Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về mức độ

ảnh hưởng của nhân tố tài chính và phi tài chính đến tính độc lập của hội đồng quản trị

của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dựa vào dữ liệu từ 80

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 11 năm từ 2007 – 2017,

bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố tài

chính và phi tài chính có tác động đến tính độc lập của các doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, khuyến nghị doanh nghiệp niêm yết

nên có những chính sách quản lý công ty một cách hợp lý và hiệu quả, phù hợp với chính

sách kế toán tại doanh nghiệp.

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 7

Trang 7

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 8

Trang 8

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 9

Trang 9

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 14800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam

Các yếu tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết trên trường chứng khoán Việt Nam
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
5 
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH VÀ PHI TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH 
ĐỘC LẬP CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM 
YẾT TRÊN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Nguyễn Vĩnh Khương1, Đỗ Thị Thu Liễu2, Trần Thị Phương Anh3, Nguyễn Thị Mỹ4, 
Nguyễn Mai Hân5, Ngô Thị Kim Mơ6 
1 2 3 4 5 6Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 
1khuongnv@uel.edu.vn 
Ngày nhận bài: 13/04/2019, Ngày duyệt đăng: 07/09/2019 
Tóm tắt 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về mức độ 
ảnh hưởng của nhân tố tài chính và phi tài chính đến tính độc lập của hội đồng quản trị 
của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dựa vào dữ liệu từ 80 
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 11 năm từ 2007 – 2017, 
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố tài 
chính và phi tài chính có tác động đến tính độc lập của các doanh nghiệp niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, khuyến nghị doanh nghiệp niêm yết 
nên có những chính sách quản lý công ty một cách hợp lý và hiệu quả, phù hợp với chính 
sách kế toán tại doanh nghiệp. 
Từ khóa: tài chính, phi tài chính, tính độc lập hội đồng quản trị, doanh nghiệp niêm 
yết. 
Financial and non-financial factors affecting the board independence of the listed 
firms in Vietnam stock exchange 
Abstract 
The study investigated to contribute empirical evidence of the extent to which 
financial and non-financial factors affect board independence of listed firms in Vietnam. 
Based on the data from 80 listed firms on the Vietnam stock market in 11 years from 2007 
– 2017, by quantitative research method. We concluded that financial and non-financial 
factors are affective board independence of listed firms in Vietnam. From the research 
results, it is recommended that listed companies have reasonable and effective corporate 
management policies, consistent with accounting policies at enterprises. 
Keywords: financial, non-financial, board independence, listed firm. 
1. Giới thiệu 
Hội đồng quản trị (HĐQT) là một tổ 
chức trung ương trong nội bộ quản trị của 
một công ty. HĐQT thay mặt các cổ đông 
của công ty thực hiện giám sát hoạt động 
của những người quản lý điều hành, ngăn 
ngừa các mâu thuẫn và xung đột lợi ích 
giữa các cổ đông và ban lãnh đạo công ty, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
6 
nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. 
HĐQT không can thiệp vào hoạt động 
hàng ngày mà chỉ tư vấn và giám sát hoạt 
động của ban điều hành, dựa trên các chiến 
lược kinh doanh đã được HĐQT đề ra và 
được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tuy 
nhiên, ở các quốc gia có sự sở hữu tập 
trung cao hoặc sở hữu nhà nước, công ty 
gia đình, HĐQT có thể lấn át quyền điều 
hành của ban giám đốc. Ngược lại, nếu 
HĐQT yếu kém sẽ không làm tròn được 
trách nhiệm mà cổ đông giao phó. Điều 
này phát sinh chi phí đại diện do mâu 
thuẫn lợi ích giữa cổ đông nội bộ (nhóm cổ 
đông lớn nắm quyền kiểm soát công ty và 
can thiệp hoạt động của ban điều hành) và 
các cổ đông nhỏ bên ngoài công ty, từ đó 
làm giảm hiệu quả hoạt động và giá trị của 
công ty. Do đó, sự hiện diện của các thành 
viên độc lập (như là các chuyên gia cao 
cấp không điều hành) trong cơ cấu HĐQT 
của công ty là rất quan trọng và cần thiết. 
Sự độc lập của HĐQT (phần giám đốc 
độc lập và không điều hành phục vụ trong 
HĐQT) cũng đã nhận được sự quan tâm 
lớn của các nhà nghiên cứu và cơ quan 
quản lý. Theo lý thuyết đại diện, các hội 
đồng độc lập hơn có liên quan đến các vấn 
đề người đại diện ít hơn, do đó, góp phần 
nâng cao giá trị doanh nghiệp (Brown và 
cộng sự, 2011). Bằng chứng của họ chỉ ra 
rằng sự độc lập của HĐQT góp phần giảm 
xung đột người đại diện trong doanh 
nghiệp và hạn chế vai trò của các nhóm lợi 
ích cố gắng sửa đổi các quy tắc để đạt 
được lợi ích của họ với chi phí của các bên 
liên quan. Ngoài ra, Rezende và cộng sự 
(2010) cho rằng việc áp dụng các thông lệ 
quản trị doanh nghiệp (như độc lập 
HĐQT) có thể là một cơ chế quan trọng để 
quản lý các doanh nghiệp dựa trên các 
nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm và 
công bằng, do đó tác động tích cực đến 
quản trị công ty của doanh nghiệp. Một số 
nghiên cứu ở một số quốc gia cũng ghi 
nhận tác động tích cực của sự độc lập của 
HĐQT đối với hoạt động của công ty. 
Black và Khanna (2007), Dahya và 
McConnell (2007), Black và Kim (2012) 
đều kiểm tra các tính chất pháp lý cụ thể 
theo quốc gia và kết luận rằng việc tăng 
độc lập HĐQT đã cải thiện đáng kể hiệu 
suất công ty ở Ấn Độ, Anh và Hàn Quốc. 
Nghiên cứu này thực hiện nhằm chỉ ra 
các tác động ảnh hưởng của yếu tố tài 
chính và phi tài chính đến tính độc lập của 
HĐQT của các công ty niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam dựa trên 
phương pháp nghiên cứu định lượng phù 
hợp với dữ liệu bảng và dữ liệu của 80 
công ty niêm yết, công bố báo ... ông phân biệt biến độc 
lập và biến phụ thuộc. 
Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan 
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 
dao động từ -0.236 đến 0.603. Điều này 
cho thấy các biến có hệ số tương quan ở 
mức tương đối và không xảy ra hiện tượng 
đa cộng tuyến (nếu hệ số tương quan lớn 
hơn 0,9 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng 
tuyến) (Gujarati và Porter, 2003). 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
11 
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 
Board 
independence 
CEO 
age 
CEO 
turnover 
CEO 
gender 
PPE LEV Size Big4 
Board 
independence 
1 
CEOage -0.236 1 
CEOturnover 0.131 -0.262 1 
CEOgender -0.034 0.048 -0.037 1 
PPE -0.026 -0.013 -0.015 -0.109 1 
LEV -0.166 0.057 0.024 -0.139 -0.122 1 
Size 0.069 -0.056 0.066 -0.098 -0.027 0.536 1 
Big4 0.202 -0.119 0.062 -0.171 0.003 0.339 0.603 1 
3.3. Kết quả phân tích hồi quy 
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy FEM của mô hình 
 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Kiểm định t Mức ý nghĩa 
CEO age -0.1738** 0.025 -7.06 0.000 
CEO turnover 0.0397** 0.017 2.32 0.02 
CEO gender 0.0246 0.024 1.04 0.298 
PPE -0.0410** 0.017 -2.45 0.014 
LEV -0.2109** 0.022 -9.83 0.000 
SIZE 0.0024 0.004 0.56 0.578 
BIG4 0.1046** 0.013 8.38 0.000 
 1.3279 0.129 10.28 0.000 
Kiểm định Hausman 
P-value 
31.94 
0.000 
Kiểm định Modified Wald 
P-value 
5.4e+06 
0.000 
Kiểm định Wooldrige 
P-value 
70.666 
0.000 
*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
12 
Bảng 4 cho thấy kết quả hồi quy liên 
quan đến mối liên hệ giữa các yếu tố tài 
chính và phi tài chính tác động đến tính 
độc lập HĐQT trong giai đoạn 2007 – 
2017 của các công ty niêm yết trên thị 
trường chứng khoán tại Việt Nam. 
Để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, 
tác giả thực hiện kiểm định Hausman để 
xác định mô hình tác động cố định (FEM) 
và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), 
mô hình nào hiệu quả hơn với giả thiết H0: 
Mô hình REM phù hợp hơn. Với P-value < 
0,05 (Mức ý nghĩa), vậy bác bỏ H0: Mô 
hình REM phù hợp. Như vậy, kiểm định 
Hausman đã chứng minh việc sử dụng mô 
hình FEM là phù hợp hơn so với mô hình 
REM. 
Kiểm định Modified Waldcho thấy giá 
trị P-value = 0<0,05, nghĩa là bác bỏ H0: 
Không có hiện hiện phương sai thay đổi, 
nói cách khác có hiện tượng phương sai 
thay đổi xảy ra. Để phát hiện hiện tượng tự 
tương quan chúng tôi thực hiện kiểm định 
Wooldridge test. Kết quả trên với P-value 
< 0,05. Ta bác bỏ giả thiết H0: Mô hình 
không có hiện tượng tự tương quan xảy ra, 
tức là mô hình có hiện tượng tự tương 
quan xảy ra trong dữ liệu bảng. Các kiểm 
định liên quan đến phương sai thay đổi và 
tự tương quan bị vi phạm. Do đó, nghiên 
cứu đã sử dụng hiệu chỉnh Robust để loại 
bỏ phương sai không đồng nhất và hiệu 
chỉnh Prais-Winsten để khắc phục hiện 
tượng tự tương quan. 
Kết quả kiểm định ở trên ta thấy: Hai 
biến CEOgender và size có p-value lần 
lượt là 0.298 và 0.578, tức là p-value > 5% 
nên ta kết luận hai biến không có ý nghĩa 
thống kê đối với biến phụ thuộc số lượng 
thành viên độc lập HĐQT. Mức độ giải 
thích của mô hình bằng 0.1663, các biến 
độc lập giải thích 16,63% sự biến thiên của 
biến phụ thuộc. Thu được kết quả mô hình 
như sau: 
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, 
tuổi của CEO có tác động ngược chiều với 
tính độc lập HĐQT. Kết quả này phù hợp 
với nghiên cứu trước đây khi cho rằng tuổi 
của CEO càng lớn thì trình độ quản lý, 
kinh nghiệm thực tế càng cao, đồng thời 
những mối quan hệ trong doanh nghiệp 
cũng khá sâu rộng nên sẽ có ảnh hưởng 
nhiều đến các quyết định trong ban điều 
hành (Cheng và cộng sự, 2010). Vì vậy, 
HĐQT và các ban khác trong doanh 
nghiệp sẽ ít độc lập hơn. Liên quan đến sự 
thay đổi của CEO trong năm tài chính, 
Laux và Laux (2008) đưa ra ý kiến rằng sự 
thay đổi của CEO trong năm tài chính có 
mối quan hệ thuận chiều với sự độc lập 
của HĐQT vì sự độc lập của HĐQT lớn thì 
HĐQT sẽ tích cực hơn trong việc loại bỏ 
các CEO chất lượng thấp. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy tính độc lập của HĐQT và 
PPE có mối quan hệ nghịch chiều do PPE 
càng nhiều thì công ty có cơ hội vay thế 
chấp nhiều hơn, đây là một quyết định 
quan trọng vì nó liên quan đến lợi ích của 
công ty cần sự đồng nhất ý kiến của các 
thành viên HĐQT. Tuy nhiên, kết quả này 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
13 
đi ngược lại với các nghiên cứu trước đây 
của Weisbach (1988) quản trị hiệu quả và 
hiệu suất công ty tăng lên cùng với sự độc 
lập của HĐQT dẫn đến việc công ty phát 
triển tốt, quy mô công ty, tổng tài sản cố 
định hữu hình tăng lên cùng với việc gia 
tăng sự độc lập của HĐQT. Qua nghiên 
cứu, ta thấy đòn bẩy Leverage tỷ lệ nghịch 
với tính độc lập HĐQT. Cho và Kim 
(2003) cũng đã lập luận rằng, các công ty 
có đòn bẩy cao có thể bị áp lực bởi những 
người cho vay của họ, chẳng hạn như các 
ngân hàng để quản trị công ty. Khi đó, mối 
quan hệ giữa quản trị doanh nhiệp và đòn 
bẩy đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo 
kết luận nghiên cứu của Knechel và 
Willekens (2006) đưa ra rằng một HĐQT 
có sự độc lập càng cao thì càng có khả 
năng kiểm soát tốt, cấu trúc quản trị mạnh 
mẽ và công ty cũng sẽ có xu hướng lựa 
chọn những công ty kiểm toán hàng đầu 
như Big4 để giúp họ đưa ra những bằng 
chứng xác thực về tình hình công ty ra bên 
ngoài, từ đó thu hút vốn đầu tư. 
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, 
có thể đưa ra được những định hướng để 
có thể phát triển doanh nghiệp hiệu quả 
hơn, cụ thể là: 
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 
Mục tiêu chung của các cơ quan quan 
lý là ổn định và phát triển thị trường chứng 
khoán. Việc làm này thể hiện qua việc 
quản lý để tăng hiệu quả đầu tư, thu hút 
nhà đầu tư và tăng tính thanh khoản cho thị 
trường. Chúng tôi thấy rằng trong các công 
ty do chính phủ kiểm soát, sự độc lập của 
HĐQT làm giảm khả năng tự xử lý nội bộ, 
cải thiện hiệu quả đầu tư và nâng cao hiệu 
suất của công ty. Do đó, những phát hiện 
của chúng tôi ủng hộ quan niệm rằng các 
giám đốc độc lập là những người giám sát 
hiệu quả và chính phủ chỉ định các ban 
mạnh hơn để ngăn chặn việc tự xử lý nội 
bộ và báo hiệu một cách đáng tin cậy một 
cam kết không can thiệp vào công việc của 
công ty. 
Đối với các công ty niêm yết 
Bài nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp 
nhìn nhận về tầm quan trọng của tính độc 
lập hay thành viên độc lập HĐQT và điều 
tiết mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính 
và phi tài chính với tính độc lập HĐQT để 
có những chính sách quản trị công ty hiệu 
quả, phù hợp hơn. Như kết quả từ mô hình 
hồi quy ở trên, với các biến độc lập có ý 
nghĩa, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm 
tăng tính độc lập của HĐQT như sau: 
Thứ nhất, tỷ lệ đòn bẩy tài chính là 
con dao hai lưỡi đối với hoạt động của các 
công ty. Nếu nhà quản lý biết cách tận 
dụng tỷ lệ này một cách đúng đắn có thể 
thu lại lợi ích lớn từ các hoạt động đầu tư, 
tăng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay. 
Công ty phải điều tiết hợp lý tỷ lệ này, 
giảm ở một mức độ vừa phải có thể bằng 
cách phát hành thêm cổ phiếu để cấn trừ 
công nợ và lãi suất hoặc bán tài sản để 
giảm các khoản nợ ngắn hạn. 
Thứ hai, đối với tuổi tác của CEO, 
doanh nghiệp có thể ưu tiên lựa chọn CEO 
độc lập trẻ tuổi thay vì những CEO lớn 
tuổi bởi họ có lòng nhiệt huyết, có thể chịu 
được nhiều áp lực hơn; dám đối diện với 
khó khăn, thách thức, dám theo đuổi đến 
cùng mục tiêu đã đặt ra. Các quản lý cấp 
cao, HĐQT hoàn toàn có thể tự đào tạo 
một CEO mới phù hợp với phong cách làm 
việc mà doanh nghiệp mong muốn. Bên 
cạnh đó, những CEO nhỏ tuổi có ưu thế về 
việc tiếp thu nhanh, nhạy bén nắm bắt 
những thay đổi của thị trường kinh doanh 
cũng như thị hiếu của xã hội. Mạnh tay sa 
thải những CEO có hiệu suất làm việc 
kém, không hiệu quả. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
14 
Thứ ba, một HĐQT có sự độc lập 
càng cao thì càng có khả năng kiểm soát 
tốt, cấu trúc quản trị mạnh mẽ và công ty 
cũng sẽ có xu hướng lựa chọn những công 
ty kiểm toán hàng đầu như Big4 để giúp họ 
đưa ra những bằng chứng xác thực về tình 
hình công ty ra bên ngoài, từ đó thu hút 
vốn đầu tư. 
Thứ tư, doanh nghiệp nắm giữ tổng 
giá trị tài sản cố định hữu hình lớn nên có 
điều chỉnh hợp lý trong việc thanh lý, 
nhượng bán tài sản, đầu tư tài sản cố định 
phù hợp công suất và năng suất làm việc 
của công ty. 
Thứ năm, trong cơ cấu tổ chức công ty 
nên có sự thay đổi Tổng giám đốc điều 
hành theo nhiệm kỳ và sẵn sàng loại bỏ các 
CEO có chất lượng thấp để giảm thiểu các 
vấn đề người đại diện cũng như sự bất cân 
xứng thông tin giữa người chủ và các nhà 
điều hành có nhiều kinh nghiệm. 
4. Kết luận và kiến nghị 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu 
tố tài chính và phi tài chính có tác động đến 
tính độc lập của HĐQT của các doanh 
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam. Trong 7 giả thuyết đã 
được đưa ra, chỉ có 5 biến độc lập có tác 
động đến sự biến thiên của biến phụ thuộc 
ở mức ý nghĩa 1%. Ở đây, biến tổng tài sản 
cố định hữu hình cho ra kết quả ngược dấu 
với kỳ vọng biến mà tác giả đã nghiên cứu 
từ các bài nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, 
điều đó chỉ là một phần tham khảo cho các 
nhà quản trị bởi vì nó phù hợp với những gì 
các nhà quản trị đang phải đối mặt hiện 
nay. Ngoài ra, những kết quả và ý nghĩa 
của nó thực sự có ích, giúp cho nhà quản trị 
thấy được các tác động của các biến độc 
lập đến chất lượng quản trị tài chính, từ đó, 
đưa ra được những định hướng phát triển 
doanh nghiệp hiệu quả hơn. 
Từ kết quả nghiên cứu cũng có thể 
đưa ra một vài hạn chế. Hạn chế thứ nhất, 
là bài nghiên cứu của nhóm chỉ mới tiếp 
cận vấn đề bằng phương pháp định lượng, 
cụ thể là thực hiện thống kê mô tả hệ số 
tương quan, phân tích hồi quy các chỉ số 
tài chính. Với những hạn chế nhất định. 
nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng một mô hình 
phù hợp với số liệu mà nhóm đã thu thập 
được trong nhiều mô hình có thể áp dụng 
để đo lường ảnh hưởng của tài chính và 
phi tài chính. Hạn chế thứ hai của nghiên 
cứu, là bài viết không chọn các công ty tài 
chính, ngân hàng để loại bỏ yếu tố đặc thù 
ngành cũng như việc không chọn yếu tố 
thời gian từ những năm khủng hoảng tài 
chính 2007 trở về trước với mục đích là 
loại bỏ các phần tử ngoại lai để đảm bảo 
độ chính xác của các mô hình dự đoán. 
Những kết quả nghiên cứu có thể đóng góp 
vào dòng nghiên cứu về HĐQT cũng như 
quản trị công ty của các doanh nghiệp 
nhằm để xem xét các tác động đến cơ chế 
câu trúc doanh nghiệp và quản trị công ty 
của các công ty niêm yết tại Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo 
Alshimmiri, T. (2004). Board composition, 
executive remuneration and corporate 
performance: the case of REITS. Corporate 
Ownership and Control, 2 (1), pp. 104-118. 
Black, B. S. and Khanna, V. S. (2007). Can 
corporate governance reforms increase 
firm market values? Event study evidence 
from India. Journal of Empirical Legal 
Studies, 4 (4), pp. 749-796. 
Black, B., and Kim, W. (2012). The effect of 
board structure on firm value: A multiple 
identification strategies approach using 
Korean data. Journal of Financial 
Economics, 104 (1), pp. 203-226. 
Brown, P., Beekes, W. and Verhoeven, P. 
(2011). Corporate governance, accounting 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
15 
and finance: A review. Accounting and 
Finance, 51 (1), pp. 96-172. 
Bruynseels, L., Knechel, W. R. and Willekens, 
M. (2006). Do industry specialists and 
business risk auditors enhance audit 
reporting accuracy. Katholieke 
Universiteit Leuven. 
Cho, D. S. and Kim, J. (2003). Determinants in 
introduction of outside directors in 
Korean companies. Journal of 
International and Area Studies, pp. 1-20. 
Dahya, J. and McConnell, J. J. (2007). Board 
composition, corporate performance, and 
the Cadbury committee recommendation. 
Journal of Financial and Quantitative 
Analysis, 42 (3), pp. 535-564. 
De Andres, P., Azofra, V. and Lopez, F. 
(2005). Corporate boards in OECD 
countries: Size, composition, functioning 
and effectiveness. Corporate Governance: 
An International Review, 13 (2): 197-210. 
Dunerv, A. and Kim, E. H. (2005). To steal or 
not to steal? Firm attributes, legal 
environment and valuation. Journal of 
Finance, 60 (3), pp. 1461-1493. 
Eisenberg T., Sundgren, S. and Wells, M. T. 
(1998). Larger board size and decreasing 
firm value in small firms. Journal of 
financial economics, 48 (1), pp. 35-54. 
Hermalin, B. E. and Weisbach, M. S. (1998). 
Endogenously chosen boards of directors 
and their monitoring of the CEO. American 
Economic Review, pp. 96-118. 
Huang, S. K. (2013). The impact of CEO 
characteristics on corporate sustainable 
development. Corporate Social Responsibility 
and Environmental Management, 20 (4), pp. 
234-244. 
Jensen, M. C. (1994). Self-interest, altruism, 
incentives, and agency theory. Journal of 
Applied Corporate Finance, 7 (2), pp. 40-45. 
King, M. and Santor, E. (2008). Family values: 
Ownership structure, performance and 
capital structure of Canadian firms. 
Journal of Banking and Finance, 32 (11), 
pp. 2423-2432 
Knechel, W. R. and Willekens, M. (2006). The 
Role of Risk Management and 
Governance in Determining Audit 
Demand. Journal of Business Finance 
and Accounting, 33 (9-10), pp. 1344-
1367. 
Knechel, W. R., Niemi, L. and Sundgren, S. 
(2008). Determinants of Auditor Choice: 
Evidence from a Small Client Market. 
International Journal of Auditing, 12 (1), 
pp. 65-88. 
Laux, C. and Laux, V. (2008). Board 
committees, CEO compensation, and 
earnings management. The Accounting 
Review, 84 (3), pp. 869-891. 
Lin, Z. J. and Liu, M. (2009). The 
determinants of auditor switching from 
the perspective of corporate governance 
in China. Corporate Governance: An 
International Review, 17 (4), pp. 476-491. 
Persakis, A. and Iatridis, G. E. (2015). Cost of 
capital, audit and earnings quality under 
financial crisis: A global empirical 
investigation. Journal of International 
Financial Markets, Institutions and Money, 
38, pp. 3-24. 
Rezende, A. J., Dalmacio, F. Z. and Facure, C. 
E. F. (2010). Practice of corporate 
governance in football clubs. International 
Journal of Economics and Accounting, 1 
(4), pp. 410-447. 
Serfling, M. A. (2014). CEO age and the 
riskiness of corporate policies. Journal of 
Corporate Finance, 25, pp. 251-273. 
Tharenou, P. (1999). Gender differences in 
advancing to the top. International 
Journal of Management Reviews, 1 (2), 
pp. 111-132. 
Weisbach, M. S. (1988). Outside directors and 
CEO turnover. Journal of Financial 
Economics, 20, pp. 431-460. 
Wen, Y., Rwegasira, K. and Bilderbeek, J. 
(2002). Corporate governance and capital 
structure decisions of the Chinese listed 
firms. Corporate Governance: An 
International Review, 10 (2), pp. 75-83. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tai_chinh_va_phi_tai_chinh_anh_huong_den_tinh_doc.pdf