Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ như tình trạng hạ huyết áp, suy giảm chức năng

thận trước, đái tháo đường, suy tim, nhóm tuổi, giới tính, liều thuốc cản quang cao, thiếu máu với bệnh thận do

thuốc cản quang (BTDTCQ) ở bệnh nhân cao tuổi được chụp mạch vành qua da có hay không kèm can thiệp.

Thiết kế: Nghiên cứu mô tả dọc.

Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: 230 bệnhnhân ≥ 60 tuổi được chụp mạch vành có hoặc không kèm

can thiệp động mạch vành qua da tại khoa Tim Mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013-03/2014 thỏa tiêu

chuẩn nhận bệnh. Thu thập những dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau thủ thuật theo mẫu.

Kết quả: Nữ giới mắc BTDTCQ nhiều hơn nam giới (5,2% so với 2,2%), không tìm thấy mối liên quan

giữa giới tính, nhóm tuổi >75, hạ huyết áp, đái tháo đường típ 2, thiếu máu, liều thuốc cản quang cao với

BTDTCQ; suy tim ≥ độ III hoặc EF <40% (p =0,001; OR =6,5; KTC 95% từ 2,05-20,66), creatinin nền >1,5

mg% (p <0,0001, OR =9,08, KTC 95% từ 3,14 – 26,26), độ thanh lọc creatinin máu nền <40 ml/phút/1,73 m2

da(p =0,0031, OR =4,31, KTC 95% từ 1,56 – 11,9) là các yếu tố nguy cơ của BTDTCQ.

Kết luận: Ở bệnh nhân cao tuổi, tình trạng suy tim hoặc suy thận cần được quan tâm vì là yếu tố làm tăng

nguy cơ mắc BTDTCQ sau chụp và can thiệp động mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 19560
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi

Các yếu tố nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 151
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH THẬN DO THUỐC CẢN QUANG 
SAU CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA 
CÓ HOẶC KHÔNG KÈM CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
Trần Lê Minh Thái*, Nguyễn Văn Tân**, Võ Thành Nhân** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ như tình trạng hạ huyết áp, suy giảm chức năng 
thận trước, đái tháo đường, suy tim, nhóm tuổi, giới tính, liều thuốc cản quang cao, thiếu máu với bệnh thận do 
thuốc cản quang (BTDTCQ) ở bệnh nhân cao tuổi được chụp mạch vành qua da có hay không kèm can thiệp. 
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả dọc. 
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: 230 bệnhnhân ≥ 60 tuổi được chụp mạch vành có hoặc không kèm 
can thiệp động mạch vành qua da tại khoa Tim Mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013-03/2014 thỏa tiêu 
chuẩn nhận bệnh. Thu thập những dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau thủ thuật theo mẫu. 
Kết quả: Nữ giới mắc BTDTCQ nhiều hơn nam giới (5,2% so với 2,2%), không tìm thấy mối liên quan 
giữa giới tính, nhóm tuổi >75, hạ huyết áp, đái tháo đường típ 2, thiếu máu, liều thuốc cản quang cao với 
BTDTCQ; suy tim ≥ độ III hoặc EF 1,5 
mg% (p <0,0001, OR =9,08, KTC 95% từ 3,14 – 26,26), độ thanh lọc creatinin máu nền <40 ml/phút/1,73 m2 
da(p =0,0031, OR =4,31, KTC 95% từ 1,56 – 11,9) là các yếu tố nguy cơ của BTDTCQ. 
Kết luận: Ở bệnh nhân cao tuổi, tình trạng suy tim hoặc suy thận cần được quan tâm vì là yếu tố làm tăng 
nguy cơ mắc BTDTCQ sau chụp và can thiệp động mạch vành. 
Từ khóa: Người cao tuổi, bệnh thận do thuốc cản quang (BTDTCQ), can thiệp động mạch vành qua da. 
ABSTRACT 
RISK FACTORS FOR CONTRAST-INDUCED NEPHROPATHY AFTER ANGIOGRAPHY 
WITH OR WITHOUT PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION IN THE ELDERLY PATIENT 
Tran Le Minh Thai, Nguyen Van Tan, Vo Thanh Nhan Nhan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 151 - 157 
Objectives: To determine the association between risk factors such as hypotension, chronic kidney disease, 
diabetes mellitus, heart failure, age >75, gender, high contrast amount, anemia with contrast-induced 
nephropathy (CIN) in the elderly patient with percutaneous coronary angiography with or without intervention. 
Design: Longitudinal study. 
Method: 230 patients ≥ 60 years old underwent percutaneous coronary angiogram or percutaneous 
coronary intervention (PCI) from 01/10/2013 to 31/03/2014 satisfied include criteria. The clinical and subclinical 
data were collected by existing- form. 
Results: CIN occured in female than male gender (5.2% vs 2.2%), no found the association between gender, 
age >75, hypotension, diabetes mellitus, anemia, high contrast amount and CIN, heart failure ≥ NYHA III or EF 
1.5 mg% (p <0.0001, OR =9.08, 95% 
CI: 3,14 – 26.26), baseline eGFR <40 ml/phút/1.73 m2 (p =0.0031, OR =4.31, 95% CI: 1.56 – 11.9) were risk 
factors of CIN. 
Conclusions: Elderly patients with heart failure or renal failure need to be careful with CIN after undergo 
* BV ĐKKV tỉnh An Giang ** Bộ Môn Lão khoa- Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc:BS. Trần Lê Minh Thái ĐT:0988857001 Email: minhthaibvcd@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 152 
percutaneous coronary angiogram or angioplasty. 
Keywords: Elderly, contrast-induced nephropathy, percutaneous coronary intervention. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh thận do thuốc cản quang (BTDTCQ) 
chính là nguyên nhân gây suy thận cấp mắc 
phải đứng hàng thứ 3 trong bệnh viện(4). 
BTDTCQ là tình trạng suy thận cấp xảy ra sau 
dùng thuốc cản quang trong lòng động mạch 
nhất là trong chẩn đoán và can thiệp động 
mạch vành (ĐMV). BTDTCQ làm kéo dài thời 
gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ 
bệnh tật và tử vong 35%.(4,10) 
Nghiên cứu năm 2013 của tác giả Naikuan 
Fu cho thấy 9 yếu tố nguy cơ của BTDTCQ ở 
người cao tuổi là: eGFR <60 mL/phút/1,73 m2 da, 
đái tháo đường, phân suất tống máu <45%, tuổi 
>70, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim, can thiệp 
mạch vành cấp cứu, thiếu máu và thể tích thuốc 
cản quang sử dụng >200 ml(6). 
BTDTCQ rất được các nhà tim mạch học can 
thiệp quan tâm nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu 
về vấn đề này tại Việt Nam mà nhất là ở đối 
tượng có nguy cơ cao là người cao tuổi. Năm 
2008, tác giả Lý Ánh Loan(11) đã nghiên cứu trên 
201 bệnh nhân (BN) từ 33-89 tuổi được chụp có 
hay không với can thiệp mạch vành qua da tại 
bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả cho thấy tuổi trung 
bình của BN là 60,1; tuổi cao, thiếu máu, hạ 
huyết áp, đái tháo đường, eGFR <60 
mL/phút/1,73m2 da, liều thuốc cản quang cao 
không phải là yếu tố nguy cơ của BTDTCQ như 
kết quả của nhiều tác giả khác trên thế giới; phân 
tích hồi quy logistic chỉ còn 2 yếu tố tiên lượng 
độc lập cho BTDTCQ: creatinin máu nền >1,5 
mg% và suy tim ≥độ III hoặc EF <50%. 
Câu hỏi nghiên cứu 
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc 
BT ... n máu nền <40 ml/phút/1,73 m
2
 da 10 (15,9) 53 (84,1) 0,003 
ĐTL Creatinin máu nền ≥40 ml/phút/1,73 m
2
 da 7 (4,2) 160 (95,8) 
Phân nhóm suy tim Suy tim ≥ độ III hoặc EF < 40% 13 (15,5) 71 (84,5) 0,001 
Suy tim độ I-II hoặc EF ≥ 40% 4 (2,7) 142 (97,3) 
Phân nhóm đái tháo 
đường típ 2 
Đái tháo đường típ 2 1 (3,2) 30 (96,8) 0,481 
Không Đái tháo đường típ 2 16 (8) 183 (92) 
Phân nhóm thiếu máu Thiếu máu 2 (11,8) 15 (88,2) 0,364 
 Không thiếu máu 15 (7) 198 (93) 
Bảng 2: Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ sau khi đã khử những yếu tố nhiễu 
Yếu tố nguy cơ Tỷ suất chênh (OR) KTC 95% p 
ĐTL Creatinin máu nền <40 ml/phút/1,73 m
2
 da 2,055 0,08-1,58 0,418 
Huyết áp <100 mmHg 1,27 0,27-5,92 0,758 
Tuổi cao >75 0,38 0,087-1,68 0,203 
Đái tháo đường típ 2 0,5 0,06-4,45 0,538 
Thiếu máu 1,71 0,26-11,49 0,58 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 154 
Yếu tố nguy cơ Tỷ suất chênh (OR) KTC 95% p 
Liều thuốc cản quang cao 0,999 
Creatinin máu nền >1,5 mg% 6,283 1,04-38,09 <0,0001 
Suy tim ≥độ III hoặc EF <40% 8,28 2,25-30,54 0,002 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm về giới tính 
Trong nghiên cứu chúng tôi, nữ mắc BTDTCQ 
hơn nam (5,2% so với 2,2%) nhưng chúng tôi 
không tìm thấy mối tương quan giữa giới tính và 
BTDTCQ (p =0,605). Tác giả Lý Ánh Loan cũng ghi 
nhận điều tương tự(11).Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác 
giả Dangas G(7), Iakovou I(9). 
Đặc điểm về tuổi 
Tuổi cao làm giảm tưới máu, chức năng và 
khối cơ thận(14).Tuổi cao làm tăng tình trạng co 
mạch hơn dãn mạch, thường bị tổn thương 
nhiều nhánh ĐMV, mạch máu ngoằn ngoèo và 
vôi hóa nên cần phải dùng một lượng lớn thuốc 
cản quang(1). Annapornas SK nghiên cứu cho 
thấy bệnh nhân có tuổi >75 là YTNC của 
BTDTCQ khi chụp ĐMV(15).Marenzi và cộng 
sự(12) nghiên cứu 208 bệnh nhân nhồi máu cơ tim 
cấp sau can thiệp ĐMV, tuổi 75 là yếu tố tiên 
lượng độc lập của BTDTCQ (OR =5,28, p 
=0,0009). Chúng tôi khảo sát mối tương quan 
giữa 2 nhóm tuổi >75 và 75 với BTDTCQ và 
nhận thấy không có sự khác biệt mắc BTDTCQ ở 
2 nhóm tuổi >75 vànhóm 75 với p >0,05. Có thể 
do mẫu bệnh nhân tuổi cao >75 còn ít nên không 
có tính đại diện như các nghiên cứu của nước 
ngoài. Mặt khác, cũng như các nghiên cứu gần 
đây, chúng tôi dự phòng BTDTCQ tốt bằng dịch 
truyền quanh thủ thuật đã làm cải thiện đáng kể 
độ lọc cầu thận, phòng ngừa giảm thể tích nội 
mạch trước và sau thủ thuật. Những bệnh nhân 
nếu cao tuổi và có chức năng thận xấu luôn được 
chú ý và luôn thận trọng khi thực hiện bất cứ thủ 
thuật gì nên thường chúng tôi sẽ điều trị nội 
khoa cho bệnh nhân đến khi ổn định rồi mới 
chụp và/hoặc can thiệp động mạch vành. 
Hạ huyết áp 
Chúng tôi ghi nhận có 33/230 (14,3%) bệnh 
nhân có huyết áp trung bình <100 mmHg trước 
khi tiến hành thủ thuật nhưng chúng tôi đã bù 
dịch đầy đủ quanh thủ thuật nên không có bệnh 
nhân nào xảy ra biến cố gì. Chúng tôi không tìm 
thấy mối liên quan giữa hạ huyết áp và 
BTDTCQ, với p =0,718. 
Suy tim nặng 
Suy tim làm cung lượng tim thấp và làm 
giảm thể tích tuần hoàn, tăng hoạt hóa hệ thần 
kinh thể dịch gây co mạch và giảm nitric oxide 
liên quan đến dãn mạch thận làm giảm oxy 
vùng tủy thận. Thêm vào đó, nhóm bệnh nhân 
này còn sử dụng những nhóm thuốc như ức chế 
men chuyển, lợi tiểu và aspirin có thể làm tăng 
nguy cơ mắc BTDTCQ. Suy tim được xem như 
là YTNC độc lập của BTDTCQ trong nhiều 
nghiên cứu(8,17).Chúng tôi tìm thấy bệnh nhân 
suy tim ≥độ III hoặc EF <40% là yếu tố nguy cơ 
chính của BTDTCQ với p =0,001; OR =6,5; KTC 
95% =2,05-20,66. Điều này phù hợp với nghiên 
cứu đoàn hệ của Bartholomew cũng nhận thấy 
suy tim nặng là YTNC của BTDTCQ sau can 
thiệp ĐMV (OR =2,2, p <0,0001). Dangas ghi 
nhận EF <40% là yếu tố tiên lượng độc lập của 
BTDTCQ(7). 
Sự thay đổi chức năng thận ở nhóm BTDTCQ 
Chúng tôi nhận thấy: creatinin nền >1,5 mg% 
là yếu tố nguy cơ của BTDTCQ và có ý nghĩa 
thống kê với p <0,0001, OR =9,08, KTC 95% =3,14 
– 26,26. Tác giả Lý Ánh Loan(11) cũng ghi nhận 
kết quả tương tự: với p <0,05, OR =5,39, KTC 
95% =1,28 – 22,8. Mc Cullough và cộng sự 1997 
nghiên cứu thấy tỷ lệ BTDTCQ tăng từ 8% - 92% 
khi creatinin máu nền tăng từ 1,5 mg% lên 6,8 
mg%(13).Rihal và cộng sự nghiên cứu ở 7.586 
bệnh nhân can thiệp ĐMV, BTDTCQ chiếm tỷ lệ 
22,4% ở nhóm có creatinine máu nền từ 2,0 – 2,9 
mg% và tăng lên 30,6% ở nhóm có creatinin máu 
nền 3,0 mg% trong khi nhóm creatinin máu nền 
từ <1,1 mg% tỷ lệ BTDTCQ chỉ có 2,4%(18). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 155
Đái tháo đường típ 2 
Sự có mặt của đái tháo đường đi kèm với 
tăng nguy cơ tổn thương thận gấp 2-3 lần sau 
phơi nhiễm với thuốc cản quang, và nguy cơ đó 
còn tăng hơn nữa nếu đã có bệnh thận mạn 
trước đó. Đái tháo đường gây biến chứng trên 
mạch máu lớn và vi mạch, gây stress oxy hóa và 
giải phóng các gốc tự do nguy hiểm, làm rối loạn 
chức năng tế bào nội mô và thúc đẩy quá trình 
tổn thương thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị 
thừa dịch phải sử dụng thuốc lợi tiểu cũng được 
báo cáo là một yếu tố nguy cơ của bệnh thận do 
thuốc cản quang. Chúng tôi chỉ ghi nhận có 1 
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có tỷ lệ mắc bệnh BTDTCQ 
thấp hơn nhóm bệnh nhân không ĐTĐ típ 2 
(0,4% so với 7%) và sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p >0,05). Trương Thị Ngọc 
Quyên(21) ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ mắc 
BTDTCQ ở 2 nhóm có đái tháo đường và không 
đái tháo đường. Chúng tôi lý giải có thể do cỡ 
mẫu quá nhỏ nên tỷ lệ bệnh nhân đái tháo 
đường của chúng tôi thấp và không chứng minh 
được ĐTĐ có mối liên quan với BTDTCQ. 
Thiếu máu 
Thiếu máu góp phần gây thiếu máu thận cục 
bộ dễ dẫn đến mắc BTDTCQ sau chụp, can thiệp 
ĐMV. Nghiên cứu của chúng tôi với quy ước 
thiếu máu Hb <10g/ dl và Hct <39% ở nam và 
36% ở nữ. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thiếu máu ở 
230 bệnh nhân là 7,4% nhưng chỉ có 2 bệnh nhân 
có BTDTCQ. Sự khác biệt về tỷ lệ BTDTCQ ở 2 
nhóm có thiếu máu và không thiếu máu trong 
nghiên cứu của chúng tôi cũng không cóý nghĩa 
thống kêvới p =0,364. Tác giả Lý Ánh Loan(11) ghi 
nhận tỷ lệ mắc BTDTCQ ở nhóm bệnh nhân 
thiếu máu cao hơn so với nhóm bệnh nhân 
không thiếu máu 3,8% so với 8,4% nhưng không 
tìm thấy mối tương quan giữa thiếu máu và 
BTDTCQ vì p >0,05. Tác giả LýÁnhLoan lý giải 
do nhóm nghiên cứu tuy có tỷ lệ thiếu máu là 
47,3% gần tương đương với nhóm không thiếu 
máu nhưng đa số chỉ là thiếu máu nhẹ, không có 
trường hợp nào Hct <30% nên thiếu máu trong 
nhóm nghiên cứu không là yếu tố thúc đẩy 
BTDTCQ. 
Vượt quá liều thuốc cản quang quy định 
Thuốc cản quang gây thiếu máu cục bộ vùng 
tủy ngoài qua trung gian co mạch, gây co mạch 
thận và tăng hoạt tính của vài chất trung gian 
trong thận (adenosine, vasopressin, angiotensin 
II, dopamine 1 và endothelin) và giảm hoạt động 
của các chất giãn mạch (nitric oxide và 
prostaglandins)(3), làm giảm lưu lượng máu đến 
thận. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thuốc cản 
quang sử dụng trên tất cả bệnh nhân là 
XENETIX® 300ml có chứa Ioditriol 65,81g, 
tương đương với 30g iod, là loại cản quang 
không ion hóa và có áp lực thẩm thấu thấp. Tuy 
đắt tiền hơn loại cản quang áp lực thẩm thấu cao 
nhưng ít độc lực hơn nhất là khi dùng trên nhóm 
bệnh nhân nguy cơ cao (suy thận mạn, suy thận 
mạn kèm ĐTĐ)(20).Theo khuyến cáo dự phòng 
BTDTCQ của Hội các nhà X-quang CANADA 
chọn thể tích cản quang >5 ml/kg làm tiêu chuẩn 
đánh giá liều thuốc cản quang cao. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, số bệnh nhân vượt quá liều 
thuốc cản quang theo khuyến cáo chiếm tỷ lệ rất 
thấp và thể tích cản quang >5 ml/ kg chỉ chiếm tỷ 
lệ 0,87% và không tìm thấy mối liên quan giữa 
liều cao thuốc cản quang >5 ml/kg với BTDTCQ, 
p >0,05. Qua khảo sát 2 thông số đánh giá liều 
cao thuốc cản quang, chúng tôi nhận thấy liều 
cao thuốc cản quang không là YTNC của 
BTDTCQ dù rằng nhóm bệnh nhân có thể tích 
cản quang vượt quá liều quy định có tỷ lệ mắc 
BTDTCQ cao hơn. Kết quả chúng tôi phù hợp 
với nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Quyên 
2005(21),Nguyễn Hữu Bi 2004,(16)Charanjit S 
Rihal(18), Freeman cho thấy tỷ lệ mắc BTDTCQ 
<2% khi bệnh nhân nhận <125 ml và 19% ở bệnh 
nhân nhận lượng thuốc cản quang nhiều hơn. 
Cigaroa(5) khảo sát trên 115 bệnh nhân có 
creatinine máu >118 mg% nhận thấy tỷ lệ mắc 
BTDTCQ là 26% khi liều thuốc cản quang vượt 
tối đa và 2% khi liều thuốc cản quang không 
vượt quá tối đa. Sự khác nhau này có lẽ do 
chúng tôi dùng loại thuốc cản quang áp lực 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 156 
thẩm thấu thấp, không ion hóa, phòng ngừa 
bằng truyền dịch quanh thủ thuật và đối tượng 
nghiên cứu của Cigarroa và Freeman có suy 
giảm chức năng thận trước, trong khi chúng tôi 
nghiên cứu trên dân số cao tuổi chung có 
creatinine máu >1,5 mg% chỉ chiếm tỷ lệ 11,7%. 
Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ 
Khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến, 
chúng tôi ghi nhận được suy tim độ III hoặc EF 
<40% là YTNC độc lập, mạnh của BTDTCQ với 
OR =8,28, khoảng tin cậy 95% từ 2,25-30,54, p 
=0,002. Điều này phù hợp với nghiên cứu Rihal 
và cộng sự, cũng cho thấy suy tim độ III là 
YTNC độc lập của BTDTCQ, OR =1,53, 
p=0,007(18) và nghiên cứu của Bartholonew và 
cộng sự cũng cho thấy suy tim độ III là YTNC 
độc lập của BTDTCQ, OR =2,2, p <0,0001. Chúng 
tôi cũng tìm thấy creatinine máu là YTNC độc 
lập của BTDTCQ với OR =6,28, khoảng tin cậy 
95% =1,04-38,09, p =0,046. Điều này phù hợp với 
các nghiên cứu trên thế giới(1) và nó liên quan 
trực tiếp đến tỷ lệ mắc BTDTCQ(8). 
Hạn chế của nghiên cứu 
Nghiên cứu chỉ thực hiện tại bệnh viện Chợ 
Rẫy, thời gian nghiên cứu ngắn không thể dùng 
phương pháp tính cỡ mẫu của nghiên cứu bệnh 
chứng nên cỡ mẫu nhỏ nên tỷ lệ phát hiện 
BTDTCQ và khảo sát những yếu tố nguy cơ của 
bệnh ở người cao tuổi còn hạn chế và chưa thể đại 
diện cho dân số chung. Mặt khác, một số yếu tố 
nguy cơ đã được các bác sĩ nhận biết và dự phòng 
tốt nên không có số liệu để khảo sát. 
KẾT LUẬN 
- Những yếu tố nguy cơ có liên quan đến 
BTDTCQ ở những bệnh nhân cao tuổi qua phân 
tích đơn biến là: creatinin máu nền >1,5 mg%, 
suy tim ≥ độ III hoặc EF <40%, ĐTL creatinin 
máu nền <40 ml/phút/1,73 m2 da. 
- Những yếu tố khác như: hạ huyết áp; đái 
tháo đường típ 2; thiếu máu; liều thuốc cản 
quang cao không phải là yếu tố nguy cơ của 
BTDTCQ ở người cao tuổi. 
- Khi phân tích đa biến bằng phương pháp 
hồi quy logistic thì creatinin máu nền >1,5 mg% 
là yếu tố nguy cơ độc lập của BTDTCQ với OR 
=6,28 và suy tim ≥ độ III hoặc EF <40% là yếu tố 
nguy cơ độc lập của BTDTCQ với OR =8,28. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Antonio LB(2007). "Renal insufficiency issues and impact of 
contrast agents", Centro Cardiologico Monzino IRCCS, pp.54-56. 
2. Aspelin P, Aubry P, Fransson SG, Strasser R, Willenbrock R, 
Berg KJ (2003). "NEPHIRIC Study Investigators Nephrotoxic 
effects in high-risk patient undergoing angiography", N.Engl J 
Med, 348, pp.491-499. 
3. Barrett BJ (1993). "Metaanalysis of the relative nephrotoxicity 
of high- and low-osmolality iodinated contrast media", 
Radiology, 1(188), pp.171-178. 
4. Benko A (2007). "Guidelines for the prevention of contrast 
induced nephropathy", Canadian Association of Radiologists, 
pp.1-14. 
5. Cigarroa RG, Lange RA, Williams RH, Hillis LD (1989). 
"Dosing of contrast material to prevent contrast nephropathy 
in patient with renal disease", Am J Med, 86, pp.649-652. 
6. Fu N, Li X, Yang S, Chen Y, Li Q, Jin D, Cong H (2013). "Risk 
score for the prediction of contrast-induced nephropathy in 
elderly patients undergoing percutaneous coronary 
intervention", Angiology, 64(3), pp.188-194. 
7. G Dangas (2005). "Contrast induced nephropathy after 
percutaneous coronary interventions in relation to chronic 
kidney disease and hemodynamic variables", Am J Cardiol, 
95, pp.13-19. 
8. Gruberg L (2006). "N-acetylcysteine and contrast induced 
nephropathy in primary angioplasty", N Engl J Med, 354, 
pp.2773-2782. 
9. Iakovou I, Dangas G, Mehran R, Lansky AJ, Ashby DT, Fahy 
M, Mintz GS, Kent KM, Pichard AD, Satler LF, Stone GW, 
Leon MB (2003). "Impact of gender on the incidence and 
outcome of contrast-induced nephropathy after percutaneous 
coronary intervention", J Invasive Cardiol, 1(15), pp.18-22. 
10. Joanna MP (2008). "Contrast media reactions pose serious risk 
of nephropathy", Circulation, 132, pp.e244-e250 
11. Lý Ánh Loan (2009). “Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh 
thận do thuốc cản quang sau chụp, can thiệp động mạch 
vành”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
12. Marenzi G, Bartorelli AL (2004). "Hemofiltration in the 
prevention of radio contrast agent induced nephropathy", 
Minerva Anesteiologica, 70(4), pp.189-191. 
13. McCullough PA, Wolyn R, Rocher LL, Levin RN, O'Neill WW 
(1997). "Acute renal failure after coronary intervention 
incidence, risk factor and relationship to mortality", Am J 
Med, 103, pp.368-375. 
14. Miller HI (2003). "Effects of an acute dose of L-arginine during 
coronary angiography in patients with chronic renal failure: A 
randomized, paralled, double-blind clinical trial", Am J 
Nephrol, 23, pp.91-95. 
15. Network medical education (2005). "Contrast-induced 
nephropathy: Clinical and economic implications and 
prevention strategies", 38th annual meeting and scientific 
exhibition of the society of nephrology. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 157
16. Nguyễn Hữu Bi (2004). “Biến chứng thận do thuốc cản 
quang”, Luậnvăn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố 
Hồ Chí Minh. 
17. Rich MW (1990). "Incidence and prognostic importance of 
acute renal failure percutaneous coronary intervention", 
Circulation, 105, pp.1237-1242. 
18. Rihal CS (2002). "Incidence and prognostic importance of 
acute renal failure percutaneous coronary intervention", 
Circulation, 105, pp.2259-2264. 
19. Roxana M (2004). "Interventional cardiology:A simple risk 
score for prediction of contrast induced nephropathy after 
percutaneous coronary intervention", J Am Coll Cardiol, 44, 
pp.1393-1399. 
20. Rudnick MR (1995). "Nephrotoxicity of ionic and nonionic 
contrast media in 1196 patients: a randomized trial. The 
Iohexol Cooperative Study", Kidney Int, 1, 47, pp.254-261. 
21. Trương Thị Ngọc Quyên (2005). “Nhận xét sự thay đổi CK, 
CK-MB, Creatinin sau chụp, can thiệp động mạch vành tại 
bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh”, Luận văn tốt 
nghiệp bác sỹ nội trú lão khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí 
Minh. 
Ngày nhận bài báo: 31/10/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014 
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_nguy_co_benh_than_do_thuoc_can_quang_sau_chup_don.pdf