Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân

hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên

cứu định lượng thông qua sử dụng hồi quy đa biến theo phương pháp Fixed Effects Model (FE) và

Random Effects Model (RE). Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và báo cáo tài chính

của 30 Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2018

cho bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các

NHTM Việt Nam gồm quy mô ngân hàng (SIZE), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tăng trưởng

kinh tế (GGDP), lạm phát (INFLAT). Từ kết quả thu được, đồng thời bài nghiên cứu đã đề xuất các

biện pháp nhằm phòng ngừa, góp phần giảm rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, dự phòng rủi ro tín dụng.

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15160
Bạn đang xem tài liệu "Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các yêu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
1204 
C C ẾU TỐ T C ĐỘNG ĐẾN RỦI R T N DỤNG 
CỦ C C NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
Đặng Ngọc Anh Thư 
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Phạm Hải Nam 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân 
hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên 
cứu định lượng thông qua sử dụng hồi quy đa biến theo phương pháp Fixed Effects Model (FE) và 
Random Effects Model (RE). Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và báo cáo tài chính 
của 30 Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2018 
cho bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các 
NHTM Việt Nam gồm quy mô ngân hàng (SIZE), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tăng trưởng 
kinh tế (GGDP), lạm phát (INFLAT). Từ kết quả thu được, đồng thời bài nghiên cứu đã đề xuất các 
biện pháp nhằm phòng ngừa, góp phần giảm rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. 
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, dự phòng rủi ro tín dụng. 
1 GIỚI THIỆU 
Quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò của các NHTM Việt Nam. 
Thông qua hoạt động cho vay, các NHTM Việt Nam gián tiếp đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các 
thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, do thị trường hoạt động 
của các NHTM Việt Nam rộng, đối tượng khách hàng của ngân hàng rất đa dạng thuộc tất cả các 
thành phần kinh tế, đặc biệt với vai trò chủ đạo là phát triển kinh tế vừa thực hiện mục tiêu an sinh 
xã hội, vừa phải đảm bảo lợi nhuận để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, đây là thị trường 
tiềm ẩn đầy rủi ro. Hiệu quả đạt được không tương ứng với mức độ rủi ro thực tế đã và tiếp tục là 
nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn hoạt động tín dụng trong các NHTM Việt Nam. 
Vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong đó có NHTM có thể liên quan đến nhiều yếu tố như 
kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và các yếu tố thuộc về nội bộ của từng ngân hàng. Nợ xấu là kết quả 
của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Nợ xấu vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính 
thời hạn và tính hòa trả đầy đủ, sau nữa nó gây ra mất lòng tin của người cấp tín dụng đối với 
khách hàng nhận tín dụng. Nó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các 
ngân hàng thương mại, khách hàng nói riêng. Cụ thể: 
– Đối với nền kinh tế: Nợ xấu sẽ làm tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động 
sản xuất, kinh doanh. Mối nguy lớn nhất là nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn thì có thể dẫn 
đến khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. 
1205 
– Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại: Nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử 
dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán 
cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường 
xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy 
tín trong hoạt động kinh doanh tín dung của mình. 
– Đối với khách hàng: Nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng trả nợ cho 
ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn với ngân hàng gây ảnh hưởng trực tiếp đến 
mối quan hệ cả hai bên, từ đó uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút khá lớn khiến cho các 
ngân hàng thương mại không còn dám tiếp tục cho khách hàng vay, dù nguồn vốn không 
thiếu. Ngân hàng phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp 
theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì 
vẫn tiếp tục khát vốn. 
Tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam có xu hướng tăng từ cuối năm 2007 và trở nên trầm trọng hơn từ cuối năm 
2011. Sau nhiều năm nỗ lực, vấn đề xử lý nợ xấu đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong năm 2019. Tuy 
nhiên, do sự bùng phát của dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh 
doanh của nhiều doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó 
gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. 
Xuất phát từ những lý do nêu trên đã cho thấy việc xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín 
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro tín 
dụng là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu thực trạng kinh doanh của các NHTM tác giả chọn nội 
dung “các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu 
cho tham luận lần này. 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 
của NHTM. Các yếu tố vi mô và vĩ mô được xem xét trong các nghiên cứu: 
– Nghiên cứu của Rajan Dhal (2003) được thực hiện nhằm phân tích nợ xấu của NHTM ở Ấn 
Độ với kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động 
ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và 
môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm. 
– Zribi và Boujelbène (2011) xem xét cả hai biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát 
RRTD. Sử dụng dữ liệu bảng cho 10 NHTM Tunisia trong giai đoạn 1995-2008. Kết luận rằng, 
các yếu tố quyết định chính đến RRTD của các ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu sở hữu, các quy 
định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng nhanh chóng 
của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất). 
– Fofack (2005) nghiên cứu RRTD với biến đại diện là tỷ lệ nợ xấu vùng tiểu bang châu Phi 
Sahara trong năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP tác động ngược chiều lên nợ xấu, 
1206 
một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích 
cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu. 
– Berge và Boye (2007) nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005, 
kết luận rằng, các khoản cho vay có vấn đề có liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ 
lệ thất nghiệp. 
– Ali và Daly (2010) sử dụng phương pháp phân tích so sánh để điều tra các biến kinh tế vĩ mô 
quan trọng đối với hai nước Úc và Mỹ. Họ cũng nghiên cứu các tác động của các cú sốc kinh 
tế vĩ mô đến tỷ lệ vỡ nợ ở cả hai nước. Kết quả cho thấy rằng, với cùng một yếu tố kinh tế vĩ 
mô sẽ tác động khác nhau đến tỷ lệ vỡ nợ của 2 nước, mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều nhạy 
cảm hơn với tác dụng phụ của những cú sốc kinh tế vĩ mô. 
– Festic và cộng sự (2011) nghiên cứu một dữ liệu bảng cho 5 nước thành viên mới của EU 
(Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa tỷ lệ của 
các khoản nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt động 
kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính, và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm trong 
việc xử lý nợ xấu. 
– Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trên 26 
NHTM giai đoạn 2009 – 2012. Dữ liệu bảng với phương pháp GMM được sử dụng để khắc 
phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm 
bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy RRTD ngân hàng 
trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t-1), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quá khứ với độ trễ 
một năm (LGi,t-1) và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm (∆GDPi,t-1) tác 
động có ý nghĩa đến RRTD NHTM Việt Nam. 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng hồi quy đa biến theo phương pháp Fixed 
Effects Model (FE), Random Effects Model (RE). Kiểm định Hausman được thực hiện để tìm mô hình 
phù hợp nhất nhằm xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương 
mại Việt Nam. 
3 2 Dữ iệu nghiên cứu 
Đối với các dữ liệu vi mô từ ngân hàng, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 30 
NHTMCP Việt Nam. Các dữ liệu vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát được tác giả thu 
thập từ Tổng cục Thống kê. Thời gian thu thập số liệu từ năm 2007 đến năm 2018. 
3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Mô hình được xây dựng với mục đích đo lường tác động của các yếu tố quy mô ngân hàng, dư nợ 
cho vay, ROE, GDP, lạm phát đến dự phòng rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm định các giả thuyết 
nghiên cứu được đề xuất. Trong đó, dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD) là biến đại diện cho rủi ro tín 
1207 
dụng, được coi như là một cách để kiểm soát tổn thất của các khoản cho vay, cho phép ngân hàng 
phát hiện và bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay của mình. Do đó, khi ngân hàng dự đoán nguy cơ 
bị mất vốn trên các khoản vay cao thì nên trích dự phòng cao hơn để làm giảm thu nhập (Hasan và 
Wall, 2003). Như vậy, dự phòng RRTD cao cho thấy ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao và dự kiến mối 
quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này. 
Mô hình thực nghiệm đề xuất có dạng như sau: 
LLP= βο + β1 SIZE + β2 LOAN + β3 ROE + β4 GDP + β5 INFLATION + εi 
Trong đó: 
Biến phụ thuộc (LLP): Dự phòng rủi ro tín dụng. 
Các biến độc lập: 
SIZE: Quy mô ngân hàng. 
LOAN: Dư nợ cho vay. 
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 
GDP: Tăng trưởng kinh tế. 
INFLATION: Tỷ lệ lạm phát. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1 Kết quả nghiên cứu 
Sau khi khi chạy kiểm định bằng Hausman Test để so sánh, kết quả kiểm định cho thấy chưa đủ 
điều kiện để kết luận. Do đó, tác giả tiếp tục làm thêm kiểm định phụ về điều kiện phù hợp của mô 
hình FEM hoặc REM bằng phương pháp kiểm định Sargan - Hansen Test. Từ kết quả kiểm định 
Sargan – Hansen Test cho thấy mô hình REM là phù hợp khi hồi quy với bộ số liệu này. 
Bảng 1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu 
Biến Gía trị hệ số hồi quy z P> |z| 
SIZE 0.0022 7.13 0.000 
LOAN -0.0026 -1.11 0.267 
ROE -0.0993 -2.92 0.004 
GGDP -0.1754 -6.08 0.000 
INFLAT 0.0085 1.89 0.059 
HẰNG SỐ -0.4618 -4.38 0.000 
Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 16 
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Quy mô ngân hàng (SIZE): Biến SIZE có hệ số  = 0.0022 với giá trị P_Value = 0.000 < 0.05 nên biến 
quy mô ngân hàng có tác động đến biến dự phòng RRTD ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện các yếu tố 
1208 
khác không đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, quy mô ngân hàng tương quan thuận với dự 
phòng RRTD. Nói cách khác, nếu quy mô ngân hàng tăng 1% thì rủi ro sẽ tăng 0.0022% và ngược lại. 
Dư nợ cho vay (LOAN): Biến LOAN có hệ số  = - 0.0026 với giá trị P_ Value = 0.267 > 0.05 nên biến 
dư nợ cho vay không có tác động đến biến dự phòng RRTD với điều kiện các yếu tố khác không đổi. 
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Biến ROE có hệ số  = - 0.0993 với giá trị P_ Value = 0.004 < 
0.05 nên biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động đến biến dự phòng RRTD ở mức ý nghĩa 
5% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, ROE tương quan 
nghịch với dự phòng RRTD. Nghĩa là nếu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1% thì RRTD sẽ giảm 
0.0993% và ngược lại. 
Tăng trưởng nền kinh tế (GGDP): Biến GDP có hệ số  = -0.1754 với giá trị P _ Value = 0.000< 0.05 
nên biến tăng trưởng kinh tế có tác động đến biến dự phòng RRTD ở mức ý nghĩa 5% với điều kiện 
các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, GDP tương quan nghịch với dự 
phòng RRTD. Nghĩa là nếu tăng trưởng nền kinh tế tăng 1% thì rủi ro sẽ giảm 0.1754% và ngược lại. 
Tỷ lệ lạm phát ( INFLAT): Biến INFLAT có hệ số  = 0.0085 với giá trị P _ Value = 0.059 < 0.1 nên biến 
lạm phát có ý nghĩa tác động đến dự phòng RRTD ở mức ý nghĩa 10% với điều kiện các yếu tố khác 
không thay đổi. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và dự phòng RRTD 
trong kết quả hồi quy. 
5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 
5.1 Kết luận 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM 
Việt Nam giai đoạn 2007-2018. Sử dụng phương pháp định lượng thông qua sử dụng hồi quy đa 
biến theo phương pháp Random Effects Model (RE). Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Tổng cục Thống 
kê và báo cáo tài chính của 30 Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam. Nghiên cứu 
đã chỉ ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam gồm: quy mô ngân hàng 
(SIZE), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lạm phát (INFLAT), tăng trưởng nền kinh tế (GDP). Kết quả 
nghiên cứ còn cho thấy, RRTD tương quan nghịch với ROE, GDP và tương quan thuận với quy mô 
ngân hàng và lạm phát. 
5.2 Gợi ý chính sách đối với nhà quản trị NHTM 
Thứ nhất, đầu tư quy mô ngân hàng một cách hợp lý 
Trong xu hướng hiện nay, khách hàng đa có có nhu cầu được cung cấp dịch vụ nhưng không cần 
phải trực tiếp đến quầy. Các ngân hàng cần cân nhắc việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, 
đầu tư hệ thống ngân hàng một cách hợp lý. Mỗi ngân hàng cần xác định mục tiêu hoạt hoạt động 
và nhóm khách hàng mục tiêu. 
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu 
Để giải quyết vấn đề nợ xấu cần có các giải pháp mang tính đồng bộ và triệt để trong việc xử lý 
nợ xấu của các ngân hàng. Các ngân hàng cần nhanh chóng triển khai các giải pháp tự xử lý nợ 
1209 
xấu, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, 
kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu 
bằng dự phòng rủi ro, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực thực hiện 
các biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu nợ, chuyển nợ thành vốn góp 
hoặc bán nợ xấu. 
Thứ ba, nâng cao công tác quản trị rủi ro và giám sát ngân hàng 
Cần hình thành văn hóa quản trị rủi ro và nâng cao nhận thức của nhân viên trong ngân hàng về 
quản trị rủi ro cho chính ngân hàng mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần ban hành các 
quy định về nhận dạng rủi ro, trách nhiệm của các các bộ, phòng ban về quản trị rủi ro, xây dựng 
các biểu mẫu về báo cáo rủi ro cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ali, A., Daly, K. (2010). Macroeconomic determinants of credit risk: recent evidence from a 
cross-country study. Int. Rev. Financ. Anal. 19, 165–171. 
[2] Berge, K.G. Boye. (2007). An Analysis of Bank's Problem Loans Norges Bank Economic 
Bulletin, 78 (2007), pp. 65-76. 
[3] Festic, M., Kavkler, A., Repina, S. (2011). The macroeconomic sources of systemic risk in the 
banking sectors of five new EU member states. J. Bank. Finance 35, 310–322. 
[4] Fofack, H. (2005). Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal analysis and 
macroeconomic implications. World Bank Policy Research Working Paper 3769, November. 
[5] Hasan, I., Wall, L.-D. (2003). Determinants of the loan loss allowance: some cross-country 
comparison. Bank Finland Discussion Papers 33. 
[6] Rajan, R., Dhal, S. (2003). Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in 
India: an empirical assessment. Reserve Bank India Occas. Pap. 24, 81–121. 
[7] Võ Thị Qúy và Bùi Ngọc Toàn. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống 
ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM 
[8] Zribi, N., Boujelbène, Y. (2011). The Factors Influencing Bank Credit Risk: The Case of Tunisia. 
Journal of Accounting and Taxation, 3 (4), 70–78. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_rui_ro_tin_dung_cua_cac_ngan_hang_th.pdf