Các vấn đề sức khỏe thường gặp và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại thành phố Huế
Cùng với quá trình già hóa dân số, hệ thống y tế Việt Nam chưa thực sự đáp ứng tốt với những kỳ vọng và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và đòi hỏi cần có những giải pháp can thiệp toàn diện nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề sức
khỏe thường gặp, thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và xác định các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của của người
cao tuổi tại thành phố Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng được tiến hành trên 808 người dân từ 60 tuổi trở lên ở thành phố Huế năm 2019.
Sử dụng bảng mã ICPC-2, bộ câu hỏi Global Ageing and Adult health (SAGE) và EQ-5D-3L để đánh giá các vấn
đề thường gặp, sử dụng dịch vụ y tế và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Kết quả: 58,5% có ốm đau/
bệnh tật trong vòng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trung bình mỗi người cao tuổi mắc 1,49 (0,72) lần
ốm đau/bệnh tật. Các triệu chứng thường gặp bao gồm tăng huyết áp, than phiền về đầu gối, đái tháo đường,
than phiền về thắt lưng và ho. Phần lớn đối tượng nghiên cứu đến khám tại bệnh viện trung ương, bệnh viện
huyện/thành phố khi có triệu chứng ốm đau. Hơn 80% người cao tuổi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc
tại trạm y tế, chủ yếu về quản lý bệnh mạn tính, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn nâng cao sức khỏe và chăm
sóc cuối đời/chăm sóc giảm nhẹ. Kết luận: Hệ thống y tế Việt Nam đang đối mặt với các thách thức nhằm tăng
cường khả năng dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh mạn tính, chăm sóc tại nhà và
cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các vấn đề sức khỏe thường gặp và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại thành phố Huế
50 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Địa chỉ liên hệ: Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, email: lhtqanh@huemed-univ.edu.vn Ngày nhận bài: 12/2/2020; Ngày đồng ý đăng: 20/4/2020 Các vấn đề sức khỏe thường gặp và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại thành phố Huế Lê Hồ Thị Quỳnh Anh1, Trần Thị Hoa Mai2, Nguyễn Minh Tâm1 (1)Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (2) Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Tóm tắt Cùng với quá trình già hóa dân số, hệ thống y tế Việt Nam chưa thực sự đáp ứng tốt với những kỳ vọng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và đòi hỏi cần có những giải pháp can thiệp toàn diện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề sức khỏe thường gặp, thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và xác định các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của của người cao tuổi tại thành phố Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được tiến hành trên 808 người dân từ 60 tuổi trở lên ở thành phố Huế năm 2019. Sử dụng bảng mã ICPC-2, bộ câu hỏi Global Ageing and Adult health (SAGE) và EQ-5D-3L để đánh giá các vấn đề thường gặp, sử dụng dịch vụ y tế và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Kết quả: 58,5% có ốm đau/ bệnh tật trong vòng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trung bình mỗi người cao tuổi mắc 1,49 (0,72) lần ốm đau/bệnh tật. Các triệu chứng thường gặp bao gồm tăng huyết áp, than phiền về đầu gối, đái tháo đường, than phiền về thắt lưng và ho. Phần lớn đối tượng nghiên cứu đến khám tại bệnh viện trung ương, bệnh viện huyện/thành phố khi có triệu chứng ốm đau. Hơn 80% người cao tuổi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc tại trạm y tế, chủ yếu về quản lý bệnh mạn tính, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tư vấn nâng cao sức khỏe và chăm sóc cuối đời/chăm sóc giảm nhẹ. Kết luận: Hệ thống y tế Việt Nam đang đối mặt với các thách thức nhằm tăng cường khả năng dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh mạn tính, chăm sóc tại nhà và cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Từ khóa: người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tình hình sử dụng dịch vụ y tế, nhu cầu chăm sóc Abstract Common health problems and demand for health care services among the elderly in Hue city Le Ho Thi Quynh Anh1, Tran Thi Hoa Mai2, Nguyen Minh Tam1 (1) Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University (2) Lien Chieu District Health Center, Da Nang city As the ageing population continues to increase, Vietnam health system has not yet met the health ser- vices needs and expectations of the older population and it requires a more comprehensive approach to im- prove the quality of care for them. Objectives: This study aimed to explore the common health problems and health care utilization of elderly in Hue city and to identidy their demand for health care services. Methods: A a cross-sectional study with stratified proportion sampling of 808 older people aged 60 and older living in Hue city was conducted in 2019. Using ICPC-2 code, Global Ageing and Adult health (SAGE) and EQ-5D-3L instrument to assess the common health problems, health care utilization, and quality of life among partici- pants. Results: 58.5% of elderly had illness/disease with in the last 3 months. The average number of illness/ disease among participants was 1.49 (0.72). Symptoms most commonly reported by older persons included hypertension, knee symptom/complaint, diabetes mellitus, low back symptom/complaint, and cough. Most of the elderly visited higher level public hospitals such as central hospitals, district hospitals when having illness/disease. More than 80% of the respondents reported their demands on health services at prima- ry care level, particularly on chronic disease management, periodic health checkup, health promotion and counselling, and palliative care. Conclusions: Vietnam’s healthcare system is being challenged to make health services easily accessible and meet the growing needs for chronic illness management, home care and im- proving the aging population’s quality of life. Keywords: elderly, elderly care, health care utilization, health care demand DOI: 10.34071/jmp.2020.2.8 51 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình già hóa dân số, nhu cầu được chăm sóc của người cao tuổi ngày càng tăng và là một thách thức rất lớn với hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống chăm sóc người cao tuổi nói riêng. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng cao nhất thế giới, dự báo sẽ trở thành nước có dân số rất già năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 11,95% dân số [2]. Tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) ... 4) 0,83 Phục hồi chức năng 57 (15,4) 41 (16,9) 31 (15,9) 129 (16,0) 0,867 Nâng cao sức khỏe, tư vấn sức khỏe 119 (32,2) 69 (28,4) 51 (26,2) 239 (29,6) 0,294 Kiểm tra sức khỏe định kỳ 150 (40,5) 99 (40,7) 62 (31,8) 311 (38,5) 0,075 Các dịch vụ khác 9 (2,4) 6 (2,5) 4 (2,1) 19 (2,4) 0,95 Nhận xét: Hơn 80% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu CSSK tại Trạm Y tế, chủ yếu là các dịch vụ chăm sóc bệnh mạn tính, kiểm tra sức khỏe định kỳ, chăm sóc giảm nhẹ/ chăm sóc cuối đời. Tỷ lệ có nhu cầu CSSK tại nhà giữa các nhóm tuổi khá tương đương nhau và đều trên 80%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (p<0,05). 54 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Bảng 5. Nhu cầu chăm sóc tại nhà của người cao tuổi Nhóm tuổi n = 808 60-69 70-79 80 trở lên Tổng p n (%) n (%) n (%) n (%) Có nhu cầu 278 (75,1) 178 (73,3) 148 (75,9) 604 (74,8) 0,797 Không có nhu cầu 92 (24,9) 65 (26,7) 47 (24,1) 204 (25,2) Các dịch vụ chăm sóc tại nhà mong muốn sử dụng Công việc hàng ngày 38 (10,3) 29 (11,9) 39 (20,0) 106 (13,1) 0,004 Điều trị bệnh/phục hồi chức năng tại nhà 91 (24,6) 60 (24,7) 61 (31,3) 212 (26,2) 0,185 Hướng dẫn, nhắc nhở sử dụng thuốc 99 (26,8) 84 (34,6) 59 (30,3) 242 (30,0) 0,118 Đo và theo dõi huyết áp/ glucose máu 194 (52,4) 126 (51,9) 95 (48,7) 415 (51,4) 0,691 Kiểm tra sức khỏe tại nhà 181 (48,9) 120 (49,4) 94 (48,2) 395 (48,9) 0,970 Chăm sóc vết thương, vết loét 32 (8,6) 12 (4,9) 17 (8,7) 61 (7,5) 0,183 Hỗ trợ về tâm lý 18 (4,9) 6 (2,5) 6 (3,1) 30 (3,7) 0,266 Khác 7 (1,9) 4 (1,6) 3 (1,5) 14 (1,7) 1,000 Nhận xét: Tỷ lệ có có nhu cầu chăm sóc tại nhà khá cao, chiếm khoảng 3/4 đối tượng nghiên cứu. Các loại dịch vụ chăm sóc tại nhà mong muốn chủ yếu là đo và theo dõi huyết áp/ glucose máu, kiểm tra sức khỏe tại nhà, và hướng dẫn nhắc nhở sử dụng thuốc. Bảng 6. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời Nhóm tuổi n = 808 60-69 70-79 80 trở lên Tổng p n (%) n (%) n (%) n (%) Có nhu cầu 307 (83,0) 196 (80,7) 156 (80,0) 659 (81,6) 0,626 Không có nhu cầu 63 (17,0) 47 (19,3) 39 (20,0) 149 (18,4) Các dịch vụ chăm sóc tại nhà mong muốn sử dụng Điều trị các triệu chứng 242 (65,4) 156 (64,2) 117 (60,0) 515 (63,7) 0,439 Chăm sóc về vấn đề tinh thần 100 (27,0) 64 (26,3) 63 (32,3) 227 (28,1) 0,318 Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội 39 (10,5) 31 (12,8) 41 (21,0) 111 (13,7) 0,002 Hỗ trợ về tâm linh 26 (7,0) 22 (9,1) 21 (10,8) 69 (8,5) 0,300 Khác 6 (1,6) 4 (1,6) 1 (0,5) 11 (1,4) 0,500 Nhận xét: Hơn 80% NCT có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời. Điều trị các triệu chứng thường gặp (đau, ho, mệt mỏi, sốt) là dịch vụ có nhu cầu cao nhất (63,7%); tiếp đến là chăm sóc tư vấn về tinh thần (28,1%). Có sự khác biệt về nhu cầu hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội giữa các nhóm tuổi (p<0,05). Bảng 7. Nhu cầu về tư vấn, cung cấp thông tin sức khỏe Nhóm tuổi n = 808 60-69 70-79 80 trở lên Tổng p n (%) n (%) n (%) n (%) Có nhu cầu 295 (79,7) 177 (72,8) 147 (75,4) 619 (76,6) 0,129 Không có nhu cầu 75 (20,3) 66 (27,2) 48 (24,6) 189 (23,4) Các dịch vụ chăm sóc tại nhà mong muốn sử dụng Quản lý, chăm sóc các bệnh thường gặp 135 (36,5) 101 (41,6) 77 (39,5) 313 (38,7) 0,437 Dinh dưỡng và chế độ ăn 140 (37,8) 72 (29,6) 49 (25,1) 261 (32,3) 0,005 Hướng dẫn vận động thể lực 100 (27,0) 50 (20,6) 41 (21,0) 191 (23,6) 0,113 Hướng dẫn cách phòng bệnh 156 (42,2) 80 (32,9) 56 (28,7) 292 (36,1) 0,003 Hướng dẫn tự CSSK 176 (47,6) 98 (40,3) 84 (43,1) 358 (44,3) 0,195 55 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Quản lý, điều trị đau ở NCT 101 (27,3) 68 (28,0) 53 (27,2) 222 (27,5) 0,977 Thông tin về hệ thống y tế 25 (6,8) 4 (1,6) 4 (2,1) 33 (4,1) 0,002 Thông tin khác 9 (2,4) 6 (2,5) 3 (1,5) 18 (2,2) 0,755 Nhận xét: 76,6% đối tượng có nhu cầu được tư vấn, cung cấp thông tin sức khỏe. Có sự khác biệt về các nhu cầu tư vấn thông tin về chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn cách phòng bệnh và thông tin về hệ thống y tế với các nhóm tuổi (p<0,05), nhóm 60-69 tuổi có nhu cầu cao hơn các nhóm khác. 4. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 808 người dân từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại 6 phường thuộc thành phố Huế. Qua 2 lần đo huyết áp cho các đối tượng nghiên cứu cho thấy 41,5% đối tượng tăng huyết áp. Tuy nhiên, qua khảo sát tỷ lệ đối tượng đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp là 31,8% (Bảng 1), kết quả này cho thấy tỷ lệ NCT trong nhóm nghiên cứu mắc tăng huyết áp mà không biết mình mắc bệnh khá phổ biến. Đây là một điều đáng lo ngại về tình hình tầm soát, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng. Bảng 1 cho thấy tình hình mắc bệnh mạn tính của NCT, trong đó, 56,1% đối tượng nghiên cứu mắc các bệnh mạn tính thấp hơn các nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vững (65,7%) [9]; Hoàng Trung Kiên (84,7%) [5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các bệnh mạn tính thường gặp ở NCT là tương tự các nghiên cứu khác với tỷ lệ mắc cao của bệnh tăng huyết áp và thoái hóa xương khớp [3], [6], [7], [10]. Trong vòng 3 tháng trước thời điểm khảo sát, có hơn 1/2 trong tổng số đối tượng nghiên cứu mắc ốm đau, chấn thương (58,5%) cao hơn nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết (49,0%) nhưng thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên (63,5%). Xét theo nhóm tuổi, nhóm 80 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Kết quả này khá hợp lý khi càng cao tuổi thì sức đề kháng của cơ thể càng suy giảm, dẫn đến khả năng mắc bệnh càng cao. Đa số NCT bị mắc 1 bệnh (63,2%), 2 bệnh (27,5%); từ 3 bệnh trở lên (9,3%). Nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên tại 4 xã nghiên cứu ở Hà Nội cũng cho kết quả tương tự (mắc 2 bệnh trở lên là 32,3%). Số bệnh trung bình mỗi NCT mắc trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên (1,49 bệnh với 2,8 bệnh). Nhìn chung tỷ lệ NCT phải nhập viện cấp cứu khá thấp (11,6%) [5], [8]. Trong vòng 12 tháng qua, 36,8% đối tượng có kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là tỷ lệ khá thấp so với mong đợi về tình hình chăm sóc sức khỏe của NCT. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành (27,7%) và Hoàng Trung Kiên (22,1%). Điều đó cho thấy khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa được NCT quan tâm, chú trọng thực hiện nhiều [6], [7]. Các triệu chứng đến khám thường gặp trong các đợt ốm đau của đối tượng phân loại theo ICPC2 nổi bật là tăng huyết áp không biến chứng, triệu chứng về đầu gối, đái tháo đường, triệu chứng về thắt lưng, ho. Nghiên cứu của Lưu Phương Dung cho thấy các dấu hiệu bệnh có tỷ suất mật độ mới mắc cao nhất là đau khớp (95%), đau đầu (69%), mất ngủ (54%), và ho có đờm (30%). Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vững tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2014 thì tỷ lệ đau đầu, chóng mặt chiếm nhiều nhất (39,0%), tiếp đến là ho, sốt (33,1%), mất ngủ (28,1%) [8], [9]. Bảng 1 và Bảng 3 cho thấy thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của NCT trong vòng 3 tháng trước khi khảo sát. Trong tổng số 705 lần ốm đau/chấn thương, 516 lần (73,2%) đến cơ sở y tế (CSYT), không đi khám (26,8%). Bệnh viện Trung ương (24,6%), bệnh viện huyện/thành phố (17,8%), phòng khám đa khoa khu vực (15,7%) lần lượt là những CSYT mà đối tượng đã đến khám khi ốm đau chiếm tỷ lệ cao trong khi đó theo nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên thì NCT có xu hướng lựa chọn bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực (54,0%) và Trạm Y tế xã (32,2%) là chủ yếu [5]. Có 465 lần ốm đau (90,1%) NCT có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám, đồng thời 73,3% CSYT đến khám là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của BHYT. Số lần ốm đau cần nhập viện là 71 (13,8%). Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trong khi tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm y tế còn thấp (12,0%) trong khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Trạm của người cao tuổi lại rất cao (82,8%). Trong đó, các loại hình dịch vụ tại Trạm Y tế mà đối tượng nghiên cứu mong muốn được cung cấp là chăm sóc bệnh mạn tính (56,7%); kiểm tra sức khỏe định kỳ (46,5%); nâng cao, tư vấn thông tin sức khỏe (35,7%); chăm sóc tại nhà (23,5%); chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời (21,8%). Từ những nhu cầu trên, Trạm Y tế cần phải đầy mạnh các hoạt động để đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT ở địa phương. Bên cạnh đó, có 17,2% đối tượng không có nhu cầu CSSK tại Trạm. Nguyên nhân chủ yếu qua đợt khảo sát ghi nhận cho thấy họ không tin tưởng vào chuyên môn tại Trạm nên muốn lên các tuyến cao hơn để CSSK. 56 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, khuyến khích người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường là chủ trương lớn của ngành y tế nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm giảm áp tải ở các bệnh viện tuyến trên. Do đó, việc tăng cường thêm cán bộ y tế có chuyên môn về công tác tại Trạm là một trong những giải pháp để thu hút người dân đến khám tại Trạm. Nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ của đối tượng nghiên cứu khá cao với 94,2%. Trong đó, gần 1/2 NCT có mong muốn kiểm tra 6 tháng/lần. So sánh tỷ lệ NCT trong nghiên cứu của chúng tôi đã đi khám sức khỏe định kỳ trong 12 tháng qua (36,8%) và nhu cầu của họ (94,2%) ta thấy được sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu và sử dụng dịch vụ kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó, cần có nhiều kế hoạch tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT trên địa bàn. Khi điều kiện kinh tế được cải thiện thì nhu cầu tiếp cận các hình thức chăm sóc thuận tiện hơn như dịch vụ CSSK tại nhà được NCT quan tâm nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu có 74,8% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu chăm sóc tại nhà. Các loại dịch vụ mong muốn được chăm sóc tại nhà chủ yếu là đo và theo dõi huyết áp/glucose máu (51,4%), kiểm tra sức khỏe tại nhà (48,9%), hướng dẫn nhắc nhở sử dụng thuốc (30,0%). Đây là những nhu cầu phổ biến và góp phần đảm bảo cho việc CSSK NCT được tốt hơn. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu trợ giúp công việc hàng ngày với các nhóm tuổi, nhóm từ 80 tuổi trở lên có nhu cầu cao hơn các nhóm khác. Kết quả này hoàn toàn hợp lý khi nhóm tuổi càng cao thì khả năng tự thực hiện các công việc hàng ngày càng hạn chế nên nhu cầu được hỗ trợ càng cao. Nhu cầu chăm sóc bởi bác sĩ gia đình, điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (57,4%), người thân trong gia đình (27,0%), cán bộ xã/ phường (10,3%). Tỷ lệ NCT có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời là khá cao (81,6%). Trong đó điều trị các triệu chứng thường gặp (đau, ho, mệt mỏi, sốt) là dịch vụ có nhu cầu cao nhất (63,7%); tiếp đến là chăm sóc tư vấn về tinh thần (28,1%). Đây là một hình thức CSSK NCT mới được đề cập đến trong thời gian gần đây và đã được các đối tượng nghiên cứu quan tâm. Chăm sóc giảm nhẹ là cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ, những người đang phải đương đầu với các vấn đề đe dọa tính mạng do bệnh tật gây ra, nhờ dự phòng và giảm nhẹ sự đau đớn qua việc phát hiện sớm, đánh giá cẩn trọng tình hình, điều trị đau và các vấn đề thuộc về thể chất, tinh thần và tâm linh. Nhu cầu tư vấn, cung cấp thông tin sức khỏe được các đối tượng nghiên cứu mong muốn nhất là hướng dẫn tự CSSK (44,3%); tiếp đến là quản lý, chăm sóc các bệnh thường gặp (38,7%); hướng dẫn cách phòng bệnh (36,1%). Đây là những thông tin cần thiết, liên quan trực tiếp đến tình hình sức khỏe của NCT nên tỷ lệ mong muốn được cung cấp cao là hoàn toàn phù hợp. Có sự khác biệt có ý nghĩa về các nhu cầu tư vấn thông tin về chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn cách phòng bệnh và thông tin về hệ thống y tế giữa các nhóm tuổi, nhóm 60-69 tuổi có nhu cầu cao hơn các nhóm khác. Sự khác biệt này có thể giải thích do nhóm 60-69 chủ yếu là NCT đang còn lao động hoặc mới nghỉ hưu, trình độ học vấn của họ có thể cao hơn nhóm lớn tuổi hơn, nên nhu cầu tìm hiểu thông tin về CSSK cao hơn. 5. KẾT LUẬN Tỷ lệ già hóa dân số Việt Nam và gánh nặng bệnh tật liên quan đến các bệnh mạn tính trong nhóm đối tượng người cao tuổi ngày càng gia tăng. Cần tiếp tục củng cố hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, sàng lọc phát hiện và quản lý các bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại Trạm Y tế xã/phường cũng như tăng cường khả năng dễ dàng tiếp cận và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi về quản lý bệnh mạn tính, kiểm tra sức khỏe định kỳ, chăm sóc tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ/chăm sóc cuối đời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016, Quyết định về việc phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025. 2. Bộ Y tế (2017), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2016: Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2017. 3. Bang K.-S., Tak S. H. et al (2019), Health Status and the Demand for Healthcare among the Elderly in the Rural Quoc-Oai District of Hanoi in Vietnam. Biomed Res Int.; 2019: 9590417. 4. Lưu Phương Dung, Nguyễn Thị Thi Thơ, Mai LTP (2017), “Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi tại xã Kỳ Hải (Hà Tĩnh), Tam Phú (Quảng Nam) và Hàm Rồng (Cà Mau), giai đoạn 2014-2015”, Tạp chí Y học dự phòng, 27 (6) 5. Hoàng Trung Kiên (2013), Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học. 6. Tô Kỳ Nam (2014), Nghiên cứu chất lượng sống của người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi năm 2013, Luận 57 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 án chuyên khoa II, chuyên ngành quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược Huế. 7. Nguyễn Minh Thành (2011), Nghiên cứu tình hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế. 8. Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn (2013), "Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2012", Tạp chí Y học thực hành số 4/2013, pp. 53. 9. Nguyễn Đăng Vững, Nguyễn Thị Hồng (2015), “Một số vấn đề sức khỏe của người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 6 (166). 10. Wroblewska I, Zborowska I, Dabek A, Suslo R, et al (2018), “Health status, health behaviors, and the abili- ty to perform everyday activities in Poles aged ≥ 65 years staying in their home environment”, Clin Interv Aging, 13 pp. 355-363. 11. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 30/5/2013, Kế hoạch Triển khai Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
File đính kèm:
- cac_van_de_suc_khoe_thuong_gap_va_nhu_cau_cham_soc_suc_khoe.pdf