Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em

Mục tiêu: Nhằm xác định mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với biến chứng ruột

thừa viêm cấp ở trẻ em.

Đối tượng, phương pháp: 120 bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào đặc điểm lâm

sàng, xét nghiệm (số lượng bạch cầu máu) và kết quả siêu âm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt

ruột thừa. Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong lúc phẫu thuật bao gồm: ruột thừa viêm hoặc ruột

thừa viêm có biến chứng. So sánh các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng giữa 2 nhóm viêm ruột thừa có và

không có biến chứng để tìm ra các yếu tố liên quan.

Kết quả: Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em là:

tuổi ≤ 5, dùng thuốc trước khi vào viện (hạ sốt, giảm đau, kháng sinh), thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng

đến lúc vào viện ≥ 24 giờ, số lượng bạch cầu > 15×109/L , có sỏi phân ruột thừa (p < 0,05). Không có mối

liên quan giữa giới tính, địa dư, vị trí ruột thừa với biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em (p > 0,05).

Kết luận: Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em cần kết hợp triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm

bụng, nhất là những trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình. Cần chẩn đoán sớm, nhất là ở trẻ nhỏ

nhằm giảm tỉ lệ viêm ruột thừa có biến chứng.

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 1

Trang 1

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 2

Trang 2

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 3

Trang 3

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 4

Trang 4

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 5

Trang 5

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 6

Trang 6

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 17140
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em

Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 69
Nghiên cứu
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA VIÊM RUỘT THỪA CẤP 
CÓ BIẾN CHỨNG Ở TRẺ EM
Hồ Hữu Thiện1*
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.68.10
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm xác định mối liên quan của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với biến chứng ruột 
thừa viêm cấp ở trẻ em.
Đối tượng, phương pháp: 120 bệnh nhi được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào đặc điểm lâm 
sàng, xét nghiệm (số lượng bạch cầu máu) và kết quả siêu âm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt 
ruột thừa. Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong lúc phẫu thuật bao gồm: ruột thừa viêm hoặc ruột 
thừa viêm có biến chứng. So sánh các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng giữa 2 nhóm viêm ruột thừa có và 
không có biến chứng để tìm ra các yếu tố liên quan.
Kết quả: Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em là: 
tuổi ≤ 5, dùng thuốc trước khi vào viện (hạ sốt, giảm đau, kháng sinh), thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng 
đến lúc vào viện ≥ 24 giờ, số lượng bạch cầu > 15×109/L , có sỏi phân ruột thừa (p < 0,05). Không có mối 
liên quan giữa giới tính, địa dư, vị trí ruột thừa với biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em (p > 0,05).
Kết luận: Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em cần kết hợp triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm 
bụng, nhất là những trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình. Cần chẩn đoán sớm, nhất là ở trẻ nhỏ 
nhằm giảm tỉ lệ viêm ruột thừa có biến chứng. 
Từ khóa: Ruột thừa viêm, trẻ em, biến chứng, yếu tố liên quan
ABTRACT
RELATED FACTORS OF ACUTE COMPLICATED APPENDICITIS IN CHILDREN
Ho Huu Thien1*
Objectives: To determine the relationship of some clinical and subclinical factors with acute complicated 
appendicitis in children. 
Methods: A total 120 pediatric patients who diagnosed with acute appendicitis based on clinical 
characteristics, laboratory tests (white blood cell count) and ultrasound results underwent appendectomy. 
The operative findings were determined as: uncomplicated appendicitis and complicated appendicitis. 
Clinical and subclinical factors were compared between the two groups of complicated and uncomplicated 
appendicitis to find the related factors. Results: Related factors of acute complicated appendicitis in children 
were: age ≤ 5, taking the drug before admission (antipyretic, analgesic, antibiotic), time from onset to 
hospital admission ≥ 24 hours, WBC count> 15 × 109 / L, with appendic stool stones. The relationship 
between sex, geography, appendix location and complicated appendicitis were not significant. 
1Bệnh viện Trung ương Huế - Ngày nhận bài (Received): 02/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 06/4/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 27/4/2021 
- Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Hữu Thiện
- Email: thientrangduc@hotmail.com; SĐT: 0905130430
Bệnh viện Trung ương Huế 
70 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là cấp cứu hay gặp nhất trong 
bệnh lý bụng ngoại khoa ở trẻ em, chiếm khoảng 
20-30% trường hợp trẻ nhập viện vì đau bụng cấp 
[1]. Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em đặc biệt là 
trẻ nhỏ thường khó hơn ở người lớn. Do ở trẻ em có 
các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, thay 
đổi theo từng lứa tuổi, từng bệnh nhi, các rối loạn về 
đường tiêu hóa rất hay gặp nên dễ chẩn đoán nhầm 
với nhiều bệnh khác. 
Ngày nay, tuy đã có sự hiểu biết đầy đủ hơn về 
sinh bệnh học, tích lũy về kinh nghiệm khám lâm 
sàng và tiến bộ về các biện pháp hỗ trợ cho chẩn 
đoán cũng như điều trị, tỉ lệ chẩn đoán viêm ruột thừa 
muộn còn cao được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu 
trong và ngoài nước. Chẩn đoán muộn kéo dài thời 
gian nằm viện trung bình (6 ngày với 3 ngày), tăng tỉ 
lệ ruột thừa vỡ mủ (74% với 29%) và tăng tỉ lệ biến 
chứng (28% với 10%) [2]. Nghiên cứu của Reynolds 
cho thấy có 7% bệnh nhân viêm ruột thừa cấp không 
được chẩn đoán sớm, dẫn đến gia tăng tỉ lệ ruột thừa 
vỡ mủ từ 28,0% ở nhóm bệnh nhân chẩn đoán sớm 
và lên đến 50% ở nhóm bệnh nhân chẩn đoán muộn 
[3]. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, theo nghiên cứu 
của Phùng Đức Toàn từ 1/2009 đến 6/2010 có 143 
bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa [4]. Tỉ lệ này là 
21,1% ở bệnh viện Trung ương Huế, theo nghiên cứu 
của Bùi Chín, với 23/109 trường hợp trẻ viêm ruột 
thừa, trong đó có 21 trường hợp viêm phúc mạc khu 
trú, 1 trường hợp viêm phúc mạc toàn thể và 1 trường 
hợp abcess vỡ [5]. 
Chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp thường 
dựa vào kết quả sau phẫu thuật và xét nghiệm giải 
phẫu bệnh. Hiện nay, chẩn đoán chính xác ruột thừa 
viêm đã được cải thiện qua việc áp dụng một số xét 
nghiệm như bạch cầu và CRP trong máu, siêu âm 
bụng và chụp cắt lớp vi tính, nhưng chưa có phương 
pháp chẩn đoán trước mổ nào đem lại kết quả chắc 
chắn. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm viêm ruột thừa 
để có thái độ xử trí đúng đắn vẫn còn là một thách 
thức rất lớn. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 
xác định mối liên quan của  ... near 7.5MHz để quan sát ruột thừa.
- Các biến số về kết quả giải phẫu bệnh ruột thừa:
+ Viêm ruột thừa cấp: Dựa vào kết quả khi phẫu 
thuật với hình ảnh đại thể ruột thừa bị viêm xung 
huyết, ruột thừa nung mủ chưa vỡ và trong ổ bụng 
chỉ thấy tổn thương của ruột thừa mà không có tổn 
thương của các cơ quan khác.
+ Viêm ruột thừa cấp có biến chứng: Dựa vào kết 
quả khi phẫu thuật với hình ảnh đại thể ruột thừa viêm 
có tình trạng viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể.
Hình ảnh đại thể ruột thừa: 
+ Ruột thừa viêm xung huyết: cương tụ các mạch 
máu dưới thanh mạc, thâm nhập viêm lớp dưới niêm 
mạc, chưa có phản ứng của phúc mạc.
+ Ruột thừa viêm nung mủ: ruột thừa sưng to, 
cương màu đỏ thẫm, phù nề, thành dày, trên bề mặt 
ruột thừa có ít giả mạc, đôi khi có các nốt mủ, trong 
lòng ruột thừa có mủ. Ổ phúc mạc có nước trong 
xuất tiết.
+ Viêm ruột thừa hoại tử: ruột thừa màu xanh 
ngà, điểm những mảng thối rữa màu đen, các lớp của 
thành ruột thừa bị hủy hoại nặng, trong ổ phúc mạc 
có dịch đục, thối do vi khuẩn yếm khí phát triển.
+ Ruột thừa thủng: trong ổ bụng có mủ, thành 
ruột viêm đỏ, có nhiều giả mạc bao bọc. Ruột thừa 
mất tính liên tục, bị thủng ở bất kỳ vị trí nào. Có thể 
viêm màng bụng trong ruột thừa hoại thư, ổ bụng có 
dịch đục lờ lờ không thành mủ, thối, quanh chỗ ruột 
thừa bị thủng có giả mạc màu lá cây chết xanh đen.
2.3. Phân tích và xử lý số liệu
- Tiến hành thu thập thông tin theo bộ câu hỏi 
có sẵn.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học 
có sử dụng phần mềm SPSS 20 (Statistical Package 
for the Social Sciences).
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện dựa trên thăm khám 
lâm sàng và làm xét nghiệm thường quy (công thức 
máu và siêu âm bụng).
Bố mẹ trẻ được cung cấp thông tin đầy đủ và ký 
vào bản đồng thuận phẫu thuật khi có chỉ định.
Qui trình điều trị (phẫu thuật) đúng theo hướng 
dẫn của Bộ Y tế và không phát sinh chi phí bất 
thường nào cho gia đình bệnh nhi trong quá trình 
thực hiện nghiên cứu này.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 1: Phân bố bệnh theo tuổi và giới
n %
Tuổi
≤ 5 10 8,3
6 - 10 66 55,0
11 - 15 44 36,7
Tổng 120 100
X ± SD (năm) 9,6 ± 3,1
Giới
Nam 79 65,8
Nữ 41 34,2
Tuổi nhỏ nhất là 4 tuổi, lớn nhất là 15 tuổi, tuổi 
trung bình là 9,6 ± 3,1. Đa số bệnh nhân VRTC 
thuộc nhóm > 5 tuổi (91,7%). VRTC ở trẻ nam cao 
hơn nữ, tỷ lệ nam / nữ=1,9 / 1.
Bảng 2: Chẩn đoán sau phẫu thuật
Chẩn đoán sau phẫu thuật
Tổng
n %
Có biến chứng 34 28,3
Không biến chứng 86 71,7
Tổng 120 100
Có 34/120 trẻ có biến chứng VRTC (28,3%).
3.2. Một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên 
quan đến biến chứng ruột thừa viêm cấp ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
72 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Bảng 3: Một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến biến chứng ruột thừa viêm cấp ở trẻ em
Yếu tố liên quan Có Không OR CI p
Tuổi
≤ 5 tuổi 6 4 6,8
1,183 - 
39,255
< 0,05
> 5 tuổi 28 82 1
Giới
Nam 23 56 1,3
0,471 - 
3,995
> 0,05
Nữ 11 30 1
Dùng kháng sinh, 
hạ sốt giảm đau 
trước vào viện
Có 11 4 6,2
1,233 - 
30,967
< 0,05
Không 23 82 1
Thời gian trước 
khi vào viện
Trên 24 giờ 17 13 3,4
1,077 - 
10,623
< 0,05
≤ 24 giờ 17 73 1
Sỏi phân trong 
lòng ruột thừa 
Có 15 21 2,4 
1,058 - 
5,642 
< 0,05
Không 19 65 1
Số lượng 
bạch cầu
> 15000/mm3 26 48 5,5
1,593 - 
18,901
< 0,05
≤ 15000/mm3 8 38 1
Vị trí RT lúc mổ
Khác 11 16 2,7
0,801 - 
9,172
> 0,05
HCP 23 70 1
Tuổi dưới 5 tuổi, dùng kháng sinh hạ sốt giảm đau trước vào viện, thời gian trước vào viện trên 24 giờ, 
có sỏi phân trong lòng ruột thừa, số lượng bạch cầu trên 15000/mm3 là các yếu tố gây biến chứng trong bệnh 
viêm ruột thừa cấp với p 1.
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 120 bệnh 
nhân được chẩn đoán VRTC và được phẫu thuật, 
dựa vào hình ảnh đại thể trong phẫu thuật, 100% 
đều là ruột thừa bệnh lý, có 86 trường hợp (71,7%) 
viêm ruột thừa cấp, 34 trường hợp (28,3%) viêm 
ruột thừa có biến chứng viêm phúc mạc. Nghiên cứu 
của Ngô Thị Hoa trong 130 trường hợp được phẫu 
thuật có 80% trường hợp viêm ruột thừa cấp và 20% 
ruột thừa viêm có biến chứng [6]. Tác giả Bùi Chín 
cũng có kết quả tương tự [5].
Theo Mahavir Signh và cộng sự, trường hợp 
viêm ruột thừa cấp chiếm 69,6%, có 21,5% trường 
hợp ruột thừa có biến chứng bao gồm cả ruột thừa 
thủng và hoại tử, biến chứng ruột thừa viêm hay gặp 
ử trẻ dưới 5 tuổi. Hơn 60% bệnh nhân vào viện với 
biến chứng viêm ruột thừa có thời gian đau > 72 giờ. 
Sự hiện diện của sỏi phân làm tăng khả năng biến 
chứng VRTC [7].
Theo y văn,VRTC ở trẻ em hay gặp thể nhiễm 
độc và tiến triển nhanh đến viêm phúc mạc vì thành 
ruột mỏng, mạc nối lớn chưa phát triển, sức đề 
Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 73
kháng kém, chẩn đoán muộn thường do khó khám 
và các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với 
bệnh khác [8]. Như vậy vấn đề quan trọng là làm 
sao để chẩn đoán sớm VRTC và can thiệp kịp thời 
để làm giảm tỷ lệ biến chứng của ruột thừa viêm. Vì 
vậy, chúng tôi cũng nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố 
có liên quan đến biến chứng của VRTC.
- Liên quan giữa tuổi và biến chứng VRTC ở 
trẻ em
Viêm ruột thừa là một bệnh lý ngoại khoa cấp 
cứu rất thường gặp trong nhi khoa, theo nhiều tài 
liệu, phần lớn VRTC ở trẻ dưới 3 tuổi được chẩn 
đoán trễ do trẻ hạn chế khả năng truyền đạt, không 
xác định được điểm đau, bệnh cảnh lâm sàng mơ hồ 
và thường được điều trị trước. Tỷ lệ mắc VRTC thấp 
khiến bác sĩ lâm sàng dễ bỏ sót trong chẩn đoán; 
mạc treo ruột phát triển chưa hoàn toàn, thành ruột 
mỏng dẫn đến sự tiến triển nhanh của biến chứng. 
Trẻ dưới 1 tuổi thường chỉ chẩn đoán được ở giai 
đoạn viêm phúc mạc, từ 1 – 3 tuổi, tỷ lệ viêm phúc 
mạc 50% [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mặc dù 
VRTC ít gặp ở nhóm ≤ 5 tuổi (8,3%), nhưng nguy 
cơ biến chứng ruột thừa viêm tăng gấp 6,8 lần so 
với nhóm > 5 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
p < 0,05. 
Tác giả Martin Salo nghiên cứu trên 122 bệnh 
nhi < 15 tuổi cũng cho kết quả nhóm tuổi < 4 có tỷ 
lệ gặp biến chứng VRTC cao hơn [9]. Nghiên cứu 
của Nguyễn Hữu Chí và cộng sự thực hiện trên 40 
trẻ dưới 3 tuổi cho thấy tỷ lệ viêm ruột thừa có biến 
chứng chiếm đến 80% [10]. Theo Ngô Thị Hoa, 
nguy cơ gặp biến chứng của VRTC ở trẻ ≤ 5 tuổi 
cao gấp 13,2 lần trẻ > 5 tuổi [6]. Nghiên cứu của 
Mahavir Signh [7], biến chứng ruột thừa viêm hay 
gặp ử trẻ dưới 5 tuổi (p < 0,05). 
- Liên quan giữa dùng thuốc và biến chứng 
VRTC ở trẻ em
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ dùng thuốc 
kháng sinh, giảm đau hạ sốt trước khi vào viện có 
nguy cơ biến chứng cao hơn 6,2 lần trẻ chưa dùng 
thuốc (p < 0,05). 
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Hoa, có 56,2% 
trẻ có dùng thuốc trước khi vào viện và trẻ có dùng 
thuốc kháng sinh, hạ sốt,giảm đau, chống nôn có tỷ 
lệ bị biến chứng VRTC cao hơn [6]. Đối với những 
bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa như VRTC, việc 
tự điều trị tại nhà không thể giải quyết được căn 
nguyên, mà còn làm giảm nhẹ triệu chứng, trì hoãn 
thời gian nhập viện, làm mất đi khoảng thời gian 
vàng để chẩn đoán sớm VRTC, làm tăng khả năng 
xảy ra biến chứng xảy ở trẻ.
- Liên quan giữa thời gian khởi bệnh và biến 
chứng VRTC ở trẻ em
Theo y văn, quá trình ruột thừa viêm diễn tiến sẽ 
gây thuyên tắc mạch tĩnh mạch và thiếu máu động 
mạch, bờ tự do là nơi có sự cung cấp máu ít nhất, các 
diện nhồi máu sẽ xuất hiện, kết hợp với sự căng giãn 
khi vi khuẩn xâm nhập, sự nhồi máu sẽ tiếp diễn gây 
thủng ruột thừa. Vì vậy, thời gian khởi bệnh kéo dài, 
làm trì hoãn chẩn đoán và điều trị đã được chứng 
minh là yếu tố liên quan đến biến chứng của VRTC.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời 
gian từ khi khởi bệnh đến khi vào viện trên 24 giờ 
làm khả năng bị biến chứng tăng gấp 3,4 lần so với 
thời gian khởi bệnh dưới 24 giờ, sự khác biệt này có 
ý nghĩa thống kê. 
Nghiên cứu của Ngô Thị Hoa [6] cũng có kết 
quả tương tự với thời gian vào viện muộn sau 24 
giờ là yếu tố nguy cơ gây biến chứng cao gấp 4,9 
lần. Nghiên cứu của Singh Mahavir cũng có kết quả 
tương tự [7]. Ở trẻ 5-12 tuổi, tỉ lệ ruột thừa vỡ mủ 
là 7% ở trẻ được chẩn đoán trước 24 giờ, 38% ở trẻ 
được chẩn đoán trong khoảng 24 – 48 giờ và 98% ở 
trẻ chẩn đoán sau 48 giờ là kết quả nghiên cứu của 
Marzuillo P và cộng sự [11]. 
Nghiên cứu của Virmani và cộng sự cho thấy tỉ 
lệ VRTC có biến chứng ở nhóm có thời gian khởi 
bệnh 48 giờ lần lượt 
là 3,5%, 20,4% và 28,3% [12]. Nghiên cứu của 
Mahavir Singh và cộng sự cho thấy số lượng bệnh 
nhân vỡ mủ hay hoại tử ruột thừa tăng lên, > 60% 
bệnh nhân có biến chứng VRTC khi thời gian khởi 
phát triệu chứng > 72 giờ [7]. 
Bệnh viện Trung ương Huế 
74 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021
Nghiên cứu của Xuan-Binh D.Pham và cộng 
sự ch thấy với thời gian khởi bệnh > 24 giờ, tỉ lệ 
VRTC cấp có biến chứng là 75% (so với tỉ lệ 36% 
của nhóm VRTC không biến chứng), thời gian khởi 
bệnh > 24 giờ là yếu tố nguy cơ biến chứng VRTC, p 
< 0,01 [13]. Trong một nghiên cứu khác của Pramod 
Sreekanta Murthy và Amrit Preetam Panda, nghiên 
cứu trên 220 trẻ VRTC, thời gian khởi bệnh > 48 giờ 
có ở 60% trẻ VRTC có biến chứng. Nếu thời gian 
khởi bệnh > 48 giờ, tỷ lệ biến chứng > 40% [14].
Như vậy, thời gian khởi bệnh càng muộn thì tỷ lệ 
có biến chứng càng cao, điều này càng khẳng định 
yếu tố chẩn đoán và điều trị sớm cần thiết để ngăn 
ngừa biến chứng của VRTC. Chẩn đoán muộn viêm 
ruột thừa sẽ gây tốn kém thêm những chi phí y tế 
không cần thiết, nằm viện kéo dài, tăng thêm tỉ lệ 
biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh 
hoạt học tập của bệnh nhi đồng thời gián tiếp ảnh 
hưởng đến gia đình và xã hội.
- Liên quan giữa số lượng bạch cầu và biến 
chứng VRTC ở trẻ em
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 
76,5% trẻ có biến chứng VRTC có số lượng bạch 
cầu > 15,000 BC/mm3, có khả năng bị biến chứng 
của VRTC cao gấp 5,5 lần nhóm trẻ có số lượng 
bạch cầu dưới 15000/mm3. Sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này tương tự với 
nghiên cứu của Poudel and Bhandari [15].
- Liên quan giữa sỏi phân ruột thừa và biến 
chứng VRTC ở trẻ em
Tắc nghẽn lòng ruột thừa là yếu tố gây bệnh nổi 
bật nhất trong VRTC. Sỏi phân là một trong những 
nguyên nhân làm tắc nghẽn lòng ruột thừa từ đó gây 
nên viêm ruột thừa. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sỏi phân hiện 
diện ở 44,1% trẻ VRTC có biến chứng và chỉ 24,4% 
ở trẻ VRTC không biến chứng. Như vậy, có sỏi phân 
trong lòng ruột thừa gây ra biến chứng VRTC cao 
gấp 2,4 lần và p < 0,05. 
Nghiên cứu của Maharvir Singh cũng cho thấy kết 
quả tương tự (46,1% với 17,9%) [7]. Nghiên cứu của 
Blumfield E, Nayak G, Srinivasan R và cộng sự cho thấy 
sự hiện diện của sỏi phân RT, đặc biệt ở trẻ < 8 tuổi, có độ 
đặc hiệu 91,7% trong biến chứng RT vỡ mủ [16]. Theo 
nghiên cứu của Hee Man Yoon, tỉ lệ RT vỡ mủ ở nhóm 
có sỏi phân là 43,5% cao hơn tỉ lệ 9,8% ở nhóm không 
có sỏi phân [17]. Sỏi phân là một yếu tố nguy cơ của biến 
chứng VRTC cũng đã được chứng minh ở nghiên cứu 
của Kulvatunyou N1 và cộng sự [18].
V. KẾT LUẬN
Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến 
biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ em là: tuổi ≤ 
5, dùng thuốc trước khi vào viện (hạ sốt, giảm đau, 
kháng sinh), thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng 
đến lúc vào viện ≥ 24 giờ, số lượng bạch cầu > 
15×109/L , có sỏi phân ruột thừa (p < 0,05).
Không có mối liên quan giữa giới tính, địa dư, vị 
trí ruột thừa với biến chứng viêm ruột thừa cấp ở trẻ 
em (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Văn Lình. Ruột thừa viêm cấp, Ngoại Bệnh 
Lý tập 1, Nhà xuất bản Y học, 96-108. 2008
2. Naiditch JA, Lautz TB, Daley S, Pierce MC, 
Reynolds M. The implications of missed 
opportunities to diagnose appendicitis in 
children. Acad Emerg Med 2013;20:592-6
3. Reynolds SL. Missed appendicitis in a pediatric 
emergency department. Pediatr Emerg Care 
1993;9:1-3
4. Phùng Đức Toàn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nội 
soi viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em tại bệnh 
viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sĩ y học, 
Đại học Y Dược Hà Nội. 2010
5. Bùi Chín. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng-cận 
lâm sàng và ứng dụng thang điểm Linberg cải 
tiến để chẩn đoán viêm ruột thừa trẻ em, Luận án 
chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Huế. 2004
6. Ngô Thị Hoa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa cấp ở trẻ 
Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 68/2021 75
em, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược 
Huế. 2015
7. Singh M, Kadian YS, Rattan KN, Jangra B. 
Complicated appendicitis: analysis of risk factors 
in children. Afr J Paediatr Surg 2014;11:109-13
8. Bộ Y tế. Viêm ruột thừa ở trẻ em, Cấp cứu ngoại 
khoa Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 
486-496. 2021
9. Salo M, Friman G, Stenstrom P, Ohlsson B, 
Arnbjornsson E. Appendicitis in children: 
evaluation of the pediatric appendicitis score 
in younger and older children. Surg Res Pract 
2014;2014:438076
10. Nguyễn Hữu Chí, Võ Hà Nhật Thúy, Đào Trung 
Hiếu. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm viêm ruột 
thừa ở trẻ dưới 3 tuổi phẫu thuật tại Bệnh viện 
Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 
số15(3), 88-92. 2011
11. Marzuillo P, Germani C, Krauss BS, Barbi E. 
Appendicitis in children less than five years old: 
A challenge for the general practitioner. World J 
Clin Pediatr 2015;4:19-24
12. Virmani S, Prabhu PS, Sundeep PT, Kumar V. 
Role of laboratory markers in predicting severity 
of acute appendicitis. Afr J Paediatr Surg 
2018;15:1-4
13. Pham XD, Sullins VF, Kim DY, Range B, Kaji 
AH, de Virgilio CM, et al. Factors predictive of 
complicated appendicitis in children. J Surg Res 
2016;206:62-66
14. Ohmann C, Yang Q, Franke C. Diagnostic scores 
for acute appendicitis. Abdominal Pain Study 
Group. Eur J Surg 1995;161:273-81
15.Poudel R, Bhandari TR. Risk Factors for 
Complications in Acute Appendicitis among 
Paediatric Population. JNMA J Nepal Med 
Assoc 2017;56:145-148
16. Blumfield E, Nayak G, Srinivasan R, Muranaka 
MT, Blitman NM, Blumfield A, et al. Ultrasound 
for differentiation between perforated and 
nonperforated appendicitis in pediatric patients. 
AJR Am J Roentgenol 2013;200:957-62
17. Yoon HM, Kim JH, Lee JS, Ryu JM, Kim DY, 
Lee JY. Pediatric appendicitis with appendicolith 
often presents with prolonged abdominal pain 
and a high risk of perforation. World J Pediatr 
2018;14:184-190
18. Kulvatunyou N, Zimmerman SA, Joseph B, 
Friese RS, Gries L, O’Keeffe T, et al. Risk Factors 
for Perforated Appendicitis in the Acute Care 
Surgery Era-Minimizing the Patient’s Delayed 
Presentation Factor. J Surg Res 2019;238:113-118

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_lien_quan_cua_viem_ruot_thua_cap_co_bien_chung_o.pdf