Như vậy theo như hình vẽ dưới miêu tả được quá trình diễn biến chỉ số TSS bị ảnh 
hưởng khá nhiều khi mở cống làm cho tăng lên theo cả giá trị cũng như biên độ dao động. 
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của công trình đến xâm nhập mặn 
Theo kết quả mô phỏng, khi xây dựng công trình và vận hành đóng cống vào mùa kiệt thì 
hầu hết khu vực phía thượng lưu sông Cái sau cống không bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều 
ngoài biển, do đó nồng độ mặn cũng không tác động từ ngoài biển vào. So sánh kết quả nồng 
độ mặn tại vị trí Cầu Gỗ (Vĩnh Ngọc) sau công trình thấy rõ được nồng độ mặn tại vị trí này 
hầu hết được ngọt hóa và không bị xâm nhập mặn từ ngoài biển tác động vào (Hình 9b). 
(a) (b)
Hình 9. Diễn biến độ mặn sông Cái Nha Trang trước và sau khi có đập ngăn mặn: (a) Độ mặn tại trạm 
Cầu Gỗ (Vĩnh Ngọc) hiện trạng và khi có đập ngăn mặn; (b) Độ mặn mô phỏng sau đập theo hiện 
trạng và khi có đập ngăn mặn. 
Sau khi xây dựng công trình và đóng cống ngăn mặn trong thời gian mùa kiệt, đã một 
phần chặn dòng triều ngoài biển mặt khác cũng ngăn dòng chảy phía thượng lưu vào mùa kiệt 
đổ ra biển. Qua đó nồng độ mặn phía sau công trình về phía hạ lưu trong thời đoạn này có khả 
năng tăng cao hơn so với khi chưa xây dựng công trình. Diễn biến nồng độ mặn khi xây dựng 
công trình phía sau công trình bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều, nhưng biên độ dao động tại 
thời điểm này không lớn như so với hiện trạng, nhưng về giá trị thì cả chân và đỉnh triều, nồng 
độ mặn thường cao hơn so với hiện trạng khoảng 0,5‰. 
3.3. Hiệu chỉnh mô hình 
3.3.1. Hiệu chỉnh mô hình thủy lực 
Việc hiệu chỉnh mô hình thủy lực sử dụng tài liệu đo đạc vào tháng 11 năm 2017 với số 
liệu tại 3 trạm trên sông Cái (Hình 10a). Kết quả so sánh lưu lượng thực đo và mô phỏng tại 
trạm thủy văn T1 được thể hiện trên hình 10b. 
(a)
(b)
Hình 10. (a) Vị trí hiệu chỉnh mô hình thủy lực; (b) Lưu lượng thực đo và mô phỏng tại trạm thuỷ văn T1. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 89 
Kết quả tính toán mô phỏng về chế độ thủy lực trên sông Cái cho thấy, kết quả hiệu chỉnh 
với tài liệu đo đạc khá tương đồng và đạt kết quả cao (Hình 12a-12b, Bảng 3). Như vậy có thể 
đảm bảo mô phỏng chất lượng nước khu vực nghiên cứu. 
(a) (b)
Hình 12. (a) Mực nước thực đo và mô phỏng tại trạm thuỷ văn T2; (b) Mực nước lớn nhất tại trạm 
thuỷ văn T3. 
Bảng 3. Bảng tính toán hệ số tương quan giữa số liệu thực đo và mô phỏng. 
STT Trạm Yếu tố Hệ số tương quan Sai số đỉnh 
Hệ số NSE 
(Nash–Sutcliffe) 
1 Trạm T1 H 0,96 0,94 0,92 
2 Trạm T2 H 0,96 0,94 0,92 
3 Trạm T3 H 0,96 0,94 0,92 
4 Trạm T1 Q 0,89 0,91 0,90 
5 Trạm T2 Q 0,91 0,89 0,89 
6 Trạm T3 Q 0,92 0,88 0,92 
7 Trạm T1 V 0,89 0,90 0,89 
8 Trạm T2 V 0,87 0,90 0,90 
9 Trạm T3 V 0,86 0,85 0,86 
3.3.2. Hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước 
Các tài liệu đo đạc chất lượng nước trong quá trình mô phỏng, hiệu chỉnh các thông số 
của mô hình phù hợp với kết quả thực đo trong tháng 11 năm 2017 (Hình 13-14). 
(a) (b)
Hình 13. Thông số BOD thực đo và mô phỏng tại trạm N1 (Thượng lưu); Thông số TSS thực đo và 
mô phỏng tại trạm N1 (Thượng lưu). 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 90 
(a) (b)
Hình 14. (a) Thông số N thực đo và mô phỏng tại trạm N7 (Hạ lưu); (b) Thông số P thực đo và mô 
phỏng tại trạm N1 (Thượng lưu). 
3.3.3. Kiểm định mô hình chất lượng nước 
Sau khi hiệu chỉnh mô hình đạt kết quả khá tương đồng với kết quả thực đo, thực hiện 
kiểm định mô hình kết quả mô phỏng về một số chỉ tiêu tại các vị trí đo đạc trên sông Cái đạt 
được tương đồng so với giá trị thực đo, chênh lệch giữa các giá trị mô phỏng và thực đo là 
không nhiều. Tuy nhiên cũng có một số vị trí chỉ số chất lượng nước mô phỏng có mức độ 
chênh lệch lớn so với giá trị thực đo nhưng trên tổng thể thì kết quả mô phỏng là chấp nhận 
được và có thể sử dụng để mô phỏng các kịch bản tính toán (Bảng 4). 
Bảng 4. Giá trị TSS, tổng P, tổng N và BOD5 mô phỏng và thực đo tại các vị trí trên sông Cái. 
TT 
TSS (mg/l) Tổng P (mg/l) Tổng N (mg/) BOD5 (mg/l) 
Thực 
đo 
Mô 
phỏng 
Chên
h lệch 
Thực 
đo 
Mô 
phỏng 
Chênh 
lệch 
Thự
c đo 
Mô 
phỏng 
Chênh 
lệch 
Thực 
đo 
Mô 
phỏng 
Chênh 
lệch 
1 23,9 24,6 –0,65 0,042 0,06 –0,018 1,51 1,62 –0,11 2,86 2,81 0,05 
2 42,5 40,5 2,06 0,135 0,14 –0,005 2,28 2,37 –0,09 3,31 3,33 –0,02 
3 35,2 38,2 –2,92 0,125 0,13 –0,005 1,63 1,45 0,18 4,27 4,58 –0,31 
4 26,9 27,6 –0,67 0,113 0,09 0,023 2,25 2,08 0,17 4,05 3,97 0,08 
5 8,76 9,02 –0,26 0,061 0,056 0,005 1,28 1,32 –0,04 2,18 2,57 –0,39 
6 28,7 29,3 –0,53 0,095 0,12 –0,025 5,93 5,22 0,71 4,13 5,35 –1,22 
4. Kết luận 
Khi chưa xây dựng công trình cho thấy nồng độ các chỉ tiêu hóa lý tại khu vực nghiên 
cứu với chế độ dòng chảy hiện trạng đều tăng lên theo thời gian do dân số tăng lên cùng với 
việc kinh tế phát triển đã làm cho lượng thải ra môi trường tăng cao. 
Khi xây dựng công trình, tại vị trí thượng lưu công trình khi đóng cống thì hầu hết các 
thông số như BOD5, Tổng N, Tổng P trong trường hợp hiện trạng và tương lai đều tăng lên 
đáng kể và mức độ tăng của các thông số này cũng tăng dần theo thời gian trong cả mùa kiệt. 
Với thông số TSS khi đóng cống lại làm cho chế độ dòng chảy không còn lưu thông như 
trước nữa, do đó chỉ số TSS hầu như nhỏ hơn so với khi chưa xây dựng công trình. Thông số 
BOD5 giảm từ 8,5 xuống còn 4,5 mg/l. Vị trí hạ lưu phía sau công trình khi đóng cống lại thì 
hình thành phía sau công trình ra tới biển như một kênh cụt và chỉ chịu tác động bởi dòng 
triều ngoài biển, do đó các chỉ tiêu hóa lý ngay tại vị trí phía sau công trình tăng lên so với khi 
chưa xây dựng. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 91 
Độ mặn trung bình toàn tuyến của năm 2017 21,57‰ với độ lệch chuẩn là 3,89 cao hơn 
độ mặn trung bình toàn tuyến của năm 2018 là 20,16 với độ lệch chuẩn là 7,89. Khi xây dựng 
công trình và vận hành đóng cống vào mùa kiệt thì hầu hết khu vực phía thượng lưu sông Cái 
sau cống không bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều ngoài biển, nồng độ mặn < 4‰. Công tác 
cấp nước xử lý nước sinh hoạt cho Thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh 
và phục vụ sản xuất nông nghiệp thuận lợi. 
Việc áp dụng mô hình MIKE11 đã dùng bộ số liệu trong nhiều năm để làm cơ sở dữ liệu 
cho mô hình tính toán. Trong mô hình tính toán cũng đã hiệu chỉnh với các mẫu phân tích 
chất lượng nước mùa lũ năm 2017 và kiểm định mùa kiệt năm 2011 đạt được kết quả khá 
tương đồng so với giá trị thực đo ngoài hiện trường. Qua đó thấy được kết quả nghiên cứu 
cung cấp đầy đủ, chính xác về hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Cái Nha Trang 
góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: H.P.; Đ.V.Đ.; N.L.N.T.; V.H.D.; 
Chọn phương pháp nghiên cứu: H.P.; ĐVĐ.; N.L.N.T.; V.H.D.; Xử lý số liệu: H.P.; ĐVĐ.; 
N.L.N.T.; Lấy mẫu: Đ.V.Đ.; V.H.D.; N.L.N.T.; Phân tích mẫu: N.L.N.T.; V.H.D.; Viết bản 
thảo bài báo: H.P.; ĐVĐ.; N.L.N.T.; Chỉnh sửa bài báo: H.P.; V.H.D. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ của Viện phát triển Công nghệ Môi trường và Tài 
nguyên nước Phú mỹ, Mã số PHUMYTECH 02.18. 
Lời cam đoan: Tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tôi từ công tác 
nghiên cứu của Viện PHUMYTECH, chưa được công bố ở đâu, không sao chép từ những 
nghiên cứu trước đây; không có sự tranh chấp. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ. Nghiên cứu bổ sung đặc 
điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Khánh Hòa, 2011. 
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa. Dự án: “Lập bản đồ ngập 
lụt lưu vực sông Dinh Ninh Hòa và sông Cái Nha Trang”, 2011. 
3. Quyết, N.K. Nghiên cứu giải pháp cải thiện tình hình dòng chảy sau khi xây dựng các 
công trình kè và đường, chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Cái Nha Trang, 2017. 
4. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh 
Hòa giai đoạn 2011–2015, 2016. 
5. Trung tâm khí tượng, thủy văn tỉnh Khánh Hòa. Báo cáo đo đạc thủy văn trên địa bàn 
tỉnh Khánh Hòa, 2018. 
6. Cục thống kê Khánh hòa. Niên giám thống kê năm 2017, 2018, Tỉnh Khánh hòa. 
7. Phú, H. Nghiên cứu xây dựng bộ số liệu cho việc ứng dụng mô hình toán mô phỏng 
diễn biến chất lượng nước sông La Ngà Bình Thuận. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 
2018, 632, 26–32. 
8. Phú, H. Tác động của công trình hồ đập tới dòng chảy hạ lưu sông La Ngà, ứng dụng 
mô hình thủy văn, thủy lực phục hồi dòng chảy tự nhiên sau khi có hồ chứa Đa 
Mi–Hàm Thuận. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 686, 01–11. 
9. Viện Kỹ thuật Biển. Báo cáo tổng hợp đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực 
sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa), phân tích nguyên nhân và đề xuất 
các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, 2012. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 92 
10. Lương Văn Thanh và cs. Ứng dụng các biện pháp công trình và phi công trình để cái 
tạo các vùng đất bị bỏ hóa ở Duyên Hải Nam Trung Bộ do đào ao nuôi trồng thủy sản 
không đúng kỹ thuật thành vùng sản xuất nông nghiệp và NTTS bền vững. Báo cáo 
tổng kết KHCN đề tài cấp Bộ, 2010. 
11. Thông, B.X. Đề xuất hướng cảnh báo mực nước biển dâng dị thường trong điều kiện 
phát triển sóng lừng kết hợp mực nước triều kỳ triều cường tại các vùng ven biển Việt 
Nam, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển 2007. 
12. Viện KHKTTV&MT. Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở 
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. 
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt 
Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2012. 
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt 
Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016. 
15. IPCC. Climate Change: The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the 
Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 
Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, 
USA. 2007. 
16. IPCC Fifth Assessment Report: Climate Change 2013 – The Physical Science Basis. 
Cambridge University Press, Cambridge, UK, 2013, pp. 1535. 
17. IPCC. The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth 
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 2007. 
18. IPCC. The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fifth 
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 2013. 
19. IPCC. Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate 
Change Adaptation, A Special Report of Working Groups I and II of the 
Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, 2012. 
20. Kaergaard, K.; Fredsoe, J. Numerical modeling of shoreline undulations part 1: 
Constant wave climate. Coast. Eng. 2013, 75, 64–76. 
21. DHI – Water and Environment. Mike 11 – a Modeling System for Rivers and 
Channels, DHI Water and Environment, 2003. 
22. NAM Reference Manual. DHI Water and Environment, Denmark, MIKE11 
Introduction and tutoral; DHI Water & Environment, Denmark. MIKE11 User 
Manual, 2014. 
23. www.tnmtkhanhhoa.gov.vn/ 
24. www.dostkhanhhoa.gov.vn/ 
Water quality in Cai Nha Trang River basin before and after 
having salt prevention dam 
Phu Huynh1*, Ngoc Thao Nguyen Ly1, Dong Dang Van2, Dung Vu Huu3 
1 Ho Chi Minh City University of Technology, HUTECH; h.phu@hutech.edu.vn; 
nln.thao@hutech.edu.vn 
2 DongVinh Co., Ltd; sales@dovitech.com.vn 
3 Dung Vu Huu; vuhuudung93@gmail.com 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 80-93; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).80-93 93 
Abstract: Nha Trang Cai River is one of the three major rivers of Khanh Hoa province, this 
river plays a very important role in providing fresh water for people's livelihood and 
socio–economic development. Research, using MIKE model with MIKE NAM module to 
calculate runoff due to rain, as input condition for MIKE 11 module, simulate saline 
intrusion and water quality in main city Nha Trang, Ninh Hoa town, Dien Khanh town, etc. 
When there is no dam, in upstream parameters such as BOD5: 8.5 mg/l, Total N 1.62–5.22 
mg/l, these parameters also increase over time in dry season. Salinity at high tide is up to 
31.55‰. When the dam was built, BOD5 decreased from 8.5 mg/l to 4.13 mg/l, salinity < 
4‰. This paper presents the results of applying the Mike 11 model set to simulate the water 
quality of Cai Nha Trang River before and after the saline prevention dam. 
Keywords: Cai Nha Trang River; Dam to prevent salinity; Salinity intrusion; Water 
quality. 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_nuoc_song_cai_nha_trang_truoc_va_sau_khi_co_dap_n.pdf