Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018

Đặt vấn đề: Ngày nay, già hóa dân số đang là xu hướng toàn cầu. Việt Nam đã bắt đầu già hóa từ những

năm 2011 với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số. Thêm vào đó, tuổi càng cao thường đi kèm với

những gánh nặng về bệnh tật cho nên già hóa dân số là thách thức cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Các

nghiên cứu đã cho thấy chất lượng cuộc sống của người cao tuổi nước ta chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, chất

lượng cuộc sống của người cao tuổi đang là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam.

Mục tiêu: Xác định điểm số chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thang đo WHOQoL-OLD của Tổ

chức Y tế Thế giới và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở phường Hố Nai, thành

phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 2018.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 256 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên thường trú tại phường

Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ tháng 4 đến tháng 6, năm 2018 bằng phương pháp chọn mẫu

ngẫu nhiên đơn. Nghiên cứu phỏng vấn người cao tuổi bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm những đặc điểm dân số

xã hội, các yếu tố về tinh thần, các yếu tố về thể chất và chất lượng cuộc sống.

Kết quả: Trung bình điểm số chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi là 12,8 ± 2,2 điểm. Những yếu

tố về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nguồn thu nhập chính, tình trạng hôn nhân, người sống cùng, kinh tế gia

đình, tham gia hoạt động xã hội, sự quan tâm của con cháu và loại bảo hiểm y tế đang sử dụng có ảnh hưởng tới

chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Kết luận: Người cao tuổi là nữ, tuổi càng cao, hoàn cảnh neo đơn, có trình độ học vấn thấp, mắc bệnh mãn

tính, kinh tế gia đình khó khăn, và không nhận được sự quan tâm của con cháu và có điểm số chất lượng cuộc

sống thấp hơn những người cao tuổi không có những đặc điểm này.

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 1

Trang 1

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 2

Trang 2

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 3

Trang 3

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 4

Trang 4

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 5

Trang 5

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 6

Trang 6

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 7

Trang 7

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9320
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 16
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI PHƯỜNG HỐ NAI, 
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2018 
Nguyễn Nguyên Ân*, Nguyễn Thị Thanh Trúc* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Ngày nay, già hóa dân số đang là xu hướng toàn cầu. Việt Nam đã bắt đầu già hóa từ những 
năm 2011 với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số. Thêm vào đó, tuổi càng cao thường đi kèm với 
những gánh nặng về bệnh tật cho nên già hóa dân số là thách thức cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Các 
nghiên cứu đã cho thấy chất lượng cuộc sống của người cao tuổi nước ta chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi đang là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam. 
Mục tiêu: Xác định điểm số chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thang đo WHOQoL-OLD của Tổ 
chức Y tế Thế giới và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở phường Hố Nai, thành 
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 2018. 
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 256 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên thường trú tại phường 
Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ tháng 4 đến tháng 6, năm 2018 bằng phương pháp chọn mẫu 
ngẫu nhiên đơn. Nghiên cứu phỏng vấn người cao tuổi bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm những đặc điểm dân số 
xã hội, các yếu tố về tinh thần, các yếu tố về thể chất và chất lượng cuộc sống. 
Kết quả: Trung bình điểm số chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi là 12,8 ± 2,2 điểm. Những yếu 
tố về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nguồn thu nhập chính, tình trạng hôn nhân, người sống cùng, kinh tế gia 
đình, tham gia hoạt động xã hội, sự quan tâm của con cháu và loại bảo hiểm y tế đang sử dụng có ảnh hưởng tới 
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. 
Kết luận: Người cao tuổi là nữ, tuổi càng cao, hoàn cảnh neo đơn, có trình độ học vấn thấp, mắc bệnh mãn 
tính, kinh tế gia đình khó khăn, và không nhận được sự quan tâm của con cháu và có điểm số chất lượng cuộc 
sống thấp hơn những người cao tuổi không có những đặc điểm này. 
Từ khoá: chất lượng cuộc sống, người cao tuổi, thang đo WHOQOL-OLD 
ABSTRACT 
QUALITY OF LIFE OF OLDER PEOPLE IN HO NAI WARD, BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE 
IN 2018 
Nguyen Nguyen An, Nguyen Thi Thanh Truc 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 16-23 
Background: Nowadays, aging population is a global trend. Vietnam population structure has been aging 
since 2011 with the percentage of the older people aged 60 and over reached 10% of total population. In addition, 
the older the more burden of diseases they have, thus aging population is a challenge for all individual, family as 
well as society. Studies showed that the quality of life of older people in Vietnam is only in the middle range. 
Therefore, the quality of life of older people is a major concern in Vietnam now. 
Objectives: To determine the score of the quality of life of the older people living in Ho Nai Ward, Bien Hoa 
City, Dong Nai Province in 2018 and associated factors. 
Methods: We adopted a cross sectional study and interview 256 older people aged 60 and over living in Ho 
*Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Nguyên Ân ĐT: 0855313363 Email: na.nguyen1405@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 17
Nai Ward, Bien Hoa City, Dong Nai Province from April to June in 2018 by random sampling method. We used 
structured questionnaires mentioning about social demographic characteristics, mental factors, physical factors 
and the quality of life. 
Results: The mean score of the quality of life of the older people was 12.8 ± 2.2. Age, sex, education, main 
source of income, marital status, people living with, family income, social activities, receiving care from offspring, 
and types of health insurance affects the quality of life of the older people. 
Conclusion: Older people who were female, older, living alone, had low education, chronic diseases, low 
family income, and did not receive care from offspring had lower scores of the quality of life than those did not 
have these characteristics. 
Keywords: quality of life, older people, WHOQOL-OLD assessment 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Già hóa dân số đang là một trong những xu 
hướng quan trọng của thế kỷ 21 tại các quốc gia 
trên Thế giới. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc 
(UNFPA), hiện nay trên Thế giới cứ chín người 
thì có một người trên 60 tuổi và dự tính đến năm 
2050 sẽ tăng lên cứ năm người sẽ có một người 
trên 60 tuổi(15,18). Theo Liên Hợp Quốc, Việt Nam 
đã bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2011 với tỉ 
lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 10% dân số 
và là một trong những quốc gia già hóa nhanh 
nhất trên Thế giới(15,17). Già hóa là một thành tựu 
của quá trình phát triển xét về mặt tổng thể, bao 
gồm: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, 
chăm sóc y tế, giáo dục  ... 8 ± 2,6 
+ Cơ hội trong cuộc sống 3,0 ± 0,9 
+ Sự công nhận 3,1 ± 0,8 
+ Sự hài lòng về những thành quả 
đã đạt được 
 3,2 ± 0,8 
+ Sự hài lòng với cuộc sống hiện 
tại 
 3,6 ± 0,8 
Hoạt động xã hội 12,0 ± 2,8 
+ Khả năng tham gia các hoạt 
động xã hội 
 2,9 ± 1,1 
+ Sự hài lòng về cách sử dụng 
thời gian 
 3,0 ± 0,8 
+ Sự hài lòng về mức độ tham 
gia các hoạt động 
 3,2 ± 0,8 
+ Sự hài lòng về cơ hội tham gia 
các hoạt động 
 2,9 ± 1,0 
Cái chết 12,8 ± 3,5 
+ Mức độ quan tâm đến cái chết 3,2 ± 1,0 
+ Kiểm soát được cái chết 3,3 ± 1,1 
+ Lo sợ về cái chết 3,5 ± 1,1 
+ Lo sợ về sự đau đớn trước cái 
chết 
 2,8 ± 1,1 
Tình thương 12,8 ± 2,8 
+ Cảm giác đồng hành 3,3 ± 0,9 
+ Tình yêu trong cuộc sống 3,2 ± 0,9 
+ Cơ hội để yêu thương 3,3 ± 0,8 
+ Cơ hội để được yêu thương 3,1 ± 0,1 
CLCS chung 12,8 ± 2,2 
Có sự chênh lệch điểm số CLCS theo từng 
nội dung. Nghiên cứu này chỉ ra rằng trung bình 
điểm số CLCS chung là 12,8 ± 2,2 điểm. WHO 
không đưa ra một định mức cụ thể để đánh giá 
CLCS của NCT mà chỉ nêu rằng điểm số cao thì 
CLCS cao và ngược lại. Tuy nhiên, theo cách tính 
điểm của WHO thì điểm số CLCS chung của 
một NCT sẽ dao động từ 4-20 điểm. Vì vậy, 
kếtquả về điểm số CLCS chung của nghiên cứu 
này là 12,8 ± 2,2 điểm chứng tỏ NCT ở đây có 
CLCS chung chỉ ở mức trung bình (Bảng 5). 
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa điểm số CLCS chung với tất 
cả các đặc điểm dân số xã hội của NCT (p<0,001). 
Cụ thể, những NCT có tuổi càng cao thì trung 
bình điểm số CLCS chung càng thấp. Những 
NCT là nam thì có trung bình điểm số CLCS 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 20
chung cao hơn so với những NCT là nữ (14,3 ± 
2,0 điểm so với 12,4 ± 2,2 điểm). Những NCT có 
trình độ học vấn càng cao thì có trung bình điểm 
số CLCS chungcàng cao. Cụ thể, những NCT có 
trình độ học vấn dưới cấp 1 có trung bình điểm 
số CLCS chung là 10,1 ± 1,5 điểm và những NCT 
có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có trung 
bình điểm số CLCS chung là 15,3 ± 1,3 điểm. 
Những NCT sống một mình có trung bình điểm 
số CLCS chung thấp hơn so với những NCT 
sống cùng gia đình hay chỉ sống cùng vợ/ chồng. 
Tương tự, những NCT có tình trạng hôn nhân là 
li thân/ li dị/ góa có trung bình điểm số CLCS 
chung (11,3 ± 2,0 điểm) thấp hơn so với những 
NCT đã kết hôn (13,4 ± 1,9 điểm) hay độc thân 
(13,6 ± 1,7 điểm). 
Xét về mặt kinh tế thì nguồn thu nhập chính 
và kinh tế gia đình cũng có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê với điểm số CLCS chung 
(p<0,001). Những NCT có nguồn thu nhập chính 
là chu cấp từ người thân có trung bình điểm số 
CLCS chung thấp hơn so với những NCT có 
nguồn thu nhập chính là lương hưu và tự lao 
động (11,6 ± 1,8 điểm so với 14,3 ± 2,4 điểm và 
14,2 ± 3,1 điểm ). Kinh tế gia đình của NCT cũng 
ảnh hưởng đến điểm số CLCS chung. Cụ thể, 
những NCT ở trong gia đình có kinh tế giàu có 
trung bình điểm số là cao nhất với 14,8 ± 1,3 
điểm, vànhững NCT ở trong gia đình có kinh tế 
nghèo có trung bình điểm số CLCS chung thấp 
nhất là 10,4 ± 1,7 điểm (Bảng 6). 
Bảng 6: Mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi và đặc điểm dân số xã hội (n 
=256) 
Nội dung Tần số CLCS Chung Nội dung Tần số CLCS Chung 
Trung bình ± độ lệch chuẩn Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Nhóm tuổi Người sống cùng 
60-69 113 14,3 ± 1,6 Ở cùng gia đình 215 12,6 ± 2,2 
70-79 75 12,3 ± 1,7 Chỉ ở cùng vợ/ Chồng 33 14,0 ± 1,5 
≥80 68 10,8 ± 1,6 Sống một mình 8 12,3 ± 1,8 
Giá trị P p < 0,001 Giá trị p p = 0,001 
Giới tính Tình trạng hôn nhân 
Nữ 161 12,4 ± 2,2 Kết hôn 169 13,4 ± 1,9 
Nam 95 13,4 ± 2,0 Li thân/ Li dị/ Góa 76 11,3 ± 2,0 
Giá trị P p < 0,001 Độc thân 11 13,6 ± 1,7 
 Giá trị p p < 0,001 
Trình độ học vấn Nguồn thu nhập chính 
Dưới cấp 1 33 10,1 ± 1,5 Chu cấp từ người thân 141 11,6 ± 1,8 
Cấp 1 61 11,8 ± 1,7 Lương hưu 60 14,3 ± 2,4 
Cấp 2 83 12,8 ± 1,7 Tự lao động 45 14,2 ± 3,1 
Cấp 3 63 14,5 ± 1,4 Khác 10 14,2 ± 1,3 
CĐ, ĐH 16 15,3 ± 1,3 Giá trị p p < 0,001 
Giá trị p p < 0,001 Kinh tế gia đình 
 Nghèo 27 10,4 ±1,7 
 Trung bình 143 12,3 ± 1,8 
 Khá 72 14,3 ±1,9 
 Giàu 14 14,8 ± 1,3 
 Giá trị p p = 0,001* 
* Kiểm định Krukal Wallis 
Sự quan tâm của con cháu, tham gia hoạt 
động xã hội cũng có mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê với điểm số CLCS chung (p<0,001). 
NCT càng hài lòng về sự quan tâm của con cháu 
thì sẽ có điểm số CLCS chung càng cao. Cũng 
như vậy, những NCT có tham gia hoạt động xã 
hội có trung bình điểm số CLCS chung cao hơn 
so với những NCT không tham gia hoạt động xã 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 21
hội (13,3 ± 2,0 điểm so với 11,3 ± 2,0 điểm). 
Điểm số CLCS chung có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa những NCT có bệnh mãn 
tính và những NCT không có bệnh mãn tính 
(p<0,001). Những NCT có bệnh mãn tính có 
trung bình điểm số CLCS chung thấp hơn so với 
những NCT không bệnh mãn tính. Điểm số 
CLCS chung có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê với tập thể dục (p<0,001). Những NCTcàng 
thường xuyên tập thể dục thì có trung bình điểm 
số CLCS chung càng cao. Những NCT có BHYT 
tư nhân có trung bình điểm số CLCS chung (14,6 
± 1,6 điểm) cao hơn so với những NCT sử dụng 
BHYT miễn phí (11,3 ± 2,1 điểm) hay những 
NCT không có bất kì bảo hiểm nào (12,2 ± 1,9 
điểm) (Bảng 7). 
Bảng 7: Mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi và các yếu tố về tinh thần và 
thể chất (n=256) 
Nội dung Tần số 
CLCS Chung 
Nội dung 
Tần 
số 
CLCS Chung 
Trung bình ± 
độ lệch chuẩn 
Trung bình ± 
độ lệch chuẩn 
Sự quan tâm của con cháu Tập thể dục 
Không hài lòng 17 10,6 ±2,2 Mỗi ngày 57 14,5 ± 1,5 
Bình thường 74 11,9 ± 2,0 2-3 ngày/ tuần 70 13,3 ± 2,0 
Hài lòng 142 13,0 ± 2,0 1-2 ngày/2 tuần 51 12,7 ± 1,8 
Rất hài lòng 76 14,5 ± 2,2 Không tập 78 11,1 ± 1,7 
Giá trị p p <0,001* Giá trị p p < 0,001 
Tham gia hoạt động xã hội Bệnh mãn tính 
Có 192 13,3 ± 2,0 Có 228 12,5 ± 2,1 
Không 64 11,3 ± 2,0 Không 28 15,2 ± 1,5 
Giá trị p p < 0,001 Giá trị p p < 0,001 
 Loại BHYT đang sử dụng 
 BHYT tự nguyện 114 13,2 ± 1,8 
 BHYT miễn phí 78 11,3 ± 2,1 
 BHYT tư nhân 45 14,6 ± 1,6 
 Không có bất kì bảo hiểm nào 19 12,2 ± 1,9 
 Giá trị p p < 0,001 
* Kiểm định Krukal Wallis 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu này tìm thấy nhóm tuổi, giới 
tính, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống hiện tại, 
tình trạng hôn nhân, nguồn thu nhập chính và 
tình trạng kinh tế gia đình có ảnh hưởng nhiều 
đến CLCS trên từng lĩnh vực và cả CLCS chung 
của NCT. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp 
với kết quả của các nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ, 
Thái Lan, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí 
Minh(1,2,6,8,11,14,24). Cụ thể, nhóm tuổi càng cao thì 
CLCS của NCT càng giảm.Nam giới có CLCS 
cao hơn nữ giới ở hầu hết các lĩnh vực(1,7,9,10,15,23). 
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến 
CLCS chung(3,8,19,23). Những người có học vấn cao 
thường có việc làm ổn định, thu nhập cao làm 
cho cuộc sống đỡ khó khăn hơn và họ cũng có 
khả năng tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn 
so với những người có học vấn thấp(2,3,7,19,23). Tình 
trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống hiện tại của 
NCT cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến CLCS 
của NCT(7,8). Điều này có thể giải thích do 
vợ/chồng sẽ là người bạn đồng hành, chia sẻ và 
hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt là khi về 
già, NCT sẽ có nhu cầu chia sẻ, đồng cảm nhiều 
hơn(4,12). Do đó, NCT độc thân thường sẽ cảm 
thấy cô độc, ít được chia sẻ nên có thể CLCS thấp 
so với NCT đã lập gia đình(7,8,12,13,14). NCT có kinh 
tế gia đình khá sẽ có điểm số CLCS cao hơn so 
với NCT ở mức nghèo. Mặc dù nước ta là một 
nước đang phát triển nhưng đời sống người dân 
vẫn còn thấp, đặc biệt là đời sống NCT vẫn chưa 
được quan tâm cách đầy đủ khi người già là đối 
tượng gặp nhiều khó khăn nhất khi mà sức khỏe 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 22
giảm sút, sức lao động kém cùng với nhiều vấn 
đề về bệnh mãn tính, sự chia sẽ quan tâm, làm 
cho họ lo lắng, buồn phiền và điều này làm cho 
CLCS của họ càng thấp(1,4,5,7). 
Sự quan tâm của con cháu và tham gia hoạt 
động xã hội có mối liên quan với đến điểm số 
CLCS của NCT.Những người càng hài lòng với 
sự quan tâm của con cháu thì sẽ có điểm số 
CLCS càng cao. Càng nhận được nhiều sự quan 
tâm chăm sóc thì NCT sẽ càng cảm thấy mình 
được yêu thương, chia sẻ làm cho NCT vui vẻ và 
hạnh phúc và cuộc sống của họ cũng tốt hơn và 
CLCS cũng cao hơn(8,12). NCT có tham gia hoạt 
động xã hội cũng có điểm số CLCS cao hơn so 
với NCT không tham gia hoạt động xã hội. 
Tham gia hoạt động xã hội cũng giúp NCT có 
một tinh thần vui vẻ, thoải mái do đó CLCS 
cũng được nâng cao(8,12,14). 
NCT có bệnh mãn tính cũng có sự tác động 
đến điểm số CLCS ở hầu hết các lĩnh vực.Bệnh 
làm sức khỏe của NCT suy giảm, đồng thời cũng 
tác động đến đời sống tinh thần của NCT.Mặc 
dù hiện nay việc tiếp cận với sự chăm sóc y tế là 
khá dễ dàng nhưng chi phí điều trị vẫn còn khá 
cao so với mức sống người dân, hơn nữa bệnh 
mãn tính là bệnh suốt đời nên rất ảnh hưởng 
đến CLCS của NCT(5,6,8). Hơn 90% NCT được 
khảo sát có BHYT và loại hình BHYT đang sử 
dụng cũng có mối liên quan đến điểm số CLCS. 
Trong đó những người sử dụng BHYT tư nhân 
là người có điểm số CLCS cao nhất. Điều này có 
thể lí giải do những người sử dụng BHYT tư 
nhân là những người có nguồn thu nhập ổn 
định, điều kiện kinh tế khá hay nhận được nhiều 
sự quan tâm của con cháu. Và những yếu tố trên 
là những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến CLCS 
của NCT. Do đó, có thể nói loại hình BHYT cũng 
có ảnh hưởng đến CLCS của NCT. 
Điểm số CLCS chung của NCT trong nghiên 
cứu này ở mức trung bình phù hợp với cuộc 
sống của NCT nơi đây với đa phần NCT có kinh 
tế ở mức trung bình, mắc ít nhất một bệnh mãn 
tính, sống chung với gia đình con cháu(8,14,15). 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống 
của người cao tuổi ở Phường Hố Nai, Thành 
phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai chỉ ở mức trung 
bình. Trình độ học vấn, nguồn thu nhập chính, 
kinh tế gia đình, sự quan tâm của con cháu là 
những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng 
cuộc sống của người cao tuổi. Cụ thể, người 
cao tuổi là nữ, tuổi càng cao, hoàn cảnh neo 
đơn, có trình độ học vấn thấp, mắc bệnh mãn 
tính, không nhận được sự quan tâm của con 
cháu và kinh tế gia đình khó khăn có điểm số 
chất lượng cuộc sống thấp hơn những người 
cao tuổi không có những đặc điểm này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bilgili N, Arpacı F (2014). “Quality of Life of order Adults in 
Turkey”. Archives of Gerontology and geriatrics, 59: p.415 – 421. 
2. Feeny D, Furlong W, Torrance GW et al (2002). “Multiattribute 
and Single - Attribute Utility Dunctions for the Health Utilities 
index mark 3 system”. Medial Care, 40: p.113-128. 
3. Hồ Bá Thâm (2014). “Một số nhân tố tác động đến chất lượng 
cuộc sống đối với dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh trong bối 
cảnh hiện nay”. Hội thảo khoa học, 
t_file?uuid=2da1a525-2b60-4003-a218-
ade37af981df&groupId=13025 
4. Hoang Van Minh, Byass P, Nguyen Thi Kim Chuc et al (2010). 
“Patterns of health status and quality of life among older 
people in rural Viet Nam”. Global Health Action. 
5. Hoang Van Minh, Byass P, Wall S et al (2012). “Patterns of 
subjective quality of life among older adults in rural Vietnam 
and Indonesia” . Geriatr Gerontol Int. 12(3): p.397-404. 
6. Hongthong D, Somrongthong R, Ward P (2015). “Factors 
Influencing the Quality of Life (Qol) Among Thai Older People 
in a Rural Area of Thailand”. Iran J Public Health, 44(4): p.479-
85. 
7. Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa, Nguyễn Phương Hoa (2014). 
“Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người 
cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 
năm 2014”. Tạp chí Nghiên Cứu Y học TP. Hồ Chí Minh. 
8. Lê Thị Quý Như Ý (2016). “Chất lượng cuộc sống, trầm cảm và 
các yếu tố liên quan của người cao tuổi tại thị trấn Gia Ray, 
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 2016”. Luận văn cao học 
Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. 
9. Le V Hoi, Pham Hang Thang, Lindholm L (2011). “Elderly care 
in daily living in rural Vietnam: need and its socioeconomic 
determinants”. BMC Geriatr, 11: p.81. 
10. Le VH, Chuc Nguyen TK and Lindholm L (2010). “Health-
related quality of life, and its determinants, among older 
people in rural Vietnam”. BMC Public Health, 10: p.549-549. 
11. Manasatchakun P, Chotiga P, Roxberg Å et al. (2016). “Healthy 
ageing in Isan-Thai culture-A phenomenographic study based on 
older persons' lived experiences”. Int J Qual Stud Health Well-being. 
12. Nguyễn Ngọc Phương Nam (2016). “Rối loạn trầm cảm và các 
yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị trấn Trảng Bom, huyện 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 23
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Luận văn cao học Đại học Y Dược 
TP. Hồ Chí Minh. 
13. Ninh Thi Ha, Hoa Thi Duy, Ninh Hoang Le et al (2014). 
“Quality of life among people living with hypertension in a 
rural Vietnam community”. BMC Public Health, 14(1): p. 833. 
14. Phạm Thắng, Đỗ Khánh Hỷ (2009). “Báo cáo tổng quan về 
chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu 
tuổi tại Việt Nam”. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. 
15. Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (2012). “Già hóa trong thế kỷ 21: 
Thành tựu và thách thức, Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi Quốc Tế”. 
16. Quynh Thi Hong Ha, Vo Quang Trung (2016). “Quality of life 
among elderly people on Vietnam situation analysis: A 
literature review”. Journal of Pharmaceutical & Scientific 
Innovation, Vol. 5; p.74-79. 
17. Tổng cục thống kê (2011). “Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở 
lên phân theo nhóm tuổi”. Truy cập ngày [02/12/2015]; 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. 
18. United Nations Population Fund (2011). “Già hóa dân số và 
người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số 
khuyến nghị chính sách”. 
19. Viện nghiên cứu y xã hội học (2011). Điều tra về người cao tuổi 
Việt Nam năm 2011. 
20. World Health Oranization (1996). WHO Quality of Life 
Assessment Group "What quality of life? The WHOQOL Group, 
pp.354-356. 
21. World Health Organization (1997). “The WHOQOL group: 
Quality of Life”. 
22. World Health Organization. “WHOQOL: measuring 
quality of life”. 
23. Yamada Y, Merz L , Kisvetrova H (2014). “Quality of life and 
comorbidity among older home care clients: Role of positive 
attitudes toward aging”. Qual Life Res. 
24. Yodmai K, Phummarak S, Sirisuth JC et al. (2015). “Quality of 
life and fear of falling among an aging population in semi 
rural, Thailand”. J Ayub Med Coll Abbottabad. 27(4): p.771-4. 
Ngày nhận bài báo: 8/11/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_nguoi_cao_tuoi_phuong_ho_nai_thanh.pdf