Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam

Tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng

giữa các doanh nghiệp thông qua hình thức mua

bán chịu hàng hóa, trong đó người cho vay là

người bán chịu hàng vì đã chuyển nhượng tạm

thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa bán

chịu cho người mua. Hình thức tín dụng thương

mại ra đời, phát triển bắt nguồn từ nhu cầu cần

nguồn vốn tạm thời giữa các doanh nghiệp trong

quá trình sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh quá

trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn 2012 – 2020, các doanh

nghiệp ngành Nhựa tại Việt Nam đã có sự phát

triển mạnh mẽ và trở thành ngành công nghiệp

năng động với số lượng gần 4000 doanh nghiệp,

tốc độ tăng trưởng bình quân 18%. Sự tăng trưởng

mạnh mẽ đó xuất phát từ mở rộng thị trường tiêu

thụ và tiềm năng phát triển còn rất lớn. Sản phẩm

Nhựa đã và đang thâm nhập vào hầu hết các ngành

nghề, các lĩnh vực khác nhau như ngành xây dựng,

ngành ô tô và các hoạt động sinh hoạt khác. Tuy

nhiên, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp

ngành Nhựa đang gặp phải những khó khăn như

quy mô còn hạn chế, nguyên liệu phục vụ cho sản

xuất phần lớn nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm gặp

phải sự cạnh tranh mạnh mẽ Nhằm đảm bảo quá

trình kinh doanh được thuận lợi, các doanh nghiệp

ngành nhựa thường cho khách hàng mua trả chậm

giá trị hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất

định, tức là các doanh nghiệp bán chịu sẽ cấp tín

dụng thương mại cho khách hàng với tỷ lệ khoản

phải thu bình quân trên tổng tài sản bình quân là

20%, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn

2012 – 2019 là 1,23% Doanh nghiệp thực hiện cấp

tín dụng thương mại cho khách hàng sẽ có thể thúc

đẩy lượng hàng hóa bán ra, giảm hàng tồn kho và

tăng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành

nhựa mua chịu, tức được cấp tín dụng thương mại

sẽ có nguồn hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh

doanh mà không phải thanh toán tiền hàng ngay.

Tuy nhiên, việc duy trì quy mô bán chịu lớn chưa

chắc đã là tốt. Khi thực hiện chính sách bán chịu,

doanh nghiệp bán chịu sẽ đối mặt với rủi ro tín

dụng và bị doanh nghiệp mua chịu chiếm dụng

vốn. Doanh nghiệp được nhận tín dụng thương

mại bị động và không thể tự quyết định lượng tín

dụng thương mại được nhận. Như vậy, khi thực

hiện chính sách tín dụng thương mại, doanh

nghiệp cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro từ hoạt

động mua bán chịu hàng hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9320
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
93 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC 
DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Việt Dũng1, Trần Văn Quyết2 
Tóm tắt 
Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa 
niêm yết tại Việt Nam. Với số liệu nghiên cứu của 25 doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trong giai đoạn 
2012 – 2019, đối với chính sách cấp tín dụng thương mại, kết quả ước lượng chỉ ra rằng vòng quay tổng 
tài sản (VTS), Tỷ lệ dự phòng rủi ro các khoản phải thu (DPRR), Tỷ lệ hàng tồn kho (HTK) và quy mô 
doanh nghiệp (QMDT) có tác động cùng chiều đến các khoản phải thu khách hàng. Chỉ tiêu khả năng 
thanh toán (KNTT) có tác động ngược chiều đến các khoản phải thu khách hàng. Đối với chính sách nhận 
tín dụng thương mại, kết quả ước lượng cho thấy VTS, HTK, QMDT có tác động tích cực đến khả năng 
nhận tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý chính 
sách trong xây dựng chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam. 
Từ khóa: Tín dụng thương mại, doanh nghiệp ngành nhựa, nhân tố ảnh hưởng. 
FACTORS AFFECTING THE COMMERCIAL CREDIT OF LISTED PLASTIC 
ENTERPRISES IN VIETNAM 
Abstract 
This paper studies the factors which affect the commercial credit of plastic companies listed in Vietnam 
Stock Market. Using the data of 25 listed plastics enterprises from 2012 to 2019 in terms of commercial 
credit policy, the estimated result indicates that the total asset turnover (VTS), reserve ratio for receivables 
(DPRR), Inventory ratio (HTK) and firm size (QMDT) have a positive impact on the accounts receivables. 
Solvency ratio (KNTT) has a negative impact on the accounts receivables. Regarding the policy of receiving 
commercial credit, the estimated result shows that VTS, HTK, QMDT affect positively on the enterprises’ 
abilities of receiving commercial credit. Based on the research results, the article proposes a variety of 
implications in building commercial credit policies for listed plastic enterprises in Vietnam. 
Keywords: Commercial credit, plastic enterprises, influencing factors. 
JEL classification: G; G3
1. Đặt vấn đề 
Tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng 
giữa các doanh nghiệp thông qua hình thức mua 
bán chịu hàng hóa, trong đó người cho vay là 
người bán chịu hàng vì đã chuyển nhượng tạm 
thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa bán 
chịu cho người mua. Hình thức tín dụng thương 
mại ra đời, phát triển bắt nguồn từ nhu cầu cần 
nguồn vốn tạm thời giữa các doanh nghiệp trong 
quá trình sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh quá 
trình tiêu thụ sản phẩm. 
Trong giai đoạn 2012 – 2020, các doanh 
nghiệp ngành Nhựa tại Việt Nam đã có sự phát 
triển mạnh mẽ và trở thành ngành công nghiệp 
năng động với số lượng gần 4000 doanh nghiệp, 
tốc độ tăng trưởng bình quân 18%. Sự tăng trưởng 
mạnh mẽ đó xuất phát từ mở rộng thị trường tiêu 
thụ và tiềm năng phát triển còn rất lớn. Sản phẩm 
Nhựa đã và đang thâm nhập vào hầu hết các ngành 
nghề, các lĩnh vực khác nhau như ngành xây dựng, 
ngành ô tô và các hoạt động sinh hoạt khác. Tuy 
nhiên, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp 
ngành Nhựa đang gặp phải những khó khăn như 
quy mô còn hạn chế, nguyên liệu phục vụ cho sản 
xuất phần lớn nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm gặp 
phải sự cạnh tranh mạnh mẽ Nhằm đảm bảo quá 
trình kinh doanh được thuận lợi, các doanh nghiệp 
ngành nhựa thường cho khách hàng mua trả chậm 
giá trị hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất 
định, tức là các doanh nghiệp bán chịu sẽ cấp tín 
dụng thương mại cho khách hàng với tỷ lệ khoản 
phải thu bình quân trên tổng tài sản bình quân là 
20%, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 
2012 – 2019 là 1,23% Doanh nghiệp thực hiện cấp 
tín dụng thương mại cho khách hàng sẽ có thể thúc 
đẩy lượng hàng hóa bán ra, giảm hàng tồn kho và 
tăng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành 
nhựa mua chịu, tức được cấp tín dụng thương mại 
sẽ có nguồn hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh 
doanh mà không phải thanh toán tiền hàng ngay. 
Tuy nhiên, việc duy trì quy mô bán chịu lớn chưa 
chắc đã là tốt. Khi thực hiện chính sách bán chịu, 
doanh nghiệp bán chịu sẽ đối mặt với rủi ro tín 
dụng và bị doanh nghiệp mua chịu chiếm dụng 
vốn. Doanh nghiệp được nhận tín dụng thương 
mại bị động và không thể tự quyết định lượng tín 
dụng thương mại được nhận. Như vậy, khi thực 
hiện chính sách tín dụng thương mại, doanh 
nghiệp cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro từ hoạt 
động mua bán chịu hàng hóa. Để làm được điều 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
94 
này, doanh nghiệp cần phải xác định được các 
nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của 
doanh nghiệp nhằm để biết các khoản phải thu 
khách hàng thay đổi như thế nào cho phù hợp, 
đồng thời có thể tận dụng đư ... mô các khoản phải thu và các khoản phải 
trả của doanh nghiệp ngành nhựa tăng lên trong 
giai đoạn 2012 – 2019, với tốc độ tăng trưởng bình 
quân lần lượt đạt 16,48% và 14,18%. Chỉ tiêu tín 
dụng thương mại ròng đều lớn hơn 0 qua các năm, 
cho thấy các doanh nghiệp ngành nhựa hiện đang 
thực hiện cấp tín dụng thương mại nhiều hơn cho 
khách hàng của mình. Vòng quay khoản phải thu 
có xu hướng giảm xuống từ mức 9,97 vòng năm 
2012, xuống còn 5,9 vòng năm 2019, cho thấy các 
doanh nghiệp ngành nhựa có quy trình thu hồi nợ 
kém, chính sách tín dụng không tốt hay những 
khách hàng của họ không có khả năng chi trả đúng 
hạn. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cũng có 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
96 
xu hướng giảm xuống, cho thấy doanh nghiệp 
ngành nhựa có xu hướng chiếm dụng vốn nhiều 
hơn và thanh toán chậm hơn cho nhà cung cấp, 
điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng 
tín dụng của doanh nghiệp. 
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tín 
dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành 
nhựa niêm yết tại Việt Nam. 
4.2.1. Thống kê mô tả các biến 
Nghiên cứu tiến hành thống kê mô tả các biến 
quan sát trong bảng 4. 
Bảng 4: Thống kê mô tả các biến được khảo sát 
Biến n Mean Sd Median Min Max Skew Kurtosis 
KPThu 200 0,20 0,10 0,20 0,00 0,46 0,07 -0,62 
KPTra 200 0,14 0,08 0,12 0,02 0,42 1,22 1,29 
TDTMR 200 0,06 0,10 0,07 -0,37 0,32 -0,58 1,31 
VTS 200 1,55 0,97 1,51 0,12 4,33 0,63 -0,03 
DPRR 200 0,01 0,03 0,00 0,00 0,24 4,84 30,47 
KNTT 200 0,86 1,46 0,29 0,00 8,84 3,11 10,93 
HTK 200 0,20 0,12 0,17 0,04 1,13 2,76 16,10 
QMDT 200 8,68 0,55 8,65 7,76 9,97 0,06 -1,06 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ngôn ngữ R 
Bảng 5: Ma trận tương quan giữa các biến được khảo sát 
 KPThu KPTra TDTMR VTS DPRR KNTT HTK QMDT 
KPThu 1,000 
KPTra 0,395 1,000 
TDTMR 0,707 -0,371 1,000 
VTS 0,655 0,257 0,463 1,000 
DPRR 0,217 0,128 0,121 0,027 1,000 
KNTT -0,445 -0,283 -0,232 -0,265 0,014 1,000 
HTK -0,072 -0,121 0,021 -0,333 0,080 0,104 1,000 
QMDT 0,322 0,267 0,120 0,128 -0,091 -0,339 -0,260 1,000 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ngôn ngữ R 
4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình phân tích 
Nghiên cứu thực hiện hồi quy lần lượt cho 
mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3 bằng các 
phương pháp Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó 
thực hiện kiểm định F và kiểm định Hausman để 
lựa chọn mô hình. Nhằm kiểm tra khuyết tật của 
mô hình, nghiên cứu thực hiện kiểm định 
Breusch-Pagan và Breusch-Godfrey/Wooldridge 
test đánh giá hiện tượng phương sai sai số thay đổi 
và tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng 
phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, mô 
hình nghiên cứu bình phương nhỏ nhất tổng quát 
(FGLS) được sử dụng. Kết quả ước lượng và kiểm 
định cụ thể được thể hiện trong bảng số 6 sau: 
Bảng 6: Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy 
Biến 
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 
REM FGLS REM FGLS REM FGLS 
VTS 
0,070*** 0,066*** 0,023*** 0,012*** 0,047*** 0,043*** 
(0,006) 0,005 (0,007) 0,004 (0,009) 0,008 
DPRR 
0,647*** 0,489*** -0,091 -0,002 0,732*** 0,429** 
(0,136) 0,139 (0,147) 0,155 (0,185) 0,167 
KNTT 
-0,006 -0,011*** -0,0001 -0,004 -0,005 -0,006 
(0,004) 0,004 (0,004) 0,003 (0,006) 0,005 
HTK 
0,125*** 0,138*** 0,123** 0,044** 0,005 0,068 
(0,045) 0,037 (0,049) 0,026 (0,061) 0,042 
QMDT 
0,031** 0,025** 0,049*** 0,029*** -0,018 -0,016 
(0,015) 0,014 (0,016) 0,014 (0,020) 0,019 
Constant 
-0,208 -0,145 -0,346** -0,156 0,130 0,129 
(0,135) 0,120 (0,147) 0,120 (0,183) 0,168 
Observations 200 200 200 200 200 200 
Multiple R-Squared 0,433 0,590 0,107 0,1045 0,191 0,2219 
Adjusted R-Squared 0,418 0,084 0,171 
F Statistic 29,63*** 4,67*** 9,19*** 
Kiểm định Hausman 57,92 82,26 66,64 
(p - value) 0,327 0,144 0,247 
Kiểm định Breusch-
Pagan 
BP = 14,99 BP = 9,82 BP = 12,37 
(p - value) 0,01 0,08 0,029 
Note: *p<0.1; **p<0.05; ***p<0.01 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
97 
Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính 
như sau: Giá trị thống kê (p – value) trong các mô 
hình đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy tồn tại mối quan hệ 
giữa tín dụng thương mại của các doanh nghiệp 
ngành nhựa (được đo lường bằng chỉ tiêu KPThu, 
KPTra, TDTMR) với ít nhất một trong các yếu tố là 
biến độc lập. Hệ số Multiple R - squared cho mô 
hình 1; 2 và 3 lần lượt là 59%%; 10,45% và 22,19%. 
Mô hình 1 cho thấy sự biến động của các biến giải 
thích 59% khả năng cấp tín dụng thương mại của 
doanh nghiệp ngành nhựa. Mô hình 2 cho thấy sự 
biến động của các biến giải thích 10,45% khả năng 
nhận tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành 
nhựa. Mô hình 3 cho thấy sự biến động của các biến 
giải thích 22,19% khả năng tín dụng thương mại 
ròng của doanh nghiệp ngành nhựa. Trong mô hình 
1, các biến số VTS, DPRR, HTK và QMDT có tác 
động cùng chiều đến khoản phải thu của doanh 
nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 5%. Việc nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản (VTS), tăng 
tỷ lệ dự phòng rủi ro các khoản phải thu, tăng quy 
mô hàng tồn kho, quy mô doanh thu sẽ góp phần 
làm gia tăng các khoản phải thu, doanh nghiệp 
ngành nhựa sẽ có xu hướng cấp tín dụng thương 
mại nhiều hơn. Kết quả này đồng nhất với nhận 
định trong nghiên cứu của (García-Teruel & 
Solano, 2010), (Khan & cộng sự, 2012), (Vaidya, 
2011), (Hường & cộng sự, 2018). Khả năng thanh 
toán (KNTT) có tác động ngược chiều đến cấp tín 
dụng thương mại của doanh nghiệp ngành nhựa 
với mức ý nghĩa thống kê 1%, tức KNTT tăng 1% 
sẽ có tác động làm giảm khoản phải thu xuống 
0,011%. Kết quả nghiên cứu này đồng nhất với kết 
quả nghiên cứu của (Nadiri, 1969), (Nguyên & 
Nhung, 2014), (Kết, 2016). Như vậy, chính sách 
cấp tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành 
nhựa phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn 
và tài sản, khả năng thực hiện dự phòng rủi ro các 
khoản phải thu, quy mô hàng tồn kho và quy mô 
doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, 
nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà tốt 
thì doanh nghiệp sẽ hạn chế cấp tín dụng thương 
mại cho khách hàng. Trong mô hình 2, xem xét 
ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng nhận tín 
dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành 
nhựa. Kết quả hồi quy cho thấy, VTS, HTK và 
QMDT có tác động cùng chiều đến khả năng nhận 
tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành 
nhựa niêm yết với mức ý nghĩa thống kê 5%. Tức, 
sự gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, quy 
mô hàng tồn kho cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm 
tốt thì sẽ cho phép doanh nghiệp nhận được nhiều 
khoản tín dụng thương mại hơn. Kết quả phân tích 
cũng cho thấy, không có bằng chứng thống kê 
chứng minh DPRR và KNTT có tác động ngược 
chiều đến các khoản phải trả của doanh nghiệp. 
Trong mô hình 3, phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng đến tín dụng thương mại ròng của doanh 
nghiệp ngành nhựa. Kết quả cho thấy, VTS và 
DPRR có tác động cùng chiều đến tín dụng 
thương mại ròng của doanh nghiệp ngành nhựa 
với mức ý nghĩa thống kê 5%. Sự gia tăng hiệu 
quả sử dụng vốn và tài sản và quy mô các khoản 
dự phòng rủi ro các khoản phải thu tăng sẽ có tác 
động làm doanh nghiệp ngành nhựa phải thực hiện 
cấp tín dụng thương mại hơn nữa cho khách hàng. 
Kết quả ước lượng, không có bằng chứng thống 
kê cho thấy KNTT và QMDT có tác động ngược 
chiều đến tín dụng thương mại ròng. Như vậy, kết 
quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tín 
dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành nhựa 
niêm yết tại Việt Nam cho thấy, vòng quay tổng tài 
sản (VTS), tỷ lệ hàng tồn kho (HTK), quy mô doanh 
nghiệp (QMDT) có tác động cùng chiều đến khả 
năng cấp tín dụng và nhận tín dụng thương mại của 
doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 5%. Khả 
năng thanh toán (KNTT) có ảnh hưởng ngược chiều 
đến khả năng cấp tín dụng và nhận tín dụng thương 
mại của doanh nghiệp. 
5. Kiến nghị chính sách đối với doanh nghiệp 
ngành nhựa 
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có 
thể vừa đóng vai trò người cung cấp tín dụng 
thương mại, vừa đóng vai trò là người nhận tín 
dụng thương mại. Do đó, để nâng cao hiệu quả 
kinh doanh thì chính sách tín dụng thương mại của 
doanh nghiệp cần đứng trên từng góc độ là người 
cấp tín dụng thương mại hay người nhận tín dụng 
thương mại. 
Thứ nhất, doanh nghiệp đóng vai trò là người 
cấp tín dụng thương mại 
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các 
khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp. 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
98 
Chính sách cấp tín dụng thương mại là một 
trong các chính sách kinh doanh của doanh 
nghiệp. Sự mở rộng hay thắt chặt chính sách tín 
dụng thương mại sẽ tác động đến doanh thu, lợi 
nhuận, sự luân chuyển vốn và mở rộng thị phần 
của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý 
đến các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu 
và mức phải thu khách hàng so với mức phải thu 
tối ưu của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2012 – 
2019, các khoản phải thu khách hàng của các 
doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết chịu tác động 
cùng chiều của các nhân tố như vòng quay tổng 
tài sản, tỷ lệ DPRR, tỷ lệ hàng tồn kho và quy mô 
doanh thu. Trong đó, QMDT, HTK, và DPRR có 
xu hướng biến động tăng nên sẽ có tác động làm 
gia tăng khoản phải thu của doanh nghiệp ngành 
nhựa. VTS có xu hướng biến động giảm nên sẽ có 
tác động làm giảm khoản phải thu của doanh 
nghiệp ngành nhựa. Chỉ số khả năng thanh toán 
(KNTT) có tác động ngược chiều đến các khoản 
phải thu khách hàng, và sự biến động tăng của 
KNTT trong giai đoạn 2012 – 2019 sẽ có tác động 
làm giảm khoản phải thu khách hàng của các 
doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết. Do đó, đã xác 
định được nên sử dụng chính sách TDTM thắt 
chặt hay mở rộng thì các doanh nghiệp ngành 
nhựa niêm yết cần chú ý đến các nhân tố ảnh 
hưởng để điều chỉnh kịp thời và phù hợp. 
- Xây dựng quy trình quản lý các khoản phải 
thu hiệu quả. Để xây dựng quy trình quản lý các 
khoản phải thu hiệu quả, doanh nghiệp cần xây 
dựng chiến lược danh mục đầu tư; Xây dựng quy 
trình thu nợ phù hợp; Xây dựng chính sách khấu 
trừ cạnh tranh; Đồng thời, xây dựng chính sách 
thanh toán linh hoạt; Quản lý tranh chấp hiệu quả. 
Thứ hai, doanh nghiệp đóng vai trò là người 
nhận tín dụng thương mại. 
Thường xuyên phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng đến các khoản phải trả nhà cung cấp của 
doanh nghiệp. Trong đó, cần chú ý đến các yếu tố 
như vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ hàng tồn kho và 
quy mô doanh thu. 
Doanh nghiệp cần tăng cường lợi thế từ quy 
mô doanh nghiệp để sử dụng nguồn vốn từ nhà 
cung cấp. Với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong 
giai đoạn 2012 – 2019 bình quân 0,15% sẽ có tác 
động làm gia tăng quy mô nhận tín dụng thương 
mại của doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết. 
- Việc gia tăng quy mô hàng tồn kho và hiệu 
quả sử dụng vốn và tài sản sẽ có tác động cho phép 
doanh nghiệp ngành nhựa gia tăng nhận tín dụng 
thương mại nhiều hơn từ nhà cung cấp. Trong giai 
đoạn 2012 – 2019, tỷ lệ hàng tồn kho tăng 
(+1,83%) sẽ có tác động cho phép doanh nghiệp 
ngành nhựa nhận tín dụng thương mại nhiều hơn. 
Nhưng vòng quay tổng tài sản giảm (- 3,34%) dẫn 
đến doanh nghiệp không nên nhận thêm tín dụng 
thương mại từ nhà cung cấp vì hiệu quả sử dụng 
vốn và tài sản đã giảm xuống. 
6. Kết luận 
Xây dựng chính sách tín dụng thương mại 
phù hợp cho các doanh nghiệp ngành nhựa là hoạt 
động cần thiết, thường xuyên. Các nhân tố cần lưu 
ý là quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ dự phòng rủi ro 
các khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ 
hàng tồn kho, khả năng thanh toán. Kết quả 
nghiên cứu đã giúp tác giả tổng hợp đề xuất giải 
pháp nhằm xây dưng chính sách tín dụng thương 
mại cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của 
các doanh nghiệp ngành nhựa trong thời gian tới. 
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, 
nhưng nghiên cứu vẫn bị hạn chế về mặt thu thập 
dữ liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do 
đó, các biến quan sát khác như tuổi của doanh 
nghiệp, đặc điểm của nhà quản trị doanh nghiệp, 
chi phí sử dụng vốn, dòng tiền, rủi rochưa được 
đưa xem xét nghiên cứu và đây cũng là gợi ý cho 
các nghiên cứu tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nisar Ahmad, Talat Afza & Bilal Nafees. (2017). Determinants of Trade Credit Extended by 
Manufacturing Firms Listed in Pakistan. Business & Economic Review, 9(No 4.2017), 287 - 314. 
[2]. Jaleel Ahmed, Xiaofeng Hui & Jaweria Khalid. (2014). Determinants of Trade Credit: The Case of a 
Developing Economy. European Researcher, 83, 1694-1706. 
[3]. Pedro Juan García-Teruel & Pedro Martínez-Solano. (2010). Determinants of trade credit: A 
comparative study of European SMEs. International small business journal, 28(3), 215 - 233. 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
99 
[4]. Pedro García-Teruel & Pedro Solano. (2010). Determinants of Trade Credit: A Comparative Study of 
European SMEs. International Small Business Journal - INT SMALL BUS J, 28, 215-233. 
[5]. Mubashir Ali Khan, Ghulam Abbas Tragar & Niaz Ahmed Bhutto. (2012). Determinants of accounts 
receivable and accounts payable: A case of Pakistan textile sector. Interdisciplinary Journal of 
contemporary research in business, 3(9), 240 - 251. 
[6]. M. I. Nadiri. (1969). The Determinants of Trade Credit in the U.S. Total Manufacturing Sector. 
Econometrica, 37(3), 408-423. 
[7]. Justino Manuel Oliveira Marques. (2010). 'The Days to Pay Accounts Payable Determinants - 
Financing, Pricing Motives and Financial Substitution Effect - A Panel Data GMM Estimation from 
European Western Countries', Essays on Corporate Finance Towards (Financial) Management. 
[8]. Rajendra R. Vaidya. (2011). 'The Determinants of trade credit: Evidence from Indian manufacturing 
firms', Indira Gandhi Institute of Development Research, Mumbai, India, WP-2011-012, 1 - 19. 
[9]. Trần Thị Diệu Hường. (2020). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các 
doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
[10]. Trần Thị Diệu Hường, Trần Thị Thanh Tú & Đỗ Hồng Nhung. (2018). Nhân tố tác động tới chính 
sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, 24(513), 32 - 36. 
[11]. Trần Ái Kết. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành xây 
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí kinh tế và dự báo, 20, 15 - 18. 
[12]. Phan Đình Nguyên & Trương Thị Hồng Nhung. (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương 
mại của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, 97, 39 - 46. 
Thông tin tác giả: 
 1. Nguyễn Việt Dũng 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: nguyenvietdung@tueba.edu.vn 
2. Trần Văn Quyết 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 20/11/2020 
Ngày nhận bản sửa: 28/12/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tin_dung_thuong_mai_cua_cac_doanh.pdf