Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020

Đặt vấn đề: Y văn cho thấy chất lượng cuộc sống (CLCS) có mối liên hệ chặt chẽ đến tuổi già và tình trạng

sức khỏe. Ngoài ra, phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện đang sống ở nông thôn (72,9%) mặc dù phần lớn

con cái của họ đã di cư ra thành thị để có cơ hội việc làm tốt. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao

tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá CLCS

của người cao tuổi tại xã Cam Hòa, một vùng nông thôn thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.

Mục tiêu: Xác định điểm số CLCS trung bình ở người cao tuổi tại xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh

Khánh Hòa và các yếu tố liên quan.

Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 228 người từ 60 tuổi trở lên trong

khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu

hỏi WHOQol-OLD đánh giá CLCS người cao tuổi trên 6 lĩnh vực (“Giác quan”, “Tự chủ”, “Cái chết”, “Hoạt

động quá khứ, hiện tại, tương lai”, “Hoạt động xã hội”, “Tình thương”).

Kết quả: Điểm số trung bình CLCS chung của người cao tuổi là 66,1 ± 10,9 điểm. Những yếu tố đặc điểm

dân số - xã hội như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế và các yếu tố tinh

thần như tham gia hoạt động xã hội, sự quan tâm của con cháu, niềm tin vào cộng đồng địa phương, sự gắn

kết/hỗ trợ trong cộng đồng địa phương có ảnh hưởng tới điểm số CLCS của người cao tuổi.

Kết luận: Sự suy giảm của niềm tin và sự gắn kết/ hỗ trợ trong cộng đồng địa phương làm giảm CLCS của

người cao tuổi.

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 1

Trang 1

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 2

Trang 2

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 3

Trang 3

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 4

Trang 4

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 5

Trang 5

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 6

Trang 6

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 7

Trang 7

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 6340
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2020
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 118 
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 
XÃ CAM HÒA, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA, NĂM 2020 
Hồ Phan Uyên1, Diệp Từ Mỹ1, Trần Thị Tuyết Nga1 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Y văn cho thấy chất lượng cuộc sống (CLCS) có mối liên hệ chặt chẽ đến tuổi già và tình trạng 
sức khỏe. Ngoài ra, phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện đang sống ở nông thôn (72,9%) mặc dù phần lớn 
con cái của họ đã di cư ra thành thị để có cơ hội việc làm tốt. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao 
tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá CLCS 
của người cao tuổi tại xã Cam Hòa, một vùng nông thôn thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. 
Mục tiêu: Xác định điểm số CLCS trung bình ở người cao tuổi tại xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh 
Khánh Hòa và các yếu tố liên quan. 
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 228 người từ 60 tuổi trở lên trong 
khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu 
hỏi WHOQol-OLD đánh giá CLCS người cao tuổi trên 6 lĩnh vực (“Giác quan”, “Tự chủ”, “Cái chết”, “Hoạt 
động quá khứ, hiện tại, tương lai”, “Hoạt động xã hội”, “Tình thương”). 
Kết quả: Điểm số trung bình CLCS chung của người cao tuổi là 66,1 ± 10,9 điểm. Những yếu tố đặc điểm 
dân số - xã hội như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế và các yếu tố tinh 
thần như tham gia hoạt động xã hội, sự quan tâm của con cháu, niềm tin vào cộng đồng địa phương, sự gắn 
kết/hỗ trợ trong cộng đồng địa phương có ảnh hưởng tới điểm số CLCS của người cao tuổi. 
Kết luận: Sự suy giảm của niềm tin và sự gắn kết/ hỗ trợ trong cộng đồng địa phương làm giảm CLCS của 
người cao tuổi. 
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, người cao tuổi, vốn xã hội 
ABSTRACT 
QUALITY OF LIFE OF THE ELDERLY IN CAM HOA COMMUNE, CAM LAM DISTRICT, KHANH 
HOA PROVINCE IN 2020 
Ho Phan Uyen, Diep Tu My, Tran Thi Tuyet Nga 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 118 - 124 
Background: Previous studies have shown the relation between quality of life (QoL) and aging, health 
status. Besides, the majority of the elderly in Vietnam are now living in rural area (72.9%) though most of their 
children have migrated to urban areas for better job opportunities. Therefore, it is crucial to cope with the 
increasing needs for elderly care in Vietnam. This study was conducted for assessing the QoL of elderly in a rural 
area in the coastal South Central Vietnam. 
Objectives: To identify the mean score of the QoL and its related factors of the elderly in Cam Hoa 
commune, Cam Lam District, Khanh Hoa Province. 
Methods: A cross sectional study was conducted with 228 people 60 years and older from June to September 
2020. Face to face household interviews that used WHOQoL-OLD questionnaire to assess six QoL facets: 
"fungười cao tuổiioning of the sensory", "autonomy", "death and dying", "past, present and future activities", 
"social participation", and "intimacy"). 
1Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS. Diệp Từ Mỹ ĐT: 0903999893 Email: dtm@ump.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 119 
Results: The mean score of the quality of life of the elderly was 66.1 ± 10.9. Social demographic 
characteristics (age, sex, education, marital status, economic situation) and mental factors including social 
activities, the offspring caring for parents, trust and social coperation affect the quality of life of the elderly. 
Conclusion: The decrease in trust and social coperation both reduces the quality of life of the elderly. 
Keywords: quality of life, elderly, social capital 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Già hóa dân số phản ánh quá trình chuyển 
đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng 
dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa (tỉ 
số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số 
dưới 15 tuổi tính theo phần trăm). Già hóa dân 
số là một trong những xu hướng quan trọng 
nhất của thế kỷ 21, phản ánh sự phát triển kinh 
tế - xã hội và những tiến bộ trong hệ thống 
chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, nâng cao 
tuổi thọ của loài người. Không nằm ngoài xu 
hướng già hóa dân số toàn cầu, già hóa dân số 
ở Việt Nam đang diễn ra nhanh với chỉ số già 
hóa là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với 
năm 2009 và tăng hơn gấp đôi so với năm 
1999(1). Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục 
tăng lên trong những năm sắp tới. 
Mặc dù được xem là thành tựu của sự phát 
triển, già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức lên 
kinh tế, xã hội, và đặc biệt đối với hệ thống chăm 
sóc y tế. Quá trình lão hóa không chỉ là sự suy 
giảm chức năng các cơ quan như nghe, nhìn, vận 
động; đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh 
lý; vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 
(CLCS) của người cao tuổi. Y văn cho thấy 
những đặc điểm nhâ ...  23,2 
Tình trạng sống chung (Có) 208 91,2 
Nguồn thu nhập 
Lương 41 18 
Chu cấp 74 32,5 
Tích lũy 71 31,1 
Lương hưu, trợ cấp XH 42 18,4 
Tình trạng kinh tế 
Không hài lòng 43 18,8 
Tạm được 146 64,1 
Hài lòng 39 17,2 
BHYT (Có) 172 75,4 
Bệnh mạn tính kèm theo (Có) 158 69,3 
Tăng huyết áp (Có) 102 64,6 
Bảng 2: Đặc điểm yếu tố tinh thần (n=228) 
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) 
Tham gia hoạt động XH (Có) 73 32,0 
Mức độ hài lòng với sự quan tâm của con cháu 
Rất/Không hài lòng 26 11,5 
Tạm được 137 60,6 
Rất/Hài lòng 63 27,9 
Mâu thuẫn/Xung đột (Có) 55 24,1 
Vốn xã hội 
Niềm tin 3,75 (3 – 4)* 
Gắn kết/hỗ trợ xã hội 2,4 ± 0,42** 
*Trung vị (khoảng tứ phân vị) 
**Trung bình ± Độ lệch chuẩn 
Tỉ lệ người cao tuổi tham gia ít nhất một hoạt 
động xã hội trong nghiên cứu tương đối thấp, 
chiếm chưa tới một phần ba đối tượng nghiên 
cứu (32%). Hơn 10% người cao tuổi cảm thấy 
không hài lòng với sự quan tâm chăm sóc của 
con cháu; Đồng thời, gần 1/4 người cao tuổi có 
xảy ra mâu thuẫn hoặc xung đột với ít nhất một 
đối tượng khác (Bảng 2). 
Kết quả Bảng 3 cho thấy điểm số CLCS của 
người cao tuổi có sự chênh lệch giữa các nội 
dung. Lĩnh vực “giác quan” có điểm số cao nhất, 
trong khi lĩnh vực “Hoạt động xã hội” và lĩnh 
vực “Tình thương” có điểm số thấp nhất. 
Nghiên cứu này cũng cho thấy, điểm số CLCS 
chung của người cao tuổi là 66,1 ± 10,9 điểm. 
Bảng 3: Điểm số chất lượng cuộc sống 
Lĩnh vực 
Trung bình ± độ 
lệch chuẩn 
 Giác quan 13 (11 – 15,5)* 
 Tự chủ 10,9 ± 2,89 
 Cái chết 12,6 ± 3,74 
Hoạt động quá khứ, hiện tại và tương 
lai 
11,1 ± 2,63 
Hoạt động xã hội 10,6 ± 2,57 
Tình thương 10,6 ± 3,19 
CLCS chung 66,1 ± 10,9 
*Trung vị (khoảng tứ phân vị) 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm số 
CLCS chung với nhiều đặc điểm dân số xã hội 
của người cao tuổi (Bảng 4). Cụ thể, người ở 
nhóm tuổi càng cao thì có điểm số trung bình 
CLCS chung càng thấp. Người cao tuổi có trình 
độ học vấn càng cao, thì có điểm số trung bình 
CLCS chung càng cao. Về kinh tế, người cao tuổi 
có nguồn thu nhập chính từ lương hưu, trợ cấp 
xã hội và hài lòng với tình trạng kinh tế của bản 
thân có điểm số CLCS chung cao hơn so với các 
đối tượng khác. Về tình trạng hôn nhân, người 
cao tuổi chưa kết hôn có điểm số trung bình 
CLCS cao nhất, thấp nhất là đối tượng người cao 
tuổi có tình trạng hôn nhân là góa. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 122 
Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm số CLCS chung và các đặc điểm dân số xã hội 
Đặc điểm Tần số 
Điểm CLCS 
Trung bình ± ĐLC 
Đặc điểm Tần số 
Điểm CLCS 
Trung bình ± ĐLC 
Nhóm tuổi Tình trạng kinh tế 
60 –69 136 69,5 ± 8,9 Rất/Không hài lòng 43 60,0 ± 11,5 
70 –79 76 62,0 ± 11,6 Tạm được 146 65,6 ± 9,0 
≥ 80 16 56,6 ± 11,1 Rất/Hài lòng 39 74,7 ± 11,5 
Giá trị p <0,001b Giá trị p <0,001b 
Trình độ học vấn Nguồn thu nhập 
< Cấp 1 59 61,8 ± 13,5 Lương 41 69,3 ± 7,8 
Cấp 1 21 66,8 ± 9,8 Chu cấp 74 59,5 ± 10,6 
Cấp 2 61 63,2 ± 7,6 Tích lũy 71 66,8 ± 9,3 
≥ Cấp 3 87 70,9 ± 9,1 Lương hưu, trợ cấp XH 42 73,3 ± 10,2 
Giá trị p <0,001
b
 Giá trị p <0,001
c
Tình trạng hôn nhân 
ĐLC: độ lệch chuẩn 
b: Kiểm định Kruskal Wallis 
c: Kiểm định Anova 
Chưa kết hôn 9 77,4 ± 13,6 
Kết hôn 160 66,9 ± 9,5 
Góa 53 61,2 ± 12,3 
Ly hôn 6 71,3 ± 9,3 
Giá trị p <0,001
c
Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm số CLCS chung và 
các yếu tố thể chất 
Đặc điểm Tần số 
Điểm CLCS 
Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Tập thể dục 
Có 155 68,5 ± 9,5 
Không 73 60,9 ± 11,7 
Giá trị p <0,001
d
Bệnh mãn tính 
Có 158 67,7 ± 10,6 
Không 70 72,2 ± 12,8 
Giá trị p <0,006
e
d: Kiểm định t với phương sai không bằng nhau 
e: Kiểm định t với phương sai bằng nhau 
Xét về đặc điểm các yếu tố thể chất (Bảng 5), 
nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa đặc điểm tập thể dục và bệnh lý 
mãn tính với trung bình điểm số CLCS chung. 
Bảng 6 trình bày mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa điểm số CLCS chung với các yếu tố tinh 
thần của người cao tuổi. Sự quan tâm của con 
cháu, tham gia hoạt động xã hội, và mâu 
thuẫn/xung đột cũng được tìm thấy có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê với điểm số CLCS 
chung của người cao tuổi. Cụ thể, người cao tuổi 
càng cảm thấy hài lòng với sự quan tâm của con 
cháu càng có điểm số CLCS chung cao hơn. Các 
đối tượng có tham gia ít nhất một hoạt động xã 
hội cũng có trung bình điểm số CLCS chung cao 
hơn so với đối tượng không tham gia. Người cao 
tuổi có xảy ra mâu thuẫn/xung đột cũng được 
tìm thấy có điểm số CLCS chung thấp hơn so với 
đối tượng khác. 
Bảng 6: Mối liên quan giữa điểm số CLCS chung và 
các yếu tố tinh thần 
Đặc điểm Tần số Điểm CLCS* 
Sự quan tâm của con cháu 
Rất/ Không hài lòng 28 59,1 ± 14,0 
Tạm được 137 64,6 ± 8,6 
Hài lòng/ Rất hài lòng 63 72,3 ± 11,0 
Giá trị p <0,001
b
Tham gia hoạt động xã hội 
Có 73 76,3 ± 11,0 
Không 155 65,7 ± 10,2 
Giá trị p <0,001
e
Mâu thuẫn/xung đột 
Có 55 64,9 ± 13,4 
Không 173 70,4 ± 10,6 
Giá trị p 0,007
d
*Trung bình ±  lch chun b: Kim nh 
Kruskal Wallis 
d: Kiểm định t với phương sai không bằng nhau 
e: Kiểm định t với phương sai bằng nhau 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy có 
mối tương quan giữa trung bình điểm số CLCS 
chung với niềm tin, sự gắn kết/hỗ trợ xã hội 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 123 
trong cộng đồng địa phương (Bảng 7). Đây là các 
tương quan thuận với r >0 và mức độ tương 
quan trung bình/vừa (0,3≤ |r| <0,5). 
Bảng 7: Mối tương quan giữa điểm số CLCS 
chung và vốn xã hội 
Khía cạnh CLCS Chung 
Niềm tin 
Hệ số tương quan 0,4286 
Giá trị p của r <0,001 
Sự gắn kết/hỗ trợ xã hội 
Hệ số tương quan 0,4393 
Giá trị p của r <0,001 
BÀN LUẬN 
Chất lượng cuộc sống 
Kết quả của nghiên cứu cho thấy điểm số 
trung bình CLCS chung là 66,1 ± 10,9 điểm, thấp 
hơn so với các nghiên cứu tại Việt Nam(2,9,16) và 
trên thế giới(3,17,18). Điều này có thể lí giải bởi vì sự 
hoang mang và lo sợ về đại dịch Covid-19, có thể 
đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần từ 
đó ảnh hưởng tới điểm số CLCS của người cao 
tuổi(19). Mặt khác, tác động kinh tế của Covid-19, 
thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế việc tổ chức 
các hoạt động tập thể cũng có thể dẫn đến 
những ảnh hưởng đối với tâm lý. Theo nghiên 
cứu, tỷ lệ trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương 
(PTSD) - những yếu tố đã được chứng minh có 
ảnh hưởng đáng kể đến CLCS - đã gia tăng đáng 
kể ở người cao tuổi dưới tác động của Covid-
19(20). Những yếu tố trên phần nào có thể lí giải 
điểm số CLCS ở người cao tuổi trong nghiên cứu 
của chúng tôi khá thấp khi so sánh với các 
nghiên cứu trước đó. 
Nghiên cứu này cũng cho thấy lĩnh vực “Cái 
chết” có trung bình điểm số CLCS cao nhất, và 
lĩnh vực “Hoạt động xã hội” có trung bình điểm 
số CLCS thấp nhất, đặc điểm này tương đồng 
với hầu hết các nghiên cứu khác tại Việt 
Nam(2,9,16) và trên thế giới(17,18). 
Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy 
mối liên quan giữa điểm số CLCS chung và các 
đặc điểm dân số xã hội như: nhóm tuổi, trình độ 
học vấn, nguồn thu nhập, tình trạng kinh tế, tình 
trạng hôn nhân. Kết quả này phù hợp với các 
nghiên cứu tại Thái Lan, Thỗ Nhĩ Kỳ, Brazil(17,18,20) 
cũng như nghiên cứu của tác giả Võ Xuân 
Nam(2), Lê Thị Quý Như Ý(9) tại Việt Nam. 
Về đặc điểm yếu tố thể chất, người cao tuổi 
tham gia tập thể dục và không mắc bệnh lý mãn 
tính có điểm số CLCS chung cao hơn so với đối 
tượng khác, đặc điểm này tương đồng so với 
nghiên cứu của Nguyễn Thiên Ân(16). Nhiều 
nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho thấy mối 
liên hệ tích cực giữa tham gia hoạt động thể chất 
hiệu quả với điểm số CLCS nói chung(21,22). Bệnh 
tật không chỉ làm suy giảm sức khỏe, giới hạn 
khả năng vận động thể chất, đồng thời chi phí 
điều trị là một trong những yếu tố tác động tiêu 
cực đến sức khỏe tâm thần, từ đó tác động lên 
nhiều lĩnh vực đời sống của người cao tuổi. 
Sự quan tâm của con cháu, tham gia hoạt 
động xã hội, mâu thuẫn/xung đột cũng được tìm 
thấy có mối liên quan với CLCS của người cao 
tuổi. Cụ thể, người cao tuổi hài lòng với sự quan 
tâm của con cháu, tham gia hoạt động xã hội, 
không có mâu thuẫn/xung đột có điểm số cao 
hơn so với các đối tượng khác. Đặc điểm này 
tương đồng với đa số các nghiên trước đó tại 
Việt Nam, cũng như trên thế giới(9,16,17). 
Chất lượng cuộc sống và vốn xã hội 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mối 
tương quan thuận giữa niềm tin, sự gắn kết/hỗ 
trợ xã hội trong cộng đồng địa phương với điểm 
số CLCS với mức độ tương quan trung 
bình/vừa. Kết quả này tương đồng với nhiều 
nghiên cứu về vốn xã hội cộng đồng địa phương 
trước đó(6,11,12,23). Mức độ tin tưởng vào cộng đồng 
địa phương cao hơn có thể làm giảm cảm xúc 
tiêu cực, căng thẳng; tăng cảm giác an toàn, tác 
động tích cực đối với sức khỏe tâm thần cũng 
như CLCS trong cộng đồng địa phương(6). 
Tương tự, sự gắn kết/hỗ trợ xã hội giữa những 
người hàng xóm có thể giúp gia tăng hỗ trợ tình 
cảm, nâng cao sự tôn trọng lẫn nhau, từ đó gia 
tăng mức độ hạnh phúc, khả năng tham gia hoạt 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 124 
động xã hội trong cộng đồng địa phương ở 
người cao tuổi(12). 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu được tiến hành ở đối tượng 
người cao tuổi ở một khu vực nông thôn nhằm 
có cái nhìn tổng quát về CLCS của người cao 
tuổi tại nơi đây, tìm ra những mối liên quan giữa 
CLCS và những đặc điểm dân số xã hội, các yếu 
tố về thể chất cũng như các yếu tố về tinh thần 
của người cao tuổi. Kết quả của nghiên cứu này 
là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị giúp cho 
việc hoạch định chính sách nâng cao CLCS của 
người cao tuổi ở địa phương. Đây cũng là đề tài 
mới ở địa phương này. Người cao tuổi ở nhóm 
tuổi càng cao, có trình độ học vấn thấp, không 
hài lòng với tình trạng kinh tế, không nhận được 
sự quan tâm của con cháu có điểm số CLCS thấp 
hơn những người cao tuổi không có những đặc 
điểm này. Sự suy giảm niềm tin và suy giảm sự 
gắn kết/hỗ trợ trong cộng đồng địa phương làm 
giảm CLCS của người cao tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung Ương (2019). 
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 
tháng 4 năm 2019. Nhà xuất bản Thống Kê. 
2. Vo XN, Vo QT, Watanapongvanich S, Witvorapong N (2019). 
Measurement and determinants of quality of life of older adults 
in Ho Chi Minh City, Vietnam. Social Indicators Research, 
142(3):1285-1303. 
3. Gambin G, Molzahn A, Fuhrmann AC, Morais E P, Paskulin L 
M (2015). Quality of life of older adults in rural southern Brazil. 
Rural Remote Health, 15(3):3300. 
4. Barton H, Grant M (2006). A health map for the local human 
habitat. Journal of the Royal Society for the Promotion of Health, 
126(6):252-253. 
5. Johnston R, Propper C, Sarker R, et al (2005). Neighbourhood 
Social Capital and Neighbourhood Effects. Environment and 
Planning A: Economy and Space, 37(8):1443-1459. 
6. Lane A, Wong CH, Močnik S, Song S, Yuen B (2019). 
Association of Neighborhood Social Capital With Quality of Life 
Among Older People in Singapore. Journal of Aging and Health, 
32(7-8):841-850 
7. Mackenbach JD, Lakerveld J, Van Lenthe FJ, et al (2016). 
Neighbourhood social capital: measurement issues and 
associations with health outcomes. Obesity Reviews, 17(1):96-107. 
8. Le VH, Pham T, Lindholm L (2011). Elderly care in daily living 
in rural Vietnam: Need and its socioeconomic determinants. 
BMC Geriatrics, 11(1):81. 
9. Lê Thị Quý Như Ý, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên (2017). 
Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi 
tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Y học 
Thành phố Hồ Chí Minh, 21(1):234-243. 
10. Grootaert C, Narayan D, Jones VN, Woolcock M (2004). 
Measuring social capital: An integrated questionnaire, pp.25-45. 
The World Bank. 
11. Tiraphat S, Peltzer K, Thamma-Aphiphol K, Suthisukon K 
(2017). The Role of Age-Friendly Environments on Quality of 
Life among Thai Older Adults. International Journal of 
Environmental Research and Public Health, 14(3):28. 
12. Cramm JM, Van Dijk HM, Nieboer AP (2013). The importance 
of neighborhood social cohesion and social capital for the well 
being of older adults in the community. Gerontologist, 53(1):142-
152. 
13. Van Dyck D, Teychenne M, McNaughton SA, De 
Bourdeaudhuij I, Salmon J (2015). Relationship of the perceived 
social and physical environment with mental health-related 
quality of life in middle-aged and older adults: mediating effects 
of physical activity. PLoS One, 10(3):e0120475. 
14. WHO (2005). “The WHOQOL-OLD module – manual”. URL: 
https://www.who.int/mental_health/evidence/WHOQOL_OLD
_Manual.pdf?ua=1. 
15. Phạm Lê Đắc Phú, Võ Quang Trung (2016). Xây dựng và đánh 
giá phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi WHOQoL - OLD của Tổ 
chức Y tế Thế giới. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(2):79-85. 
16. Nguyễn Thiên Ân, Nguyễn Thị Thanh Trúc (2019). Chất lượng 
cuộc sống của người cao tuổi Phường Hố Nai, Thành Phố Biên 
Hòa, Tỉnh Đồng Nai năm 2018. Y học Thành phố. Hồ Chí Minh, 
23(2):16-23. 
17. Bilgili N, Arpacı F (2014). Quality of life of older adults in 
Turkey. Archives of Gerontology and Geriatrics, 59(2):415-421. 
18. Hongthong D, Somrongthong R, Ward P (2015). Factors 
Influencing the Quality of Life (Qol) Among Thai Older People 
in a Rural Area of Thailand. Iranian Journal of Public Health, 
44(4):479-485. 
19. Banerjee D (2020). How COVID-19 is overwhelming our mental 
health. Nature India Journal, DOI: 10.1038/nindia.2020.46. 
20. Campos AC, Ferreira e Ferreira E, Vargas AM, Albala C (2014). 
Aging, Gender and Quality of Life (AGEQOL) study: factors 
associated with good quality of life in older Brazilian 
community-dwelling adults. Health and Quality of Life Outcomes, 
12:166. 
21. Brown DW, Balluz LS, Heath GW, Moriarty DG, Ford ES, Giles 
WH, Mokdad AH (2003). Associations between recommended 
levels of physical activity and health-related quality of life 
Findings from the 2001 Behavioral Risk Factor Surveillance 
System (BRFSS) survey. Preventive Medicine, 37(5):520-528. 
22. Hsin-Yen Y, Li-Jung L (2018). Quality of life in older adults: 
Benefits from the productive engagement in physical activity. 
Journal of Exercise Science & Fitness, 16(2):49-54. 
23. Leung A, Kier C, Fung T, Fung L, Sproule R (2011). Searching 
for happiness: The importance of social capital. Journal of 
Happiness Studies, 12(3):443-462. 
Ngày nhận bài báo: 16/11/2020 
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 125 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_nguoi_cao_tuoi_xa_cam_hoa_huyen_cam.pdf