Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả

Cho trẻ làm quen với toán

Để bé hiểu về môn toán và hiểu mình sẽ học về điều gì, bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen

với các khái niệm cơ bản về toán học. Khái niệm bắt đầu từ to - nhỏ, cao - thấp, nặng - nhẹ,

lớn nhất - nhỏ nhất.

Những điều này bố mẹ có thể lấy ví dụ trong cuộc sống như cái bánh to - cái bánh nhỏ, cái

ghế cao - cái ghế thấp, . Hoặc bố mẹ có thể đưa ra một bức tranh bao gồm có một số loài

động vật mà bé rất yêu thích như con voi, con mèo, con chuột, con hươu cao cổ và đố con

xem: Con nào nặng nhất? Con nào cao nhất? Con nào to nhất? Con nào bé nhất? Hoặc cùng

một bức tranh đó nhưng bố mẹ có thể vừa giúp con biết đến các khái niệm toán học đơn

giản vừa cho bé tập tô màu, bằng cách yeu cầu con tô màu xanh con vật to nhất, tô màu đỏ

đối với con vật nhỏ nhất, tô màu vàng đối với con vật cao nhất. Chắc chắn là các bé sẽ

rất thích hoạt động này.

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 1

Trang 1

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 2

Trang 2

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 3

Trang 3

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 4

Trang 4

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 5

Trang 5

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 04/01/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả

Cách dạy con 4-5 tuổi học toán ở nhà hiệu quả
CÁCH DẠY CON 4-5 TUỔI 
HỌC TOÁN Ở NHÀ 
HIỆU QUẢ 
Theo các chuyên gia, độ tuổi cho trẻ học toán lý tưởng là 4 - 5. Giai đoạn này bé bắt đầu 
tư duy, hình thành trí tưởng tượng, học toán sẽ giúp bé phát huy tính sáng tạo, trí thông 
minh sau này. Giới thiệu với bố mẹ một số cách giúp trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các khái 
niệm toán học cơ bản ở nhà. 
1. Cho trẻ làm quen với toán 
Để bé hiểu về môn toán và hiểu mình sẽ học về điều gì, bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen 
với các khái niệm cơ bản về toán học. Khái niệm bắt đầu từ to - nhỏ, cao - thấp, nặng - nhẹ, 
lớn nhất - nhỏ nhất. 
Những điều này bố mẹ có thể lấy ví dụ trong cuộc sống như cái bánh to - cái bánh nhỏ, cái 
ghế cao - cái ghế thấp, ... Hoặc bố mẹ có thể đưa ra một bức tranh bao gồm có một số loài 
động vật mà bé rất yêu thích như con voi, con mèo, con chuột, con hươu cao cổ và đố con 
xem: Con nào nặng nhất? Con nào cao nhất? Con nào to nhất? Con nào bé nhất? Hoặc cùng 
một bức tranh đó nhưng bố mẹ có thể vừa giúp con biết đến các khái niệm toán học đơn 
giản vừa cho bé tập tô màu, bằng cách yeu cầu con tô màu xanh con vật to nhất, tô màu đỏ 
đối với con vật nhỏ nhất, tô màu vàng đối với con vật cao nhất.... Chắc chắn là các bé sẽ 
rất thích hoạt động này. 
Trẻ làm quen với toán học 
2. Dạy con tập đếm 
Tập đếm sẽ là bài học đầu tiên khi con làm quen với môn toán. Để bài học thú vị hơn, mẹ 
nên dạy con tập đếm với những sự vật xung quanh mình như đồ vật trong nhà, ngón tay, 
cái kẹo, cái bánh, con chó, con mèo... 
Những sự vật gần gũi sẽ giúp bé học nhanh hơn. Bài học: tập đếm từ 1 - 10. 
Bé học số đếm 
3. Cho bé làm quen với "tổng số" 
Thời gian đầu, bé sẽ không thể hiểu tổng số là gì, vì vậy mẹ cần dạy bé từ từ và thực tiễn. 
Mẹ cho bé đếm 3 con mèo và hỏi bé "có tất cả bao nhiêu con mèo". Chắc chắn bé chưa thể 
biết, mẹ sẽ dạy lại bé từ từ và cho bé biết, số cuối cùng bé đọc chính là tổng số. Ví dụ, bé 
đếm từ 1 - 7, số 7 cuối cùng chính là tổng số. 
 Trẻ làm quen với tổng số 
4. Dạy bé cộng trừ 
Cộng trừ chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các bé 4 tuổi, tuy nhiên, bài học thực tiễn sẽ giúp 
bé thích thú và dễ hiểu hơn. 
Mẹ hãy đưa cho bé 5 cây kẹo và mẹ xin bé 1 cây, sau đó đừng quên hỏi bé: “Con còn mấy 
cây?” Bố mẹ hãy hướng dẫn con trả lời bằng cách: cho bé đếm lại số cây kẹo bé còn giữ 
trong tay và giải thích cho con số lượng cây kẹo mà con vừa đếm chính là câu trả lời. Chắc 
chắn bé sẽ chưa thể hiểu và chưa nói được ngay, nhưng mẹ cứ làm nhiều lần, giảng giải 
nhiều lần, dần dần bé sẽ hiểu là bị mất một cây kẹo. Với cách chơi đơn giản này ba mẹ vừa 
giúp con tập đếm, vừa giúp con làm quen được với hai khái niệm toán là “tổng số” và "trừ" 
ở mức đơn giản nhất. Nếu con thực sự có hứng thú, bố mẹ có thể hướng dẫn cho con về 
khái niệm "ít hơn". 
 Trẻ làm quen với cộng, trừ 
Tương tự, mẹ làm phép cộng với bé. Hãy áp dụng cách dạy này bằng các hình ảnh dễ hiểu, 
gần gũi như cây kẹo, bánh, trái cây... Nếu là đồ vật bé thích thì sẽ càng hiệu quả hơn. Ví 
dụ, khi bố mẹ dẫn con đi siêu thị và mua đồ chơi cho con, nếu bé thích ô tô bố mẹ có thể 
mua cho con 1 chiếc ô tô, sau đó bố mẹ có thể hỏi bé: nếu bây giờ bố mẹ mua thêm cho 
con một chiếc ô tô nữa thì con có mấy cái. Để giúp bé tìm ra câu trả lời nhanh nhất, bạn lại 
hướng dẫn bé đếm và nói với bé là số bé vừa đếm được chính là “tổng số” ô tô bé có, và 
“mua thêm” chính là “phép cộng”; “thêm” hay “cộng” chính là nhiều hơn. 
5. Dạy bé phân loại và so sánh đối tượng, sự vật 
Bé sẽ khó có thể phân biệt ngay được lần đầu tiên vì nó khá khó với bé. Nhưng mẹ hãy dạy 
bé từ từ, bắt đầu từ những sự vật dễ hiểu như kẹo, bánh, đồ chơi (xe, búp bê). Sau đó mẹ 
sẽ nâng lên những sự vật phức tạp hơn như cái bút, bảng tính, đồ dùng trong nhà... 
Ngoài việc dạy bé phân loại đồ vật, mẹ hãy cho bé sắp xếp các đồ vật cùng loại vào với 
nhau. Ví dụ, mẹ để các đồ vật lẫn lộn với nhau, ban đầu là 2 đồ vật, sau đó tăng dần lên 3, 
4 và cho bé sắp xếp các đồ vật cùng loại vào với nhau. Hoặc bố mẹ có thể in ra giấy với 
hình ảnh của nhiều đồ vật, con vật quen thuộc, và yêu cầu bé tô màu những vật hoặc con 
vật giống nhau, hoặc có thể nối những vật giống nhau lại với nhau. 

File đính kèm:

  • pdfcach_day_con_4_5_tuoi_hoc_toan_o_nha_hieu_qua.pdf