Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố có

thể xuất phát từ các nhân tố khách quan: môi trường quốc tế và khu vực, môi trường nền kinh tế

quốc dân, môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, môi trường kinh tế, Và từ

các nhân tố chủ quan: bộ máy quản trị doanh nghiệp, lao động tiền lương, tình hình tài chính của

doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, việc huy động và sử dụng vốn, con người. Các yếu tố đó có

thể là các yếu tố tài chính như: Tỷ lệ nợ, cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản, hoặc

các yếu tố phi tài chính như: luật pháp, khoa học công nghệ, Và tùy theo từng ngành nghề kinh

doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi các

yếu tố tác động khác nhau. Chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu chính và là mục

tiêu hàng đầu cùa các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có

hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn được tối đa nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội trong

giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả

kinh tế xã hội cao nhất. Nguồn tài nguyên là hữu hạn vậy vấn đề đặt ra hiện nay cho các doanh

nghiệp ngành khoáng sản là làm thế nào để khai thác và kinh doanh hiệu quả nhưng vẫn đảm

bảo vấn đề môi trường và luật pháp. Sự thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh, đồng thời tạo

ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành khoáng sản. Thách thức lớn nhất

đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường với các đối thủ mạnh hơn về vốn,

về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý. Trong điều kiện cạnh

tranh gay gắt như vậy, làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận

cho doanh nghiệp? Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong

ngành khoáng sản.

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15360
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1429 
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ 
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 
NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG 
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Hồ Ngọc Kim Ngân, Nguyễn Thị Oanh, 
Lê Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Hồng Trang 
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo 
TÓM TẮT 
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố có 
thể xuất phát từ các nhân tố khách quan: môi trường quốc tế và khu vực, môi trường nền kinh tế 
quốc dân, môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, môi trường kinh tế, Và từ 
các nhân tố chủ quan: bộ máy quản trị doanh nghiệp, lao động tiền lương, tình hình tài chính của 
doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, việc huy động và sử dụng vốn, con người. Các yếu tố đó có 
thể là các yếu tố tài chính như: Tỷ lệ nợ, cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản, hoặc 
các yếu tố phi tài chính như: luật pháp, khoa học công nghệ, Và tùy theo từng ngành nghề kinh 
doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi các 
yếu tố tác động khác nhau. Chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu chính và là mục 
tiêu hàng đầu cùa các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có 
hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn được tối đa nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội trong 
giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả 
kinh tế xã hội cao nhất. Nguồn tài nguyên là hữu hạn vậy vấn đề đặt ra hiện nay cho các doanh 
nghiệp ngành khoáng sản là làm thế nào để khai thác và kinh doanh hiệu quả nhưng vẫn đảm 
bảo vấn đề môi trường và luật pháp. Sự thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh, đồng thời tạo 
ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành khoáng sản. Thách thức lớn nhất 
đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường với các đối thủ mạnh hơn về vốn, 
về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý. Trong điều kiện cạnh 
tranh gay gắt như vậy, làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận 
cho doanh nghiệp? Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong 
ngành khoáng sản. 
Từ khóa: Yếu tố tài chính, hiệu quả, hoạt động kinh doanh, ngành khoáng sản. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiệu quả kinh doanh luôn luôn là vấn đề cơ bản nhất trong sản xuất kinh doanh của một hình 
thái kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu 
ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Nâng cao hiệu quả 
1430 
kinh doanh được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực Các chủ 
thể tham gia vào nền kinh tế và tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên 
hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có 
hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội trong giới 
hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh 
tế xã hội cao nhất. Có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là 
mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam được 
coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại 
khoáng sản và ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam cũng bắt đầu từ Thế kỷ 19, nhiều 
loại khoáng sản được phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê 2014 thì 
cả nước hiện tại có hơn 2.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng nhưng 
bên cạnh đó vẫn tồn tại hàng trăm cơ sở khai thác khoáng sản bất hợp pháp và việc cạnh tranh 
trong ngành khai thác khoáng sản hiện nay rất gây gắt, các doanh nghiệp phải rất khó khăn 
trong việc tìm kiếm lợi nhuận và đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh. 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù của kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn 
lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh 
doanh với chi phí thấp nhất. 
Lý thuyết Modigliani & Miller (1958) giả định rằng, khi các doanh nghiệp hoạt động trong một môi 
trường không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản và không có bất cân 
xứng thông tin thì cơ cấu vốn không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác 
doanh nghiệp không thể tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cơ cấu vốn. Rõ ràng lý thuyết 
này không thể áp dụng được vào thực tế vì môi trường hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh 
nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch 
và thuế thu nhập. 
Lý thuyết Modigliani & Miller (1963) trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu vốn có 
liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế 
bởi vì chi phí nợ là chi phí hợp lý được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó chi phí 
vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy mà giá 
trị doanh nghiệp được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế. 
Chi phí của doanh nghiệp ngành khoáng sản: Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ 
môn kế toán, chi phí của việc kinh doanh và trong kinh tế học là toàn bộ các hao phí về nguồn lực 
để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Hay theo phân loại của kế toán tài 
chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,v.v. nhằm 
mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. (Ty và Vần, 
2010). 
1431 
Như vậy đối với một doanh nghiệp ngành khoáng sản có những loại chi phí như: Chi phí về giấy 
phép khai thác khoáng sản, chi phí thăm dò địa chất, chi phí máy móc thiết bị khai thác, chi phí 
nhân công, kỹ sư, chuyên gia v.v. 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ xây dựng tổng quan về lý thuyết hiệu quả hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng nêu lên các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 
ngành khoáng sản.Đưa ra phương pháp nghiên cứu: Định lượng. 
Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp ngành 
khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018. 
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp ngành khoáng sản. Đưa ra kết luận và kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh 
doanh ngành khoáng sản. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu sẽ hình thành nên cơ sở lý thuyết liên 
quan và từ cơ sở lý thuyết sẽ xác định các yếu tố tài chính nào tác động đến hiệu quả kinh doanh 
của doanh nghiệp từ đó mô hình nghiên cứu được hình thành. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. 
Sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng, kiểm định mô hình SPSS. Xác định 
được các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp 
định tính để mô tả, so sánh kết quả hồi quy với các nghiên cứu trước. Từ kết quả hồi quy đưa ra một 
số giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Ta thấy các hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mô hình không bị đa cộng tuyến. 
Đồng thời giá trị của thống kê D (Durbin-Watson) bằng 1.534 – giá trị này nằm trong khoảng từ 1 
đến 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. 
Ngoài ra, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập: TLN, GROW, TSCD, 
AGE đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(5,204) và các giá trị Sig. của các biến này đều thể hiện độ tin cậy 
khá cao, đều < 0.05. Tuy nhiên, biến SIZE lại không đạt ở cả hai tiêu chuẩn: tstat < tα/2(5,204) và Sig. của 
các biến này đều > 0.05, thể hiện độ tin cậy kém nên sẽ bị loại khoải mô hình. 
Bảng 1: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Coefficientsa 
 ô hình Hệ số chưa chuẩn h a 
Hệ số 
chuẩn h a 
Beta 
T Sig. 
Thống kê 
đa cộng tuyến 
B Sai số chuẩn Tolerance VIF 
1 Hằng số -.011 .110 -.100 .921 
TLN -.150 .064 -.382 -2.349 .020 .605 1.654 
SIZE .007 .010 .046 .666 .506 .506 1.978 
GROW .004 .001 .222 4.479 .000 .968 1.033 
1432 
 ô hình Hệ số chưa chuẩn h a 
Hệ số 
chuẩn h a 
Beta 
T Sig. 
Thống kê 
đa cộng tuyến 
B Sai số chuẩn Tolerance VIF 
TSCD -.326 .028 -.718 -11.590 .000 .618 1.618 
AGE .021 .004 .295 5.112 .000 .712 1.404 
Biến phụ thuộc : RO 
Nguồn: Phân tích dữ liệu 
Căn cứ vào Bảng 1, từ thông số thống kê trong mô hình hồi quy, phương trình hồi qui tuyến tính đa 
biến của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số RO của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết 
trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau: ROA= -.718*TSCD – 0.382.TLN + 0.295*AGE + 
0.046SIZE. 
Như vậy, cả 4 yếu tố: TSCD, TLN, AGE, SIZE đều có ảnh hưởng đến chỉ số RO của các doanh 
nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết H3 được nêu ra ở Chương 2 bị bác bỏ. Tức là tốc độ 
tăng trưởng của DN không có tác động đến ROA của chính doanh nghiệp đó. Ta thấy biến TSCĐ có 
tác động ngược chiều với ROA. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Athar Iqbal and Madhu 
Mati trong ngành dệt, hóa chất, nhiên liệu và năng lượng (2012). Hệ số âm của biến TSCĐ cho thấy 
khi TSCĐ tăng lên nhưng lại làm giảm lợi nhuận của công ty. Điều này thể hiện việc sử dụng TCSĐ 
của các công ty VLXD chưa hiệu quả như sử dụng không hết công suất của máy móc, sử dụng 
không đúng quy trình, thông số của máy móc làm hư hỏng, giảm tuổi thọ của TSCĐ do đó làm ảnh 
hưởng tới ROA. Biến Tỷ số nợ cho biết tổng nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản hiện 
có của công ty. Kết quả cho thấy tỷ số nợ có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Điều này phù hợp 
với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), Mohamad và Saad (2010), Gill và ctg (2010). Tỷ số nợ 
trên tài sản được sử dụng như một đại diện của đòn bẩy. Khi đòn bẩy tăng, nó ảnh hưởng tiêu cực 
hoặc tích cực đến khả năng sinh lợi, nếu công ty sử dụng đòn bẩy hiệu quả thì sẽ gia tăng khả 
năng sinh lợi và ngược lại. Biến Quy mô công ty kết quả cho thấy biến SIZE có tác động cùng chiều 
với ROA. Điều này cho thấy quy mô của các công ty có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời. 
Nghiên cứu này cho thấy khả năng quản lý của các công ty hiệu quả, dẫn đến quy mô càng cao thì 
khả năng sinh lợi của công ty càng tăng. Nghiên cứu này phù hợp nghiên cứu của WajhatAli and 
Syed Hammad Ui Haddsan (2010). 
Qua việc phân tích ma trận hệ số tương quan và việc loại lần lượt các biến không đạt yêu cầu, mô 
hình cuối cùng cho ta thấy được rằng các yếu tố: TSCD, TLN, GE, SIZE có ảnh hưởng đến RO theo 
thứ tự giảm dần và không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập. 
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của DN, đó là: Tài sản 
cố định, Tỷ lệ nợ, Thời gian hoạt động, Quy mô doanh nghiệp. Trong đó, Tài sản cố định và Tỷ lệ nợ 
có mối quan hệ ngược chiều còn Thời gian hoạt động, Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng 
1433 
chiều. Điều này có thể giúp cho các NĐT dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn, giúp 
cho các công ty cải thiện các nhân tố để có thể nâng cao CLTTKT, tăng độ tin cậy của BCTC và niềm 
tin cho các NĐT. 
Qua quá trình nghiên cứu và dựa vào kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đưa ra một số kiến 
nghị đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 
của doanh nghiệp như sau: 
Huy động vốn dài hạn: Doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ 
phiếu, trái phiếu. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho cổ đông hiện hữu, cho 
các đối tác chiến lược hoặc phát hành rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức huy 
động vốn khá hiệu quả vì doanh nghiệp vừa huy động được vốn với số lượng lớn mà giá vốn lại cố 
định trong suốt thời gian dài. 
Thuê tài chính: Việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài 
sản có trước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa 
được áp lức về tài sản bảo đảm nếu phải vay ở ngân hàng. Loại hình cho thuê tài chính rất thích 
hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở 
các ngân hàng. 
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau 
để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các doanh nghiệp là họ 
không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. 
Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của doanh nghiệp là rất cần 
thiết để doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Xây dựng niềm tin và uy 
tín trong kinh doanh phải xuất phát từ tinh thần văn hóa, thể hiện ở nỗ lực bảo vệ uy tín, thương 
hiệu trong giao dịch và sản xuất kinh doanh, ở cố gắng đem cái tốt nhất của mình cống hiến cho 
khách hàng. 
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất 
nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy, mỗi 
doanh nghiệp đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ 
khác trên thị trường. Các công cụ thường được sử dụng là: giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, 
các hoạt động xúc tiến. 
Cạnh tranh bằng giá sản phẩm: Cùng với chất lượng sản phẩm thì giá bán cũng là công cụ 
cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh, chúng thường 
được sử dụng khi doanh nghiệp mới ra thị trường hoặc khi muốn thâm nhập vào một thị trường mới 
hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh về giá sẽ có ưu thế hơn đối với các 
doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với các đối thủ khác. 
Doanh nghiệp cần đầu tư vào tài sản cố định một cách hiệu quả: Doanh nghiệp phải lựa chọn 
công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tư sao cho một đồng đầu tư vào tài sản cố định phải tạo ra 
nhiều hơn một đồng lợi nhuận, từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới tăng. Doanh 
nghiệp nên sử dụng hiệu quả tài sản cố định: Doanh nghiệp nên sử dụng hết công suất của tài sản 
1434 
cố định cũng như khai thác hết lợi thế trong việc sử dụng tài sản cố định để thế chấp vay nợ ngân 
hàng. Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho 
sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải được 
nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong 
doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Có như vậy, tài 
sản cố định mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra 
sản phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nor Edi Azhar Binti Mohamad (2010), “Working Capital Management: The Effect of Market 
Valuation and Profitability in Malaysia”, International Journal of Buýtiness and Management, 
Vol 5, No.11. 
[2] Bagchi and Khamrui (2012), “Relashionship between Working Capital Management and 
Profitability: A study of selected FMCG companies in India”, Buýtiness and Economics Journal, 
Vol 1. 
[3] Shagufta Nasreen và ctg (2014), “Impact of Working Capital Management on Firm’s 
Profitability”, Research Journal of Finance and Accouting, Vol5. 
[4] Nguyễn Ngọc Hân (2012), “Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các 
công ty thủy sản trên TTCK Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ, Khoa tài chính, Trường Đại học Kinh tế 
TP.HCM. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tai_chinh_tac_dong_den_hieu_qua_hoat_dong_kinh_do.pdf