Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
Khởi nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động
sáng tạo, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho
người lao động (Moica và cộng sự, 2012). Chẳng hạn, tại Mỹ
thu nhập trung bình đã tăng 700 lần tính từ thế kỷ 19 đến
nay (Baumol, 2004), hơn 90% tài sản và 34 triệu việc làm
được tạo ra do các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thập
niên 80 và 90 (Timmons và Spinelli, 1994). Tại Việt Nam
cũng vậy, đóng góp của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm
gần 50% GDP và thu hút khoảng 90% lao động mới (Lê
Quang, 2018). Như vậy, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp là
một giải pháp tốt để giải quyết việc làm, tăng tính năng
động của nền kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp có thể khác
nhau, tùy thuộc vào động lực của cá nhân (Devece và cộng
sự, 2016; Kirkwood, 2009; Verheul và cộng sự, 2006), và
cũng có thể khác nhau theo quốc gia (Crecente-Romero và
cộng sự, 2016) hoặc thậm chí tùy thuộc vào giới tính của
các cá nhân khởi nghiệp (Minniti và Bygrave, 2001).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 49. 2018 120 KINH TẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA NỮ SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI FACTORS AFFECTING THE INTENTION OF STARTING A BUSINESS OF FEMALE STUDENTS MAJORING IN BUSINESS ADMINISTRATION IN HANOI Nguyễn Phương Mai*, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm khám phá và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD đang học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. TPB là căn cứ hình thành mô hình nghiên cứu. Kết quả khảo sát 434 nữ sinh viên cho thấy, thái độ cá nhân, sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ khóa: ý định khởi nghiệp, thái độ cá nhân, chương trình đào tạo khởi nghiệp, nhận thức kiểm soát hành vi ABSTRACT This paper explores and measures the impact of factors on start-up intention of female students majoring in business administration (BA) in universities in Hanoi. TPB is the background to develop the research model in this paper. The results from a survey of 434 female BA students show that personal attitudes, support from the training program has the strongest influence on students' intention to start a business. Keywords: start-up intention, personal attitudes, start-up training program, perceived behavior control Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: mainp@vnu.edu.vn Ngày nhận bài: 19/11/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 07/12/2018 Ngày chấp nhận đăng: 25/12/2018 CHỮ VIẾT TẮT QTKD: Quản trị kinh doanh TPB: Theory of Planned Behavior (Lý thuyết hành vi có kế hoạch) 1. GIỚI THIỆU Khởi nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sáng tạo, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động (Moica và cộng sự, 2012). Chẳng hạn, tại Mỹ thu nhập trung bình đã tăng 700 lần tính từ thế kỷ 19 đến nay (Baumol, 2004), hơn 90% tài sản và 34 triệu việc làm được tạo ra do các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thập niên 80 và 90 (Timmons và Spinelli, 1994). Tại Việt Nam cũng vậy, đóng góp của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm gần 50% GDP và thu hút khoảng 90% lao động mới (Lê Quang, 2018). Như vậy, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp là một giải pháp tốt để giải quyết việc làm, tăng tính năng động của nền kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp có thể khác nhau, tùy thuộc vào động lực của cá nhân (Devece và cộng sự, 2016; Kirkwood, 2009; Verheul và cộng sự, 2006), và cũng có thể khác nhau theo quốc gia (Crecente-Romero và cộng sự, 2016) hoặc thậm chí tùy thuộc vào giới tính của các cá nhân khởi nghiệp (Minniti và Bygrave, 2001). Một xu hướng dễ quan sát thấy trong lĩnh vực khởi nghiệp hiện nay là có sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều tầng lớp trong xã hội. Cùng với sự thay đổi của môi trường văn hóa xã hội, khởi nghiệp giờ đây không chỉ có nam giới mà cả nữ giới cũng tham gia ngày càng nhiều hơn. Chẳng hạn như tại Mỹ, số liệu thống kê cho thấy có đến 1/3 số doanh nghiệp mới thành lập là do nữ giới làm chủ (Norburn và Birley, 1988). Còn theo báo cáo GEM toàn cầu năm 2015, chuyên đề về Phụ nữ khởi nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp do nữ giới làm chủ là 6% trên toàn thế giới. Hơn nữa, trong số 83 nền kinh tế tham gia nghiên cứu GEM thì hơn một nửa quốc gia này được đánh giá là phụ nữ có khả năng sáng tạo không thua và thậm chí còn hơn nam giới (GEM, 2015). Có thể nói, nữ doanh nhân khởi nghiệp đóng vai trò thiết yếu cả về mặt xã hội, chuyên môn và kinh tế trong việc biến các quốc gia đang phát triển thành các nền kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo (Mastercard, 2017). Còn tại các nền kinh tế châu Á như Ấn Độ hay Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ khởi nghiệp cũng đang có xu hướng tăng lên. Tại Ấn Độ, tỷ lệ nữ doanh nhân trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp là 14%. Ở Trung Quốc, tỷ lệ nữ doanh nhân khởi nghiệp trong các ngành thay đổi theo đặc thù riêng, trong đó lĩnh vực Internet là 25%, dịch vụ và tài chính là 15%, sau đó là các ngành khác dao động từ 2% đến 10%. Cũng theo nghiên cứu về phụ nữ khởi nghiệp của MasterCard, khi sử dụng chỉ số đo lường hoạt động khởi nghiệp của nữ giới, các quốc gia có thứ hạng cao nhất gồm New Zealand (74,4/80 điểm), Canada (72,4/80 điểm), Mỹ (69,9/80 điểm), Thụy Điển (69,6/80 điểm) và Singapore ECONOMICS-SOCIETY Số 49.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121 (69,5/80 điểm). Theo cách tính điểm này thì hệ số phụ nữ khởi nghiệp của Việt Nam cũng ở mức đáng khuyến khích (65/80 điểm), đứng thứ 19 trong số 54 nước tham gia khảo sát (Mastercard, 2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp của nữ giới còn tương đối hạn chế. Và đặc biệt, nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp đối với đối tượng là nữ sinh viên càng ít ỏi. Tại Việt Nam hiện nay, thực trạng ... nghiệm (KE) -0,095* 0,047 2,483 Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè (SN) 0,170*** 0,000 2,375 Thái độ cá nhân (PA) 0,516*** 0,000 2,481 Tính cách cá nhân (PT) 0,262*** 0,000 2,931 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) -0,112* 0,029 2,880 R2 0,611 R2 điều chỉnh 0,605 F 111,577 XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 49. 2018 126 KINH TẾ nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, các yếu tố thuộc nhóm tính cách khác cũng cần được cân nhắc kiểm định ở bối cảnh Việt Nam vì chưa có bằng chứng khẳng định tính cách của sinh viên Việt Nam cũng tương tự như tính cách của sinh viên các quốc gia khác và tính cách của họ có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của họ hay không. (iii) Sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo (ES) có ảnh hưởng mạnh và tích cực đến các sinh viên nữ ngành QTKD trong việc gia tăng Ý định khởi nghiệp của họ (β1 = 0,235, p-value < 0,001). Kết quả phân tích giá trị trung bình của các biến quan sát của thang đo ES trong nghiên cứu này cho giá trị lớn hơn 3,4. Điều này thể hiện, nữ sinh viên ngành QTKD rất tin tưởng vào sự trợ giúp từ ngành học và lấy cảm hứng khởi nghiệp từ việc học. Họ tin rằng các môn học trên giảng đường cung cấp cho học đủ kỹ năng để khởi nghiệp. Đáng chú ý, biến quan sát ES3 “Nhà trường phát triển kỹ năng và khả năng cho việc khởi nghiệp của tôi” có giá trị trung bình là 3,98 điều này chứng minh thêm luận điểm thứ nhất, khi tham gia vào ngành học này sinh viên được tiếp xúc với các lý thuyết môn học về kinh doanh nói chung và khởi nghiệp nói riêng làm tăng thái độ tích cực của sinh viên và từ đó gia tăng Ý định khởi nghiệp của nhóm đối tượng này. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước đây: kinh nghiệm kinh doanh của các cá nhân cho thấy sự phát triển về ý định kinh doanh của họ có được chủ yếu là do tham gia vào các khóa học hoặc lớn hơn là chịu ảnh hưởng của giáo dục về kinh doanh (Camelo-Ordaz và cộng sự, 2016; Fayolle, 2007; Peterman và Kennedy, 2003). (iv) Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè (SN) có tác động tích cực ở mức thấp đến Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD (β3 = 0,170, p-value < 0,001). Hệ số hồi quy không có giá trị lớn cho thấy, gia đình hay bạn bè có ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Ở một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Đạo Khổng như Việt Nam thì ảnh hưởng của bố mẹ, người thân đến quyết định nghề nghiệp là điều tất yếu xảy ra. Trước đây, có nhiều gia đình, bố mẹ thậm chí áp đặt con cái phải theo nghề nghiệp do bố mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, hiện tượng này trong vài năm gần đây đã bắt đầu giảm dần khi thế hệ các ông bố bà mẹ tuổi 6X và 7X đã có thay đổi trong nhận thức và trao quyền tự do nhiều hơn cho con cái. Mặt khác, nữ sinh viên khi từ nông thôn lên thành phố để học đại học, sống xa gia đình thì suy nghĩ của họ cũng bớt bị phụ thuộc vào bố mẹ hơn nhưng họ lại có thể nghe lời khuyên của bạn bè nhiều hơn. Nói một cách khác, yếu tố truyền thống văn hóa và bối cảnh sống của nữ sinh viên có tác động điều chỉnh, chi phối lẫn nhau, lý giải phần nào kết quả của nghiên cứu này. (v) Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) có tác động ngược chiều đến Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD (β6 = -0,112, p-value < 0,05). Khi nhận thức kiểm soát hành vi của họ tăng lên đồng nghĩa với việc khả năng thực hiện hành vi đó tăng lên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, biến PBC lại có tác động ngược chiều đến Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Đặc biệt, ở biến quan sát “Bắt đầu khởi nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh có lẽ sẽ dễ dàng đối với tôi” (3,15) và biến “Tôi biết từng khía cạnh nhỏ có ích cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp” (3,12) mặc dù có chỉ số trung bình cao trong thang đo nhưng điều này thể hiện khi nữ sinh viên có nhận thức kiểm soát hành vi phù hợp thì họ lại khó thể đưa đến Ý định khởi nghiệp do nhận thấy khó khăn trong khởi nghiệp cũng như khó tiếp cận các nguồn lực thực hiện dự án. Đây là một phát hiện khá thú vị gắn liền với đặc điểm của đối tượng khảo sát là nữ giới vì vậy ý định khởi nghiệp cũng có thể bị chi phối bởi đặc thù giới tính với đặc điểm vốn có của nữ giới là tính quyết đoán không cao và thường các trường hợp nữ doanh nhân khởi nghiệp là do hoàn cảnh cuộc sống tạo ra áp lực thúc đẩy họ (Tambunan, 2009). (vi) Kiến thức và kinh nghiệm của nữ sinh viên là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến Ý định khởi nghiệp của họ (β2 = -0,095, p-value < 0,05). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này là tương đối nhỏ. Theo đó, càng thực hành nhiều hơn về kinh doanh và khởi nghiệp, sinh viên càng giảm ý định khởi nghiệp. Kết quả hồi quy trong nghiên cứu này cũng có điểm tương đồng với một số nghiên cứu trước đây về ý định khởi nghiệp, như: Fuentes-García và Sánchez- Canizares (2010), đã chỉ ra rằng nỗi sợ thất bại là trở ngại quan trọng nhất được nhận thức bởi nữ sinh viên khi họ có ý định khởi nghiệp; Carmen Camelo-Ordaz và cộng sự (2016), cũng đã cho thấy sự hiểu biết về khởi nghiệp sẽ gia tăng nỗi sợ thất bại của cá nhân. Đây là hiện tượng tâm lý phản ứng ngược của con người thường có thể xảy ra khi họ biết quá nhiều thì họ lại có xu hướng thận trọng hơn khi hành động. Thêm vào đó, việc khởi nghiệp đặt ra cho sinh viên rất nhiều thử thách và khó khăn đòi hỏi sinh viên cần áp dụng kiến thức đã học song, các trường hợp trong thực tế lại tương đối phức tạp, từ đó khi nữ sinh viên càng có nhiều kinh nghiệm thì họ càng thấy được bức tranh rõ nét về khởi nghiệp và làm giảm Ý định khởi nghiệp. Khởi nghiệp là một quyết định không đơn giản đối với mỗi sinh viên khi đang học và sắp ra trường. Từ ý định đến quyết định khởi nghiệp sẽ là một khoảng cách không nhỏ, đòi hỏi nhiều nỗ lực của bản thân để vượt qua. Đối với nữ giới, quyết định khởi nghiệp thường trở nên khó khăn hơn khi họ phải cân nhắc đến nhiều yếu tố chi phối so với nam giới. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, các yếu tố chủ yếu tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên, gồm: Thái độ cá nhân và Sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cần có thêm những nỗ lực hỗ trợ từ phía nhà trường và xã hội để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Để hỗ trợ các sinh viên khởi nghiệp, nhà trường và xã hội cần có nhiều hơn các chương trình ươm mầm khởi nghiệp cho sinh viên. Ngoài các học phần trong chương trình chính khóa của nhà trường, các trường đại học nên đa dạng hóa hình thức giáo dục khởi nghiệp thông qua các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp hay các cuộc thi khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp. Hiện nay, một số trường ECONOMICS-SOCIETY Số 49.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 127 đại học đã có những hoạt động thúc đẩy phong trào khởi nghiệp và các hoạt động ươm mầm khởi nghiệp như Đại học Quốc gia Hà Nội có Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Đại học Bách khoa có không gian dành cho đổi mới sáng tạo như BKUP (co-working space) và nhiều các chương trình, cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên hàng năm. Những hoạt động như vậy cần được mở rộng để các trường thực sự đóng vai trò là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp dành cho sinh viên. Bên cạnh đó, khi sinh viên có ý định khởi nghiệp, gia đình, bạn bè cần ủng hộ và đưa ra những lời khuyên hợp lý, không nên tạo áp lực gò bó đối với sinh viên, tránh làm cho bản thân sinh viên bị trầm cảm hay tự kỷ, suy nghĩ tiêu cực đến mức độ không dám khởi nghiệp. Quan trọng nhất là bản thân sinh viên cũng cần tự chủ động trang bị cho mình những kiến thức về kinh doanh để khi khởi nghiệp sẽ có khả năng phát triển hoạt động kinh doanh đó lâu dài chứ không chỉ dừng lại ở các dự án khởi nghiệp ban đầu. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu này khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành QTKD và bước đầu có những đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Mô hình nghiên cứu cũng dừng lại ở việc xem xét sự tác động một chiều của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp mà chưa xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau. Mô hình nghiên cứu cũng chưa xét đến ảnh hưởng của các biến kiểm soát như “bối cảnh gia đình” hay “năm học” đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên. Hơn nữa, nghiên cứu còn hạn chế do quy mô mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn nên tính đại diện cho tổng thể chưa cao. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể sẽ bổ sung thêm các biến trong mô hình nghiên cứu và mở rộng quy mô mẫu để tăng tính đại diện của nghiên cứu./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen, I., (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50 (2), 179-211. 2. Ambad, S. N. A., Damit, D. H. D. A., (2016). Determinants of entrepreneurial intention among undergraduate students in Malaysia. Procedia Economics and Finance, 37, 108-114. 3. Birdthistle, N., (2008). An examination of tertiary students’ desire to found an enterprise. Education+ Training, 50 (7), 552-567. 4. Camelo-Ordaz, C., Diánez-González, J. P., Ruiz-Navarro, J., (2016). The influence of gender on entrepreneurial intention: The mediating role of perceptual factors. BRQ Business Research Quarterly, 19 (4), 261-277. 5. Crecente-Romero, F., Giménez-Baldazo, M. and Rivera-Galicia, L. F., (2016). Subjective perception of entrepreneurship. Differences among countries. Journal of Business Research, 69 (11), 5158-5162. 6. Devece, C., Peris-Ortiz, M., Rueda-Armengot, C., (2016). Entrepreneurship during economic crisis: Success factors and paths to failure. Journal of Business Research, 69 (11), 5366-5370. 7. Devonish, D., Alleyne, P., Charles-Soverall, W., Young Marshall, A., Pounder, P., (2010). Explaining entrepreneurial intentions in the Caribbean. International Journal of Entrepreneurial Behavior và Research, 16 (2), 149-171. 8. Drucker, P. F., (2011). Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới. [9]. Engle, R. L., Dimitriadi, N., Gavidia, J. V., Schlaegel, C., Delanoe, S., Alvarado, I., Wolff, B., (2010). Entrepreneurial intent: A twelve-country evaluation of Ajzen’s model of planned behavior. International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research, 16 (1), 35-57. 10. Fayolle, A., (2007). Handbook of research in entrepreneurship education: A general perspective (Vol. 1). Edward Elgar Publishing. [11]. Fuentes-García J.F, Sánchez-Canizares, M.S., (2010). Analisis del perfil emprendedor: una perspectiva de genero. Estudios de Economia Aplicada, 8 (3), 1-28. 12. Fishbein, M. and Ajzen, I., (1975). Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. MA: Addison-Wesley. 13. GEM, (2015). Global Entrepreneurship Monitor. [14]. Hà Thị Ngọc Thịnh, (2016). Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Luận văn thạc sĩ. 15. Heath, D. F., Corney, P. L., (1973). The effects of starvation, environmental temperature and injury on the rate of disposal of glucose by the rat. Biochemical Journal, 136 (3), 519- 530. 16. Hoyer, W. D., MacInnis, D. J., (2004). Consumer behavior, 3rd. Boston. 17. Kirkwood, J., (2009). Motivational factors in a push-pull theory of entrepreneurship. Gender in Management: An International Journal, 24 (5), 346- 364. 18. Lê Quân, (2004). Động cơ khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam. Tạp chí Khoa học Thương mại, 2. 19. Lê Quang, (2018). Nghịch lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). 20. Maes, J., Leroy, H., Sels, L., (2014). Gender differences in entrepreneurial intentions: A TPB multi-group analysis at factor and indicator level. European Management Journal, 32 (5), 784-794. 21. Maresch, D., Harms, R., Kailer, N., Wimmer-Wurm, B., (2016). The impact of entrepreneurship education on the entrepreneurial intention of students in science and engineering versus business studies university programs. Technological Forecasting and Social Change, 104, 172-179. 22. Mastercard, (2017). Annual Reports - Investor Relations. [23]. Minniti, M., Bygrave, W., (2001). A dynamic model of entrepreneurial learning. Entrepreneurship Theory and Practice, 25 (3), 5-16. 24. Minniti, M., Naudé, W., (2010). What do we know about the patterns and determinants of female entrepreneurship across countries? The European Journal of Development Research, 22 (3), 277-293. 25. Moica, S., Socaciu, T., Rădulescu, E., (2012). Model innovation system for economical development using entrepreneurship education. Procedia Economics and Finance, 3, 521-526. 26. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học, Trường Đại Học Cần Thơ, 55-64. 27. Norburn, D., Birley, S., (1988). The top management team and corporate performance. Strategic Management Journal, 9 (3), 225-237. XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 49. 2018 128 KINH TẾ 28. O’Connor, A., (2013). A conceptual framework for entrepreneurship education policy: Meeting government and economic purposes. Journal of Business Venturing, 28 (4), 546-563. 29. Peterman, N. E., Kennedy, J., (2003). Enterprise education: Influencing students’ perceptions of entrepreneurship. Entrepreneurship Theory and Practice, 28 (2), 129-144. 30. Phan Anh Tú, Nguyễn Thanh Sơn, (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên đại bàn thành phố Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 40, 39-49. 31. Schumpeter, J. A., (1947). Theoretical problems of economic growth. The Journal of Economic History, 7 (S1), 1-9. 32. Tambunan, T., (2009). Women entrepreneurship in Asian developing countries: Their development and main constraints. Journal of Development and Agricultural Economics, 1 (2), 027-040. 33. Timmons, J. A., Spinelli, S., (1994). New venture creation: Entrepreneurship for the 21st century (Vol. 4). Irwin Burr Ridge, IL. 34]. Turker, D., and Sonmez Selçuk, S., (2009). Which factors affect entrepreneurial intention of university students? Journal of European Industrial Training, 33 (2), 142-159. [35]. Tổ chức lao động quốc tế, (2017). Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên năm 2017: Những con đường dẫn đến một tương lai việc làm tốt hơn (Geneva). 36. Verheul, I., Stel, A. V., Thurik, R., (2006). Explaining female and male entrepreneurship at the country level. Entrepreneurship and Regional Development, 18 (2), 151-183. 37. Volkmann, C., Wilson, K. E., Marlotti, S., Rabuzzi, D., Vyakarnam, S., and Sepulveda, A., (2009). Educating the Next Wave of Entrepreneurs-Unlocking entrepreneurial capabilities to meet the global challenges of the 21st Century. A Report of the Global Education Initiative.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua_nu_sinh_vien.pdf