Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học

1. Thực phẩm tinh bột

Phải đảm bảo chất bột có mặt trong 3 bữa ăn chính của bé. Một số thực phẩm giàu chất

bột như cơm, khoai lang, đậu, mì, nui, .Để kích thích bé ăn ngon miệng bạn có thể thay

đổi đa dạng các loại ngũ cốc này trong thực đơn của bé.

Đảm bảo chất bột có mặt trong 3 bữa ăn chính của bé.

2. Thực phẩm giàu proteinTrẻ cần bổ sung đầy đủ đạm trong 2 bữa ăn hằng ngày. Đạm có nhiều trong thực phẩm

trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc,

3. Chất béo có lợi

Chất béo là nguyên liệu tạo nên tế bào trong cơ thể đặc biệt là tế bào thần kinh và là nguồn

cung cấp năng lượng hoạt động tăng trưởng của cơ thể. Chất béo thúc đẩy quá trình hấp

thu các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K nhanh chóng. Đặc biệt, chất béo omega

3, (DHA), omega 6 từ cá ngừ, cá hồi, cá basa hay các loại sữa bột, các loại hạt, rất cần

cho thần kinh và hoạt động não bộ.

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 1

Trang 1

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 2

Trang 2

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 3

Trang 3

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 4

Trang 4

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 5

Trang 5

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 6

Trang 6

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 7

Trang 7

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 8

Trang 8

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9340
Bạn đang xem tài liệu "Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học
CÁCH XÂY DỰNG 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 
CHO TRẺ MẦM NON KHOA HỌC 
Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển thế lực, tầm vóc, trí lực 
của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển mạnh về não bộ, hệ thần kinh 
của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức để xây dựng một chế độ dinh 
dưỡng cho trẻ mầm non khoa học, hợp lý. 
I. Cân đối các nhóm thực phẩm cần thiết 
1. Thực phẩm tinh bột 
Phải đảm bảo chất bột có mặt trong 3 bữa ăn chính của bé. Một số thực phẩm giàu chất 
bột như cơm, khoai lang, đậu, mì, nui,.Để kích thích bé ăn ngon miệng bạn có thể thay 
đổi đa dạng các loại ngũ cốc này trong thực đơn của bé. 
Đảm bảo chất bột có mặt trong 3 bữa ăn chính của bé. 
2. Thực phẩm giàu protein 
Trẻ cần bổ sung đầy đủ đạm trong 2 bữa ăn hằng ngày. Đạm có nhiều trong thực phẩm 
trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc, 
3. Chất béo có lợi 
Chất béo là nguyên liệu tạo nên tế bào trong cơ thể đặc biệt là tế bào thần kinh và là nguồn 
cung cấp năng lượng hoạt động tăng trưởng của cơ thể. Chất béo thúc đẩy quá trình hấp 
thu các vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K nhanh chóng. Đặc biệt, chất béo omega 
3, (DHA), omega 6 từ cá ngừ, cá hồi, cá basa hay các loại sữa bột, các loại hạt, rất cần 
cho thần kinh và hoạt động não bộ. 
4. Các Vitamin khoáng chất 
Các vitamin khoáng chất tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là 
vitamin A, B, C, D, cụ thể: 
 Chức năng điều hòa tăng trưởng: vitamin A (có trong trứng, sữa, cá, thịt,các loại rau 
màu xanh đậm, củ quả có màu vàng, da cam ), vitamin E, vitamin C (có trong rau, 
trái cây tươi) 
 Chức năng phát triển tế bào biểu mô: vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin 
B2, vitamin PP 
 Chức năng miễn dịch: vitamin A, vitamin C 
 Chức năng hệ thần kinh: vitamin nhóm B (B1,B2, B12, PP – có trong ngũ cốc thô, 
rau), vitamin E 
 Chức năng nhìn: vitamin A 
 Chức năng đông máu: vitamin K, vitamin C 
 Chức năng bảo vệ cơ thể và chống lão hóa: vitamin A, vitamin E, beta caroten, 
vitamin C 
 Các vitamin khoáng chất tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể 
 II. Nguyên tắc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé 
Bữa ăn của bé cần đảm bảo nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu theo tỷ lệ 
hợp lý. 
Đảm bảo đa dạng món ăn, giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn không chỉ đủ các nhóm thực 
phẩm mà ngay trong một nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau. Các 
món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, cách chế biến thích hợp. 
Xây dựng thực đơn dài ngày, ít nhất 7 – 10 ngày thích hợp với từng độ tuổi của trẻ. 
Các món ăn phong phú về màu sắc, mùi vị, chế biến thích hợp giúp bé ngon miệng 
Thể tích, mức dễ tiêu, giá trị năng lượng của các bữa ăn: Cần chú ý đến thể tích và mức dễ 
tiêu của các bữa ăn tỷ lệ với giá trị năng lượng của chúng 
Chắc chắn nhìn con phát triển khoẻ mạnh, thông minh là niềm hạnh phúc của tất cả các 
ông bố, bà mẹ. Vậy đừng quên thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa 
học để ước mơ của mình thành hiện thực bố mẹ nhé! 
III. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đạt chuẩn dinh dưỡng 
Bé dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao tuy nhiên lại không thể ăn một lượng thức ăn 
lớn trong một lúc. Vì vậy cần phải xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non khoa học, hợp lý 
để đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng trong ngày. Vậy đâu là “nguyên tắc vàng” để xây 
dựng thực đơn cho trẻ chính xác nhất? 
1. Thực đơn cần đảm bảo đủ calo mỗi ngày 
Trung bình năng lượng trong 1 ngày ở trường của trẻ là 735 – 882 KCal chiếm khoảng 
50% – 60% nhu cầu năng lượng 1 ngày. Năng lượng này chủ yếu từ bột đường (glucid) và 
chất béo (lipid). Trong đó, Glucid có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường và Lipid có 
nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm 
non cần cân đối giữa thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo để đảm bảo đủ lượng calo 
cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất hoặc thừa 
cân béo phì. 
Trung bình năng lượng trong 1 ngày ở trường của trẻ là 735 – 882 KCal 
Ví dụ thực đơn 1 ngày: 
Bữa chính sáng: 
Món mặn: cá viên sốt thịt. 
Canh thập cẩm (su hào, khoai tây, cà rốt). 
Bữa chiều: Xôi vừng dừa 
2. Cân đối Protein – Lipid – Glucid 
Protein – Lipid – Glucid là 3 chất quan trọng đối với cơ thể trẻ, cụ thể: 
Protein là nguyên liệu chủ yếu để hình thành các tố chất quan trọng trong sự phát triển trí 
tuệ của trẻ. Protein có chứa nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng 
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Lipid có nhiều trong dầu ăn, mỡ lợn, 
một số loại thịt cá và các loại hạt chứa nhiều tinh dầu. 
Glucid cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Glucid có nhiều trong gạo, bột mì, miến, 
đường, đậu  
Trong bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa 3 loại chất P – L – G theo tỷ lệ 
14 – 16; 18 – 20, 64 – 68. 
Protein – Lipid – Glucid là 3 chất quan trọng đối với cơ thể trẻ 
Muốn cân đối lượng chất, phải đảm bảo: 
Đạm có thể cấp từ động vật như thịt, cá, trứng với đạm từ thực vật như đậu, lạc, vừng và 
các loại rau như rau ngót, rau muống, giá đỗ,. 
Chế biến các món rán, xào để đảm bảo lượng lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ, đảm bảo đủ 
nhu cầu cơ thể trẻ mà vẫn cân đối giữa các bữa ăn chính và phụ trong ngày. Một số món 
khác có thể nấu như mỳ, gạo nếp, chè 
3. Thực đơn, thực phẩm đa dạng, phong phú 
Mỗi chất dinh dưỡng đóng vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của trẻ. Vì vậy khi 
xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần thay đổi thực đơn thường xuyên với việc đan xen 
nhiều thực phẩm. Kể cả trong một loại thực phẩm cũng nên chế biến thành đa dạng các 
món ăn để trẻ không bị ngán. Có thể thay đổi món ăn bằng cách luộc, hấp, xào, kho, 
hoặc thêm những gia vị thích hợp. Tuy nhiên chú ý hạn chế những gia vị cay nóng. Bên 
cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường sự hấp dẫn của món ăn bằng cách trang trí, chọn những 
thực phẩm có màu sắc sặc sỡ để thu hút bé. 
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần thay đổi thực đơn thường xuyên 
4. Lên thực đơn theo mùa 
Mỗi mùa nhu cầu cơ thể khác nhau, nguồn thức ăn cũng khác nhau nên bố mẹ, thầy cô cần 
chú ý đặc điểm này. Ví dụ vào mùa hè cơ thể cần nhiều nước nên bổ sung các món canh, 
rau, nước ép hoa quả vào thực đơn của bé. Còn mùa đông nên bổ sung các món xào, rán, 
hầm như để bé dễ ăn. 
Khi chế biến thức ăn nên băm nhỏ, thái nhỏ, nấu chín thức ăn. Tránh các món ăn sống, tái 
để hạn chế bệnh về tiêu hóa, đường ruột. 
Mỗi mùa nhu cầu cơ thể khác nhau, nguồn thức ăn cũng khác nhau 
Ngoài ra, tùy vào tình hình tài chính để bạn cân nhắc xây dựng một thực đơn cho trẻ mầm 
non hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống 
đủ chất, lành mạnh nhé! 

File đính kèm:

  • pdfcach_xay_dung_che_do_dinh_duong_cho_tre_mam_non_khoa_hoc.pdf