Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang

Ô nhiễm asen trong nước ngầm là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe. Nghiên cứu được tiến

hành nhằm đánh giá chất lượng nước ngầm và rủi ro sức khỏe con người do sử dụng nước ngầm nhiễm

asen tại 13 giếng quan trắc thuộc 8 huyện của tỉnh An Giang qua hai năm 2017 và 2018. Kết quả phân tích

cho thấy tại hầu hết các giếng quan trắc đều nhiễm coliforms. Các giếng quan trắc tại An Phú, Tân Châu,

Phú Tân và Chợ Mới có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS), amoni (NH4+-N) trung bình đều cao hơn

QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. Tại điểm An Phú có hàm lượng asen khá cao và vượt quy chuẩn cho phép.

Nguy cơ ung thư do sử dụng nước ngầm nhiễm asen đạt từ mức trung bình đến cao tại các vị trí quan trắc

với chỉ số rủi ro dao động từ 1,43 x 10-4 - 1,96 x 10-2. Như vậy nước ngầm nhiễm asen gây nhiều rủi ro sức

khỏe cho con người, nên việc xử lý nồng độ asen trong nước ngầm đạt mức khuyến cáo của EPA hay thay

thế nguồn nước sinh hoạt khác là hết sức cần thiết.

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 1

Trang 1

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 2

Trang 2

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 3

Trang 3

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 4

Trang 4

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 5

Trang 5

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 6

Trang 6

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 7

Trang 7

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 17960
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang

Chất lượng nước ngầm và rủi ro cho sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm Asen tại An Giang
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 124 
CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM VÀ RỦI RO CHO SỨC KHỎE 
KHI SỬ DỤNG NƯỚC NHIỄM ASEN TẠI AN GIANG 
Nguyễn Thanh Giao1 
TÓM TẮT 
Ô nhiễm asen trong nước ngầm là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe. Nghiên cứu được tiến 
hành nhằm đánh giá chất lượng nước ngầm và rủi ro sức khỏe con người do sử dụng nước ngầm nhiễm 
asen tại 13 giếng quan trắc thuộc 8 huyện của tỉnh An Giang qua hai năm 2017 và 2018. Kết quả phân tích 
cho thấy tại hầu hết các giếng quan trắc đều nhiễm coliforms. Các giếng quan trắc tại An Phú, Tân Châu, 
Phú Tân và Chợ Mới có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS), amoni (NH4
+-N) trung bình đều cao hơn 
QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. Tại điểm An Phú có hàm lượng asen khá cao và vượt quy chuẩn cho phép. 
Nguy cơ ung thư do sử dụng nước ngầm nhiễm asen đạt từ mức trung bình đến cao tại các vị trí quan trắc 
với chỉ số rủi ro dao động từ 1,43 x 10-4 - 1,96 x 10-2. Như vậy nước ngầm nhiễm asen gây nhiều rủi ro sức 
khỏe cho con người, nên việc xử lý nồng độ asen trong nước ngầm đạt mức khuyến cáo của EPA hay thay 
thế nguồn nước sinh hoạt khác là hết sức cần thiết. 
Từ khóa: Nước ngầm, asen, rủi ro sức khỏe, nguy cơ ung thư, coliforms, An Giang. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ7 
Ô nhiễm asen trong nước ngầm và sự ảnh hưởng 
của nó lên sức khỏe con người đang là vấn đề nhận 
được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế 
giới. Vào những năm 1990, phát hiện nước ngầm ở 
các vùng Ấn Độ và Bangladesh bị ô nhiễm asen, đe 
dọa sức khỏe hàng chục triệu người ở cả hai nước. 
Điều này đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của con 
người trong thời điểm hiện tại là nước ngầm luôn 
luôn “an toàn” (UNICEF, 2008). Asen phân bố nhiều 
nơi trong môi trường, chúng được xếp thứ 20 trong 
những nguyên tố hiện diện nhiều trong lớp vỏ của 
trái đất (Berg et al., 2007). Sử dụng nguồn nước 
ngầm chứa nhiều asen sẽ gây ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến sức khỏe con người. Theo ước tính Việt 
Nam có khoảng 10 triệu người ở đồng bằng sông 
Hồng, 500 ngàn đến 1 triệu người ở đồng bằng sông 
Cửu Long (ĐBSCL) bị ngộ độc mãn tính do uống 
nước giếng khoan có chứa asen (Berg et al., 2007). 
Chương trình khảo sát nồng độ asen trong các giếng 
khoan của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) 
ở 4 tỉnh ĐBSCL từ năm 2003 đến 2005 cho thấy, 
nguồn nước ngầm của các tỉnh vùng đầu nguồn sông 
Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp đều bị nhiễm 
asen rất cao, nồng độ asen trong các giếng dao động 
từ 10 μg/L đến 50 μg/L (Nguyễn Khắc Hải, 2006). Ở 
1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại 
học Cần Thơ 
Email: ntgiao@ctu.edu.vn 
ĐBSCL, nồng độ asen cao trên 10 μg/L chủ yếu tập 
trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và vùng Đồng 
Tháp Mười (Gordon et al., 2005). Theo báo cáo của 
Viện Vệ sinh - Y tế công cộng (2005), sau khi phân 
tích 2.966 mẫu nghiên cứu từ các giếng khoan ở An 
Giang có 40% số giếng khoan bị nhiễm asen nồng độ 
thấp hơn 50 μg/L, 16% nhiễm trên 50 μg/L tập trung 
tại các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. 
Tại Long An trong 4.876 mẫu nước ngầm được phân 
tích có 56% số mẫu nhiễm asen. Đồng Tháp có trên 
67% số mẫu phát hiện có asen trong số 2.960 mẫu 
nước ngầm được khảo sát. Kiên Giang có hơn 51% 
trong 3.000 mẫu nước ngầm thu được phát hiện asen. 
Còn ở Tiền Giang, trong 567 trạm cấp nước được 
phân tích chất lượng nước ngẫu nhiên thì có 48 trạm 
có asen từ 11 μg/L đến 25 μg/L (từ 11 μg/L đến 15 
μg/L có 31/48 trạm, 16 μg/L đến 25 μg/L có 17/48 
trạm) (Sở Y tế Tiền Giang, 2018). 
Đánh giá rủi ro sức khỏe là một công cụ được 
dùng trong quản lý rủi ro sức khỏe. Những nhà khoa 
học và các cơ quan chính phủ thường sử dụng quá 
trình này để đánh giá rủi ro sức khỏe con người, 
những người mà phơi nhiễm với lượng khác nhau của 
các chất độc hại. Một đánh giá rủi ro cho chất độc 
gây ô nhiễm thường kết hợp kết quả của nhiều 
nghiên cứu trên những tác động sức khỏe của động 
vật và sự tiếp xúc của con người với chất gây ô 
nhiễm, với những kết quả nghiên cứu ước lượng tiếp 
xúc của con người tại những khoảng cách khác nhau 
từ nguồn gây ô nhiễm. Các chất độc hại có thể xâm 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 125 
nhập vào cơ thể con người qua ba con đường: hô hấp, 
qua da và tiêu hóa. Trong môi trường sinh hoạt và 
làm việc con người vô tình hít phải các chất độc dạng 
khí, hơi hay bụi và sau đó các chất này có thể được 
hấp thụ nhanh chóng vào máu và phân bố đều khắp 
toàn bộ cơ thể. Quá trình hấp thụ chất độc hại qua da 
thường diễn ra chậm hơn qua đường hô hấp. Cũng 
giống như qua đường hô hấp, các chất độc được hấp 
thụ dễ dàng vào máu khi con người ăn, uống phải 
những thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn tiềm 
ẩn các mối nguy hại. Khoảng 4,5 triệu người ở 
ĐBSCL đang sử dụng nguồn nước từ các giếng để 
uống (Ghassemi và Brennan, 2000). Tuy nhiên, hiện 
nay chất lượng nước ngầm suy giảm do các tác động 
của con người và t ... ự khác biệt so với các trạm Phú Tân, Tri Tôn, 
Tân Châu và Tịnh Biên. 
Hình 6. Độ cứng trung bình tại các trạm quan trắc 
nước ngầm 
Khi so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT 
năm 2017 có 2 trạm vượt ngưỡng quy chuẩn là Tân 
Châu và Thoại Sơn, trong khi năm 2018 có 5 trạm 
vượt ngưỡng là An Phú, Chợ Mới, Long Xuyên, Thoại 
Sơn và Tịnh Biên. Trong đó, năm 2017 vượt ngưỡng 
1,6 lần và năm 2018 vượt 2,5 lần. Khi nước ngầm có 
độ cứng cao sẽ làm suy giảm chất lượng nước, làm 
cho nước không còn phù hợp cho mục đích sinh hoạt 
và tốn kém chi phí xử lý trước khi sử dụng. 
3.1.5. Nitrate 
Hàm lượng nitrate trung bình có trong nước 
ngầm tại các giếng quan trắc trong hai năm 2017 và 
năm 2018 tương đối thấp. Giá trị cao nhất là ở trạm 
Tịnh Biên với hàm lượng nitrate trong 2 năm lần lượt 
đạt 0,51 ± 0,42 mg/L và 1,55 ± 2,15 mg/L. Giá trị 
thấp nhất là ở trạm Tân Châu nồng độ nitrate được 
tìm thấy dưới ngưỡng phát hiện trong cả hai năm 
nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, nồng độ 
nitrate tại các điểm thu mẫu không có sự dao động 
lớn và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-
MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất, cũng 
như không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các điểm 
thu mẫu với nhau (p > 0,05). 
Hình 7. Hàm lượng nitrate trung bình tại các trạm 
quan trắc nước ngầm 
3.1.6. Amoni 
Hàm lượng amoni trong nước ngầm có sự chênh 
lệch khá lớn giữa các giếng quan trắc. Nồng độ 
amoni trung bình cao nhất được tìm thấy ở Phú Tân 
vào năm 2017 đạt 2,55 ± 1,97 mg/L và thấp nhất ở 
trạm Tịnh Biên đạt 0,07 ± 0,02 mg/L. Trong khi đó, 
vào năm 2018 hàm lượng amoni cao nhất lại được tìm 
thấy ở Chợ Mới đạt 4,51 ± 1,49 mg/L và thấp nhất ở 
Tri Tôn đạt 0,06 ± 0,02 mg/L. Trong các giếng quan 
trắc, có 3 giếng có nồng độ amoni không đạt chuẩn 
cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT (Amoni < 
1 mg/L) tại Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới vào năm 
2017 và tại An Phú, Tân Châu và Chợ Mới vào năm 
2018. 
Hình 8. Hàm lượng ammonia trung bình tại các trạm 
quan trắc nước ngầm 
Đa số các giếng có nồng độ amoni cao tập trung 
ở khu vực cù lao của tỉnh. Khi trong nước ngầm có 
hàm lượng amoni cao cho thấy đã có sự ảnh hưởng 
từ hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc, chất thải 
sinh hoạt, hầm tự hoại, hoạt động nuôi trồng thủy 
sản (Nguyễn Khoa Lý, 2008). Ngoài ra, trong hoạt 
động nông nghiệp việc sử dụng phân bón cho cải tạo 
đất và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng cũng góp 
phần làm gia tăng hàm lượng amoni trong nước dưới 
đất. Điều này phù hợp với kết quả thảo luận về nồng 
độ nitrate trước đó rằng nitrate cũng được di chuyển 
từ môi trường nước mặt xuống nước ngầm. 
3.1.7. Coliform 
Hàm lượng coliform trong nước ngầm tại các vị 
trí thu mẫu trong hai năm 2017 và 2018 tương đối 
cao. Trong đó, coliforms trung bình cao nhất tại Chợ 
Mới đạt 11248,35 ± 15205,13 MPN/100 mL và thấp 
nhất tại Long Xuyên đạt 21,5 ± 30,41 MPN/100 mL ở 
năm 2017. Vào năm 2018, hàm lượng coliforms trung 
bình cao nhất ghi nhận ở Tịnh Biên đạt 230,0 ± 
325,27 MPN/100 mL và thấp nhất ở hai vị trí là Long 
Xuyên và Thoại Sơn (coliforms dưới ngưỡng phát 
hiện). Ngoài ra không có sự khác biệt giữa các giếng 
thu mẫu với nhau (p > 0,05). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 129 
Hình 9. Coliform trung bình tại các trạm quan trắc 
nước ngầm 
Nhìn chung, tất cả mẫu nước thu tại các giếng 
quan trắc nước ngầm đều có nồng độ coliforms vượt 
giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT 
là 3 MPN/100 mL. Đối với giếng quan trắc tại Chợ 
Mới và Tri Tôn, hàm lượng coliforms lần lượt vượt 
gấp 3749,45 và 1044,67 lần so với quy định. Nguyên 
nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm vi sinh cao trong 
nước ngầm có thể là do hầu hết các miệng giếng 
không được bảo quản cẩn thận để nước ô nhiễm xâm 
nhập vào, các hoạt động xả thải ra môi trường thấm 
vào xung quanh giếng. Theo thống kê của Ủy ban 
Nhân dân tỉnh An Giang (2015), trên địa bàn toàn 
tỉnh hiện có hơn 1.460 giếng đã không còn sử dụng 
nhưng vẫn chưa được trám lấp tạo điều kiện cho chất 
ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nước ngầm. Kết 
quả nghiên cứu tương tự với kết luận của Võ Thành 
Hòa (2016) tại ĐBSCL, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật 
trong nước dưới đất diễn ra khá phổ biến. Theo 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Sánh và ctv (2010), tiến 
hành tại tỉnh Trà Vinh cho thấy hầu hết nguồn nước 
dưới đất đều bị nhiễm coliforms với mật số cao (4 - 
2.400 MPN/100 mL). Đây cũng chính là một trong 
những rủi ro đáng quan tâm cho sức khỏe người dân 
khi sử dụng cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm 
nếu không được tiệt trùng. 
3.1.8. Sắt tổng 
Hình 10. Hàm lượng sắt trung bình tại các trạm quan 
trắc nước ngầm 
Nồng độ Fe tổng hiện diện trong nước ngầm 
tương đối khá thấp. Ở năm 2017 nồng độ Fe tổng có 
giá trị cao nhất ở An Phú đạt 3,14 ± 4,27 mg/L, cũng 
ở vị trí này vào năm 2018 hàm lượng Fe có giá trị 4,62 
± 6,48 mg/L. Tuy nhiên ở hai vị trí Tịnh Biên và Tri 
Tôn vào năm 2017 thì nồng độ Fe dưới ngưỡng phát 
hiện. Theo Đặng Kim Chi (2008), sắt thường có 
trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất 
do hòa tan từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô 
nhiễm bề mặt nước bởi nước thải. 
Nhìn chung, hàm lượng Fe phân tích được tại 
các giếng quan trắc nằm trong giới hạn cho phép của 
QCVN 09-MT:2015/BTNMT (Fe < 5 mg/L) cũng 
như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
các vị trí quan trắc (p > 0,05). 
3.1.9. Asen 
Nồng độ asen trong nước ngầm giai đoạn 2017 - 
2018 chênh lệch khá lớn giữa các vị trí quan trắc và 
đạt giá trị cao nhất tại An Phú 0,22 ± 0,31 mg/L ở 
năm 2017 và 0,04 ± 0,06 mg/L ở năm 2018. Ở một số 
vị trí như Thoại Sơn, Tân Châu, Chợ Mới, Long 
Xuyên và Tri Tôn thì nồng độ asen dưới ngưỡng phát 
hiện vào năm 2017 nhưng ở năm 2018 chỉ có hai vị trí 
là Phú Tân và Tri Tôn nồng độ asen đo đạc được dưới 
ngưỡng phát hiện. Khi so sánh với QCVN 09 - 
MT:2015/BTNMT, nồng độ asen ở huyện An Phú 
vượt gấp 4,4 lần (0,05 mg/L). Theo QCVN 
01:2009/BYT (As = 0,01 mg/L), có hai vị trí An Phú, 
Phú Tân ở năm 2017 và năm 2018 có ba vị trí An Phú, 
Tân Châu và Chợ Mới vượt ngưỡng cho phép khi so 
sánh với quy chuẩn Việt Nam. Kết quả khảo sát chỉ 
tiêu asen trong hai năm 2017 và 2018 phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh và ctv (2010) 
cho rằng có sự hiện diện của asen với nồng độ cao 
trong nước ngầm ở An Giang. Không có sự khác biệt 
có ý nghĩa giữa các vị trí thu mẫu và giữa hai năm 
2017, 2018 với nhau (p > 0,05). 
Hình 11. Hàm lượng As trung bình tại các trạm quan 
trắc nước ngầm 
3.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe do asen có trong 
nước ngầm 
Ô nhiễm asen trong nước nước ngầm tầng nước 
nông (tầng Holocene) là một trong những mối đe 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 130 
dọa sức khỏe lớn nhất ở các nước đang phát triển 
(Alexander van Geenn et al., 2013). Qua kết quả 
phân tích về các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm trên 
địa bàn tỉnh An Giang cho thấy hàm lượng asen 
tương đối cao và đây cũng là một chất có khả năng 
gây rủi ro ung thư cho con người. Rủi ro sức khỏe do 
sử dụng nước ngầm nhiễm asen qua con đường ăn 
uống được trình bày trong bảng 3. 
Kết quả từ bảng 3 cho thấy, chỉ số rủi ro sau tính 
toán đối với nhóm trẻ em và người lớn đều lớn hơn 
1x10-6, điều đó có nghĩa là rủi ro mắc bệnh ung thư 
do asen trong nước ngầm trên địa bàn tỉnh An Giang 
là từ trung bình đến cao. Bảng 3 cho thấy chỉ số rủi 
ro mắc bệnh ung thư cao nhất đối với trẻ em và 
người lớn do nồng độ asen trong nước ngầm tại trạm 
An Phú tương ứng là 1,96x10-2 và 1,2x10-2, tiếp theo là 
ở trạm Tân Châu (2,06x10-3 và 1,13x10-3), Chợ Mới 
(2,48x10-3 và 1,35x10-3), thấp nhất ở trạm Tri Tôn với 
2,63x10-4 và 1,43x10-4. Có thể thấy trong cùng khoảng 
thời gian tiếp xúc trung bình là 70 năm, trẻ em có chỉ 
số rủi ro mắc bệnh ung thư cao hơn so với người lớn. 
Nguyên nhân có thể là do trẻ em có hệ thống miễn 
dịch và khả năng đào thải asen ra khỏi cơ thể yếu 
hơn so với người lớn. Như vậy, theo tính toán tại khu 
vực An Phú, cứ 100 người thì có khoảng 2 trẻ em và 1 
người lớn có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Kết quả 
đánh giá rủi ro sức khỏe đối với vấn đề ô nhiễm asen 
trong nước ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh của 
Nguyễn Hào Quang (2014) cho thấy rủi ro mắc bệnh 
ung thư của nhóm trẻ em (dưới 3 tuổi), người trưởng 
thành, người già khi sử dụng nước ngầm đều nhỏ 
hơn 1x10-6, đồng nghĩa với rủi ro mắc bệnh ung thư 
thấp. Như vậy, việc sử dụng nước ngầm ở An Giang 
cho mục đích ăn uống dẫn đến nguy cơ mắc ung thư 
cao hơn thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả tính 
toán thì nồng độ asen trong nước ngầm tại An Giang 
nên được xử lý xuống đến 6,67x10-4 mg/L và 1,22x10-3 
mg/L tương ứng với trẻ em và người lớn để rủi ro 
ung thư ở mức chấp nhận được theo khuyến cáo của 
EPA. 
Bảng 3. Kết quả đánh giá rủi ro gây ung thư của Asen trong nước ngầm tại tỉnh An Giang 
CDI (mg/kg-ngày) Rủi ro 
Vị trí 
Nồng độ 
(μg/L) Trẻ em Người lớn Trẻ em Người lớn 
An Phú 130,5 1,31x10-2 7,12x10-3 1,96x10-2 1,2x10-2 
Tân Châu 13,75 1,38x10-3 7,5x10-4 2,06x10-3 1,13x10-3 
Phú Tân 8 8x10-4 4,36x10-4 1,2x10-3 6,55x10-4 
Chợ Mới 16,5 1,65x10-3 9x10-4 2,48x10-3 1,35x10-3 
Long Xuyên 5,5 5,5x10-4 3x10-4 8,25x10-4 4,5x10-4 
Thoại Sơn 3,75 3,75x10-4 2,05x10-4 5,63x10-4 3,07x10-4 
Tịnh Biên 9,75 9,75x10-4 5,32x10-4 1,46x10-3 7,98x10-4 
Tri Tôn 1,75 1,75x10-4 9,55x10-5 2,63x10-4 1,43x10-4 
4. KẾT LUẬN 
Chất lượng nước ngầm tại một số giếng khoan 
quan trắc tỉnh An Giang năm 2017 – 2018 khá kém, 
nước có độ cứng cao và đã bị ô nhiễm TDS, amoni, 
coliform, asen. Hàm lượng coliform ở hầu hết các 
trạm quan trắc đều vượt QCVN 09-MT: 
2015/BTNMT. So với quy chuẩn về nước dưới đất chỉ 
có hàm lượng asen vào năm 2017 tại điểm An Phú 
vượt giới hạn cho phép nhưng so với QCVN 
01/2009/BYT, hàm lượng này tại các điểm quan trắc 
tại An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới đều vượt 
chuẩn. Điều này đã đặt ra mối quan tâm lớn đến sức 
khỏe con người bởi hàm lượng asen khá cao trong 
nước ngầm. Trên thực tế, kết quả đánh giá rủi ro ung 
thư do asen trong nguồn nước này đạt từ mức trung 
bình đến cao và ở trẻ em cao hơn người lớn. Do đó 
cần phải xử lí nồng độ asen trong nước ngầm tại khu 
vực này đến mức rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe có 
thể chấp nhận được. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alexander van Geen et al. (2013). Rtardation 
of arsenic transport thorough a Pleistocene aquifer. 
Nature Vol.501, p. 204-207. 
2. Berg M, Stengel C, Pham TK, Pham HV, 
Sampson ML, Leng M and Samreth S (2007). 
Magnitude of Arsenic Pollution in the Mekong and 
Red River Deltas-Cambodia and Vietnam. 
3. Đặng Kim Chi (2005). Hóa học môi trường. 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 
4. Đặng Kim Chi (2008). Hóa học môi trường. 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 260 
trang. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 131 
5. Đặng Ngọc Chánh, Nguyễn Trần Bảo Thanh, 
Nguyễn Đỗ Quốc Thông (2010). Xây dựng mô hình 
xử lý asen trong nước dưới đất áp dụng cho cấp nước 
tập trung tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh 
Đồng Tháp. Tạp chí Y học Dự phòng số 2: 140-146. 
Bộ Y tế. 
6. Ghassemi F and Brennan D (2000). Resource 
profile subproject: Summary Report. An evaluation of 
the sustainability of the farming systems in the 
brackish water region of the Mekong delta. ACIAR 
Project, Canberra. 
7. Gordon Stranger, To Van Truong, Le TM 
Ngoc, TV Luyen and Tuyen Tran Thanh (2005). 
Arsenic in groundwater of lower Mekong. 
8. Lê Hoàng Việt, Phạm Văn Toàn, Lê Quang Minh 
và Kim Lavane (2004). Thiết lập danh mục các sinh vật 
chỉ thị phục vụ quan trắc môi trường. Đề tài cấp Bộ. 
9. Nguyễn Hào Quang (2014). Đánh giá rủi ro 
sức khỏe đối với vấn đề ô nhiễm asen (As) trong 
nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa 
học - ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi 
trường. Tập 30. 50 -57. 
10. Nguyễn Khắc Hải (2006). Ảnh hưởng của ô 
nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt đến sức khỏe 
con người. Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường. 
11. Nguyễn Khoa Lý (2008). Ô nhiễm môi 
trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và giải pháp 
khắc phục. Cục Thú y. 
12. Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Huệ 
và Nguyễn Thị Phương Thảo (2014). Đánh giá mức 
độ tích lũy asen trong tóc và móng của dân cư khu 
vực khai thác quặng đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên. 
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học 19. 21-26. 
13. Nguyễn Thị Thu (2008). Khảo sát hiện trạng 
ô nhiễm asen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên 
sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và 
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Luận văn tốt nghiệp. Đại 
học Đà Lạt. 
14. Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Ngọc Sơn, Võ 
Văn Tuấn, Lê Đăng Khôi (2010). Nghiên cứu tài 
nguyên nước Trà Vinh: Hiện trạng khai thác, sử dụng 
và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững. Tạp chí 
Khoa học số 15b: 167 – 177. 
15. UNICEF (2008). W. Arsenic Primer: 
Guidance for UNICEF Country Offices on the 
Investigation and Mitigation of Arsenic 
Contamination. Water, Environment and Sanitation 
Section Programme Division UNICEF New York. 
16. Võ Thành Hòa (2016). Đánh giá hoạt động 
quản lý và chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn 
từ nước dưới đất tại tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt 
nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ. 
17. Vũ Thị Hoài Ân, 2019. Hiện trạng ô nhiễm 
asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội và đề xuất 
phương pháp xử lý. Westerntech Vietnam. 
GROUNDWATER QUALITY AND HEALTH RISK FOR THE CONSUMPTION OF GROUNDWATER 
CONTAMINATED ARSENIC IN AN GIANG PROVINCE 
Nguyen Thanh Giao1 
1College of Environment and Natural Resources, Can Tho University 
Email: ntgiao@ctu.edu.vn 
Summary 
Arsenic pollution in groundwater is one of the major health threats. This study was conducted to assess the 
quality of groundwater and human health risks due to the use of arsenic-contaminated groundwater in 13 
monitoring wells in 8 districts of An Giang province in 2017 and 2018. The findings revealed that most 
monitoring wells were contaminated with coliforms. Total dissolved solid (TDS) and ammonium (NH4
+-N) 
in the monitoring wells in An Phu, Tan Chau, Phu Tan and Cho Moi were higher than those regulated by 
QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. At An Phu site, arsenic concentration was relatively high and exceeds the 
permitted standard. The risk of cancer due to the use of arsenic-contaminated groundwater ranged from 
medium to high level at the monitoring sites with a risk index ranging from 1.43x10-4 to 1.96x10-2. Thus, 
arsenic-contaminated groundwater could pose potentially severely health risk to human, so it is necessary 
to treat arsenic in groundwater to safe level as recommended by EPA or use alternative clean water sources. 
Keywords: Groundwater, arsenic, health risks, cancer risk, coliform, An Giang. 
Người phản biện: PGS.TS. Hà Hữu Tùng 
Ngày nhận bài: 13/02/2020 
Ngày thông qua phản biện: 13/3/2020 
Ngày duyệt đăng: 20/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_nuoc_ngam_va_rui_ro_cho_suc_khoe_khi_su_dung_nuoc.pdf