Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại tại Đồng Nai
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến
mọi phía của tất cả hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống, đã
làm thay đổi nhận thức và hướng kinh doanh nhiều lĩnh vực
ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân
hàng. Những thuật ngữ về ngân hàng điện tử, giao dịch trực
tuyến, đã bắt đầu trở thành xu thế tất yếu phát triển và
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Theo số liệu của NHNN, trong năm 2019, giá trị giao
dịch bằng hình thức thanh toán qua mobile banking đã tăng
tới 210% so với một năm trước đó. Giao dịch qua kênh
internet tăng 64% về số lượng giao dịch và tăng 37% về giá
trị giao dịch. Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị
giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng tăng trên 21% so với 3 tháng đầu 2019 [19]. Kết quả
này cho thấy xu hướng thanh toán có sự dịch chuyển theo
hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt nhiều hơn trong nền kinh tế, đặc biệt thanh toán thông
qua hệ thống ngân hàng điện tử.
Ngân hàng điện tử (E-Banking) là dịch vụ cho phép
người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch
qua tài khoản ngân hàng của mình mà không cần đến quầy
giao dịch cũng như cây ATM, có thể thực hiện được thông
qua hệ thống Internet hoặc mạng viễn thông. Lợi ích đem
lại của E-Banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng
cung ứng và cho nền kinh tế nhờ những tiện ích, sự nhanh
chóng và chính xác. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các
ngân hàng thương mại (NHTM) đang nỗ lực hết mình hiện
đại hóa ngân hàng, trong đó có chú trọng phát triển dịch vụ
E-Banking. Một trong những vấn đề các NHTM quan tâm
để phát triển dịch vụ E-Banking đó là chất lượng dịch vụ,
sự hài lòng (SHL) của khách hàng về dịch vụ. Khi triển
khai dịch vụ E-Banking tại các NHTM về bản chất môi
trường dịch vụ đã có sự thay đổi đáng kể, đó là sự chuyển
đổi từ môi trường truyền thống sang môi trường trực tuyến
với nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai là một
tỉnh công nghiệp trọng điểm phía nam, nơi hội tụ các khu
công nghiệp và các ngân hàng thương mại. Do đó, việc xây
dựng mô hình và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ E-Banking của các
NHTM tại Đồng Nai là cần thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại tại Đồng Nai
JSLHU JOURNAL OF SCIENCE OF LAC HONG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học Lạc Hồng 2019, 8, 8-13 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI ĐỒNG NAI The factors affecting individual customer satisfaction with E-banking services by commercial banks in Dong Nai province Bùi Văn Thụy* Khoa Tài chính - Kế toán; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai TÓM TẮT. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ E-Banking, nhằm phát triển dịch vụ E-Banking trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 432 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ E-Banking của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy 62.9% sự biến thiên sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ E-Banking của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được giải tích bởi 6 yếu tố: Sự hiệu quả (HQ), Bảo mật (BM), Sự đáp ứng (DU), Sự bảo đảm (BD), Sự đồng cảm (DC), Ưu đãi (UD). TỪ KHOÁ: Sự hài lòng; Ngân hàng điện tử; Các yếu tố ảnh hưởng ABSTRACT. This study considers factors affecting customer satisfaction on E-Banking services, to develop E-Banking services in the next time. The study uses data of 432 individual customers using E-Banking services of commercial banks in Dong Nai province. The study results showed that 62.9% of the variation in individual customer satisfaction about E- Banking services of commercial banks in Dong Nai province was analyzed by 6 factors: Efficiency (HQ), Confidentiality (BM), Responsiveness (DU), Assurance (BD), Empathy (DC), Privilege (UD). KEYWORDS: Satisfaction; E-Banking; Factors affecting 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến mọi phía của tất cả hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống, đã làm thay đổi nhận thức và hướng kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Những thuật ngữ về ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, đã bắt đầu trở thành xu thế tất yếu phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Theo số liệu của NHNN, trong năm 2019, giá trị giao dịch bằng hình thức thanh toán qua mobile banking đã tăng tới 210% so với một năm trước đó. Giao dịch qua kênh internet tăng 64% về số lượng giao dịch và tăng 37% về giá trị giao dịch. Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng trên 21% so với 3 tháng đầu 2019 [19]. Kết quả này cho thấy xu hướng thanh toán có sự dịch chuyển theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn trong nền kinh tế, đặc biệt thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử (E-Banking) là dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch qua tài khoản ngân hàng của mình mà không cần đến quầy giao dịch cũng như cây ATM, có thể thực hiện được thông qua hệ thống Internet hoặc mạng viễn thông. Lợi ích đem lại của E-Banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng cung ứng và cho nền kinh tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang nỗ lực hết mình hiện đại hóa ngân hàng, trong đó có chú trọng phát triển dịch vụ E-Banking. Một trong những vấn đề các NHTM quan tâm để phát triển dịch vụ E-Banking đó là chất lượng dịch vụ, sự hài lòng (SHL) của khách hàng về dịch vụ. Khi triển khai dịch vụ E-Banking tại các NHTM về bản chất môi trường dịch vụ đã có sự thay đổi đáng kể, đó là sự chuyển đổi từ môi trường truyền thống sang môi trường trực tuyến với nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp trọng điểm phía nam, nơi hội tụ các khu công nghiệp và các ngân hàng thương mại. Do đó, việc xây dựng mô hình và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ E-Banking của các NHTM tại Đồng Nai là cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử (E-Banking) còn được biết đến như là ngân hàng trên mạng (Internet banking), đề cập đến việc sử dụng Internet và các mạng viễn thông cho các dịch vụ ngân hàng từ xa, chẳng hạn như chuyển tiền hoặc tạo và đóng tài khoản tiền gửi, Để các dịch vụ E-Banking tồn tại, có hai yêu cầu cần được đáp ứng đó là cơ sở hạ tầng và ứng dụng ngân hàng phải tạo, duy trì và cung cấp cho khách hàng. Có thể nói, ngân hàng điện tử là kênh phân phối đa phương tiện, giá rẻ, toàn cầu. Còn theo Toufaily & cộng sự (2009) lại cho rằng ngân hàng điện tử là một thuật ngữ bao gồm quá trình người tiêu dùng có thể quản lý các giao dịch điện tử của ngân hàng mà không cần truy cập vật lý tới ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau thông qua các ứng dụng điện tử đơn giản, cho phép khách hàng truy cập các dịch vụ ngân hàng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. 2.2 Sự ... 12], Kenova và Jonasson (2006) [7], Qureshi & cộng sự (2008) [14] cho rằng tính bảo mật bao gồm việc giữ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng, thông tin giao dịch, các hoạt động trên web/phần mềm hay cho phép thực hiện các cách thức, biện pháp bảo mật mà người dùng cảm thấy an toàn hơn. Sự đáp ứng (DU): Collier & Bienstock (2006) [4], Kenova & Jonasson (2006) [7] cho rằng thang đo này kết hợp sự phản hồi và liên hệ với nhau giữa khách hàng và ngân hàng cung ứng dịch vụ. Sự bảo đảm (BD): là sự tự tin của khách hàng cảm thấy trong việc xử lý trên trang web/phần mềm và do danh tiếng của đơn vị cung cấp trang web/phần mềm (Parasuraman & ctg, 1988) [11]. Thiết kế (TK): bao gồm thiết kế phần mềm/webs bắt mắt, nội dung cập nhật phù hợp giao diện thiết bị, quá trình giao dịch nhanh chóng (Parasuraman & ctg, 2005 [13]; Ho và Lin, 2010 [6]). Sự đồng cảm (DC): Parasuraman và ctg (1985) [11]cho rằng sự đồng cảm là cung cấp sự chăm sóc, quan tâm đến khách hàng sử dụng dịch vụ của NHTM. Ưu đãi (UD): Yếu tố này là bao gồm sự bồi thường, giá cả dịch vụ, chi phí dịch vụ và khuyến mãi (Parasuraman và ctg, 2005) [13]. SHL của khách hàng là phản ứng sự cảm nhận của họ dựa trên kinh nghiệm sử dụng dịch vụ và sự mong đợi về dịch vụ (Parasuraman & ctg, 1988) [12]. SHL của khách hàng về dịch vụ E-Banking là phản ứng của khách hàng đối với việc NHTM có đáp ứng những mong muốn, thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Từ mối quan hệ của các yếu tố và sự hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử được nghiên cứu dưới 7 giả thuyết sau: Giả thuyết H1: Sự hiệu quả của dịch vụ E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & cộng sự, 2005) [13]. Thực tế cho thấy, nếu dịch vụ ngân hàng điện tử thực hiện dịch vụ như đã cam kết một cách chính xác và nhanh chóng thì khách hàng sẽ hài lòng về dịch vụ. Giả thuyết H2: Bảo mật của dịch vụ E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Ho và Lin, 2010 [6]); Gerrard & Cunningham, 2015). Điều này có nghĩa khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ khi các thông tin giao dịch, thông tin khách hàng, luôn được ngân hàng chú trọng bảo mật, đảm bảo an toàn trong mọi giao dịch. Giả thuyết H3: Sự đáp ứng của dịch vụ E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Nupur, 2010; Sakhaei & cộng sự, 2013; Gerrard & Cunningham, 2015). Khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp, khách hàng sẽ cảm nhận được sự đáp ứng yêu câu của mình, sự đáp ứng này càng cao thì khách hàng cảm nhận chất lượng dịch vụ và SHL của khách hàng sẽ tăng cao. Giả thuyết H4: Sự bảo đảm của dịch vụ E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Pikkarainen & cộng sự, 2004; Nupur, 2010; Sakhaei & cộng sự, 2013). Điều này cho thấy sự đảm bảo về dịch vụ của ngân hàng sẽ làm khách hàng yên tâm về dịch vụ, sẽ hài lòng về dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Giả thuyết H5: Thiết kết của phần mềm/trang web của dịch vụ E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & ctg, 2000; Ho và Lin, 2010 [6]). Việc sử dụng dịch vụ E-Banking thông qua phần mềm/trang eweb sẽ gây khó khăn cho khách hàng, nếu thiết kế linh hoạt, mọi thông tin được lưu trữ và thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng sẽ giúp khách hàng hài lòng về dịch vụ. Giả thuyết H6: Sự đồng cảm của nhân viên E-Banking sẽ tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Nupur, 2010). Sự đồng cảm của dịch vụ E-Banking thông qua sự quan tâm, giải đáp và phản ứng trước yêu cầu đối với khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Đây là điều tiên quyết để khách hàng cảm nhận chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Giả thuyết H7: Ưu đãi của dịch vụ E-Banking sẽ tác tác động cùng chiều với SHL của khách hàng (Rothwell & Gardiner, 1984; Ankit, 2011). Sự ưu đãi của dịch vụ thể hiện thông qua mức lãi suất, mức phí, chính sách khuyến mãi của dịch vụ E-Banking, những điều này luôn là rào cản khách hàng tiến tới sử dụng dịch vụ E-Banking và hài lòng tới dịch vụ. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại tại Đồng Nai 3.1 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi Từ mô hình lý thuyết E-SQ và các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng 30 thang đo các yếu tố ảnh hưởng và 3 thang đo sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ E- Banking của các NHTM tại Đồng Nai. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo likert 5 mức độ (1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Trung lập, 4 – Đồng ý, 5 - Rất đồng ý). Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi bao gồm thông tin cá nhân khách hàng và mức độ đồng ý các phát biểu liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking của các NHTM tại Đồng Nai. 3.2 Dữ liệu nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp khách hàng đang sử dụng dịch vụ E-Banking thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu thu thập được, tác giả tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS. Kích thước mẫu được xác định dựa trên nghiên cứu của Bollen (1998) và Hair & Ctg (1998) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2011), tức cần ít nhất 5 quan sát cho một biến đo lường và số quan sát không dưới 100. Do đó nghiên cứu này cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu là 165. Để đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu của 432 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ E-Banking của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chi tiết xem hình 2. (Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả) Hình 2. Cơ cấu đối tượng khảo sát 3.3 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở dữ liệu thu thập và xử lý số liệu sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha để loại các biến có hệ số tin cậy thấp, đảm bảo các câu hỏi thang đo phản ánh cùng một nội dung. Từ đó, làm cơ sở kiểm định thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá và đi đến loại bỏ những câu hỏi thang đo không phù hợp hoặc những câu hỏi có yếu tố trùng lặp trong mỗi mục hỏi. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Đây là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến phụ thuộc với một số biến độc lập. Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha Kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, từ đó loại bỏ những biến không phù hợp và giữ lại các biến phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Các biến có Corrected Item - Total Correlation > 0.3 và Cronbach’s Alpha > 0.7 sẽ được giữ lại. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các biến độc lập cho thấy BM1 có Corrected Item - Total Correlation < 0.3, do đó biến BM1 sẽ loại bỏ trong thang đo biến BM. Tác giả chạy lại kiểm định Cronbach’s Alpha kết quả như bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, các biến thang đo của các yếu tố đều có Corrected Item Total Correlation > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Bảng 1, cho thấy 29 biến thang đại diện cho 7 yếu tố là hoàn toàn phù hợp và đạt yêu cầu. 4.2 Phân tích nhân tố EFA Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy, Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) = 0.862 > 0.5 và Sig = 0.000 < 0.05 nên dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả cũng cho thấy, Eigenvalue = 1.447 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích (Cumulative %) = 77.718% > 50% điều này chứng tỏ 77.718% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 7 yếu tố được đo lường thông qua 29 biến quan sát và hoàn toàn phù hợp. 4.3 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định Sau khi phân tích EFA, tác giả tiến hành phân tích hồi quy, kết quả hồi quy được thể hiện bảng 2 và phương trình được viết lại như sau: SHL = -1.969 + 0.399*DC+ 0.296*DU + 0.246*UD+ 0.238*BD+ 0.128*BM+ 0.113*HQ + 0.087*TK Kết quả cho thấy các biến đều tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ E-Banking, Tuy nhiên, biến TK có Sig. = 0.052 > 0.05 nên tiến hành loại biến này ra khỏi mô hình. Kết quả chạy lại mô hình khi loại bỏ TK được thể hiện ở bảng 3. Kết quả hồi quy lần 2 được thể hiện theo phương trình sau: SHL = -1.897 + 0.404*DC+ 0.297*DU + 0.260*UD+ 0.247*BD+ 0.152*BM+ 0.125*HQ Kết quả cho thấy các biến đều tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ E-Banking và đều có ý nghĩa thống kê (Sig. đều nhỏ hơn 0.05), cụ thể: DC tác động tích cực và mạnh nhất đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Nupur, 2010); DU tác động tích cực và mạnh thứ hai đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Nupur, 2010; Sakhaei & cộng sự, 2013); UD tác động tích cực và mạnh thứ ba đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Rothwell & Gardiner, 1984; Ankit, 2011); BD tác động tích cực và mạnh thứ tư đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Parasuraman & cộng sự, 1988 [12]; Pikkarainen & cộng sự, 2004; Nupur, 2010; Sakhaei & cộng sự, 2013); BM tác động tích cực và mạnh thứ tư đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Parasuraman & cộng sự, 1988); HQ tác động tích cực và yếu nhất đến SHL của khách hàng, điều này hoàn toàn phù hợp với (Parasuraman & cộng sự, 2005). Bùi Văn Thụy Bảng 3, cho thấy 6 yếu tố (DC, DU, UD, BD, BM, HQ) giải thích được 62.9% sự biến thiên về SHL của khách hàng về dịch vụ E-Banking và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu thực hiện thêm các kiểm định khác, kết quả cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, không xảy ra hiện tượng tự tương quan và hoàn toàn phù hợp với dữ liệu. Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả) Bảng 2. Kết quả hồi quy lần 1 (Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả) Bùi Văn Thụy Bảng 3. Kết quả hồi quy lần 2 (Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả) 5. KẾT LUẬN Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà các NHTM hiện nay trong cung ứng dịch vụ. Trong dịch vụ E-Banking thì sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng trong xu hướng phát dịch vụ ngân hàng hiện đại hiện nay. Kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp các NHTM tại Đồng Nai có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ E-Banking và nhận biết yếu tố ảnh hưởng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và SHL của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu, các NHTM tại Đồng Nai có thể nâng cao SHL của khách hàng về dịch vụ E- Banking thông qua các giải pháp sau: (1) Cải thiện sự đồng cảm như: cung cấp đầy đủ thông tin các tính năng của phần mềm, có hướng dẫn sinh động về sử dụng dịch vụ,; (2) Cải thiện sự đáp ứng như: nâng cấp phần mềm nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, mở thêm các kênh hỗ trợ, nghiên cứu mở rộng các dịch vụ mới; (3) Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi như: áp dụng phí và lãi suất phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, có những chính sách khuyến mãi khi thực hiện giao dịch, có chính sách bồi hoàn nhanh chóng kịp thời; (4) Thực hiện các chính sách bảo đảm như: luôn duy trì danh tiếng và hình ảnh của ngân hàng, luôn duy trì hệ thống giao dịch ổn định hạn chế các sự cố tới mức thấp nhất; (5) NHTM cần thực hiện các giải pháp khác nhằm đảm bảo và duy trì hiệu quả hoạt động của dịch vụ, phần mềm và đảm bảo tính bảo mật củ giao dịch. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ahmad & Zubi. E-banking functionality and outcomes of customer satisfaction: An empirical investigation. International Journal of Marketing Studies, 2011, 3(1), 50- 65. [2]. Bailey & cộng sự, Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction. Management Science, 1983, 29(5), 530-538. [3]. Benamati & Serva. Innovation characteristics and innovation adoption implementation: a metaanalysis of findings. IEEE Transaction of Engineering Management, 2007, 29, 34-40. [4]. Collier và Bienstock. Measuring service quality in e- retailing. Journal of Service Research, 2006, 8(3), 260-275. [5]. Nguyễn Thành Công. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 2015, số 20, 01-02/2015. [6]. HO, Chien‐ Ta Bruce; LIN, Wen‐ Chuan. Measuring the service quality of internet banking: scale development and validation. European Business Review, 2010. [7]. Ibrahim & cộng sự. Customers’ perception of electronic service delivery in the UK retail banking sector. International Journal of Bank Marketing, 2006, 24(7), 475-482. [8]. Kenova và Jonasson. Quality Online Banking Services. Technical Report. Jonkoping International Business School, 2006. [9]. Laforet & Li. Consumers’ attitudes towards online and mobile banking in China. International Journal of Banking Marketing, 2005, 23 (5), 362-380. [10]. Liao & Cheung. Internet-based E-Banking and Consumer Attitudes: An Empirical Study. Information and Management, 2008, 39, 283–290. [11]. Parasuraman và ctg (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, 49 (3) (1985), 41-50. [12]. Parasuraman & ctg. SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer perception of service quality. Journal of Retailing, 1988. [13]. Parasuraman và ctg. E-S-QUAL, A Multiple-Item Scale for Assessing Electronic Service Quality. Journal of Service Research, 2005, Vol.7. [14]. Quan & cộng sự. The influence of website brand equity, e- brand experience on e-loyalty: The mediating role of e- satisfaction. Management Science Letters, 2020, 10(1), 63- 76. [15]. Qureshi & cộng sự. Customer Acceptance of Online Banking in Developing Economies. Journal of Internet Banking and Commerce, 2008, 13(1), 12-37. [16]. Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Hà Nội, 2011. [17]. Vijay. Factors affecting the customer satisfaction in e- banking: Some evidences form India banks. Management research and Practice, 2011, 3(4), 1-14. [18]. Zeithaml, Berry, và Parasuraman. E-Service, Quality: Definition. Dimensions and Conceptual Model. Marketing Science Institute, Cambridge, 2002. [19]. https://plo.vn/tai-chinh-ngan-hang/giao-dich-thanh-toan- dien-tu-tang-khung-914918.html [20]. dich-vu-ngan-hang-dien-tu-tai-cac-chi-nhanh-ngan-hang- thuong-mai-137143.html
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_khach_hang_ca_nhan.pdf