Cải lương và vọng cổ nam phần

Đầu thế kỷ 20 ở rãi rác trong các tỉnh Nam Phần có “Đờn Ca Tài Tử” của những Ban Tài

Tử đờn ca trong các cuộc lễ tại tư gia tân hôn, thăng quan, giỗ quải hay khi nhàn

rỗi nhưng không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng. Những Tài

Tử nầy biết đờn và hát những điệu hát nhứt định tự đặt ra hay biến chế từ nhạc cung đình

và gọi là Tài Tử vì họ thuộc thành phần trung lưu khá giả ở Nam Kỳ chỉ hát chơi tiêu

khiển chớ không lấy tiền. Những nhạc khí và điệu hát của “Đờn Ca Tài Tử” sau nầy

được “Đờn Ca Ra Bộ” và “Hát Cải Lương” xử dụng tiêu biểu như: Tứ Đại Oán, Lưu

Thủy Trường, Nam Xuân, Nam Ai, Bình Bán Vắn, Hành Vân

Những Tài Tử nổi danh ở vùng Tiền Giang: ông Phan Hiển Đạo (cựu Tiến sĩ) đem nhạc

cung đình về Nam Kỳ, ông Bảy Triều (ba của ông Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch), bà

Trần Ngọc Viện (cô của ông Trần Văn Khê) và ông Nguyễn Tri Khương (cháu nội của

ông Nguyễn Tri Phương, cậu của ông Trần Văn Khê).

Những Tài Tử nổi danh ở vùng Hậu Giang: ông Hai Khị với con là ông Ba Chột, rể là

ông Trịnh Thiện Tư và học trò là ông Sáu Lầu (người sáng tạo bản Vọng Cổ).

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 1

Trang 1

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 2

Trang 2

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 3

Trang 3

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 4

Trang 4

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 5

Trang 5

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 6

Trang 6

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 7

Trang 7

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 8

Trang 8

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 9

Trang 9

Cải lương và vọng cổ nam phần trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang baonam 9380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cải lương và vọng cổ nam phần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải lương và vọng cổ nam phần

Cải lương và vọng cổ nam phần
 CẢI LƯƠNG VÀ VỌNG CỔ NAM PHẦN 
 (Phan Thượng Hải) 
Đây là lịch sử của Cải Lương Nam Phần với bản Vọng Cổ từ 1917-18 cho đến 1975. 
NGUỒN GỐC 
Đầu thế kỷ 20 ở rãi rác trong các tỉnh Nam Phần có “Đờn Ca Tài Tử” của những Ban Tài 
Tử đờn ca trong các cuộc lễ tại tư gia tân hôn, thăng quan, giỗ quải hay khi nhàn 
rỗi nhưng không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng. Những Tài 
Tử nầy biết đờn và hát những điệu hát nhứt định tự đặt ra hay biến chế từ nhạc cung đình 
và gọi là Tài Tử vì họ thuộc thành phần trung lưu khá giả ở Nam Kỳ chỉ hát chơi tiêu 
khiển chớ không lấy tiền. Những nhạc khí và điệu hát của “Đờn Ca Tài Tử” sau nầy 
được “Đờn Ca Ra Bộ” và “Hát Cải Lương” xử dụng tiêu biểu như: Tứ Đại Oán, Lưu 
Thủy Trường, Nam Xuân, Nam Ai, Bình Bán Vắn, Hành Vân 
Những Tài Tử nổi danh ở vùng Tiền Giang: ông Phan Hiển Đạo (cựu Tiến sĩ) đem nhạc 
cung đình về Nam Kỳ, ông Bảy Triều (ba của ông Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch), bà 
Trần Ngọc Viện (cô của ông Trần Văn Khê) và ông Nguyễn Tri Khương (cháu nội của 
ông Nguyễn Tri Phương, cậu của ông Trần Văn Khê). 
Những Tài Tử nổi danh ở vùng Hậu Giang: ông Hai Khị với con là ông Ba Chột, rể là 
ông Trịnh Thiện Tư và học trò là ông Sáu Lầu (người sáng tạo bản Vọng Cổ). 
Khoảng năm 1910, ở Mỹ Tho có Ban Tài Tử của ông Nguyễn Tống Triều tục gọi là Tư 
Triều (đờn Kìm) với Chín Quán (đờn Độc Huyền), Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Vô (đờn Cò), 
cô Hai Nhiễu (đờn Tranh) và cô Ba Đắc (ca). Ban Tài Tử Nguyễn Tống Triều nầy đã 
được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại một cuộc triển lãm ở Pháp mới về. Năm 
1911, tài tử Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng nên thương lượng 
với ông Chủ nhà hàng “Minh Tân Khách Sạn” ở ngang ga xe lửa Mỹ Tho-Sài Gòn để 
Ban Tài Tử của ông ca giúp vui cho thực khách. Thực khách rất thích nên đến càng ngày 
càng đông. Thấy vậy Thầy Hộ, Chủ rạp hát bóng Casino phía sau chợ Mỹ Tho, mời Ban 
Tài Tử Tư Triều đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trên sân khấu rạp hát của mình 
trước khi chiếu bóng. Lối đờn ca trên sân khấu của Ban Tài Tử Tư Triều rất được hoan 
nghinh nhiệt liệt. Nhứt là bài Tứ Đại Oán “Bùi Kiệm Nguyệt Nga” do cô Ba Đắc hát. 
Cái sáng kiến đưa đờn ca tài tử lên sân khấu trong rạp hát của Tư Triều từ năm 1912 ở 
Mỹ Tho đã lan tràn đến Sài Gòn và nhiều tỉnh ở Nam Phần cũng như bài Tứ Đại Oán 
“Bùi Kiệm Nguyệt Nga” do cô Ba Đắc ca được phổ biến. 
Đến năm 1915, ông Tống Hữu Định tục danh là Ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long qui tụ 
anh em tài tử ở đây cho thủ vai Bùi Ông, Bùi Kiệm và Nguyệt Nga hát trên bộ ván ở nhà 
của ông vừa ca vừa ra bộ. Đó là “Đờn Ca Ra Bộ” và trở thành phổ biến. Năm 1916, ông 
André Thận người Sa Đéc lập gánh hát xiệc có 1 Ban “Đờn Ca Ra Bộ” gồm có đào Hai 
Cúc và kép Tám Cang và Bảy Thông. 
Khoảng năm 1917-1918, ông Châu Văn Tú tức là Thầy Năm Tú, một người khá giả ở Mỹ 
Tho, chuộc ban “Đờn Ca Ra Bộ” của ông André Thận rồi kêu thêm đào kép mới. Thầy 
Năm Tú cất một rạp hát mới rộng và đẹp ở gần chợ Mỹ Tho, trang hoàng rạp và sân khấu 
như rạp hát Tây ở Sài Gòn để ban ca kịch “Thầy Năm Tú” của ông trình diễn. Thầy Năm 
Tú mua sắm y phục cho đào kép và cậy nhà văn Trương Duy Toản soạn tuồng. Mỗi tối 
trước khi khai diễn ông bày ra lối chưng “Tableau vivant” (Màn chưng đào kép) để cho 
công chúng thấy được những mặt làm tuồng trong đêm hát. Từ “Đờn Ca Tài Tử” qua 
“Đờn Ca Ra Bộ” thì “Hát Cải Lương” chính thức thành hình từ ông Châu Văn Tú. 
Những tuồng đầu tiên của soạn giả Trương Duy Toản là “Hạnh Nguyên Cống Hồ” 
(phỏng theo truyện thơ Nhị Độ Mai) và “Trang Tử Cổ Bồn Ca” trích từ Trang Hoa Kinh. 
Ban “Thầy Năm Tú” đầu tiên có thêm Kép như là Năm Châu, Tám Mẹo, Ba Du và 
Đào như là Ba Nhàn, Ba Liên, Sáu Huề 
Mỗi tuần gánh ông Năm Tú hát 3 đêm ở Mỹ Tho rồi lên hát ở rạp Eden Chợ Lớn 3 đêm. 
Ông cũng cho thâu thanh vào dĩa các tuồng hát của Ban Năm Tú với mục tiêu phổ biến 
điệu hát Cải Lương trong toàn quốc. 
Sau đó có 3 ban Cải Lương khác: “Đồng Bào Nam” của cô Tư Sự ở Mỹ Tho, “Nam 
Đồng Ban” và “Tái Đồng Ban” của ông Hai Cu. 
Điệu Hát Cải Lương có từ ông Năm Tú lập ban “Thầy Năm Tú” vào khoảng năm 1917-
18. Theo ông Trần Văn Khải: Hai tiếng “Cải Lương” có nghĩa là “Sửa đổi cho tốt hơn”. 
Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là Hát Chèo hay Hát Tuồng (ở 
Bắc Phần) và Hát Bội (ở Trung và Nam Phần). Đến năm 1917 khi Cải Lương ra đời, 
người mình nhận thấy điệu hát nầy có vẻ tân tiến hơn điệu Hát Bội, nên cho đó là việc cải 
thiện điệu hát xưa cho tốt đẹp hơn. Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng “Cải Lương” để 
đặc tên cho điệu hát mới mẻ nầy. (Tiếng Cải Lương là gốc ở câu Cải Lương Phong Tục 
mà ra). 
Vào đầu thập niên 1920s đoàn Tân Thinh dùng 2 câu đối: 
 Cải cách hát ca theo tiến bộ 
 Lương truyền tuồng tích sánh văn minh. 
Cải Lương là ca kịch trên sân khấu theo lối tả chân, phải mặc y phục và diễn tả thế nào 
cho giống hệt ngoài đời (khác với Hát Bội theo lối tượng trưng). Tuy nhiên nó cũng có 
tính cách  ...  nghị, không có đờn đưa hơi như Hát Bội. 
Ca Bắc: 
*Bản Bắc dài: 
 Lục Xuất: Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Tây Thi, Cổ Bản, Bình Bán Chấn, Xuân 
Tình. 
 Thất Chính (7 bài Tổ dùng trong Nhạc Lễ): Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối 
Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc. 
*Bản Bắc vắn: 
 Lưu Thủy Đoản, Hành Vân, Kim Tiền, Ngũ Điểm Mai, Bài Tạ, Xang Xứ Líu, 
Lưu Thủy Cao Sơn, Thu Hồ, Tam Pháp Nhập Môn, Khóc Hoàng Thiên, Sơn Đông 
Hướng Mã, Ngự Giá, Bá Hoa, Mạnh Lệ Quân, Tứ Đại Cảnh, Minh Châu, Bắc Sơn Trà, 
Lưu Thủy Tẩu Mã, Trạng Nguyên Hành Lộ, Hướng Mã Hồi Thành 
 và 
 Ngũ Điểu (5 bản vui ngắn): Bình Bán Vắn, Tây Thi Vắn, Khổng Minh Tọa Lầu, 
Mẫu Tầm Tử, Long Hổ Hội. 
*Bản Bắc mới: 
 Minh Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng Lâu, Phò Mã Giao Duyên, Tùng 
Lâm Dạ Lãm, Tống Phong, Giang Tô, Phong Nguyệt, Uyên Ương Hội Vũ, Tô Võ Mục 
Dương, Cung Thiềm Bán Nguyệt, Nguyệt Gác Xuân Đài, Hồ điệp Song Phi, Tứ Bát 
Chánh, Dạ Hành Lữ Khách, Túy Nguyệt, Võ Biền Xuất Tội, Thượng Uyển Dạ Hành, 
Liễu Thuận Nương, Thu Phong, Long Nguyệt, Phong Ba Đình, Duyên Kỳ Ngộ, Nặng 
Tình Xưa, Lạc Xuân Hoa, Đăng Sơn Lãm Thúy 
*Bản Bắc mới nhứt: 
 Sương Chiều, Tú Anh, Ánh Nắng, Trôi Nổi Phong Trần, Lệ Rơi Thấm Đá, Gió 
Hờn, Nhạn Về 
*Bát Ngự hay Tám Bài Ngự (8 bài ngắn trong vui buồn khác nhau): 
 Đường Thái Tôn, Chiêu Quân, Ái Tử Kê, Bát Man Tấn Cống, Duyên Kỳ Ngộ, 
Tương Tư (hơi Nam biến thể), Quả Phụ Hàm Oan (hơi oán biến thể), Vọng Phu. 
*Thập Liên Hoàn hay Mười Bản Tàu (10 bài ngắn): 
 Thẩm Tuyết, Ngươn Tiêu, Hổ Quảng, Liên Hườn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim 
Tiền Huế, Xuân Phong, Lôi Hổ, Tẩu Mã. 
2) Giọng Oán 
Đặc biệt miền Nam 
*Tứ Oán (chánh): Tứ Đại Oán, Giang Nam, Phụng Hoàng, Phụng Cầu (Hoàng) của Tư 
Mã Tương Như tỏ tình với Trác Văn Quân. 
*Oán Phụ: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Bộc Thủy Ly Tao, Thanh Dạ Đề Quyên. 
3) Giọng Nam 
Giọng thê lương nhứt gồm có Nói Lối Ai và Ca Nam chính thức 
Nói Lối Ai: nói thật chậm nghe não nùng ai oán và thường dùng câu văn vần. 
Ca Nam chính thức (khác Ca Nam do hơi Bắc biến thể): Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo 
(Đảo Ngũ Cung), Nam Chạy và Nam Bình (Trường Tương Tư). 
*Tam Nam: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo 
Nam Xuân: thanh thản, lâng lâng, sãng khoái, nghiêm trang và nhẹ nhàng (Tiên phong 
đạo cốt). 
Nam Ai: buồn ảo não, não lòng, bi thảm. 
Nam Đảo (Đảo Ngũ Cung): tôn nghiêm, hùng tráng, gay gắt. 
* 
Nam Chạy: là 2 lớp Trống của Nam Ai rút ra nhưng ca nhịp thúc để phù hợp với bộ điệu 
chạy giặc. 
Nam Bình (Trường Tương Tư): gốc ở Trung Phần mới đem vào Nam trong vòng 40 năm 
nay. Giọng Nam Bình nhẹ nhàng thư thái nhưng ít thê lương như Nam Ai. 
4) Giọng Nam do Hơi Bắc biến thể: 
 Hành Vân Hơi Nam, Chuồn Chuồn hơi Nam và Vọng Cổ*. 
5) Giọng Lý 
(Nhứt) Lý: Lý Giao Duyên, Lý Ngựa Ô, Lý Huế, Lý Tam Thất hay Lý Con Sáo, Lý Ngựa 
Ô Nam, Lý Chuồn Chuồn. 
6) Bình 
Đọc phân minh từng câu từng điệu (như Bình Kiều) bằng câu Lục Bát. 
7) Ngâm 
Ngâm thi: tứ tuyệt, bát cú, lục bát, song thất lục bát 
(Nhị) Ngâm gồm có những điệu: Ngâm Sa Mạc, Ngâm Bồng Mạc, Ngâm Sống hay Nói 
áp dụng theo Cây Đàn. 
8) Nói Thơ (Vân Tiên). 
9) Thán 
Điệu Thán Cải Lương có đờn phụ họa đưa hơi. 
10) Giọng Quảng: 
 Mành Bản, Dĩ Phạn, Phành Phát, Bọc Cẩm Lung, Sắt Dùi Thẩu, Lạc Âm Thiều, 
Xão Bản, Xái Phì. 
Có từ Cải Lương Hồ Quảng bắt đầu từ Ban Đồng Ấu Minh Tơ. 
11) Giọng Cải Cách hay Tân Nhạc 
Những áp dụng thực tế: 
 Lúc vui ca Bản Bắc như Sơn Đông Hướng Mã, Xang Xừ Líu, Thu Hồ, Long Hổ 
Hội, Khóc Hoàng Thiên, Khổng Minh Tọa Lầu, Ngũ Điểm Mai. Bài Tạ, Tam Pháp Nhập 
Môn và các Bản Bắc mới nhứt. 
 Lúc giận ca: Kim Tiền, Mẫu Tầm Tử 
 Lúc buồn ca: Xuân Nữ, Văn Thiên Tường, Tứ Đại (Oán), Phụng Hoàng, Giang 
Nam, Phụng Cầu, Ngâm và Thán 
 Nói chuyện thường thì ca: Thủ Phong Nguyệt, Lưu Thủy Trường, Tây Thi, Cổ 
Bản, Xuân Tình, Xàng Xê 
 Nói chuyện có hơi buồn thì ca: Nam Xuân, Nam Ai, Chuồn Chuồn, Sương Chiều, 
Hành Vân hơi Nam 
Điệu Hát Nhạc Cải Lương ngoài Vọng Cổ có khi được thu ngắn cho dễ nhớ: 
 (1) Nhứt Lý: Lý Ngựa Ô, Lý Con Sáo, Lý Giao Duyên, Lý Ngựa Ô Nam, Lý 
Thập Tình, Lý Chuồn Chuồn. 
 (2) Nhị Ngâm: N. Sa Mạc, N. Bồng Mạc, N. Sống, Nói áp dụng theo Cây Đàn. 
 (3) Tam Nam: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo. 
 (4) Tứ Oán: Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Phụng Cầu, Giang Nam. 
 Oán Phụ: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Bộc Thủy Ly Tao, Thanh Dạ 
Đề Quyên. 
 (5) Ngũ Điểu (bản vui ngắn): Bình Bán Vắn, Tây Thi Vắn, Khổng Minh Tọa Lầu, 
Mẫu Tầm Tử, Long Hổ Hội. 
 (6) Lục Xuất (6 bài Bắc Nam): Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Bình Bản Chẩn, 
Xuân Tình, Tây Thi, Cổ Bản. 
 (7) Thất Chính (7 bài dùng trong Nhạc Lễ): Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối 
Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc. 
 (8) Bát Ngự (8 bài ngắn dùng trong vui buồn khác nhau): Ái Tử Kê, Chiêu Quân, 
Đường Thái Tôn, Duyên Kỳ Ngộ, Trường Tương Tư, Bát Man Tấn Cống, Ngự Giá, Kim 
Tiền Bản. 
 (9) Cửu Nhĩ (?) 
 (10) Thập Liên Hoàn (10 bài ngắn): Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên 
Hoàn, Bình Nguyên, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã. 
VỌNG CỔ 
Bản Vọng Cổ, trước hết có tên là Dạ Cổ, do ông Cao Văn Lầu tục gọi là Sáu Lầu ở Bạc 
Liêu sáng chế hồi năm 1920 lúc ông 30 tuổi (3 năm sau khi Cải Lương ra đời vào năm 
1917). 
Ông cưới vợ được 10 năm nhưng không có con nên cha mẹ ông buộc phải cưới vợ khác 
vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu quá không muốn làm ăn gì nữa. Ban ngày ra ngoài đồng, 
ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói trước khi chia tay, ông vẫn biết đờn cổ nhạc nên 
trong tâm trạng người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông cảm hứng tạo ra bản 
nhạc 20 câu gọi là “Dạ Cổ Hoài Lang” (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) có ý để 
kỷ niệm tâm tình của vợ ông đối với ông. Về sau bản nhạc ấy đổi tên là “Vọng Cổ Hoài 
Lang” (Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng) cho rộng nghĩa hơn. 
Tuy nhiên, sau khi ông Sáu Lầu sáng tác bản Vọng Cổ đầu tiên nầy thì Vợ của Ông thụ 
thai và sau đó Ông Bà ăn ở với nhau có tất cả 6 người con (và hình như ông Sáu Lầu 
không có vợ nào khác). 
Bản Vọng Cổ nguyên thủy nầy ca giọng Bắc (đã biến thể), nhịp đôi và có 20 câu (mỗi 
câu có khoảng 6,7 chữ) được thông dụng từ 1920 cho đến 1926. Sau đó bản Vọng Cổ 
tăng nhịp, xuống 12 câu rồi 6 câu và thêm chữ (cho mỗi câu) cho đến khoảng đầu thập 
niên 1950s thì đã thành bản Vọng Cổ hiện tại (rất được ưa chuộng) ca giọng Nam (có pha 
hơi Oán), nhịp 32 hay 64 và có 6 câu (mỗi câu có số chữ lên đến 60,70 chữ). 
 Năm 1920: ông Sáu Lầu sáng chế bản Vọng Cổ nhịp đôi 20 câu. 
 Năm 1927: soạn giả kiêm nghệ sĩ Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) đổi thành 
nhịp tư 12 câu. 
 Năm 1936: nghệ sĩ Năm Nghĩa (Lư Hòa Nghĩa) đổi thành nhịp tám 6 câu. Câu có 
nhiều chữ hơn nên ca chậm và ngân nga nhiều ở mấy chữ cuối câu. 
 Năm 1946: nghệ sĩ Út Trà Ôn (Nguyễn Thành Út) đổi thành nhịp 16 6 câu với lối 
ca nhịp nhàng hơn. 
 Năm 1955: soạn giả Viễn Châu (tức nhạc sĩ Bảy Bá) đổi thành nhịp 32 6 câu với 
số chữ trong câu tăng nhiều hơn. 
Ông Bảy Bá là một thi sĩ kiêm nhạc sĩ nên những bài ca của ông soạn rất dễ ca và ý tứ dồi 
dào câu văn điêu luyện gọn gàng hấp dẫn. Bài ca của ông xuất bản rất nhiều và giới mộ 
điệu thường tặng cho ông danh hiệu “Vua soạn Vọng Cổ”. 
 Năm 1965: soạn giả Viễn Châu lại đổi thêm ra nhịp 64 6 câu bắt đầu áp dụng cho 
những bài Vọng Cổ hài hước của ông (thường do Hề Văn Hường ca). Tuy ca sĩ ca nhịp 
64 nhưng đờn nhịp 128 vì mấy cái láy của bài ca người đờn ni bằng chơn trái nên nhịp 
chẻ bằng hai số nhịp của bài ca. Còn nhịp chánh ni bằng chơn mặt. 
Ngoài việc đổi thành nhịp 16, nghệ sĩ Út Trà Ôn còn lồng vào câu Vọng Cổ những điệu 
Hò hay điệu nói thơ Vân TiênDo đó ông được tặng danh hiệu “Đệ nhứt danh ca miền 
Nam”. Đến năm 1964, soạn giả Cổ Nhạc cho lồng vào câu Vọng Cổ những điệu Tân 
Nhạc. Năm 1965 có những bản Vọng Cổ mới gọi là “Tân Cổ Giao Duyên”. 
Thường trong tuồng Cải Lương, khi một người ca dứt 1 câu Vọng Cổ, nhằm nhịp Song 
Lang chót rồi thì đờn nhồi 12 nhịp hoặc 8 nhịp mới bắt qua câu kế. Trong khoảng đờn 
nhồi nầy vai tuồng không ca. Vậy để tránh cho khỏi “nguôi” tuồng, soạn giả thường cho 
vai đối thoại nói lối thêm 1 câu ngắn gọi là “Nói lối giặm” đặng trám vào khoảng trống 
nầy, rồi người ca mới bắt qua câu Vọng Cổ kế. 
Để giúp nghệ sĩ “vô” Vọng Cổ (trước câu 1 hay câu 4 hoặc 5), soạn giả thường áp dụng 
nhiều phương pháp khác nhau để “gối đầu” bản Vọng Cổ: 
 Dùng những bản ngắn cổ điển: Sơn Đông Hướng Mã, Cao Phi, Giang Tô, Thủ 
Phong Nguyệt, Hướng Mã Hồi Thành, Lý Con sáo, Lưu Thủy Hành Vân 
 Dùng câu lối văn xuôi. 
 Dùng câu lối văn vần (dùng đủ thể thơ mới hay cũ). 
 Dùng bản Tân nhạc mới chế có đệm nhạc hay ngâm Tao Đàn. 
 Dùng bản Tân Nhạc có sẵn (Tân Cổ Giao Duyên). Phương pháp nầy chỉ có cho 
dĩa hát chớ không thể dùng trong tuồng Cải Lương. 
Nốt nhạc dùng trong câu vọng cổ khác nhau giữa giọng Kép và giọng Đào và cũng tương 
đương với nốt tân nhạc: 
Giây Kép: Hò Xự Xang Xê Cóng 
 La Si Ré Mi Fa 
Giây Đào: Hò Xự Xang Xê Cóng 
 Mi Fa La Si Do 
Khi còn 20 câu, mỗi câu phải chấm dứt với 1 nốt nhứt định nhưng khi thêm chữ và xuống 
số câu (bây giờ là 6 câu) thì hình như không bắt buộc nữa. 
Bản Vọng Cổ bắt đầu là điệu tâm tình buồn nhưng nó còn dùng trong những trường hợp 
khác cho đến cả hài hước như “Vọng Cổ hài hước” của Hề Văn Hường. Cách ca Vọng 
Cổ cũng cải tiến vào thời VNCH ngoài cách thông thường và theo kiểu Út Trà Ôn còn có 
theo kiểu Minh Cảnh (Minh Phụng và Minh Vương) hay kiểu Thanh Sang 
KẾT LUẬN 
Tất cả những hiểu biết trên đây phần nhiều được trích từ quyển “Nghệ Thuật Sân Khấu 
Việt Nam” của ông Trần Văn Khải xuất bản ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1960s. Công 
trình của ông đã bị mai một cũng như Cải Lương và Vọng Cổ. 
Bây giờ nơi hải ngoại, tác giả chỉ còn ngồi hát nghêu ngao những điệu hát cũ: 
Sơn Đông Hướng Mã 
 Lúc nguy biến nên bền tâm 
 Anh dũng chớ sờn gan 
 Làm sao ngày sau còn ghi 
 Dẫu hoạn nạn, nên nghe lời em phân cạn 
 Hiếu trung giữ tròn 
 Muôn đời lưu truyền. 
Sơn Đông Hướng Mã 
 (Giọng Nam) 
 Sao em đứng một thành hai 
 Ngực thấp cái bụng cao 
 (Giọng Nữ) 
 Hay là chàng nghi rằng em đã thọ thai 
 (Giọng Nam) 
 Vợ chồng cách biệt mà nàng thọ thai được 
 Thiệt là giỏi, giỏi vô cùng 
 Đồ bạo tàn lăng loàn. 
Lưu Thủy Hành Vân 
 (Giọng Nam) 
 Sương trắng nhuộm rừng phong vấn vương 
 Đưa tiễn em lên đường 
 Nam Sơn đây chốn chia tay phản hồi gia trang 
 Hoa lá bay rơi rụng theo dòng 
 (Giọng Nữ) 
 Oanh yến vang lời ca tiễn đưa 
 Đôi mắt hoen lệ mờ 
 Bao phen toan nói với ai những điều mai sau 
 Nhưng bỗng dưng em lại nghẹn ngào. 
Lưu Thủy Hành Vân 
 Trông vó ngựa đường xa ruổi giung 
 Sương trắng rơi chập chùng 
 Lên yên, thân thiếp xông pha đâu nài quan san 
 Nong nả sao cho gặp mặt chàng 
 Nghe tiếng nhạc chìm trong gió sương 
 Ai mải mê trên đường 
 Phu lang ! Ôi hỡi Phu lang mau dừng cương yên 
 Cho thiếp đây tâm sự phân trần. 
Lý Con Sáo 
 Hoa bay theo, gió cuốn rụng đầy sân rêu 
 Nhìn hoa tàn rụng rơi 
 Lan bâng khuâng tê tái tâm hồn 
 Bởi bao cay đắng dập dồn 
 Tình đầu vừa tan theo khói sương 
 Lan khóc than trong tháng năm sầu thương 
 Mùi thiền đành quen câu muối dưa 
 Mong lãng quên khổ đau ngày xưa. 
Cao Phi 
 Lòng nầy xót thương 
 Nhưng bởi vì bổn phận phải đành 
 Kìa là nước non 
 Đường nguy biến phải cảnh chia ly 
 Con nên yên tâm vững trí 
 Đợi chờ cho đến chiến thắng 
 Lứa đôi sẽ thành 
 Vui chung hưởng những điều vinh hoa. 
Vọng Cổ (Gánh nước đêm trăng) 
Câu 4: 
(Ca Tân nhạc) 
Đêm nay vầng trăng khuya 
Như mơ màng lẻ bóng 
Bên giếng xưa bơ vơ 
Mình tôi thẫn thờ trông ngóng 
Ai nỡ quên câu thề ngày nào 
Đành sang ngang giữa ngày ly cách 
Tôi quay về lòng vương vấn tơ tình 
(Vô Vọng Cổ) 
Ba năm sau tôi trở về quê cũ gánh nước đêm trăng để tìm lại kẻ chung tình 
Quảy gánh lên vai tôi thờ thẫn một mình. Nước giếng trong leo lẻo soi rõ bóng hình tiều 
tụy của tôi. Tiếng gà đã gáy tan canh. Trăng mười sáu đã nhô khỏi đầu khóm trúc. Tôi 
ngồi một mình bên đôi gào nước lòng bâng khuâng chưa vội bước chân về. 
Câu 5: 
Nước giếng trong như khối tình trong trắng tự ngàn xưa thệ chẳng phai mờ. Cớ sao em 
bước sang ngang không đợi không chờ. Chồng của em ở miền đô thị lại là người tốt mã 
giàu sang còn tôi thì mặt nám da đen bởi mưa nắng của rừng sâu núi thẳm sau ba năm trở 
về quê với đôi bàn tay trắng biết bán cho ai mua một tấm chung tình. 
(Hò) 
Hò ơ 
Ai phụ tôi có đất trời chứng giám 
Phận tôi nghèo đâu xứng đáng cùng ai 
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài 
Hay đâu giếng cạn ờ Hò ơ 
Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây 
Câu 6: 
Trăng ơi trăng sáng làm chi khi tình tôi đang u tối. Nước giếng sâu trong vắt nhưng lòng 
của ai kia như vũng nước trong bùn. Đêm nay dưới ánh trăng khuya tôi lại thẫn thờ ra 
gánh nước 
(Thơ) 
Ngồi bên bờ giếng một mình 
Có ai giải mối hận tình cho tôi. 
PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn 
TB. 
HÁT BỘI VÀ HÁT BỘ 
Hai danh từ “Hát Bội” và “Hát Bộ” đã làm cho nhiều người phân vân vì không biết phải 
gọi thế nào cho đúng. Theo thiển kiến chúng tôi, nên gọi là “Hát Bội” bởi danh từ nầy đã 
có từ lâu và nó đúng với ý nghĩa của điệu hát ấy. Muốn minh xác điều nầy, chúng ta nên 
tham khảo những bộ tự điển xưa hơn hết đã xuất bản trong nước. 
Trong quyển nhứt “Đại Nam Quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của, in tại Sài Gòn 
năm 1895, nơi trang 67, có chữ Bội thích nghĩa: Hơn, bằng hai. Có chua ở dưới : Gia bội 
= Thêm bằng hai, bằng ba. Trò bội = Cuộc ca hát. Hát bội = Con hát, kẻ làm nghề ca hát. 
Xem trong quyển “Dictionnaire annamite-francais” của J F M Genibrel, in năm 1898 
cũng tại Sài Gòn, nơi trang 47, có chữ Bội thích nghĩa: Bằng hai = Double; Bội số = 
Multiple; Bội nhị = Doubler. Có chua thêm phía dưới : Bội bè = Comédie; Hát bội = 
Jouer la comédie. 
Chiếu theo 2 bộ tự điển trên đây, chúng ta có thể kết luận rằng : tiếng “Hát Bội” do chữ 
“Bội” trong “Gia Bội”, “Bội Nhị” mà ra, nghĩa là thêm bằng hai bằng ba. 
Ai đã từng đi xem hát Bội đền nhận chân rằng trong điệu hát nầy, việc gì cũng “gia bội” 
(thêm lên). Một người Tướng có tánh nóng thường vẽ mặt rằn rực quá dữ, bộ tịch hung 
hăng, nói năng nóng nảy. Thật ra Tướng hồi xưa đâu có những cử chỉ, ngôn ngữ và mặt 
mày quá hung tợn như thế. Nhưng muốn cho khán giả dễ thấy tánh tình bên trong của vai 
tuồng, nên diễn viên phải gia tăng điệu bộ và hóa trang cách hung bạo như vậy. 
Bởi thế chúng ta chẳng nên lấy làm lạ cho sự diễn trò quá sự thật của điệu hát Bội vì là 
một điệu hát “Gia tăng bội nhị, bội tam”. 
Còn tiếng “Hát Bộ” mới có lúc sao nầy, hồi Cải Lương mới ra đời. Một số khán giả đi 
xem Cải Lương, thấy điệu hát tả chân ấy ít có múa men ra bộ nhiều như hát Bội, nên gọi 
điệu hát sau nầy (hát Bội) là hát Bộ, nghĩa là hát có múa bộ nhiều để phân biệt với điệu 
hát Cải Lương. Những người dùng tiếng hát “Bộ” nầy là dùng sai ý nghĩa của điệu hát cổ 
điển nước nhà. Thế nên chúng ta phải dùng tiếng “Hát Bội” cho đúng nghĩa. 
(Trần Văn Khải/Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam, trang 7-8). 

File đính kèm:

  • pdfcai_luong_va_vong_co_nam_phan.pdf